Triệu Minh Hạo
(Minghao Zhao)
Bài
viết gốc: “Mao-Nixon” 2.0
Thứ
bảy, ngày 08 tháng sáu năm 2013
Nhơn
cuộc gặp lịch sử Barack Obama và Tập Cận Bình tôi dịch bài
này.
Bài
viết của Triệu Minh Hạo (Minghao Zhao), ông là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm
Trung Hoa Nghiên cứu thế giới đương đại, là chuyên gia cố vấn của Phân ban Quốc
tế thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Hoa. Ông cũng là người điều hành
Tạp chí đánh giá Chiến lược Quốc tế Trung Hoa và ông cũng là một thành viên
không chính thức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Đại học Bắc
Kinh.
Bài
viết gốc:
“Mao-Nixon” 2.0
--------------------------
BẮC
KINH - "Hội nghị thượng đỉnh tại Sunnylands"(*), nơi mà Chủ tịch
Trung Hoa Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp nhau tại một cơ ngơi
tư nhân ở California cuối tuần này, có thể chứng minh được một bước ngoặt trong
quan hệ giữa các nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai trên thế giới. Thật vậy,
những gì Tập mong muốn từ cuộc họp - cụ thể là, "một loại mới của mối quan
hệ giữa các cường quốc" – nguồn gốc khái niệm của nó là từ các cuộc họp
lịch sử giữa Mao Trạch Đông và Richard Nixon vào năm 1972.
Năm 1969, những thách thức quan trọng nhất trong cuộc tổng tuyển cử cho chức vị tổng thống Mỹ của Nixon là kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam và đối phó với Liên Xô ngày càng hung hăng. Trung Hoa là quan trọng cho đề án lớn của Nixon là phải giải quyết những vấn đề nan giải này.
Thật vậy, Trung Hoa đã đóng một vai trò đặc biệt trong việc hỗ trợ Bắc Việt Nam chống lại Mỹ, trong khi đó những mối quan hệ của Trung Hoa với Liên Xô là cơm không lành canh không ngọt do những cuộc đụng độ bạo lực dọc biên giới sông Amur(**) làm chia rẻ Liên Xô và Trung Hoa. Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, cảm nhận rằng đó là thời điểm để vừa khôi phục lại mối quan hệ với Trung Hoa, vừa giải quyết lo sợ tham vọng bá quyền của Liên Xô. Nixon và Kissinger đã qua mặt Bộ Ngoại giao Mỹ và Quốc hội, và đã tạo ra mối liên lạc với Trung Hoa thông qua các kênh bí mật ở Pakistan và Romania.
Trong ba năm sau đó kể từ 1969, hai nước đã bằng mọi cách vượt qua sự khác biệt về ý thức hệ, hòng để đạt được một sự thỏa hiệp trên lưng Liên Xô, Việt Nam, và thậm chí cả Nhật Bản, trong khi đảm bảo rằng "Vấn đề Đài Loan" không trở thành một nguồn gây nguy hiểm cho lợi ích thực sự của cả hai quốc gia, khi mọi chuyển động nhằm vào việc cải thiện quan hệ. Theo như các hiệp định giữa hai bên đã nêu ra, Nixon đã đến thăm Trung Hoa vào tháng Hai năm 1972, một chuyến đi đã kết thúc với việc ký kết một văn kiện ngoại giao quan trọng nhất của thế kỷ XX, với cái gọi là "Thông cáo Thượng Hải."
Nếu hội nghị thượng đỉnh Sunnylands là để mang lại những lợi ích lâu dài của kiểu như hội nghị thượng đỉnh Mao-Nixon đã làm, thì nó phải được xem như một cột mốc ờ tầm triết lý và chiến lược tương tự. Tất nhiên, quan hệ Trung-Mỹ phải tinh tế hơn nhiều so với năm 1972, cho những ràng buộc kinh tế sâu sắc giữa hai nước. Vì vậy, chúng ta nên hy vọng cho một "Thông cáo California" có thể thiết lập một con đường cho quan hệ song phương trong những thập niên tới.
