Monday, June 17th, 2013 at 2:55 am
Trước ngày 11-9-2001, đi máy bay ở nước Mỹ và khắp thế
giới thật nhẹ nhàng, chẳng ai hỏi han hay kiểm tra hành lý.
Nhưng sau vụ 11 kẻ khủng bố mang dao cứa cổ phi công,
cướp máy bay lao vào tòa tháp đôi và Lầu Năm Góc, thì mọi chuyện đã khác.
Người ta đi lại khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn.
Nhưng hình như sau hơn chục năm, hành khách coi chuyện đó là bình thường. An
ninh cá nhân và quốc gia cần được đặt lên hàng đầu.
Trường Sandy Hook trước lễ Noel 2012 đúng một tuần đã đổ
máu với mấy chục sinh linh nhỏ tuổi bị bắn giết dã man. Nếu FBI mà đọc trộm
email của kẻ giết người và tránh được vụ xả súng này thì cả nước Mỹ giơ tay
đồng ý việc nghe lén.
Cách đây đúng hai tháng (15-4-2013), cả nước Mỹ và thế
giới được một phen hoảng hồn vì vụ nổ bom ở Boston của hai anh em Dzhokhar và
Tamerlan Tsarnaev.
Quả bom làm bằng nồi áp suất phát nổ cạnh vạch về đích
của cuộc chạy marathon nổi tiếng thế giới đã giết chết 3 người và làm bị thương
282 người khác.
Hàng triệu người ước rằng, giá như bằng phép thần nào đó,
FBI hay NSA phát hiện và tránh được.
Họ chẳng có phép nhiệm mầu nào nếu không dùng mẹo cứt gà,
đó là nghe lén, đọc trộm thư và xem xét các cuộc gọi của những kẻ tình nghi.
Vụ khủng bố Boston vừa lắng xuống thì một vụ khác lại
“nổ” ra, lung lay FBI, NSA, CIA, Nhà Trắng và Capitol Hill.
Chàng trai 29 tuổi Edward Snowden, từng làm cho CIA và là
nhân viên của Booze Allen Hamilton tư vấn của NSA (National Security
Agency – Bộ An nin nội địa), đã tố cáo hoạt động của FBI, bộ an ninh nội địa
nhằm do thám điện thoại, điện thư của công dân Mỹ.
Như thêm dầu vào lửa, anh còn nói, có tới 61 ngàn hackers
của Mỹ tấn công các mục tiêu không gian ảo trên khắp thế giới, kể cả hằng trăm
mục tiêu ở Trung Quốc và Hồng Kông.
Chuyện theo dõi email, thư tín, mạng xã hội ở tầm quốc
gia, nước nào cũng làm, nó xưa như trái đất này.
Cũng như sau vụ khủng bố ở Boston báo giới tìm về
Chesnia, Bắc Kavkaz, các nhà báo đang đào bới đến từng cm những nơi Snowden
từng đi qua.
Trường trung học ở Marylan nơi Snowden từng học cũng được
hỏi đến. Ban giám hiệu, thầy cô và bạn bè đều nói anh là người ít nói, và chẳng
có gì đặc biệt. Hình ảnh nhớ lại là một cậu học trò gầy gò, với vẻ ngại ngùng,
ít nói.
Anh bỏ học giữa lớp 10 để kiếm việc làm tại CIA rất có
giá, chắc lương cỡ 120.000$/năm, giấc mơ của nhiều người trẻ bên Mỹ. Anh đi
khắp thế giới và truy nhập vào những thông tin thuộc vào tối mật.
Trại thiếu sinh quân (Boy Scout 731) ở Crofton Parkway
trong vùng Anne Arundel County, nơi Snowden sống thời niên thiếu, chẳng ai nhớ
điều gì đặc biệt về cậu bé kiệm lời này.
Cô bạn gái bị sốc hoàn toàn khi nghe tin Snowden, không
thể tin bạn trai mình có thể liều lĩnh như vậy.
Nhưng Snowden tuyên bố “Tôi chẳng phải là anh hùng hay kẻ
phản bội. Tôi là một người Mỹ”.
Từ Nhà Trắng đến đồi Capitol, từ đông sang tây, người ta
đang tranh cãi, việc làm của Snowden có vi phạm pháp luật và việc theo dõi công
dân có hợp hiến.
