Về buổi hàn huyên với Cung Trầm Tưởng tại Virginia
Trịnh Bình An
Trịnh Bình An
31-10-2012
Chủ
Nhật, ngày 28 tháng 10 năm 2012, tại nhà hàng Harvest Moon,Virginia (USA) người
gốc Việt có dịp tụ hội trong một buổi “Ăn trưa và hàn huyên với thi sĩ Cung
Trầm Tưởng nhân dịp phát hành thi tập ‘Một Hành Trình Thơ 1948-2008’”.
Từ lâu, dường như đã thành lệ, các buổi ca nhạc gây quỹ thường được tổ chức tại các nhà hàng còn các buổi ra mắt sách thường được tổ chức ở các trường học hay trung tâm văn hóa, nhưng buổi ra mắt sách của Cung Trầm Tưởng là một ngoại lệ. Có lẽ bắt đầu từ ý tưởng của Ban Tổ Chức nhằm tạo một bầu không khí vui tươi và ấm cúng giữa bạn yêu thơ và nhà thơ, vì thế buổi ra mắt sách trở thành một bữa cơm thân mật có văn nghệ giúp vui thay vì chỉ có các diễn giả cầm mích trên bục.
Ý tưởng này tỏ ra thành công khi số lượng khách tham dự lên đến trên 300, ngồi kín nhà hàng vốn thường là nơi tổ chức đám cưới. Chương trình gồm có: ăn trước, kế đến vừa ăn vừa nghe ca hát, ngâm thơ; sau cùng là hội thoại với nhà thơ Cung Trầm Tưởng.
Buổi trưa ai nấy đói bụng, món ăn nóng sốt lại rất hợp khẩu vị nên được mọi người chiếu cố nồng nhiệt. Ông Hoàng Song Liêm giới thiệu ông Cung Trầm Tưởng vì ông Liêm vừa là bạn ngày nhỏ, vừa là chiến hữu binh chủng Không quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và cũng là người làm thơ.
Từ lâu, dường như đã thành lệ, các buổi ca nhạc gây quỹ thường được tổ chức tại các nhà hàng còn các buổi ra mắt sách thường được tổ chức ở các trường học hay trung tâm văn hóa, nhưng buổi ra mắt sách của Cung Trầm Tưởng là một ngoại lệ. Có lẽ bắt đầu từ ý tưởng của Ban Tổ Chức nhằm tạo một bầu không khí vui tươi và ấm cúng giữa bạn yêu thơ và nhà thơ, vì thế buổi ra mắt sách trở thành một bữa cơm thân mật có văn nghệ giúp vui thay vì chỉ có các diễn giả cầm mích trên bục.
Ý tưởng này tỏ ra thành công khi số lượng khách tham dự lên đến trên 300, ngồi kín nhà hàng vốn thường là nơi tổ chức đám cưới. Chương trình gồm có: ăn trước, kế đến vừa ăn vừa nghe ca hát, ngâm thơ; sau cùng là hội thoại với nhà thơ Cung Trầm Tưởng.
Buổi trưa ai nấy đói bụng, món ăn nóng sốt lại rất hợp khẩu vị nên được mọi người chiếu cố nồng nhiệt. Ông Hoàng Song Liêm giới thiệu ông Cung Trầm Tưởng vì ông Liêm vừa là bạn ngày nhỏ, vừa là chiến hữu binh chủng Không quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và cũng là người làm thơ.
(Từ trái)
Cung Trầm Tưởng, Hoàng Song Liêm, Uyên Thao.
Nguồn ảnh: Dang Nguyen
Khách đến tham dự đa số là lớp người cỡ... Cung Trầm Tưởng, nghĩa
là từ 55 đến 85. Người trẻ có mặt, đáng ngạc nhiên, lại là những ca nhạc sĩ
trình diễn. Thấy những bạn trẻ ngâm thơ say sưa hẳn những người bậc cha chú
không khỏi bồi hồi cảm mến, hy vọng vào một thế hệ con cháu không bỏ quên nguồn
cội.
