Ngô Nhân
Dụng
Friday, June 21, 2013 6:33:46 PM
Friday, June 21, 2013 6:33:46 PM
Kinh
nghiệm cải tổ kinh tế ở các nước cộng sản cũ cho thấy ngay các chương trình tư
nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, ở Việt Nam gọi là cổ phần hóa, cũng có thể
bị các đảng viên cao cấp lợi dụng làm giàu bất công. Các lãnh tụ cộng sản ở
nước ta chắc đã chăm chỉ học tập kinh nghiệm Liên Xô, ngày còn chế độ đó cũng
như sau khi chế độ sụp đổ.
Từ năm 1991 đến nay, Cộng Sản Việt Nam cố tình trì hoãn tiến trình thay đổi kinh tế cũng vì rút kinh nghiệm của nước Nga sau khi chế độ cộng sản tàn. Bài học chính mà họ đang thi hành là: Trì hoãn việc cải tổ càng lâu thì họ càng có lợi, trên con đường thu góp của cải. Nhưng ai cũng biết, người ta không thể nào trì hoãn được lịch sử mãi mãi, thế nào cũng có lúc phải bước đi thêm bước mới. Cho nên, đến lúc nào mà đảng Cộng Sản Việt Nam chuyển hướng, thi hành lại chương trình gọi là cổ phần hóa của họ, người dân cũng phải theo dõi kỹ để xem họ có tái diễn những trò biến của công thành tài sản tư như đã xảy ra ở nước Nga trong thời kỳ chuyển tiếp hay không.
Giai cấp “đại gia đỏ” nổi tiếng ở Nga đã thành hình qua chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Người ta thường hiểu lầm rằng ông Boris Yeltsin, tổng thống Nga lúc đó, chịu trách nhiệm về hiện tượng này, và cũng hiểu lầm rằng các chương trình tư nhân hóa đều có thể gây ra nạn tập trung tài sản vào một thiểu số tư nhân, là các đại gia đỏ. Sự thật không đơn giản như vậy. Sự thật là Boris Yeltsin đã bị giai cấp các đảng viên cộng sản nắm ưu quyền thúc đẩy và thao túng, lái cả chương trình tư nhân hóa sang một con đường mà chính họ có thể lợi dụng làm giàu cho chính họ và những tư nhân khôn ngoan biết cộng tác với họ. Cần phải rút kinh nghiệm những thất bại của Yeltsin, vì chính giai đoạn chuyển tiếp đó đã gây ra tình trạng nước Nga bị giai cấp các đại gia đỏ chiếm đoạt và thao túng.
Boris Yeltsin gây nên sự nghiệp trong lòng guồng máy cộng sản, leo lên đến vai trò một ủy viên trong Bộ Chính Trị. Kinh nghiệm chính trị cả đời ông là do guồng máy đó cung cấp, ông ta không biết và cũng không hiểu thế nào là thể chế tự do dân chủ, với những định chế ràng buộc lẫn nhau. Cho nên, khi lên đến đỉnh cao danh vọng sau khi dẹp tan được cuộc đảo chính năm 1991, ông vẫn hành động như một lãnh tụ cộng sản đích thực, do đó đã tự đưa mình vào một cái bẫy mà sau này ông cũng ân hận, thú nhận rằng mình đã bỏ lỡ mất cơ hội.
Vào năm 1991, nếu biết nắm lấy cơ hội thì Yeltsin đã phải giải tán Quốc Hội Nga và những cơ cấu do Quốc Hội đó dựng lên. Ông có thể đứng ra làm thủ lãnh một đảng chính trị, trong lúc phong trào Dân Chủ Nga, một tập hợp của nhiều nhóm có khuynh hướng tự do dân chủ sẵn sàng coi ông là người đứng đầu. Ông có thể tổ chức bầu cử, trong đó thế nào phe đảng của ông cũng chiếm đa số. Ông có thể soạn một Hiến Pháp mới theo mẫu các quốc gia dân chủ tự do đã hoạt động từ vài thế kỷ trước. Chế độ tự do dân chủ dựa trên các luật chơi, mà đảng chính trị đóng vai các cầu thủ. Mỗi đảng chính trị là tập hợp của những nhóm dân chúng có quyền lợi khác nhau, có khi xung đột với nhau. Các đảng chính trị phải đại diện cho các nhóm lợi ích mà họ tập hợp lại, dùng cơ chế bầu cử và tổ chức Quốc Hội làm nơi tranh đấu và thỏa hiệp với nhau. Không có các đảng chính trị thì không thể có sinh hoạt dân chủ.