Mục tiêu cho Obama và Tập là làm sao hai nước phải ngăn chặn tình hình "chung sống trong cạnh tranh" ngày càng tiến triển thành cuộc đối đầu chiến lược - một cái gì đó mà không có sự thành lập quyền lực và gia tăng quyền lực đã từng kiểm soát được trong quá khứ. Mặc dù có sự lặp lại của cả hai nhà lãnh đạo về tầm quan trọng của một mối quan hệ ổn định, tích cực, và hợp tác, cạnh tranh chiến lược sẽ tiếp tục tăng trưởng khi nền kinh tế của Trung Hoa đuổi kịp và vượt Mỹ của (ít nhất là về GDP) trong những năm tới.
Vì vậy, mục tiêu trong Hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands phải làm sao đặt nền tảng cho ra các quy tắc ngăn chặn sự kình địch Trung-Mỹ bị cáo buộc như là đang sôi lên sùng sục. Tuy nhiên nghi ngờ ý định chiến lược lâu dài của mỗi bên là có thể, một mối quan hệ không đối đầu là sự lựa chọn khả thi duy nhất cho cả hai nước. Thật không may, sự cuốn theo kiểu quan hệ song phương trong hiện tại là rất nguy hiểm cho vấn đề này.
Những gì có thể ràng buộc Trung Hoa và Mỹ với nhau, phải chăng mối đe dọa của Liên Xô chia rẻ không còn tồn tại, và rằng một phần đáng kể của giới tinh hoa của cả hai nước xem phía bên kia là nguyên nhân chính của sự nguy hiểm?
Các nhà hoạch định chiến lược ở Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn phải nhìn xa hơn các mối đe dọa truyền thống và tập trung vào các vấn đề như ổn định kinh tế, tài nguyên và an ninh năng lượng, tiến bộ công nghệ, biến đổi khí hậu, thách thức nhân khẩu học, và an ninh mạng. Đây là những vấn đề không thể được giải quyết bởi chỉ một quốc gia đơn lẻ hoặc chỉ đơn giản đặt ưu tiên thứ tự các đồng minh của mình vào để đối đầu. Các đồng minh của song phương đặt ra một mối đe dọa lớn hơn Liên Xô trước đây, chắc chắn là phức tạp hơn, và chỉ có thể đáp ứng được thông qua hợp tác.
Ví dụ, Trung Hoa đã là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và là quốc gia thải ra lớn nhất của khí carbon dioxide. Cả hai nước Mỹ - Trung đã phải hứng chịu những sự kiện thời tiết khắc nghiệt trong những năm gần đây. Ngay cả khi năng lượng từ đá phiến sét(***) đã sớm giúp cho Hoa Kỳ có một nền an ninh năng lượng độc lập, nhưng nó không có khả năng làm ảnh hưởng đến toàn cầu, khi các quốc gia khác vẫn tiêu thụ, gây ô nhiễm, và ngày càng tồi tệ hơn.
Tương tự như vậy, an ninh mạng, một chủ đề mới trong quan hệ song phương, có khả năng là một vấn đề nhạy cảm - nhưng nó là vấn đề mà một trong hai bên quan tâm mạnh mẽ trong việc giải quyết hợp tác. Điều này cũng đúng trong nỗ lực ngăn chặn tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang xấu hơn, để đảm bảo sự ổn định ở Afghanistan và Pakistan, để giải quyết bài toán hóc búa Trung Đông, và để tạo ra một cấu trúc mở và toàn diện cho thương mại và đầu tư trong khu vực và toàn cầu. Xây dựng một loại mới của mối quan hệ quân sự với quân sự cũng phải là một trong những kết quả quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh Sunnylands.
Nếu cuộc họp giữa Mao Trạch Đông và Nixon 41 năm trước đây đã bắt đầu sự tan đông của một mối quan hệ đang đóng băng thì, cuộc gặp gỡ giữa Tập và Obama có khả năng định hình lại những gì đã trở thành mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới - và ngăn chặn nhu cầu cho bất kỳ sự tan rã nào trong tương lai.
Bốn thập niên, những gì đưa Trung Hoa và Mỹ cùng nhau gặt được một cái mà ở đó cả hai đều phản đối. Điều cần thiết là những gì mang hai quốc gia lại với nhau ngày hôm nay phải là được một cái gì đó mà cả hai đều mong muốn.
Cả hai quốc gia Mỹ Trung đều biết rằng đây là thời điểm để hợp tác và định hình tương lai. Chỉ bằng cách thể hiện chiến lược kiềm chế và ý chí chính trị để giải quyết các vấn đề và làm những gì có thể để hai quốc gia cùng nhau đối mặt với những thách thức chung và thành công.