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định quyền tự do cá nhân, là một
phần của nhân quyền, trong đó quyền riêng tư được bảo vệ.
Tuy nhiên, phía Chính phủ giải thích, đó là sự cần thiết
cho an ninh quốc gia và người dân.
Tổng thống Obama phải giải thích, chính phủ không thể bảo
đảm 100% tránh được nạn khủng bố cho người dân và cũng không thể bảo đảm 100%
cho quyền tự do cá nhân.
Nhiều nhà lập pháp đã coi Snowden là kẻ phản trắc và cần
đưa anh ra tòa, bởi hành vi tiết lộ bí mật về hoạt động của chính phủ, là vi
phạm luật pháp.
Chuyện nghe lén có từ thời tổng thống Bush và tiếp tục
cho đến nay dưới thời Obama.
Người ta nhớ đến khi tranh cử lần đầu (2008), Obama, TNS
Chicago, từng phản đối gay gắt.
Nhưng khi phát hiện ra chuyện này, những tổ chức ủng hộ
hết lòng cho ông Obama tranh cử Tổng thống đã thất vọng, bởi Obama chẳng khác
gì Bush.
Nước Mỹ đang đứng trước thử thách bảo vệ bí mật riêng tư
hay bảo vệ quốc gia, cái nào là quan trọng hơn. Vi hiến hay không vi hiến.
TNS John McCain, cựu tù Hỏa Lò, nói rằng, nếu chuyện này
xảy ra này 12-9-2001, một ngày sau vụ khủng bố tấn công nước Mỹ, chắc chắn sẽ
chẳng ai nói gì cả.
Trong cuộc tranh ghế Nhà Trắng hồi năm ngoái, có tới hơn
50 triệu người Mỹ không bầu cho Obama. Người ủng hộ, người phản đối là chuyện
rất bình thường ở xứ Mỹ dân chủ này.
Rồi đây, các nhà lập pháp, hành pháp, báo chí và dư luận
dân chúng sẽ có dịp đi đến tận cùng của lẽ phải.
Họ sẽ không để chuyện vi hiến có thể xảy ra trên đất nước
này, nhất là quyền bí mật riêng tư và cả chuyện quyền sử dụng súng để tự vệ, dù
máu đã đổ trên sân trường Sandy Hook.
Thế giới đã đổi thay rất nhiều sau vụ 11-9. Boston boming
gần đây như một thông điệp nhắc nhở, không còn chỗ an toàn cho bất cứ quốc gia
nào.
Giả sử hôm nay Bin Laden lên truyền hình tuyên bố đánh
bom Capitol, có lẽ chẳng ai phản đối việc nghe lén của FBI hay CIA.
Việc Snowden phản thùng không có gì lạ bởi chàng trai trẻ
nhìn thấy khía cạnh “riêng tư” bị vi phạm mà không thấy được tầm toàn cầu của
cuộc chiến chống khủng bố hay an ninh quốc gia.
Việc nghe lén đó phải coi như chuyện hành lý cá nhân bị
lục lọi trên sân bay đó là vì an ninh của bạn hơn là vì ai đó.
Nước Mỹ hay chia rẽ trong nhiều vấn đề. Nhưng động đến an
ninh quốc gia, họ sẽ đoàn kết.
Chỉ có điều, tại nước Mỹ, truyền thông độc lập với chính
quyền, mọi chuyện trong góc khuất đều bị ống kính và ngòi bút khai thác tối đa
nhằm thu lợi nhuận.
Lúc này, Obama chắc ước mong như xứ Việt, giá như ông
kiểm soát được truyền thông.
Nhưng đây là nước Mỹ, tam quyền phân lập, và báo chí là
quyền lực thứ 4, Tổng thống đành bó tay cho dư luận mổ xẻ, chẳng có thể làm gì
được.
Người ta bảo, Hoa Kỳ mạnh cũng ở chỗ đó và cũng yếu ở
điểm này.
Vì thế, chuyện phá bĩnh của một kẻ đặc thư sinh như
Edward Snowden sẽ còn tiếp tục. Nhưng sự kiện này giúp cho cho chính quyền
check and balance – kiểm chứng và cân bằng.
Câu chuyện nước Mỹ tuần này xin dừng ở đây. Chúc các bạn
vui.
No comments:
Post a Comment