Boris Yeltsin đã không thành lập đảng, không tổ chức bầu cử để có một Quốc Hội mới, viết bản Hiến Pháp mới. Vì bản chất ông vẫn là một ủy viên Bộ Chính Trị, không có chút kinh nghiệm nào về thể chế dân chủ. Một lãnh tụ cộng sản như ông tin tưởng rằng quyền hành nằm trong tay cá nhân người lãnh tụ. Với uy thế của ông lúc đó, mới được dân Nga bầu lên với số phiếu lớn vào Tháng Sáu năm 1991, mới dẹp tan được cuộc đảo chính vào Tháng Tám, đã dẹp Gorbachev ra bên lề sau khi tách nước Nga ra khỏi Liên Bang Xô Viết và xóa bỏ đảng cộng sản, Yeltsin tin là với uy thế đó ông có thể thi hành bất cứ chính sách hoặc chương trình nào cũng được. Yeltsin tự coi mình đứng trên các đảng phái chính trị, có thể nói là coi thường các đảng phái. Các nhóm tranh đấu cho dân chủ không thể tập hợp lại, trong khi các đảng viên cộng sản cao cấp và trung cấp vẫn còn giữ mối liên lạc mật thiết với nhau vì cùng chia sẻ các quyền lợi chính trị và kinh tế.
Cái bẫy giăng trên đầu Yeltsin, sẵn sàng chụp xuống, là nước Nga lúc đó vẫn còn phải sử dụng một bản Hiến Pháp thời cộng sản. Hơn nữa, bên cạnh ông còn có những định chế như Quốc Hội và Xô Viết Tối Cao, được bầu lên từ năm 1990, khi vẫn còn chế độ cộng sản. Cuộc bầu cử vào Tháng Ba năm 1989 vẫn theo Hiến Pháp thời cộng sản: Ðảng cử, dân bầu. Chỉ những người được đảng cộng sản hoặc các tổ chức phụ thuộc của họ mới được ứng cử. Quốc Hội đó lại bầu lên một Xô Viết tối cao, có quyền hành lớn nhất. Chính Yeltsin không được bầu vào Xô Viết Tối Cao này; cho đến khi một người tự ý rút lui để nhường chỗ, giữ thể diện cho ông. Ðến đầu năm 1990, Quốc Hội Nga mới bỏ phiếu xóa bỏ điều 6 trong Hiến Pháp, chấm dứt độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhưng trong cuộc bầu cử Quốc Hội nước Nga sau đó, vào Tháng Ba năm 1990, đại đa số các ứng cử viên vẫn là các đảng viên cộng sản. Chính cái Quốc Hội này tập trung giới “quý tộc đỏ,” thường gọi là monenclatura, bao gồm các đảng viên cao cấp và trung cấp, giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, đủ mặt những người đang cầm đầu guồng máy cai trị cũng như kinh tế, và đang lo sẽ mất các quyền lợi đó.