Ghi chú:
(*) Sunnylands, vùng đất trước đây có tên là Annenberg, nằm ở thành phố du lịch Rancho Mirage với những khách sạn cao cấp và resort, thuộc bang California, Sunnylands rộng khoảng 200 mẫu Anh (0,81 km2).
(**) Sông Amur: là con sông Hắc Long Giang, nó là biên giới của Trung Hoa và Siberia của nước Nga thuộc Liên Xô cũ. Tỉnh Hắc Long Giang giáp với tỉnh Cát Lâm ở phía nam và giáp với khu tự trị Nội Mông ở phía tây; tỉnh giáp với Nga ở phía bắc và phía đông qua con sông này.
Năm 1969, những thách thức quan trọng nhất trong cuộc tổng tuyển cử cho chức vị tổng thống Mỹ của Nixon là kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam và đối phó với Liên Xô ngày càng hung hăng. Trung Hoa là quan trọng cho đề án lớn của Nixon là phải giải quyết những vấn đề nan giải này.
Thật vậy, Trung Hoa đã đóng một vai trò đặc biệt trong việc hỗ trợ Bắc Việt Nam chống lại Mỹ, trong khi đó những mối quan hệ của Trung Hoa với Liên Xô là cơm không lành canh không ngọt do những cuộc đụng độ bạo lực dọc biên giới sông Amur(**) làm chia rẻ Liên Xô và Trung Hoa. Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, cảm nhận rằng đó là thời điểm để vừa khôi phục lại mối quan hệ với Trung Hoa, vừa giải quyết lo sợ tham vọng bá quyền của Liên Xô. Nixon và Kissinger đã qua mặt Bộ Ngoại giao Mỹ và Quốc hội, và đã tạo ra mối liên lạc với Trung Hoa thông qua các kênh bí mật ở Pakistan và Romania.
Trong ba năm sau đó kể từ 1969, hai nước đã bằng mọi cách vượt qua sự khác biệt về ý thức hệ, hòng để đạt được một sự thỏa hiệp trên lưng Liên Xô, Việt Nam, và thậm chí cả Nhật Bản, trong khi đảm bảo rằng "Vấn đề Đài Loan" không trở thành một nguồn gây nguy hiểm cho lợi ích thực sự của cả hai quốc gia, khi mọi chuyển động nhằm vào việc cải thiện quan hệ. Theo như các hiệp định giữa hai bên đã nêu ra, Nixon đã đến thăm Trung Hoa vào tháng Hai năm 1972, một chuyến đi đã kết thúc với việc ký kết một văn kiện ngoại giao quan trọng nhất của thế kỷ XX, với cái gọi là "Thông cáo Thượng Hải."
Nếu hội nghị thượng đỉnh Sunnylands là để mang lại những lợi ích lâu dài của kiểu như hội nghị thượng đỉnh Mao-Nixon đã làm, thì nó phải được xem như một cột mốc ờ tầm triết lý và chiến lược tương tự. Tất nhiên, quan hệ Trung-Mỹ phải tinh tế hơn nhiều so với năm 1972, cho những ràng buộc kinh tế sâu sắc giữa hai nước. Vì vậy, chúng ta nên hy vọng cho một "Thông cáo California" có thể thiết lập một con đường cho quan hệ song phương trong những thập niên tới.
Mục tiêu cho Obama và Tập là làm sao hai nước phải ngăn chặn tình hình "chung sống trong cạnh tranh" ngày càng tiến triển thành cuộc đối đầu chiến lược - một cái gì đó mà không có sự thành lập quyền lực và gia tăng quyền lực đã từng kiểm soát được trong quá khứ. Mặc dù có sự lặp lại của cả hai nhà lãnh đạo về tầm quan trọng của một mối quan hệ ổn định, tích cực, và hợp tác, cạnh tranh chiến lược sẽ tiếp tục tăng trưởng khi nền kinh tế của Trung Hoa đuổi kịp và vượt Mỹ của (ít nhất là về GDP) trong những năm tới.
Vì vậy, mục tiêu trong Hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands phải làm sao đặt nền tảng cho ra các quy tắc ngăn chặn sự kình địch Trung-Mỹ bị cáo buộc như là đang sôi lên sùng sục. Tuy nhiên nghi ngờ ý định chiến lược lâu dài của mỗi bên là có thể, một mối quan hệ không đối đầu là sự lựa chọn khả thi duy nhất cho cả hai nước. Thật không may, sự cuốn theo kiểu quan hệ song phương trong hiện tại là rất nguy hiểm cho vấn đề này.
