Friday,
June 28, 2013 7:22:40 PM
HÀ
NỘI (NV) -
Ít nhất, phân nửa nông dân ở các vùng nông thôn Việt Nam phải đi vay nợ “để
trang trải cuộc sống và sản xuất”.
Những ngôi nhà sàn ọp ẹp không cửa của các gia đình
nông dân ở Đất Mũi, nơi tận cùng của nước Việt Nam ở mũi Cà Mau. Hàng chục ngàn
người dân chốn này và các vùng quê nghèo đói khác đã bỏ nhà, giắt nhau lên các
khu công nghệ kiếm việc làm sống lây lất. (Hình: Lao Động)
Một
số tờ báo tường thuật cuộc hội thảo ngày 27 tháng 6, 2013 về “Bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam nhìn
từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình” nêu ra thực trạng của cuộc
sống nông dân Việt Nam.
Theo
những gì được nêu ra, 50% các gia đình nông dân phải vay trung bình 50 triệu
đồng một năm, phần lớn từ anh em, chòm xóm còn chỉ có 13% là tiếp cận được
nguồn tín dụng của hệ thống ngân hàng, báo Tuổi Trẻ kể lại.
Về
diện tích đất thì “bình quân mỗi hộ dân chỉ còn (trung bình) 7,000m² đất sản
xuất và rất manh mún, khi bình quân mỗi hộ có đến gần năm mảnh ruộng...”. Trong
khi đó “Tính trung bình, hiện nay người dân nông thôn đạt mức thu nhập khoảng
22 triệu đồng/người/năm (2012).”
Những
con số vừa nêu trên có bao nhiêu phần sát với sự thật từ một cuộc nghiên cứu
của nhà cầm quyền?
Nếu
dựa vào lời than thở của nhiều nông dân và các chuyên viên nông nghiệp thường
được viện dẫn trên các mặt báo trong nước thì thấy không ăn khớp.
Theo ông Đặng Kim
Sơn,
Viện trưởng Viện Chính Sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn,
61% hộ nông dân chỉ có dưới 0.5 ha đất. Khoảng 32% họ nông dân có từ 0.5ha đến
3 ha đất, báo SGTT ngày 26 tháng 6, 2013. Thật ra, đa số nông dân có diện tích
đất canh tác “chỉ khoảng 3 tới 5 sào”. Các tỉnh đông dân miền bắc thì diện tích
đất chia cho đầu người có thể còn nhỏ hơn nữa.
Theo thống kê của
Tổng Cục Thống Kê CSVN
được báo Đất Việt nêu ra ngày 15 tháng 3, 2013, trong số những người nghèo nhất
nước thì “có tới 83% lao động làm nông”.
Chính
vì làm ruộng không đủ ăn, chưa kể thiên tai dịch bệnh làm cho thiếu đói triền
miên, hàng triệu nông dân đã phải lên các khu công nghệ ở thành phố, làm mướn
kiếm cơm qua ngày.
Những
ngày đầu Tháng 6, báo Lao Động có một loạt ký sự kể về người nông dân vùng “Đất
Mũi”, vùng địa đầu tận cùng của nước Việt Nam. Vì quá đói khổ, hàng chục ngàn
người dân nơi đây đã bỏ nhà trống, giắt nhau tới Bình Dương hoặc những khu kỹ
nghệ, sản xuât ở các thành phố khác kiếm sống. Tờ báo mô tả các cay cực của
những gia đình nông dân này từ vùng Đất Mũi, hoặc cả nông dân của các miền quê
khác, đến khu công nghệ ở Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn.
Ngày 24 tháng 6,
2013 tờ Tiền Phong có một ký sự tường thuật lời than thở của nông dân Huỳnh Kim
Hải ở thị trấn Sa Rài, thuộc huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.
Ông
Hải có tới 8 ha ruộng, chắc chắn không thể nào coi là “hộ nghèo” trong cách xếp
hạng xã hội của nhà cầm quyền CSVN. Cái may mắn của ông là có thể vay được nợ
ngân hàng nhưng ông cho biết ông phải vay nợ triền miên. Giá lúa bán ra cứ năm
sau rẻ hơn năm trước trong khi chi phí “đầu vào” từ phân bón, thuốc trừ sâu mỗi
ngày một tăng cao. Không thấy bài báo nêu ra nhiều loại “phí với thuế” mà nông
dân phải nộp, không thể thiếu.
Ông
nông dân loại “giàu” Huỳnh Kim hải than rằng như hai vụ lúa vừa qua, gia đình
ông gồm 5 lao động, đổ đồng “một tháng mỗi người thu nhập chỉ có 733,000 đồng”.
Như vậy, thấp hơn cái mức lương chết đói 1.5 triệu đồng/tháng của các công nhân
tại các khu công nghệ.
“Hiện tôi vay ngân
hàng làm lúa vụ này 100 triệu đồng, lãi suất 1% một tháng. Nông dân ai cũng
phải vay ngân hàng cả, nên bán lúa xong trả nợ tiền vay là sạch trơn lại phải
vay tiếp, số tiền mỗi năm mỗi tăng.”
Vì
vậy, ông cho hay ông có thể phải bán bớt ruộng, lấy tiền cho các con học lấy
một nghề mà sống chứ không muốn chúng tiếp tục kiếp trâu cày như cha mẹ chúng.
Một
nông dân “giàu” từng là một kỹ sư cơ khí về làm nông dân như ông Huỳnh Kim Hải
phải than thở như thế, dù có 8 ha đất, làm sao trung bình nông dân Việt Nam
'đạt mức thu nhập khoảng 22 triệu đồng/năm/người” như cái báo cáo đọc ở hội
thảo “Bức tranh nông thôn, nông dân VN
nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình”?
Cũng
trên bài báo của tờ Tiền Phong, ông Huỳnh Kim Hải chỉ trích chính sách thu mua
của đám quốc doanh CSVN độc quyền lúa gạo là “kinh doanh kiểu chụp dựt, buôn
chuyến” chỉ ép nông dân bán rẻ khi có hợp đồng mà kiếm lời, bất chấp quyền lợi
của những kẻ đã sản xuất ra lúa gạo.
Hồi
đầu năm, ông Võ Tòng Xuân, một
chuyên gia lúa gạo hàng đầu của Việt Nam từng phải than trên tờ Tuần Việt Nam
là “Người ta hay lấy các lý do này lý do kia để giữ lợi ích cục bộ. Chứ nếu xác
định lợi ích tối thượng là lợi ích quốc gia và lợi ích của nông dân, lực lượng
chiếm gần 70% dân số của nước ta” thì không để nông dân “càng làm càng lỗ”.
Khoảng
70% dân số Việt Nam vẫn còn sống ở các khu vực nông thôn. Nhà cầm quyền Hà Nội
từ nhiều năm trước từng đưa ra chính sách “tam nông” (nông nghiệp – nông thôn –
nông dân) nhằm hậu thuẫn cho giới nông dân. Nông dân không hề được hưởng gì từ
cái chính sách này, ngoài sự bóc lột tái diễn sau mỗi mùa lúa. (TN)
---------------------------
Huỳnh Kim Hải / Sáu
Nghệ (Bauxite Việt Nam)
25/06/2013
No comments:
Post a Comment