Vũ Thư
Hiên
Posted
on June 12, 2013 by editor
— 11 Comments
…
Một hôm cục trưởng Cục chấp pháp tới, lũ lượt theo sau cả một bộ sậu thuộc hạ –
cán bộ Cục chấp pháp, các cán bộ trại. Phòng giam hẹp, một số phải đứng ngoài
cửa. Tôi nhận ra người đi đầu là cục trưởng Cục chấp pháp nhờ có lần Huỳnh Ngự
cho tôi biết, bằng giọng thì thầm, rằng người vừa ghé qua phòng hỏi cung chính
là cục trưởng của y, tên Trúc. Anh chàng này có gương mặt trơ, không cá tính,
không đường nét dễ nhớ – một cục đất sét trong xưởng điêu khắc cộng sản.
Tôi
có ác cảm với y không phải vì tôi đang ở tù. Giả sử ở ngoài đời mà tôi gặp y
thì cảm giác của tôi cũng vẫn thế – tôi không ưa cái bản mặt ấy. Đó là một thứ
phản ứng sinh vật. Nó nằm sẵn trong ta, làm cho ta có cảm tình hay ác cảm với
kẻ đứng trước mặt mình. Gương mặt y cho thấy y là thứ người ra đời chỉ để vâng
lời cấp trên. Khác với nô lệ thường, y là cai nô lệ.
Trúc
bước vào, mắt cố ý làm ra vẻ lơ đãng lướt qua quang cảnh nơi ở của chúng tôi.
Phùng Mỹ đang đọc sách, anh đứng dậy theo thói quen khi có khách đến nhà. Tôi
không thích lịch sự với tên hãnh tiến, tôi ngồi yên tại chỗ. Trúc cố ý giấu vẻ
khó chịu, cười bả lả:
-
Anh Hiên quên mất phép lịch sự, có khách đến chơi nhà mà cũng không mời ngồi.
Tôi thản nhiên:
Tôi thản nhiên:
-
Anh sai rồi. Trước hết, đây không phải nhà tôi. Vì thế tôi không cần lịch sự
với các anh. Sau, nếu là nhà tôi thì cũng không phải ai tôi cũng mời vào nhà,
đừng nói gì tới mời ngồi, anh trách tôi là vô duyên.
Trúc ngượng, quay sang hỏi chuyện Phùng Mỹ. Rồi không lẽ không nói gì với tôi, y hỏi:
Trúc ngượng, quay sang hỏi chuyện Phùng Mỹ. Rồi không lẽ không nói gì với tôi, y hỏi:
-
Lâu nay anh vẫn nhận được thư nhà đều chứ? Chị với các cháu khỏe không?
Tôi
nhếch mép cười:
-
Tôi không hiểu câu hỏi. Thư nhà của chúng tôi các anh duyệt rồi mới cho chúng
tôi nhận, gia đình chúng tôi ở ngoài ra sao các anh còn biết hơn chúng tôi. Tôi
không hiểu các anh đạo đức giả để làm gì?
Trúc không chịu được sự mất mặt với thuộc hạ. Y quắc mắt:
Trúc không chịu được sự mất mặt với thuộc hạ. Y quắc mắt:
-
Này, anh phải biết: chừng nào còn nằm trong tay chúng tôi các anh hãy giữ mồm
giữ miệng, kẻo vạ vào thân…
Tôi cũng nóng mặt:
Tôi cũng nóng mặt:
-
Bây giờ mà còn dọa dẫm tôi nữa thì thật là buồn cười. Cái vạ lớn nhất tôi đã
được biết, anh còn muốn mang cái vạ nào nữa tới để dọa tôi?
-
Anh tưởng Đảng phạt anh thế này là nhiều rồi à? Anh sẽ còn được biết cái nhiều
hơn nữa, nếu anh muốn…
-
Thế thì hãy đưa cái đó ra đây coi.
-
Được, hãy chờ đấy!
Y
vùng vằng quay ra. Thuộc hạ im thin thít, lục tục theo sau. Khi y tới cửa, tôi
gọi với:
-
Này, anh kia! Về bảo với cái thằng Lê Đức Thọ nhà anh, hoặc Trần Quốc Hoàn cũng
được, rằng hãy chịu khó đọc lấy vài cuốn của Marx rồi hãy xưng mác-xít. Bảo
chúng rằng chính Marx lên án chế độ giam người lâu ngày trong xà lim là hết sức
vô nhân đạo đấy!