Bà con được dịp thưởng thức nhiều thi phẩm và nhạc phẩm (thơ phổ nhạc) của Cung Trầm Tưởng gồm có: Tiễn em, Kiếp sau, Vô vàn, Bên ni bên nớ, Mùa thu Paris, Chiều đông, Lũng kín, Ta còn yêu ta và Vạn Vạn Lý. Ban nhạc khá hùng hậu với keyboard, violon, sáo, guitar và piano. Được biết các nhạc sĩ và ca sĩ còn là những tình nguyện viên thường xuyên có mặt trong các sinh hoạt cộng đồng người Việt vùng Washington DC-Maryland-Virginia.
Phần ca nhạc tuy hậu hĩnh nhưng vì nằm trong một khuôn khổ thời giờ hạn hẹp của chương trình nên dẫn đến kết cục đáng tiếc: phần trò chuyện với Cung Trầm Tưởng thành ra quá ngắn. Chính nhà thơ đã phải cắt bỏ phần phát biểu của ông, còn phần Hỏi-Đáp với đồng hương cũng chẳng trọn vẹn, nhiều người không có dịp hỏi chuyện nhà thơ, như ông Lê Thiệp (1), đã giơ tay rồi nhưng đợi mãi vẫn không tới lượt.
Điều đáng tiếc khác là non nửa khách tham dự đã bỏ ra về trước khi tan tiệc. Hình ảnh một bữa tiệc chưa tàn mà đã vãn có cái gì đó vừa kỳ cục vừa chua chát. Với tư cách là người tham dự, người viết xin đưa ra một vài nhận xét như sau:
Trước hết, cần kể đến những người tổ chức. Phải công tâm mà nói buổi họp mặt có được là nhờ nhiệt tình của rất nhiều người, đó là những thành viên trong Ban Tổ Chức, những vị có tên được in trên giấy và cả những vị không có tên nhưng không quản công lao lo lắng cho mọi việc từ nhỏ cho tới lớn như vẽ phông sân khấu, ngồi bán vé, cắm hoa trang trí, v.v. Tất cả đều nhằm tỏ lòng quý mến và biết ơn tới Cung Trầm Tưởng - người đã góp phần đưa thi ca miền Nam tiến lên giai đoạn cởi mở và phóng khoáng hơn.
Bà con được dịp thưởng thức nhiều thi phẩm và nhạc phẩm (thơ phổ nhạc) của Cung Trầm Tưởng gồm có: Tiễn em, Kiếp sau, Vô vàn, Bên ni bên nớ, Mùa thu Paris, Chiều đông, Lũng kín, Ta còn yêu ta và Vạn Vạn Lý. Ban nhạc khá hùng hậu với keyboard, violon, sáo, guitar và piano. Được biết các nhạc sĩ và ca sĩ còn là những tình nguyện viên thường xuyên có mặt trong các sinh hoạt cộng đồng người Việt vùng Washington DC-Maryland-Virginia.
Phần ca nhạc tuy hậu hĩnh nhưng vì nằm trong một khuôn khổ thời giờ hạn hẹp của chương trình nên dẫn đến kết cục đáng tiếc: phần trò chuyện với Cung Trầm Tưởng thành ra quá ngắn. Chính nhà thơ đã phải cắt bỏ phần phát biểu của ông, còn phần Hỏi-Đáp với đồng hương cũng chẳng trọn vẹn, nhiều người không có dịp hỏi chuyện nhà thơ, như ông Lê Thiệp (1), đã giơ tay rồi nhưng đợi mãi vẫn không tới lượt.
Điều đáng tiếc khác là non nửa khách tham dự đã bỏ ra về trước khi tan tiệc. Hình ảnh một bữa tiệc chưa tàn mà đã vãn có cái gì đó vừa kỳ cục vừa chua chát. Với tư cách là người tham dự, người viết xin đưa ra một vài nhận xét như sau:
Trước hết, cần kể đến những người tổ chức. Phải công tâm mà nói buổi họp mặt có được là nhờ nhiệt tình của rất nhiều người, đó là những thành viên trong Ban Tổ Chức, những vị có tên được in trên giấy và cả những vị không có tên nhưng không quản công lao lo lắng cho mọi việc từ nhỏ cho tới lớn như vẽ phông sân khấu, ngồi bán vé, cắm hoa trang trí, v.v. Tất cả đều nhằm tỏ lòng quý mến và biết ơn tới Cung Trầm Tưởng - người đã góp phần đưa thi ca miền Nam tiến lên giai đoạn cởi mở và phóng khoáng hơn.