Vì vậy, nền chính trị nước Nga diễn ra một cuộc tranh giành quyền hành giữa Yeltsin và Ruslan Khasbulatov, chủ tịch Xô Viết Tối Cao. Ðiều 107 trong bản Hiến Pháp năm 1977 trao cho Xô Viết Tối Cao quyền kiểm soát hành pháp và quyền thay đổi Hiến Pháp. Dựa trên bản Hiến Pháp thời cộng sản, Khasbulatov giải thích rằng Xô Viết Tối Cao nắm quyền lãnh đạo cao nhất trong khi Yeltsin nghĩ rằng mình là tổng thống do dân trực tiếp bầu lên mới nắm quyền! Lúc đầu Khasbulatov tìm cách cộng tác với Yeltsin. Chương trình cải tổ kinh tế của Gaidar được Quốc Hội Nga bỏ phiếu chấp thuận với tỷ số 876/16 vào Tháng Mười năm 1991. Một tháng sau, Quốc Hội trao toàn quyền cho Yeltsin được cai trị bằng sắc lệnh, để cải tổ kinh tế.
Sau khi đã dọ sức và thử thách Yeltsin trong mấy tháng cuối cùng năm 1991, Khasbulatov và các đồng chí quý tộc đỏ thấy họ có thể lấn dần ông tổng thống. Nhân danh Xô Viết Tối Cao, Khasbulatov ra lệnh cho các bộ và cơ quan chính phủ, cho thống đốc Ngân Hàng Trung Ương, và chính ông ký các sắc lệnh có giá trị như luật lệ. Sáu tháng sau khi đã ủng hộ chương trình cải tổ kinh tế của Gaidar, chính Quốc Hội Nga lại bỏ phiếu xóa bỏ chương trình đó, với tỷ lệ 632/231! Trong năm 1992 Khasbulatov đã ban hành 66 mệnh lệnh cho bộ máy nhà nước, rồi trong sáu tháng đầu năm 1993, ông ban ra 630 mệnh lệnh nữa.
Tất cả các mệnh lệnh đó phản ảnh quyền lợi của các cựu đảng viên cộng sản, thuộc giới quý tộc đỏ, và thường trái ngược với các chính sách của đám cố vấn thân cận của Yeltsin; những người có chủ trương cải tổ kinh tế nhanh chóng và toàn diện. Sau khi chương trình cải tổ của Gaidar bị xóa bỏ, Yeltsin phải nhượng bộ, thương thuyết với giới quý tộc đỏ trong Quốc Hội Nga để đưa ra những chính sách phù hợp với quyền lợi của họ; từ đó cả chương trình thay đổi kinh tế nước Nga là do nhóm này quyết định. Ảnh hưởng mạnh nhất, và hậu quả tai hại lâu dài nhất, là họ lái cả chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, để cho các vị quản đốc đương nắm quyền, các thân nhân và các mưu sĩ cố vấn của họ tha hồ chiếm đoạt các xí nghiệp quốc doanh, biến của công thành của riêng.
Chính Khasbulatov còn lo bảo vệ an ninh cá nhân của mình bằng cách tuyển mộ năm ngàn người vào đạo quân bảo vệ Quốc Hội!
Cuộc tranh chấp giữa Yeltsin và Khasbulatov không thể nào giải quyết được, cuối cùng chính Yeltsin phải quyết định “đảo chính,” đưa quân đến vây tòa nhà quốc hội và giải tán Quốc Hội. Ông soạn một bản Hiến Pháp mới vạch rõ giới hạn giữa quyền hành pháp và lập pháp, cố ý dành nhiều quyền hành cho ngôi vị tổng thống. Sau khi Yeltsin “truyền ngôi” cho Vladimir Putin, đến lượt Putin được hưởng những quyền hành rộng rãi, càng ngày càng độc tài hơn.
Vladimir Putin thực ra không xóa bỏ giai cấp đại gia đỏ đã thành hình qua chương trình tư nhân hóa dưới thời Yeltsin, mặc dù ông đã bỏ tù một số và lưu đày một số khác. Putin chỉ thay đổi các khuôn mặt cá nhân nằm trong đám đại gia đỏ. Những người tuân theo lệnh ông vẫn được sử dụng như cũ. Những người không chịu nghe lệnh ông thì bị chèn ép rồi đưa ra tòa, hoặc chạy trốn. Tài sản của đám người này được chuyển sang cho những tay chân của Putin. Chế độ cộng sản ở nước Nga đã biến thành một chế độ tư bản nhà nước, do một thiểu số các đại gia tay chân của một nhà độc tài nắm hầu hết quyền hành và lợi lộc. Ðây là một bài học cho các nước sẽ thay đổi từ độc tài sang dân chủ.
