Du Tử Lê
Friday,
June 28, 2013 2:08:19 PM
Trong
số những người chỉ thực sự cầm bút từ sau biến cố tháng 4, 1975, do Biển Ðông
đem lại cho sinh hoạt VHNT của chúng ta ở quê người, tôi chú ý nhiều tới nhà
thơ Trần Trung Ðạo. Căn cứ theo một bài viết của tác giả Hà Khánh Quân thì:
“Sinh tại Duy Xuyên, Quảng Nam vào năm 1955, Trần Trung Ðạo tên thật là Trần Văn Nhơn. Những tư liệu này được hai nhà thơ Lưu Nguyễn và Phan Xuân Sinh cho giống nhau, chưa thấy ghi trong Tác Giả Việt Nam của Lê Bảo Hoàng, hoặc nhiều trang điện toán có thông tin, đăng tác phẩm của tác giả như: thewriterspost.net, vnthuquan.net, uminhcoc.com, xuquang.com, nguoivietboston.com, trantrungdao.com.
“Sinh tại Duy Xuyên, Quảng Nam vào năm 1955, Trần Trung Ðạo tên thật là Trần Văn Nhơn. Những tư liệu này được hai nhà thơ Lưu Nguyễn và Phan Xuân Sinh cho giống nhau, chưa thấy ghi trong Tác Giả Việt Nam của Lê Bảo Hoàng, hoặc nhiều trang điện toán có thông tin, đăng tác phẩm của tác giả như: thewriterspost.net, vnthuquan.net, uminhcoc.com, xuquang.com, nguoivietboston.com, trantrungdao.com.
Trần
Trung Ðạo có vóc dáng rất Việt Nam, rất thư sinh nho nhã. Anh đã từng có mặt
tại trung học Trần Quý Cáp Hội An, Ðại Học Vạn Hạnh, Ðại Học Luật Khoa Sài Gòn.
Rồi tốt nghiệp kỹ sư điện toán tại Wentworth Institute of Technology. Trần
Trung Ðạo đến Hoa Kỳ bằng phương tiện phổ thông: vượt biên đường biển vào năm
1981. Sau thời gian ở đảo Palawan, anh hiện sống cùng gia đình tại Boston
Massachusettes. Nghề tay phải hiện nay: điều hành hệ thống dữ kiện cho một hãng
đầu tư tài chánh ngay tại nơi định cư. Trần Trung Ðạo bắt đầu sinh hoạt văn học
từ cuối thập niên 80. Ngoài bài vở đóng góp trên các báo đất, báo mạng, anh đã
có các tác phẩm bày bán:
- Ðổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười (thơ, in 1993 tái bản 1996)
- Thao Thức (thơ, 1997)
- Thơ Trần Trung Ðạo (thơ, 2003)
- Giấc Mơ Việt Nam (văn, 2003)
- Tâm Bút (văn, 2005, được chính trang web TTÐ giới thiệu: Gồm 23 bài tâm bút và tiểu luận liên quan đến các vấn đề của đất nước mà mỗi chúng ta hằng ưu tư, trong đó có Suy Nghĩ Tháng Tư, Ba Mươi Năm Nhìn Lại Chiến Tranh, Sự Im Lặng Của Biển, Tuổi Trẻ Và Lý Tưởng Phụng Sự Xã Hội, Con Có Một Tổ Quốc, Số Phận Một Loài Chim, Nhìn Tấm Bia Tưởng Niệm Ở Galang Suy Nghĩ Về Hòa Giải v.v... Ngoài ra, Tâm bút Trần Trung Ðạo còn gồm những bài thuyết trình của tác giả về các chủ đề văn hóa, tuổi trẻ và nhân quyền tại các cộng đồng, hội nghị, đại học và các trại hè thanh niên trên nước Mỹ.
- Tiểu Luận (văn, 2009. Nguyên văn giới thiệu trên web TTÐ: Tuyển tập dày hơn 300 trang, bao gồm những tiểu luận chọn lọc như “Khám nghiệm một ‘Hồn Ma’”, “Sông Gianh chảy giữa lòng Hà Nội”, “Tuổi trẻ Việt Nam học lịch sử để làm lịch sử,” “Trách nhiệm của các thế hệ Việt Nam,” “Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa,” thảo luận về các vấn đề nóng bỏng của đất nước và đang được người Việt trong cũng như ngoài nước quan tâm nhất. Ngoài ra, tập tiểu luận còn có những bài góp ý về các hồi ký gây nhiều chú ý của một số nhà văn trong nước, đã qua đời hay còn sống như Ðặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc v.v... (1)
Sự chú ý của tôi, khởi nguồn khi tôi tình cờ đọc được bài thơ nhan đề “Mẹ là thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh” của họ Trần.
