Báo Tổ Quốc - Số
161 -
Ngày 1-7-2013
Được đăng ngày Thứ hai, 01 Tháng 7 2013 02:19
Chuyến đi Trung Quốc
của ông Trương Tấn Sang vừa qua đã phá mọi kỷ lục về số lượng hiệp ước ký kết.
Bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc sau chuyến viếng thăm này cho biết hai
bên đã đồng ý và thỏa thuận trên nhiều điểm rất quan trọng và đã ký kết tám
hiệp ước và "nhiều văn kiện hợp tác kinh tế khác".
Câu hỏi đầu tiên là hai bên đã ký kết những gì? Nội dung các thỏa hiệp không hề được công bố, ngay cả quốc hội, theo hiến
pháp là cơ quan quyền lực cao nhất và quyết định chính sách đối ngoại, cũng
không được thông báo.
Điều chắc chắn là ông Trương Tấn Sang đã chỉ tới Bắc Kinh
để chính thức hóa những gì đã được quyết định từ trước và do Trung Quốc áp đặt.
Điều cũng chắc chắn không kém, dù
chỉ dựa trên bản tuyên bố chung, là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã đem đất
nước vào hẳn quỹ đạo Trung Quốc. Ai cũng biết quan hệ
hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam là một quan hệ lệ thuộc nhưng sự lệ thuộc
đó đã trở thành toàn diện và triệt để sau những gì mà ông Sang vừa ký, bởi vì
nó còn được "thúc đẩy", "mở rộng", "tăng cường"
và "làm sâu sắc thêm". Đặc biệt nghiêm trọng là Việt Nam đã cam kết
"điều phối" và "phối hợp" với Trung Quốc, nói cách khác
nhận mệnh lệnh của Trung Quốc, trong các quan hệ đối với thế giới kể cả với
Liên Hiệp Quốc. Chúng ta mất chủ quyền. Và chúng ta cũng có nguy cơ mất cả lãnh thổ bởi vì chính
quyền CSVN đã chấp nhận để bảy tỉnh biên giới Việt Nam "hợp tác" và
"cùng phát triển" với các khu tự trị của Trung Quốc ở biên giới mở
đường cho những đòi hỏi tự trị mà Trung Quốc sẽ xúi dục và tài trợ, trước khi
ly khai.
Chính quyền CSVN cũng đồng thời vừa bóp chết khả năng hợp
tác chặt chẽ với các nước dân chủ phát triển. Vào lúc mà Trung Quốc đang được
nhìn như một mối nguy có hy vọng gì để Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật và các nước dân
chủ chuyển giao cho Việt Nam những vũ khí và kỹ thuật hiện đại khi Việt Nam đã
trở thành một chư hầu của Trung Quốc với cam kết "làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước"
và hợp tác chặt chẽ trong mọi lĩnh vực, kể cả khoa học và kỹ thuật? Không có gì
đáng ngạc nhiên nếu từ nay quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ và Châu Âu cũng sẽ sút
giảm. Việt Nam mất chủ quyền và còn sẽ rất khốn đốn thêm về
kinh tế.
Những người lãnh đạo cộng sản đã hành động như thế bởi vì
dù xung đột với nhau họ đều đồng ý với nhau là phải bám vào Trung Quốc mới giữ
được chính quyền. Về điểm này họ rất nhất trí. Nhưng họ lầm to. Trung Quốc không
vững vàng như họ tưởng mà chỉ là một phá sản chưa tuyên bố. Nó sẽ không thể duy
trì mức tăng trưởng kinh tế giả tạo bằng những chi tiêu công cộng và bằng cách
sản xuất rồi tồn kho như hiện nay. Càng che đậy lâu bao nhiêu sự sụp đổ càng
đau đớn bấy nhiêu. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chỉ có nhờ hợp tác với
thế giới nhưng hiện nay sự hợp tác này đang chuyển sang thế kình địch. Và Trung
Quốc không chỉ sắp phá sản về kinh tế mà còn đang bị hủy diệt vì sông cạn, đất
khô, nước không uống được, không khí không thở được. Chính sự tồn tại của Trung
Quốc đang bị đe dọa.
Đảng CSVN chỉ cần nhìn lại chính kinh nghiệm của họ. Cho
tới đầu thập niên 1980 họ đã tin tưởng một cách sắt đá vào Liên Xô để rồi kinh
hoàng khi Liên Xô đột ngột tan vỡ. Lịch sử sắp lặp lại. Nhưng lần này họ không
còn quan thầy nào để dựa nữa.
Ban Biên Tập Tổ Quốc
--------------------------------------------
No comments:
Post a Comment