Mặc Lâm, biên tập
viên RFA
2013-06-27
2013-06-27
Bản
Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp được Ủy Ban soạn thảo trình lên Quốc hội đang tiếp
tục bị dư luận chống đối, nhất là những nhóm trí thức cũng như đại diện tôn
giáo từng góp ý của họ trong đợt sửa đổi hiến pháp lần này nhưng không được Ủy
Ban để mắt tới dù chỉ một điều khoản mà họ bỏ tâm huyết ra để soạn thảo và góp
ý.
Không
chấp nhận ý kiến sửa đổi
Ngày
3 tháng Sáu vừa qua nhóm Kiến nghị 72 đã gửi cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và
một số Đại biểu Quốc hội bản phản đối Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội
khoá XIII trong kỳ họp thứ 5 với lý do là Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được
trình lên hoàn toàn không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân vì đã cố tình
che dấu sự thật. Tuyên truyền vận động người dân một cách áp đặt. Không chấp
nhận những ý kiến sửa đổi của một bộ phận trí thức và đại diện các tôn giáo lớn
nhằm mục tiêu giữ lại những điều khoản lạc hậu, phản động trong điều 4 của Hiến
Pháp dành cho chế độ độc đảng và bất cần quyền lợi chính đáng của nhân dân.
Bà
Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn
Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS người ký tên trong bản phản đối cho biết
lý do bà tham gia vào bản phản đối này:
“Tôi
muốn nói tôi cũng như những người cùng ký vào đó bởi vì chúng tôi thấy bản dự
thảo được Ủy ban soạn thảo Hiến Pháp đưa ra trình Quốc hội nó không thực sự
tiếp thu rất nhiều ý kiến đã đóng góp của các tầng lớp khác nhau trong xã hội,
trong đó có kiến nghị của nhóm 72 mà hàng ngàn người đã hưởng ứng.
Những
nơi khác nữa cũng có nhiều người lên tiếng thí dụ như Hội đồng Giám mục Việt
Nam. Chúng tôi thấy những ý kiến có phần khác với bản dự thảo đều không đựơc
tôn trọng, không đựơc đưa vào để thảo luận và vì vậy chúng tôi đưa ra bản kiến
nghị đó để nêu thêm yêu cầu là phải công khai những ý kiến khác nhau.”
Bản
phản đối gửi cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi rõ: “Việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối
với xã hội và nhà nước là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ; tự
nó đã khiến cho những điều ghi trong Dự thảo Hiến pháp về quyền lực của nhân
dân và của các tổ chức do dân bầu cũng như các quyền cơ bản của con người và
của công dân chỉ là cái vỏ, không có thực chất, như đã thể hiện rõ trong thực
tế nước ta nhiều năm qua.”
Ông
Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh người ký
tên trong bản phản đối cho biết quan điểm của ông về tuyên bố này:
“Như
anh đã biết cái Hiến pháp đợt sau này nó còn tệ hơn đợt trước. Ví dụ như Điều
Bốn không có gì thay đổi hết. Luật đất đai thì lần trước còn xem xét nhưng lần
này vẫn giữ nguyên quan điểm là thuộc sở hữu toàn dân. Về tự do dân chủ như
biểu tình, hội họp thậm chí có những điều còn cứng rắn hơn trước.”
Quốc
hội nhận đựơc thông tin của Ủy Ban soạn thảo dự thảo Hiến pháp báo cáo đợt lấy
ý kiến toàn dân này là đã đựơc tập hợp khách quan, trung thực của hơn 26 triệu
người dân và 28 ngàn hội nghị, hội thảo, tọa đàm trên toàn quốc.
Tuy
nhiên Ủy ban đã tránh không nói rằng 28 ngàn cuộc gặp gỡ ấy do ai tổ chức và
người tham dự phải chăng là đảng viên hay chí ít là cán bộ nhà nước các cấp.
Báo cáo của Ủy ban soạn thảo cũng tránh không giải thích cách mà hơn 26 triệu
người dân ký tên đồng ý đã dựa trên cơ sở nào. Người dân có được ghi “không
đồng ý” trên những phiếu ấy hay không và nếu họ ghi “không đồng ý” thì phường,
khóm, thậm chí tổ dân phố có chấp nhận như một phiếu hợp lệ trong 26 triệu ấy
hay sẽ bị vất đi.
Những
câu hỏi một chiều trên các phiếu gọi là lấy ý kiến ấy đã được minh định sẵn và
người dân chỉ cần ký tên vào thật khó được xem là một hình thức sinh hoạt dân
chủ mà Ủy Ban báo cáo với Quốc hội.