Ngay từ tựa đề bài thơ, tác giả đã cho thấy một niềm tin, một ý niệm mới lạ về vị trí của thi ca dối với vận mạng một đất nước. Nó như một thứ niềm tin “bất khả tư nghì / không thể nghĩ bàn.”
Nội dung bài thơ đề cập tới một bà mẹ Việt Nam ở San Jose, ngồi xe buýt suốt 2 giờ đồng hồ để đến dự buổi đọc thơ của Trần Trung Ðạo:
- Ðổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười (thơ, in 1993 tái bản 1996)
- Thao Thức (thơ, 1997)
- Thơ Trần Trung Ðạo (thơ, 2003)
- Giấc Mơ Việt Nam (văn, 2003)
- Tâm Bút (văn, 2005, được chính trang web TTÐ giới thiệu: Gồm 23 bài tâm bút và tiểu luận liên quan đến các vấn đề của đất nước mà mỗi chúng ta hằng ưu tư, trong đó có Suy Nghĩ Tháng Tư, Ba Mươi Năm Nhìn Lại Chiến Tranh, Sự Im Lặng Của Biển, Tuổi Trẻ Và Lý Tưởng Phụng Sự Xã Hội, Con Có Một Tổ Quốc, Số Phận Một Loài Chim, Nhìn Tấm Bia Tưởng Niệm Ở Galang Suy Nghĩ Về Hòa Giải v.v... Ngoài ra, Tâm bút Trần Trung Ðạo còn gồm những bài thuyết trình của tác giả về các chủ đề văn hóa, tuổi trẻ và nhân quyền tại các cộng đồng, hội nghị, đại học và các trại hè thanh niên trên nước Mỹ.
- Tiểu Luận (văn, 2009. Nguyên văn giới thiệu trên web TTÐ: Tuyển tập dày hơn 300 trang, bao gồm những tiểu luận chọn lọc như “Khám nghiệm một ‘Hồn Ma’”, “Sông Gianh chảy giữa lòng Hà Nội”, “Tuổi trẻ Việt Nam học lịch sử để làm lịch sử,” “Trách nhiệm của các thế hệ Việt Nam,” “Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa,” thảo luận về các vấn đề nóng bỏng của đất nước và đang được người Việt trong cũng như ngoài nước quan tâm nhất. Ngoài ra, tập tiểu luận còn có những bài góp ý về các hồi ký gây nhiều chú ý của một số nhà văn trong nước, đã qua đời hay còn sống như Ðặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc v.v... (1)
Sự chú ý của tôi, khởi nguồn khi tôi tình cờ đọc được bài thơ nhan đề “Mẹ là thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh” của họ Trần.
Ngay từ tựa đề bài thơ, tác giả đã cho thấy một niềm tin, một ý niệm mới lạ về vị trí của thi ca dối với vận mạng một đất nước. Nó như một thứ niềm tin “bất khả tư nghì / không thể nghĩ bàn.”
Nội dung bài thơ đề cập tới một bà mẹ Việt Nam ở San Jose, ngồi xe buýt suốt 2 giờ đồng hồ để đến dự buổi đọc thơ của Trần Trung Ðạo:
...
Mẹ đi xe buýt suốt hai giờ
Chỉ mong đến tận nơi
Ðể nghe đọc thơ con
Những vần thơ vốn buồn hơn nước mắt
Con biết lòng mẹ đau mà không khóc
Như chúng con vẫn gượng cười đi giữa điêu linh.
Chỉ mong đến tận nơi
Ðể nghe đọc thơ con
Những vần thơ vốn buồn hơn nước mắt
Con biết lòng mẹ đau mà không khóc
Như chúng con vẫn gượng cười đi giữa điêu linh.