Y
cười gằn:
-
Được rồi, Đảng rộng lòng đối xử tử tế với các anh, cho các anh được giam riêng,
sướng như ông hoàng không muốn, lại muốn lao động khổ sai. Muốn thế thì được
thế… Hừm, đồ…
-
Đi đi! Hãy nói với Đảng của anh rằng tôi không cần cái sự rộng lòng nào hết! Và
anh, với lối ăn nói vô lễ của anh, đừng vác mặt đến gặp chúng tôi nữa…
Nhưng
y đã ra tới sân.
Phùng
Mỹ khuyên tôi:
-
Cậu phải bình tĩnh. Đừng sa vào âm mưu khiêu khích.
Tôi
cười nhạt:
-
Mình đâu có định khiêu khích chúng nó. Chẳng qua mình muốn cho chúng nó biết
chúng ta không phải là con vật không hiểu tiếng người để cho nó muốn nói gì
cũng phải nghe. Không biết hôm nay nó vác mặt tới có mục đích gì?
Phùng Mỹ trầm tư:
Phùng Mỹ trầm tư:
-
Vì thế mới phải bình tĩnh để nghe nó nói hết xem nó muốn cái gì, chúng nó có âm
mưu gì? Cậu nóng như lửa ấy.
Tôi
nhận lỗi. Tôi có nóng thật. Người tù vốn thế – thỉnh thoảng nó lại bị một cơn
giận bùng lên, không kìm giữ được.
[…]
Một
tuần sau, tôi đang ngồi nghiền cuốn từ điển tiếng Nga thì cửa xịch mở. Một đám
công an xộc vào. Tôi không hiểu vì sao chúng vào đông đến thế, có tới cả chục
đứa, đứa nào đứa nấy sát khí đằng đằng.
Một
tên có vẻ quan trọng hơn cả tiến lên trước, lừ lừ nhìn tôi, sẵng giọng:
-
Anh này! Đi!
Tôi
chưa gặp tên này lần nào. Y có bộ mặt nhày mỡ và cặp môi dầy như hai miếng chả.
-
Có phải mang theo đồ đạc gì không?
Tôi
hỏi lại. Phùng Mỹ mặt mày nhợt nhạt. Chúng tôi đều nghĩ đến chuyện sắp phải xa
nhau. Mà chúng tôi đã quen sống có nhau rồi.
-
Không! – cặp môi dầy nói.
Tôi
đi theo y. Đám công an dãn ra nhường lối rồi rùng rùng theo sau. Chúng tôi
không đi xa. Ra khỏi cổng khu biệt giam, chúng quặt ngay vào khu kỷ luật. Tên
đi đầu mở cửa, những tên đi sau đẩy tôi vào trong. Chúng đè tôi xuống giường,
chụp hai khong cùm sắt vào chân tôi, một tên đẩy suốt cùm vào, rồi khóa lại.
-
Anh bị thi hành kỷ luật mười ngày vì tội xúc phạm lãnh tụ. Anh được phép xin ân
giảm. Muốn xin thì nói với ông quản giáo cho giấy bút.
Y
liếc mắt ra hiệu. Một tên chồm tới lấy còng số 8 khóa chặt hai tay tôi. Rồi tất
cả rùng rùng kéo đi.
Còn lại một mình, tôi cố nhỏm dậy để quan sát hai cổ chân đau rát như phải bỏng. Khi cái tên công an tống suốt cùm vào, tôi phải nghiến răng lại để chặn một tiếng thét đau đớn. Thì ra cái khong quá chật, suốt cùm sắt lại có những vết chém như răng cưa, làm tôi bị sứt sát một số chỗ ở kheo chân, máu chảy ra tong tỏng.
Còn lại một mình, tôi cố nhỏm dậy để quan sát hai cổ chân đau rát như phải bỏng. Khi cái tên công an tống suốt cùm vào, tôi phải nghiến răng lại để chặn một tiếng thét đau đớn. Thì ra cái khong quá chật, suốt cùm sắt lại có những vết chém như răng cưa, làm tôi bị sứt sát một số chỗ ở kheo chân, máu chảy ra tong tỏng.
