Hùng
Tâm/Người Việt
Wednesday,
November 14, 2012 6:14:14 PM
Tìm hiểu
về công chi thu của Hoa Kỳ
Sau cuộc tổng tuyển cử được công bố, thị trường chứng khoán Hoa
Kỳ đã mất giá nặng trong mấy ngày liền. Lý do giải thích là các thị trường sợ
kinh tế sẽ lại rơi vào suy trầm vì “vực thẳm ngân sách” (fiscal cliff) từ đầu
năm tới.
Vực
thẳm ấy là gì, và những chuyện gì có thể xảy ra? Hôm 14 Tháng Mười Một, đến
lượt Tổng Thống Barack Obama mở màn đấu trí với Hạ Viện với đề nghị tăng thuế $1,600
tỉ trong 10 năm tới, gấp đôi đề nghị của đảng Cộng Hòa. Trước đó, hôm 8 Tháng
Mười Một, cơ quan nghiên cứu độc lập của Quốc Hội là Congressional Budget
Office (CBO) công bố dữ kiện cuối năm về ngân sách của tài khóa 2012. “Hồ Sơ
Người Việt” đào sâu trong đó một số chi tiết có thể soi sáng chúng ta về vấn đề
phức tạp là vực thâm ngân sách, giảm chi hay tăng thuế.
“Fiscal
Cliff” là gì?
Trước
khi nói về chuyện quá rắc rối, xin được nhắc rằng một tài khóa ngân sách của
Hoa Kỳ khởi sự ngày mùng 1 Tháng Mười của năm nay qua ngày 30 Tháng Chín của
năm tới. Khi cơ quan CBO công bố dữ kiện sau cùng của “tài khóa 2012” thì đấy
là tình hình chi thu ngân sách của nước Mỹ tính đến cuối Tháng Chín. CBO ít bị
chính trị chi phối nên công trình nghiên cứu của họ được coi trọng và thực tế
thì có chi phối cách suy nghĩ hoặc vận động của các chính trị gia.
Bây giờ đến vực thẳm
“Fiscal Cliff.”
Ðó
là một chữ thông tục xuất phát từ lời phát biểu của thống đốc Hệ thống Ngân
hàng Dự trữ Liên bang (Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ), ông Ben Bernanke, về mối
nguy cho kinh tế khi hai biện pháp cắt giảm công chi và tăng thuế được tự động
áp dụng kể từ đầu năm 2013. Kinh tế Hoa Kỳ chưa phục hoạt và mức tăng trưởng
trong quý ba quy ra toàn năm chỉ ở khoảng 2% là nhiều và thất nghiệp vẫn ở gần
8%. Nếu từ đầu năm tới mà nền kinh tế đó lại mất thêm hai khoản tiền là thuế
tăng và công chi giảm thì có thể lại bị suy trầm lần nữa, như cơ quan CBO đã
báo động.
Thế thì vì sao lại
có biện pháp tai hại này?
Hoa
Kỳ đã chi nhiều hơn thu trong nhiều năm liền (hơn $160 tỉ năm 2007, gần $460 tỉ
năm 2008 và $1,4000 tỉ năm 2009) nên phải đi vay ngày càng nhiều nên gánh nặng
công trái đã lên tới mức kỷ lục. Mỗi khi chính phủ cần vay tiền thì phải được
Quốc Hội cho phép đến một định mức tối đa nào đó. Khi đã vay tới mức đó mà cần
vay thêm thì phải xin Quốc Hội nâng định mức đi vay này, nếu không được vay thì
chính phủ thiếu tiền trang trải chi phí và bị tê liệt.
Sau
cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2010, đảng Cộng Hòa thắng lớn và kiểm soát Hạ
Viện với lời hứa giảm dần bội chi ngân sách. Quốc Hội khóa 112 vì vậy có Hạ
Viện bên Cộng Hòa và Thượng Viện bên Dân Chủ, với một đa số thấp hơn 60 ghế.
Mâu thuẫn giữa Hạ Viện Cộng Hòa và Thượng Viện cùng hành pháp Dân Chủ bắt đầu
từ 2010 và lên tới cao điểm vào năm 2011. Ðề nghị của Hạ Viện Cộng Hòa bị
Thượng Viện Dân Chủ chống và ngược lại.