Từ năm 1991 đến nay, Cộng Sản Việt Nam cố tình trì hoãn tiến trình thay đổi kinh tế cũng vì rút kinh nghiệm của nước Nga sau khi chế độ cộng sản tàn. Bài học chính mà họ đang thi hành là: Trì hoãn việc cải tổ càng lâu thì họ càng có lợi, trên con đường thu góp của cải. Nhưng ai cũng biết, người ta không thể nào trì hoãn được lịch sử mãi mãi, thế nào cũng có lúc phải bước đi thêm bước mới. Cho nên, đến lúc nào mà đảng Cộng Sản Việt Nam chuyển hướng, thi hành lại chương trình gọi là cổ phần hóa của họ, người dân cũng phải theo dõi kỹ để xem họ có tái diễn những trò biến của công thành tài sản tư như đã xảy ra ở nước Nga trong thời kỳ chuyển tiếp hay không.
Giai cấp “đại gia đỏ” nổi tiếng ở Nga đã thành hình qua chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Người ta thường hiểu lầm rằng ông Boris Yeltsin, tổng thống Nga lúc đó, chịu trách nhiệm về hiện tượng này, và cũng hiểu lầm rằng các chương trình tư nhân hóa đều có thể gây ra nạn tập trung tài sản vào một thiểu số tư nhân, là các đại gia đỏ. Sự thật không đơn giản như vậy. Sự thật là Boris Yeltsin đã bị giai cấp các đảng viên cộng sản nắm ưu quyền thúc đẩy và thao túng, lái cả chương trình tư nhân hóa sang một con đường mà chính họ có thể lợi dụng làm giàu cho chính họ và những tư nhân khôn ngoan biết cộng tác với họ. Cần phải rút kinh nghiệm những thất bại của Yeltsin, vì chính giai đoạn chuyển tiếp đó đã gây ra tình trạng nước Nga bị giai cấp các đại gia đỏ chiếm đoạt và thao túng.
Boris Yeltsin gây nên sự nghiệp trong lòng guồng máy cộng sản, leo lên đến vai trò một ủy viên trong Bộ Chính Trị. Kinh nghiệm chính trị cả đời ông là do guồng máy đó cung cấp, ông ta không biết và cũng không hiểu thế nào là thể chế tự do dân chủ, với những định chế ràng buộc lẫn nhau. Cho nên, khi lên đến đỉnh cao danh vọng sau khi dẹp tan được cuộc đảo chính năm 1991, ông vẫn hành động như một lãnh tụ cộng sản đích thực, do đó đã tự đưa mình vào một cái bẫy mà sau này ông cũng ân hận, thú nhận rằng mình đã bỏ lỡ mất cơ hội.
Vào năm 1991, nếu biết nắm lấy cơ hội thì Yeltsin đã phải giải tán Quốc Hội Nga và những cơ cấu do Quốc Hội đó dựng lên. Ông có thể đứng ra làm thủ lãnh một đảng chính trị, trong lúc phong trào Dân Chủ Nga, một tập hợp của nhiều nhóm có khuynh hướng tự do dân chủ sẵn sàng coi ông là người đứng đầu. Ông có thể tổ chức bầu cử, trong đó thế nào phe đảng của ông cũng chiếm đa số. Ông có thể soạn một Hiến Pháp mới theo mẫu các quốc gia dân chủ tự do đã hoạt động từ vài thế kỷ trước. Chế độ tự do dân chủ dựa trên các luật chơi, mà đảng chính trị đóng vai các cầu thủ. Mỗi đảng chính trị là tập hợp của những nhóm dân chúng có quyền lợi khác nhau, có khi xung đột với nhau. Các đảng chính trị phải đại diện cho các nhóm lợi ích mà họ tập hợp lại, dùng cơ chế bầu cử và tổ chức Quốc Hội làm nơi tranh đấu và thỏa hiệp với nhau. Không có các đảng chính trị thì không thể có sinh hoạt dân chủ.