Nhưng
đó chưa phải là cái tồi tệ nhất. Khoảng nửa giờ sau tôi thấy cảm giác nặng ở
hai bàn chân, sờ thấy chân sưng phồng, da lạnh ngắt. Chân bị tụ máu rồi. Loay
hoay một lát, tôi nghĩ ra cách dùng ngón tay đút vào khong cùm để tĩnh mạch
không bị chẹn, máu có thể trở về tim. Rồi lại phải thay chỗ chèn cho động mạch
đưa được máu xuống. Kế này tốt nhưng rất mệt, tôi không dám nằm xuống sợ ngủ
quên.
Phải
gày đi thật nhanh thì mới cứu vãn được tình thế, tôi nghĩ. Tuyệt thực lúc này
là tốt nhất. Đàng nào thì cũng phải tỏ thái độ. Tuyệt thực là một trong những
hình thức đấu tranh, là sự biểu thị ý chí. Nhưng sự biểu thị cần có người biết,
mình thì lại ở một khu cách xa trại, kêu chẳng ai nghe thấy thì tuyệt thực là
vô bổ. Mà bó tay mặc cho chúng hành hạ mình thế nào thì hành cũng dở. Tôi quyết
định dùng hình thức bán tuyệt thực. Cho tới nay bọn công an ở đây vẫn không
trực tiếp quản lý chúng tôi, chúng vẫn phải báo cáo tình hình chúng tôi cho Lê
Đức Thọ. Cần phải cho thằng này biết tôi không phải dễ bị bẻ gãy.
Tôi
gõ tường thông báo cho Phùng Mỹ biết quyết định của tôi. Anh gõ lại:
-
Cố gắng lên!
Lộc
và Đinh Chân cũng đã biết tôi bị cùm. Các anh cũng nghe được thông báo. Từ
phòng hai anh vang lên tiếng gõ:
-
Tiên sư chúng nó!
Tôi
cảm thấy trong lòng ấm áp khi biết tôi đang ở đây với bạn bè bên cạnh.
Buổi chiều viên quản giáo trông khu kỷ luật, một người đứng tuổi, mặt rỗ hoa, đi cùng một người tù tự giác mang cơm vào. Tôi bảo y:
Buổi chiều viên quản giáo trông khu kỷ luật, một người đứng tuổi, mặt rỗ hoa, đi cùng một người tù tự giác mang cơm vào. Tôi bảo y:
-
Tôi đang bị ốm. Tôi không ăn cơm. Anh cho mang ra. Ngày mai, báo cháo cho tôi.
Y
ngạc nhiên nhìn tôi, không nói gì.
Hai
chân bị cùm, hai tay bị còng, lại còn phải canh chừng cho chân không bị tụ máu,
tôi cứ ngồi suốt buổi chiều và cả đêm, không dám nằm xuống. Hồi ở Hỏa Lò với
cái cùm gắn chết vào chân phản tôi cứ nghĩ mãi: không biết khi bị cùm người tù
đại tiểu tiện ra sao. Đến khi mình bị cùm mới biết làm mấy chuyện đó không đến
nỗi khó lắm, mặc dầu rất bất tiện. Hai tay tuy bị còng vẫn có thể di chuyển cái
bô đặt ngay trên phản, sau đó thì lựa tư thế khi ngồi khi nằm mà giải quyết.
Trong
xà lim rất hôi hám, tanh tưởi, muỗi như trấu, lại thêm cái nạn rĩn. Những con
vật bé li ti không thể nhìn thấy cứ rúc sâu vào trong tóc, vào bên trong quần
áo mà đốt, làm cho ngứa ngáy vô cùng, tưởng chừng phát điên lên được. Giết
chúng không nổi, không biết chúng ở đâu mà giết, hoặc giết được đấy nhưng không
xuể, bởi chúng quá nhiều, quá đông. May, ở đây rệp nhiều thật, nhưng thua rĩn,
chúng chỉ có ở mức độ vừa phải. Trong bóng tối, tôi sờ thấy những con rệp cộm
lên dưới tay, trên mặt phản gỗ. Lẽ ra phải dùng móng tay cái giết chúng theo
cách thông thường, tôi chỉ hất mạnh chúng xuống đất, hất cho thật xa, hi vọng
rằng với tốc độ di chuyển chậm chạp của loài ăn bám khốn kiếp này phải cả giờ
sau chúng mới có thể bò trở lại chỗ cũ. Tôi rất sợ mùi hôi mà con rệp tiết ra
khi nó bị di bẹp. Cuộc chống chọi với lũ súc sinh không kéo dài được lâu – chỉ
một ngày sau tôi đã hết sức, thôi thì mặc cho chúng muốn hút bao nhiêu máu thì
hút, máu tôi có cả vài lít, tôi không phải kẻ quá keo kiệt, chúng cũng chẳng
thù oán gì tôi, chẳng qua chỉ vì để sinh tồn mà chúng tìm đến tôi để kiếm ăn mà
thôi.