Mâu
thuẫn ấy kéo dài, trở thành bế tắc chính trị khi cần nâng định mức đi vay vào
mùa Hè 2011.
Sau
nhiều tháng tranh luận và mặc cả mà không xong, hai đảng bèn lập ra một “siêu
ủy ban” với 12 đại diện của đôi bên tại hai viện để định ra chỉ tiêu giảm chi
trong 10 năm tới hầu tiến dần đến quân bình ngân sách. Siêu ủy ban này đề ra
các biện pháp giảm chi và tăng thuế sẽ tự động áp dụng từ đầu năm 2013 nếu đôi
bên không đạt được thỏa thuận. Sự dàn xếp đó cho phép Hoa Kỳ có đạo luật ngân
sách do Tổng Thống Obama ban hành ngày mùng 2 Tháng Tám năm ngoái, và lại đi
vay thêm, với hàm ý là đôi bên phải thương thuyết lại, xem là sẽ giảm những gì,
bao nhiêu và tăng thuế những ai, theo tô suất nào, v.v... Nếu không đạt thỏa
thuận thì các biện pháp của siêu ủy ban sẽ tự động vận hành. Nghĩa là Hoa Kỳ sẽ
gặp vực thẳm ngân sách.
Bây
giờ chúng ta mới xét đến tình hình chi thu của nước Mỹ trong mấy năm qua, do
báo cáo của CBO mới đây.
Chi
thu ngân sách
Theo
CBO, ngân sách Hoa Kỳ đã lần lượt thu và chi như sau (tính bằng tỉ đô la), con
số từ năm 2009 là dưới thời Tổng Thống Barack Obama:
Năm
2007: thu 2,568; chi 2,729; hụt 161
Năm
2008: thu 2,524; chi 2,983; hụt 459
Năm
2009: thu 2,105; chi 3,518; hụt 1,413
Năm
2010: thu 2,163; chi 3,456; hụt 1,297
Năm
2011: thu 2,302; chi 3,599; hụt 1,293
Năm
2012: thu 2,449; chi 3,528; hụt 1,089.
Chúng
ta thấy rằng vì nạn suy trầm kinh tế từ Tháng Mười Hai, 2007 đến Tháng Bảy,
2009, số thu ngân sách có hao hụt từ $2,568 tỉ xuống còn $2,105 tỉ. Nhưng nhìn
cách khác, số thu về thuế khóa đã tăng đều (tăng 6.4% trong năm qua lên tới
$2,449 tỉ) và sắp đạt lại mức $2,568 tỉ của năm 2007, trước nạn suy trầm. Nghĩa
là nguồn thu có tăng dù là dưới chế độ giảm thuế của chính quyền George W. Bush
(ban hành từ các năm 2001 và 2003) và của chính quyền Barack Obama từ năm 2009.
Trong
khi ấy, số chi lại tăng mạnh hơn, mạnh nhất kể từ năm 2009. Ðấy là nguyên nhân
chính của sự khiếm hụt với mức bội chi ngân sách đã vượt mọi kỷ lục kể từ Thế
Chiến Hai và từ bốn năm qua vẫn thường xuyên là hơn $1,000 tỉ mỗi năm. Khi đi
vay thì phải trả tiền lời và mức lời đó cũng đắp vào số tổng chi của ngân sách
và có thể còn cao hơn nữa nếu lãi suất sẽ tăng sau này.
Nếu
so sánh với tổng sản lượng nội địa (GDP) là sức sản xuất của nền kinh tế Hoa Kỳ
trong một năm, mức bội chi đó lần lượt là 1.2% năm 2007; rồi 3.2% năm 2008;
10.1% năm 2009; 9% năm 2010; 8.7% năm 2011; và 7% năm nay, 2012.
Tìm
hiểu sâu hơn vào chi tiết, người ta còn thấy rằng sắc thuế lợi tức cá nhân đã
đem lại $233 tỉ trong hai năm qua, với tăng số là 26%. Trong hai năm đó, kinh
tế Mỹ đạt mức tăng trưởng thấp, từ 1% đến 2% thôi. Chi tiết này quan trọng vì
cho thấy là dù kinh tế chỉ tăng dưới 2% và dù áp dụng thuế suất rất nhẹ đã ban
hành mà thu hoạch về thuế lợi tức vẫn tăng đến 26%. Nếu kinh tế đạt mức tăng
trưởng thí dụ như 3% và thất nghiệp giảm mạnh thì số thực thu về thuế lợi lức
sẽ cao hơn nhiều.