Những gì có thể ràng buộc Trung Hoa và Mỹ với nhau, phải chăng mối đe dọa của Liên Xô chia rẻ không còn tồn tại, và rằng một phần đáng kể của giới tinh hoa của cả hai nước xem phía bên kia là nguyên nhân chính của sự nguy hiểm?
Các nhà hoạch định chiến lược ở Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn phải nhìn xa hơn các mối đe dọa truyền thống và tập trung vào các vấn đề như ổn định kinh tế, tài nguyên và an ninh năng lượng, tiến bộ công nghệ, biến đổi khí hậu, thách thức nhân khẩu học, và an ninh mạng. Đây là những vấn đề không thể được giải quyết bởi chỉ một quốc gia đơn lẻ hoặc chỉ đơn giản đặt ưu tiên thứ tự các đồng minh của mình vào để đối đầu. Các đồng minh của song phương đặt ra một mối đe dọa lớn hơn Liên Xô trước đây, chắc chắn là phức tạp hơn, và chỉ có thể đáp ứng được thông qua hợp tác.
Ví dụ, Trung Hoa đã là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và là quốc gia thải ra lớn nhất của khí carbon dioxide. Cả hai nước Mỹ - Trung đã phải hứng chịu những sự kiện thời tiết khắc nghiệt trong những năm gần đây. Ngay cả khi năng lượng từ đá phiến sét(***) đã sớm giúp cho Hoa Kỳ có một nền an ninh năng lượng độc lập, nhưng nó không có khả năng làm ảnh hưởng đến toàn cầu, khi các quốc gia khác vẫn tiêu thụ, gây ô nhiễm, và ngày càng tồi tệ hơn.
Tương tự như vậy, an ninh mạng, một chủ đề mới trong quan hệ song phương, có khả năng là một vấn đề nhạy cảm - nhưng nó là vấn đề mà một trong hai bên quan tâm mạnh mẽ trong việc giải quyết hợp tác. Điều này cũng đúng trong nỗ lực ngăn chặn tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang xấu hơn, để đảm bảo sự ổn định ở Afghanistan và Pakistan, để giải quyết bài toán hóc búa Trung Đông, và để tạo ra một cấu trúc mở và toàn diện cho thương mại và đầu tư trong khu vực và toàn cầu. Xây dựng một loại mới của mối quan hệ quân sự với quân sự cũng phải là một trong những kết quả quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh Sunnylands.
Nếu cuộc họp giữa Mao Trạch Đông và Nixon 41 năm trước đây đã bắt đầu sự tan đông của một mối quan hệ đang đóng băng thì, cuộc gặp gỡ giữa Tập và Obama có khả năng định hình lại những gì đã trở thành mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới - và ngăn chặn nhu cầu cho bất kỳ sự tan rã nào trong tương lai.
Bốn thập niên, những gì đưa Trung Hoa và Mỹ cùng nhau gặt được một cái mà ở đó cả hai đều phản đối. Điều cần thiết là những gì mang hai quốc gia lại với nhau ngày hôm nay phải là được một cái gì đó mà cả hai đều mong muốn.
Cả hai quốc gia Mỹ Trung đều biết rằng đây là thời điểm để hợp tác và định hình tương lai. Chỉ bằng cách thể hiện chiến lược kiềm chế và ý chí chính trị để giải quyết các vấn đề và làm những gì có thể để hai quốc gia cùng nhau đối mặt với những thách thức chung và thành công.
Ghi chú:
(*) Sunnylands, vùng đất trước đây có tên là Annenberg, nằm ở thành phố du lịch Rancho Mirage với những khách sạn cao cấp và resort, thuộc bang California, Sunnylands rộng khoảng 200 mẫu Anh (0,81 km2).
(**) Sông Amur: là con sông Hắc Long Giang, nó là biên giới của Trung Hoa và Siberia của nước Nga thuộc Liên Xô cũ. Tỉnh Hắc Long Giang giáp với tỉnh Cát Lâm ở phía nam và giáp với khu tự trị Nội Mông ở phía tây; tỉnh giáp với Nga ở phía bắc và phía đông qua con sông này.
(***)Đá
phiến sét: đọc thêm ghi chú bài: Độc lập năng lượng trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau của
Joseph Nye
No comments:
Post a Comment