Ngày
hôm sau tôi đói cồn cào, đói kinh khủng. Chưa bao giờ tôi trải qua một cảm giác
như thế. Cái dạ dày trống rỗng bắt phải nhớ đến nó từng giây bằng những cơn đau
quặn. Tưởng chừng con người không thể nghĩ đến cái gì khác ngoài cái ăn. Trong
giấc ngủ thiêm thiếp cũng mơ màng thấy một cái gì đó ăn được. Ngày hai bữa,
sáng và chiều, viên quản giáo coi tù xà lim theo sau người tù tự giác mang
xoong cháo vào tôi. Tôi dằn lòng, chỉ húp vài thìa trước mặt y, rồi bảo anh tự
giác mang đi. Tôi biết chắc: y sẽ phải báo cáo lên trên về chuyện tôi ăn thế
nào. Và đó là điều tôi muốn.
Ngày
hôm sau nữa cơn đói còn dữ dội hơn. Nó làm cho đầu óc mụ mẫm. Nghĩ tới một món
ăn nào đó tức thì nước dãi lại ứa ra.
Cùng
với cái đói có một niềm vui bất đắc dĩ: hai chân đã cựa quậy được trong khung
cùm. Thế là tôi đã gày đi được một chút. Không còn phải lo cho đôi chân nữa,
đêm thứ hai kể từ bắt đầu cuộc tuyệt thực tôi ngủ ngon lành. Tuyệt thực còn có
một điểm tốt là giảm được đại tiện và tiểu tiện, đỡ phải chịu đựng mùi hôi
thối.
Đến
chiều ngày thứ ba thì sự lạ xảy ra – cái đói ghê gớm bỗng biến đâu mất, tôi không
thấy trong bụng cồn cào như trước mà chỉ thấy một cơn đói dịu dàng không bao
giờ tắt. Người nhẹ bỗng. Đầu óc tỉnh táo. Các giác quan tự nhiên trở nên đặc
biệt sắc bén. Trong bóng tối của xà lim tôi nhìn thấy rõ những vết khía trên
suốt cùm. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao khoeo chân tôi bị chảy máu – chính là do
những vết khía lởm chởm như vảy cá trên bề mặt cái suốt gây ra.
Tôi
nằm ngửa, không động đậy, trong cảm giác lâng lâng, nhìn lên những phiến lim
trên trần nhà. Như trong một ảo mộng giữa đời thực tôi thấy trước mắt mình hiện
lên một cuốn phim thú vị: câu chuyện một cô gái trong trắng đối mặt với cuộc
đời xô bồ, bẩn thỉu. Tôi đặt cho nó cái tên “Chuyện phiêu lưu của nàng Liberta
qua ba nước – nước Mặt Nạ, nước Cùm Vàng và nước Mề Đay”.
Cô
bé Liberta sống sót qua một vụ đắm tàu được đôi vợ chồng già trên hoang đảo cứu
sống, lớn lên giữa thiên nhiên và muông thú. Đến một ngày, cuộc sống hiu quạnh
với cha mẹ nuôi làm cho cô buồn, và cô trốn đi, bắt đầu cuộc viễn du tìm hiểu
thế giới. Cô tới nước Mặt Nạ, nơi mỗi cư dân khi trưởng thành đều tự tạo cho
mình một cái mặt nạ và sống với nó cho tới chết. Họ làm những việc tồi tệ với
nhau, thậm chí hãm hại nhau, nhưng bao giờ cũng dưới những cái mặt nạ tử tế.