Vấn
đề vì thế không chỉ là tô suất thuế cao hay thấp mà còn là sản xuất có khởi sắc
hay không.
Cũng
tìm hiểu vào chi tiết của các khoản chi thì người ta thấy mức chi có tăng rất
mạnh kể từ năm kinh tế suy trầm 2007 và tăng khoảng $800 tỉ. Số chi này chỉ
giảm trong năm nay, được gần $60 tỉ, nhờ quân phí giảm 4%, trợ cấp thất nghiệp
giảm 24%, và chi phí Medicare giảm gần 9%.
Khi
ấy, người ta cũng nhớ lại rằng năm 2009, chính quyền Obama có đạo luật kích
thích kinh tế trị giá cuối cùng là $830 tỉ. Khi vận động và ban hành đạo luật
“stimulus,” chính quyền nói rằng đấy là biện pháp bất thường mà cần thiết để
đối phó với nạn suy trầm 2008-2009. Thực tế thì nó đã thành mục chi thường trực
khiến ngân sách mới thường xuyên bội chi hơn $1,000 tỉ mỗi năm.
Nếu
ngân sách liên bang tiếp tục bị thiếu hụt và chính quyền phải đi vay thì sự thể
sẽ ra sao?
Hậu
quả của bội chi và công nợ
Hiện
nay, mức bội chi ngân sách liên bang ở vào khoảng 7% GDP.
CBO
đưa ra một số dự toán về khả năng giảm dần số chi này trong những năm tới, như
2.4% GDP vào năm 2014, rồi từ 0.4% đến 1.2% vào các năm 2015-2022. Nếu giảm
được như vậy thì số công trái (nợ của khu vực công quyền đối với công chúng) ở
mức 73% GDP hiện nay sẽ lên tới 77% vào năm 2014 rồi giảm dần để có thể chỉ còn
ở khoảng 58% GDP vào năm 2022. Con số 58% này vẫn là quá lớn vì từ 1957 đến
2008, trong nửa thế kỷ, chưa khi nào chính quyền phải đi vay quá 50% của sức
sản xuất kinh tế.
Mà
đấy là nhận định của một cơ quan chuyên môn độc lập, chưa chắc gì các chính trị
gia đã đạt được thỏa thuận giảm chi đó. Ðấy là nội dung của những lời phát biểu
có tính chất mặc cả hay hăm dọa của đôi bên trước khi chính thức ngồi vào bàn
thảo luận.
Trong
khi chờ đợi xem các nhà lập pháp và chính quyền Obama nói năng những gì, người
ta cần nhìn vào hậu quả của gánh nợ công quyền.
Hậu
quả về tiền lời. Theo phúc trình của CBO (dày có 35 trang thôi, mà không dễ
đọc!), nếu gánh nợ này không giảm thì khoản tiền lời đi vay sẽ gây thêm bội chi
nên chính quyền lại phải đi vay nữa. Và lãi suất sẽ tăng khi chính quyền đi vay
quá nhiều chứ không nằm mãi dưới mức thấp hiện nay. Hậu quả là chính quyền phải
tăng thuế, cắt giảm phúc lợi hoặc làm cả hai việc này theo một tỉ trọng nào đó
mà đôi bên phải dàn xếp.
Hậu
quả về tiết kiệm. Khi cứ đi vay rồi phải trả nợ thì số tiết kiệm của toàn quốc,
tư nhân lẫn các doanh nghiệp, sẽ giảm. Mức tiết kiệm giảm sút sẽ đánh sụt khả
năng đầu tư cho sản xuất và tăng trưởng, và nâng cao mức vay mượn ở nước ngoài
(thuật ngữ kinh tế gọi là “nhập cảng tiết kiệm của thiên hạ”). Sản xuất suy sụp
thì lợi tức giảm trong khi Hoa Kỳ bị lệ thuộc nhiều hơn vào các quốc gia chủ nợ
hay giới đầu tư ngoại quốc. Mức sống và cách sống của nước Mỹ sẽ bị thiệt hại.