Ông
Huỳnh Kim Báu chia sẻ những gì ông chứng kiến tại thành phố Hồ Chí Minh nơi ông
cư trú và theo ông sự cố tình tìm kiếm số đông này là cách làm không lương
thiện của chính quyền khi mang danh nghĩa chấp hành phúc khảo của nhân dân
trước dự thảo sửa đổi hiến pháp:
“Cái
nguy hiểm của đợt này họ nhân danh phúc khảo nhân dân. Quả thật họ phúc khảo
cũng không trật bởi vì họ phúc khảo bằng bộ máy của họ. Họ đưa bản đó cho dân
góp ý do chính hệ thống chính trị của họ đưa. Cụ thể như Sài Gòn, mọi người,
mọi gia đình đều được đưa cái bản ấy mà lại do chính quyền đưa để hợp thức hóa
cho những điều bảo thủ của Hiến pháp 92.”
26 triệu
ý kiến từ một nhóm?
Con
số hơn 26 triệu góp ý ấy thật ra chỉ là một nhóm, một tổ chức và nhất là của
một đảng mà thôi. Nó không phải là con số đông áp đảo mà nhà nước tìm kiếm. Đại
biểu quốc hội không lạ gì cách tổ chức lấy phiếu như vậy và đơn phản đối của
nhóm kiến nghị 72 chỉ là lời nhắc nhở mạnh mẽ. Tuy nhiên do dư luận chú ý, nó
có thể trở thành vật công phá các rào cản để các đại biểu không chấp nhận báo
cáo này của ủy Ban soạn thảo dự thảo Hiến pháp.
“Cái lớn nhất của mấy ông này là nhân danh số
đông. Ý đồ của họ là vẫn tiếp tục kéo dài bất chấp những đời hỏi chính đáng của
nhân dân. Họ cố kéo dài cái chuyên chính, độc đảng này ngày nào hay ngày nấy.
Thực chất chẳng phải bảo vệ chủ nghĩa gì hết. Thực tế họ muốn bảo vệ quyền lực
của họ. Nhưng đối với chúng tôi thì cho rằng cái sự điên cuồng bảo vệ của họ
thì có cái may vì nó sẽ làm nội thân của đảng phân hóa. Một bộ phận sẽ thấy
chịu không được sẽ phân hóa. Phân hóa lực lượng trong đảng kết hợp với bên
ngoài thì có thể nó sẽ làm cho dân chủ tiến bộ sớm hình thành và phát triển.
Nếu
như họ cải luơng, thay đổi một số điều thì cái đó có thể làm cho một số người
mờ mờ ảo ảo không thấy được. Nhưng nếu họ làm như hiện nay thì những người tiến
bộ đều thất vọng, ngay cả trong nội bộ của đảng. Lực lượng của chúng tôi ở đây
rất nhiều anh em đảng viên cũ rất tích cực tham gia. Trước đây họ còn mờ mờ ảo
ảo nhưng bây giờ thì thái độ rất rõ ràng, họ nói rằng không thể độc đảng nữa.
Không thể không có dân chủ. Muốn cứu đảng thì phải dân chủ còn không có dân chủ
thì đảng tự sát.”
Bản
phản đối có đoạn ghi: Chúng tôi đề nghị Quốc hội làm mọi việc cần thiết tạo ra
sự đồng thuận lớn nhất trong nhân dân theo tinh thần dân chủ về những vấn đề
trọng đại cần phải đạt được trong Hiến pháp sửa đổi lần này và sớm quyết định
tổ chức trưng cầu ý dân về những vấn đề cốt lõi của Hiến pháp để có thời gian
chuẩn bị và làm tốt công việc quan trọng và mới mẻ này.
Nhóm
Kiến nghị 72 trí thức cũng viết: Chúng tôi mong đợi mọi người có lương tri
trong hệ thống chính trị hiện nay nhận rõ sự thật, đứng về phía nhân dân, ủng
hộ nhân dân trong sự nghiệp vinh quang và khó khăn này.
Lời
phát biểu thống thiết của nhóm trí thức 72 có lẽ do họ linh cảm rằng đất nước
sẽ khó thoát vòng vây khổn của thế lực đang nắm quyền. Tuy thống thiết, thế
nhưng sự rắn rỏi, quyết tâm vẫn là dấu ấn để người dân thấy rằng đang có một
nguồn sinh lực thúc đẩy tiến trình tranh đấu dài hơi và khó khăn trước mặt,
nhất là tranh đấu với cái gian dối của cả một hệ thống đối với người dân cả
nước trong lần sửa đổi hiến pháp kỳ này.
No comments:
Post a Comment