Có
giống dân nào như một giống chim
Bay suốt bốn ngàn năm chưa dừng lại
Như đời mẹ mang nỗi buồn đi mãi
Bảy mươi lăm năm chưa một chỗ quay về
Mẹ ghé từng quán sách ở San Jose
Ðể rao bán những bài thơ con viết
Như bán tình thương mẹ chảy hoài không hết
Bán cả niềm đau cho nhân loại vô tình.
Bay suốt bốn ngàn năm chưa dừng lại
Như đời mẹ mang nỗi buồn đi mãi
Bảy mươi lăm năm chưa một chỗ quay về
Mẹ ghé từng quán sách ở San Jose
Ðể rao bán những bài thơ con viết
Như bán tình thương mẹ chảy hoài không hết
Bán cả niềm đau cho nhân loại vô tình.
Có
ai cần đọc thơ con
Một thi sĩ vô danh
Viết những chuyện chẳng còn ai muốn nhắc
Câu chuyện Việt Nam mịt mờ xa lắc
Mười tám năm bao nước chảy qua cầu
Xin mẹ đừng buồn dù chẳng ai mua
Hồn thơ đó nghìn năm sau vẫn đọng.
Một thi sĩ vô danh
Viết những chuyện chẳng còn ai muốn nhắc
Câu chuyện Việt Nam mịt mờ xa lắc
Mười tám năm bao nước chảy qua cầu
Xin mẹ đừng buồn dù chẳng ai mua
Hồn thơ đó nghìn năm sau vẫn đọng.
Nhờ
có mẹ thơ con còn hy vọng
Mẹ là thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh. (2)
Mẹ là thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh. (2)
Trung
thành với khuynh hướng kể chuyện một cách chân thiết, đơn giản và, phảng phất
nhiều hơi hướm của thơ tiền chiến, như hầu hết những bài thơ khác của mình,
nhưng ở bài thơ này, trước tấm lòng quá gắn bó với thi ca của một bà mẹ Việt
Nam, ở miền Bắc tiểu bang California, họ Trần đã cảm nhận và, đi đến một kết
luận khác cho thi ca.
Ông cho nó một định mệnh cao cả. Một vai trò hay một vị trí khác hơn quan niệm xưa cũ: Ða số vẫn cho thơ là một trò chơi chữ nghĩa phù phiếm, thích hợp với những giây phút trà dư tửu hậu. Hoặc đó là sân chơi riêng của một số người tự xếp mình vào loại sinh bất phùng thời, thất bại trong đời thường nên quay qua làm... thơ. Như một hình thức tự lường gạt chính mình!!!
Và, tôi tin nhờ bản chất chân thành, với một niềm tin sắt đá vào chữ nghĩa mà, thi ca Trần Trung Ðạo đã mang lại cho người đọc nhiều xúc động. Tựa như ông đã nói thay nỗi lòng nhiều người.
Cũng khởi từ “Mẹ là thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh” tôi đã lần theo cõi giới văn chương họ Trần. Và, thấy thêm rằng, họ Trần không chỉ giới hạn mình trong lãnh vực thi ca. Tấm lòng, trái tim trĩu nặng hồn nước của ông, còn thể hiện qua nhiều lãnh vực khác nữa. Từ tùy bút, tới bình luận thời cuộc. Từ chính trị tới xã hội, tôn giáo... Xa hơn, thơ cũng như văn xuôi của ông, còn mở vào thế giới, qua một số bài viết như “Người bạn da đen,” hay “Varanasi, đêm nghe sông Hằng hát”...
Về tính thời sự, Trần Trung Ðạo đặc biệt quan tâm tới đóng góp cho tương lai đất nước của những người trẻ. Cụ thể, qua những bài viết như: “Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên, bóng tối và ánh sáng” hoặc “Ðừng khóc cho Phương Uyên mà hãy sống cùng mơ ước của em”...
Nói cách khác, nếu chúng ta chỉ nhìn thấy họ Trần ở những bài thơ viết về mẹ, khiến người đọc có thể chảy nước mắt thì, đó là một cái nhìn phiếm diện, bất công đối với Trần Trung Ðạo - Một tác giả, tự nguyện hiến tặng cho tổ quốc Việt Nam trí tuệ, tài năng của mình. Tôi muốn ví họ Trần như một hảo thủ dũng mãnh trên sân cỏ.