Hậu
quả về khả năng ứng phó. Khi phải đi vay thì chính quyền mất dần khả năng xoay
trở về thuế khóa hay công chi để nhất thời đối phó với những biến cố bất ngờ, như
một nạn suy trầm kinh tế, một vụ khủng hoảng tài chánh toàn cầu (thí dụ như từ
Âu Châu hay Nhật, Trung Quốc) hoặc thiên tai hay chiến tranh. Hiện nay, khả
năng xoay trở của chính quyền đã bị thu hẹp, ách tắc chính trị là chuyện thường
nhật, nếu cứ để bị bội chi và đi vay thì chính quyền có thể bó tay khi hữu sự.
Hậu
quả về lãi suất và khủng hoảng ngân sách. Xác suất (là khả năng xảy ra) về một
vụ khủng hoảng tài chánh vì ngân sách và thuế khóa đang gia tăng. Nếu xảy ra
thì giới đầu tư cho vay tiền sẽ không tin vào khả năng giải quyết bài toán ngân
sách của chính quyền Hoa Kỳ, họ ngần ngại cho vay hoặc chỉ cho vay với phân lời
rất cao để phòng ngừa rủi ro. Khi đó, chính quyền lại càng khó xoay trở và phân
lời cho vay sẽ đẩy lãi suất lên mức cao hơn nữa, kinh tế sẽ bị khủng hoảng.
Không phải là suy trầm (recession) hay suy thoái (depression) mà khủng hoảng
(crisis).
Mà
dự toán căn bản của CBO (giảm mức bội chi từ 7% GDP xuống còn từ 0.4%-1.2% GDP
vào năm 2022 và mức công trái từ 73% xuống 58%) vẫn còn là lạc quan. Nếu đôi
bên không tìm ra thỏa thuận trong những ngày tới thì bốn hậu quả kể trên sẽ còn
tai hại gấp bội.
Sau
cùng, CBO nêu ra ba đường hướng thay đổi chính sách công chi thu để điều chỉnh
vấn nạn vừa qua của ngân sách. Thứ nhất là phải chấp nhận cắt giảm phúc lợi khi
tiến dần đến tuổi già chứ không thể duy trì hiện trạng được. Nếu không, phải
tiết giảm một số hoạt động và gánh nặng của chính quyền liên bang so sánh với
kích thước của nền kinh tế. Sau cùng, chỉ còn giải pháp tăng thu thuế khóa một
cách đáng kể so sánh với mức trung bình của lịch sử.
Ðáng
chú ý nhất là một kết luận của CBO: Nếu áp dụng biện pháp cắt giảm công chi và
tăng thuế như siêu ủy ban ngân sách đề nghị từ Tháng Tám, 2011, tức là dám lao
xuống vực thẳm ngân sách, kinh tế có thể bị suy trầm năm tới nhưng sau đó Hoa
Kỳ sẽ có nền móng tài chánh lành mạnh hơn.
Kết
luận?
Mấy
ai dám nói sự thật với quốc dân? Rằng tình hình chi thu và vay mượn nay đã đi
tới giới hạn nguy ngập nên cần phải chấp nhận bốn năm quý (tam cá nguyệt, chừng
một năm rưỡi) kham khổ thì mới dựng lại một nền móng tài chánh quân bình hơn.
Người
ta dễ dãi nói đến việc tăng thuế nhà giàu. Tối đa thì thu được khoảng $80 tỉ
một năm trong 10 năm tới. Khoản thu đó chỉ bằng 10% số chi không kiểm soát nổi
($800 tỉ) và dù là cần thiết thì vẫn chưa đủ.
Cuối
cùng, khi số thu nhờ sắc thuế lợi lức cá nhân vẫn tăng đều dù kinh tế chưa khởi
sắc, nếu áp dụng những biện pháp nâng cao đà tăng trưởng sản xuất thì nguồn thu
cho ngân sách sẽ tăng. Các chính trị gia nên nhìn vào đó, nhưng chỉ nhìn vào đó
khi người dân biết được như vậy.
Vì
thế, Hồ Sơ Người Việt mới nói đến phúc trình của CBO và sự thật về vực thẳm
ngân sách.
Đọc
thêm :
No comments:
Post a Comment