Vua nước Mặt Nạ là một con cáo thành tinh, một con quỷ đội lốt minh quân, với
đám quần thần ranh ma độc ác. Cô bị vua nước Mặt Nạ bắt làm hoàng hậu, nhưng lễ
cưới chưa thành thì nước Mặt Nạ bị vua nước Cùm Vàng cất quân sang đánh để
giành người con gái xinh đẹp.
Khác
với dân Mặt Nạ, dân Cùm Vàng này coi vàng là vật quý nhất trên đời. Nhà nào nhà
nấy suốt đời chỉ chăm chăm kiếm cho thật nhiều vàng, ai nhiều vàng hơn thì được
trọng, ai ít vàng thì bị coi khinh. Để tỏ cho thiên hạ biết uy lực của mình,
rằng mình không cần động tay động chân cũng có thể trị vì đất nước, vua nước
Cùm Vàng xỏ chân vào một cái cùm nặng chịch bằng vàng, hai tay đặt trong xích
vàng, ngồi trên một cái ngai cũng bằng vàng ròng, chung quanh là lũ quần thần
đội những chiếc mũ bình thiên bằng vàng.
Quân
nước Mặt Nạ đại bại, Liberta bị bắt mang về nước Cùm Vàng. Nhờ con vẹt thọt mà
nàng cứu sống trên hoang đảo loan báo cho muông thú nước Cùm Vàng, Liberta được
đánh tháo.
Nhưng
số phận lại run rủi cho nàng rơi vào nước Mề Đay, nơi từ nhà vua cho chí dân
đen đều háo danh hết mức, ai nấy xủng xoảng Mề Đay đầy người, nhà nào nhà nấy
dán la liệt bằng khen, giấy khen, cái nọ đè lên cái kia. Vua nước Mề Đay sở hữu
một cái mề đay to nhất nước, to bằng cái nong, khi thiết triều thì đứng nấp
đàng sau nó, chỉ hở có đôi mắt, trong mớ hỗn độn những mề đay đeo từ mũ xuống
tới giày, cái nọ móc vào cái kia như vảy cá. Lần này nhờ bà tiên Natura và con
trai giúp đỡ, Liberta lại chạy thoát.
Vua
ba nước hoà với nhau hợp quân tiến đánh, ước hẹn hễ ai chiếm được Liberta thì
nàng thuộc về người ấy… Nàng tiên tung mặt nạ mĩ miều cho quân đội Mặt Nạ, tung
tiền vàng cho lính Cùm Vàng, tung huân chương huy chương cho lính Mề Đay. Chúng
bỏ mặc ba vua, tranh cướp nhau báu vật…
Tôi
hình dung câu chuyện trong hình thức một phim hoạt hình, không ngờ rằng tám năm
sau tôi còn cơ hội đặt bút ký hợp đồng làm phim với Xưởng phim Giải Phóng tại
Sài Gòn.
Giám
đốc Mai Lộc và đạo diễn Trương Qua háo hức muốn làm phim này. Nhưng cục trưởng
Nguyễn Duy Cẩn thẳng tay bác nó vì “tư tưởng kịch bản không trong sáng”. Ông ta
nhìn thấy trong câu chuyện dạng cổ tích ý nghĩa đương đại của nó. Mà tôi cũng
chẳng giấu giếm điều đó. Tôi mở đầu kịch bản bằng câu dẫn chuyện: “Ngày xửa
ngày xưa, cách đây không lâu lắm, ở một vùng đất nọ, cách đây không xa lắm… “
Trong đoạn miêu tả triều đình nước Mặt Nạ, các vệ sĩ “vận áo giáp Trung cổ, đầu
đội mũ sắt, trước ngực lủng lẳng khẩu tiểu liên cực nhanh, chân đi ủng trận”,
lời quần thần tung hô nhà vua là: “Thánh thượng vạn vạn tuế. Người là mặt trời
trên hết các mặt trời, vua trên hết các vua, tổng thống trên hết các tổng
thống, đồng chí trên hết các đồng chí…”
Nguồn: Nhân Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực, gửi các bạn một chút hoài niệm về quá
khứ đời tù cộng sản của tôi. Thu Hien Vu, Facebook. 11/06/2013.
No comments:
Post a Comment