Họ Trần không chỉ xuất sắc ở vai trò tiền đạo hay trung phong... Ông còn cho thấy ở dù ở vị trí nào trên sân cỏ, ông cũng có khả năng “làm bàn,” khả năng đưa banh vào lưới một cách ngoạn mục...!
Thành tích kia, Trần Trung Ðạo có được, theo tôi, khởi nguồn vẫn từ tấm lòng và trái tim chân thành, thiết tha ở với quê hương, ở với dân tộc và một niềm tin bất khả tư nghì của riêng ông. Ðó là niềm tin ngày nào chúng ta còn văn chương, chữ nghĩa Việt thì, ngày ấy chúng ta vẫn được phép tin chắc rằng “nước Việt sẽ hồi sinh” vậy.
(26 tháng 6, 2013)
Ông cho nó một định mệnh cao cả. Một vai trò hay một vị trí khác hơn quan niệm xưa cũ: Ða số vẫn cho thơ là một trò chơi chữ nghĩa phù phiếm, thích hợp với những giây phút trà dư tửu hậu. Hoặc đó là sân chơi riêng của một số người tự xếp mình vào loại sinh bất phùng thời, thất bại trong đời thường nên quay qua làm... thơ. Như một hình thức tự lường gạt chính mình!!!
Và, tôi tin nhờ bản chất chân thành, với một niềm tin sắt đá vào chữ nghĩa mà, thi ca Trần Trung Ðạo đã mang lại cho người đọc nhiều xúc động. Tựa như ông đã nói thay nỗi lòng nhiều người.
Cũng khởi từ “Mẹ là thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh” tôi đã lần theo cõi giới văn chương họ Trần. Và, thấy thêm rằng, họ Trần không chỉ giới hạn mình trong lãnh vực thi ca. Tấm lòng, trái tim trĩu nặng hồn nước của ông, còn thể hiện qua nhiều lãnh vực khác nữa. Từ tùy bút, tới bình luận thời cuộc. Từ chính trị tới xã hội, tôn giáo... Xa hơn, thơ cũng như văn xuôi của ông, còn mở vào thế giới, qua một số bài viết như “Người bạn da đen,” hay “Varanasi, đêm nghe sông Hằng hát”...
Về tính thời sự, Trần Trung Ðạo đặc biệt quan tâm tới đóng góp cho tương lai đất nước của những người trẻ. Cụ thể, qua những bài viết như: “Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên, bóng tối và ánh sáng” hoặc “Ðừng khóc cho Phương Uyên mà hãy sống cùng mơ ước của em”...
Nói cách khác, nếu chúng ta chỉ nhìn thấy họ Trần ở những bài thơ viết về mẹ, khiến người đọc có thể chảy nước mắt thì, đó là một cái nhìn phiếm diện, bất công đối với Trần Trung Ðạo - Một tác giả, tự nguyện hiến tặng cho tổ quốc Việt Nam trí tuệ, tài năng của mình. Tôi muốn ví họ Trần như một hảo thủ dũng mãnh trên sân cỏ.
Họ Trần không chỉ xuất sắc ở vai trò tiền đạo hay trung phong... Ông còn cho thấy ở dù ở vị trí nào trên sân cỏ, ông cũng có khả năng “làm bàn,” khả năng đưa banh vào lưới một cách ngoạn mục...!
Thành tích kia, Trần Trung Ðạo có được, theo tôi, khởi nguồn vẫn từ tấm lòng và trái tim chân thành, thiết tha ở với quê hương, ở với dân tộc và một niềm tin bất khả tư nghì của riêng ông. Ðó là niềm tin ngày nào chúng ta còn văn chương, chữ nghĩa Việt thì, ngày ấy chúng ta vẫn được phép tin chắc rằng “nước Việt sẽ hồi sinh” vậy.
(26 tháng 6, 2013)
Chú thích:
(1) Theo Blog Trần Trung Ðạo.
(2) N.đ.d.
-----------------------
lam dep tai anh thu
ReplyDeletelam dep tai spa anh thu
làm đẹp tại spa anh thư
làm đẹp tại anh thư
spa anh thu
spa anh thư
thẩm mỹ viện người mẫu anh thư
tham my vien nguoi mau anh thu
điêu khắc chân mày anh thư
dieu khac chan may anh thu