Boris Yeltsin đã không thành lập đảng, không tổ chức bầu cử để có một Quốc Hội mới, viết bản Hiến Pháp mới. Vì bản chất ông vẫn là một ủy viên Bộ Chính Trị, không có chút kinh nghiệm nào về thể chế dân chủ. Một lãnh tụ cộng sản như ông tin tưởng rằng quyền hành nằm trong tay cá nhân người lãnh tụ. Với uy thế của ông lúc đó, mới được dân Nga bầu lên với số phiếu lớn vào Tháng Sáu năm 1991, mới dẹp tan được cuộc đảo chính vào Tháng Tám, đã dẹp Gorbachev ra bên lề sau khi tách nước Nga ra khỏi Liên Bang Xô Viết và xóa bỏ đảng cộng sản, Yeltsin tin là với uy thế đó ông có thể thi hành bất cứ chính sách hoặc chương trình nào cũng được. Yeltsin tự coi mình đứng trên các đảng phái chính trị, có thể nói là coi thường các đảng phái. Các nhóm tranh đấu cho dân chủ không thể tập hợp lại, trong khi các đảng viên cộng sản cao cấp và trung cấp vẫn còn giữ mối liên lạc mật thiết với nhau vì cùng chia sẻ các quyền lợi chính trị và kinh tế.
Cái bẫy giăng trên đầu Yeltsin, sẵn sàng chụp xuống, là nước Nga lúc đó vẫn còn phải sử dụng một bản Hiến Pháp thời cộng sản. Hơn nữa, bên cạnh ông còn có những định chế như Quốc Hội và Xô Viết Tối Cao, được bầu lên từ năm 1990, khi vẫn còn chế độ cộng sản. Cuộc bầu cử vào Tháng Ba năm 1989 vẫn theo Hiến Pháp thời cộng sản: Ðảng cử, dân bầu. Chỉ những người được đảng cộng sản hoặc các tổ chức phụ thuộc của họ mới được ứng cử. Quốc Hội đó lại bầu lên một Xô Viết tối cao, có quyền hành lớn nhất. Chính Yeltsin không được bầu vào Xô Viết Tối Cao này; cho đến khi một người tự ý rút lui để nhường chỗ, giữ thể diện cho ông. Ðến đầu năm 1990, Quốc Hội Nga mới bỏ phiếu xóa bỏ điều 6 trong Hiến Pháp, chấm dứt độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhưng trong cuộc bầu cử Quốc Hội nước Nga sau đó, vào Tháng Ba năm 1990, đại đa số các ứng cử viên vẫn là các đảng viên cộng sản. Chính cái Quốc Hội này tập trung giới “quý tộc đỏ,” thường gọi là monenclatura, bao gồm các đảng viên cao cấp và trung cấp, giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, đủ mặt những người đang cầm đầu guồng máy cai trị cũng như kinh tế, và đang lo sẽ mất các quyền lợi đó.
Vì vậy, nền chính trị nước Nga diễn ra một cuộc tranh giành quyền hành giữa Yeltsin và Ruslan Khasbulatov, chủ tịch Xô Viết Tối Cao. Ðiều 107 trong bản Hiến Pháp năm 1977 trao cho Xô Viết Tối Cao quyền kiểm soát hành pháp và quyền thay đổi Hiến Pháp. Dựa trên bản Hiến Pháp thời cộng sản, Khasbulatov giải thích rằng Xô Viết Tối Cao nắm quyền lãnh đạo cao nhất trong khi Yeltsin nghĩ rằng mình là tổng thống do dân trực tiếp bầu lên mới nắm quyền! Lúc đầu Khasbulatov tìm cách cộng tác với Yeltsin. Chương trình cải tổ kinh tế của Gaidar được Quốc Hội Nga bỏ phiếu chấp thuận với tỷ số 876/16 vào Tháng Mười năm 1991. Một tháng sau, Quốc Hội trao toàn quyền cho Yeltsin được cai trị bằng sắc lệnh, để cải tổ kinh tế.
Sau khi đã dọ sức và thử thách Yeltsin trong mấy tháng cuối cùng năm 1991, Khasbulatov và các đồng chí quý tộc đỏ thấy họ có thể lấn dần ông tổng thống. Nhân danh Xô Viết Tối Cao, Khasbulatov ra lệnh cho các bộ và cơ quan chính phủ, cho thống đốc Ngân Hàng Trung Ương, và chính ông ký các sắc lệnh có giá trị như luật lệ. Sáu tháng sau khi đã ủng hộ chương trình cải tổ kinh tế của Gaidar, chính Quốc Hội Nga lại bỏ phiếu xóa bỏ chương trình đó, với tỷ lệ 632/231! Trong năm 1992 Khasbulatov đã ban hành 66 mệnh lệnh cho bộ máy nhà nước, rồi trong sáu tháng đầu năm 1993, ông ban ra 630 mệnh lệnh nữa.
Tất cả các mệnh lệnh đó phản ảnh quyền lợi của các cựu đảng viên cộng sản, thuộc giới quý tộc đỏ, và thường trái ngược với các chính sách của đám cố vấn thân cận của Yeltsin; những người có chủ trương cải tổ kinh tế nhanh chóng và toàn diện. Sau khi chương trình cải tổ của Gaidar bị xóa bỏ, Yeltsin phải nhượng bộ, thương thuyết với giới quý tộc đỏ trong Quốc Hội Nga để đưa ra những chính sách phù hợp với quyền lợi của họ; từ đó cả chương trình thay đổi kinh tế nước Nga là do nhóm này quyết định. Ảnh hưởng mạnh nhất, và hậu quả tai hại lâu dài nhất, là họ lái cả chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, để cho các vị quản đốc đương nắm quyền, các thân nhân và các mưu sĩ cố vấn của họ tha hồ chiếm đoạt các xí nghiệp quốc doanh, biến của công thành của riêng.
Chính Khasbulatov còn lo bảo vệ an ninh cá nhân của mình bằng cách tuyển mộ năm ngàn người vào đạo quân bảo vệ Quốc Hội!
Cuộc tranh chấp giữa Yeltsin và Khasbulatov không thể nào giải quyết được, cuối cùng chính Yeltsin phải quyết định “đảo chính,” đưa quân đến vây tòa nhà quốc hội và giải tán Quốc Hội. Ông soạn một bản Hiến Pháp mới vạch rõ giới hạn giữa quyền hành pháp và lập pháp, cố ý dành nhiều quyền hành cho ngôi vị tổng thống. Sau khi Yeltsin “truyền ngôi” cho Vladimir Putin, đến lượt Putin được hưởng những quyền hành rộng rãi, càng ngày càng độc tài hơn.
Vladimir Putin thực ra không xóa bỏ giai cấp đại gia đỏ đã thành hình qua chương trình tư nhân hóa dưới thời Yeltsin, mặc dù ông đã bỏ tù một số và lưu đày một số khác. Putin chỉ thay đổi các khuôn mặt cá nhân nằm trong đám đại gia đỏ. Những người tuân theo lệnh ông vẫn được sử dụng như cũ. Những người không chịu nghe lệnh ông thì bị chèn ép rồi đưa ra tòa, hoặc chạy trốn. Tài sản của đám người này được chuyển sang cho những tay chân của Putin. Chế độ cộng sản ở nước Nga đã biến thành một chế độ tư bản nhà nước, do một thiểu số các đại gia tay chân của một nhà độc tài nắm hầu hết quyền hành và lợi lộc. Ðây là một bài học cho các nước sẽ thay đổi từ độc tài sang dân chủ.
CÁC TIN
KHÁC :
No comments:
Post a Comment