Cung Trầm
Tưởng. Nguồn: Dang Nguyen
Với một bữa cơm Tàu 7 món với đủ tôm, cá, gà, rau… người ít đi ăn
bên ngoài cũng biết là số tiền 20 đôla một người chỉ vừa đủ chi trả cho nhà
hàng. Người viết nghe lỏm được rằng BTC tuy biết vậy nhưng vẫn ráng giữ giá rẻ
với mong mỏi số khách đến sẽ đông hòng làm vui lòng người đến tự phương xa. Các
chi phí còn lại như trang trí sân khấu, in thiệp mời, quảng cáo… may mắn thay,
đã được một số vị hảo tâm ủng hộ nên dù không lời nhưng cũng không đến nỗi bị
lỗ.
Về phía ban văn nghệ và điều hợp chương trình. Ban nhạc và các nghệ sĩ – như đã nói ở trên – chứng tỏ một sự tập dượt hết sức công phu. Tuy nhiên, có một vài điểm cần để ý.
Thứ nhất, dù tài năng cách mấy, nghệ sĩ nghiệp dư không cách chi hát hay bằng… YouTube, nhất là những bài thiên hạ đã hát mòn cả dĩa của Cung Trầm Tưởng – Phạm Duy. Vì thế dù rất thưởng thức và ngưỡng mộ nhưng sau khi nghe ào ạt 3, 4 bài sẽ thành bão hòa và người nghe thấm mệt.
Thứ hai, phần giới thiệu của các diễn giả và phần giới thiệu từng bài hát quá dài cho một chương trình vỏn vẹn chỉ có 3 tiếng. Vả lại, người ta đến cốt là để nghe Cung Trầm Tưởng nói chứ không phải để nghe người khác nói (những người đó ở sẵn đây, muốn nghe lúc nào chả được). Thêm nữa ai nấy đều biết thơ Cung Trầm Tưởng rồi (nên mới đến chứ), đâu cần có người làm một màn báo cáo về cái hay cái đẹp của thơ họ Cung nữa, hay, buồn cười hơn, kể lể về cái đẹp của mùa thu… Virginia!
Về phía ban văn nghệ và điều hợp chương trình. Ban nhạc và các nghệ sĩ – như đã nói ở trên – chứng tỏ một sự tập dượt hết sức công phu. Tuy nhiên, có một vài điểm cần để ý.
Thứ nhất, dù tài năng cách mấy, nghệ sĩ nghiệp dư không cách chi hát hay bằng… YouTube, nhất là những bài thiên hạ đã hát mòn cả dĩa của Cung Trầm Tưởng – Phạm Duy. Vì thế dù rất thưởng thức và ngưỡng mộ nhưng sau khi nghe ào ạt 3, 4 bài sẽ thành bão hòa và người nghe thấm mệt.
Thứ hai, phần giới thiệu của các diễn giả và phần giới thiệu từng bài hát quá dài cho một chương trình vỏn vẹn chỉ có 3 tiếng. Vả lại, người ta đến cốt là để nghe Cung Trầm Tưởng nói chứ không phải để nghe người khác nói (những người đó ở sẵn đây, muốn nghe lúc nào chả được). Thêm nữa ai nấy đều biết thơ Cung Trầm Tưởng rồi (nên mới đến chứ), đâu cần có người làm một màn báo cáo về cái hay cái đẹp của thơ họ Cung nữa, hay, buồn cười hơn, kể lể về cái đẹp của mùa thu… Virginia!
Một trang
bản thảo của Cung Trầm Tưởng. photo by PNH, 11.2007. Nguồn: litviet.com
Cuối cùng, phần các vị bỏ về sớm. Những người ấy hẳn có lý do,
hoặc không đủ kiên nhẫn, hoặc đường xa (sợ) ướt mưa vì cơn bão Sandy chờn vờn
sát nách. Người viết (cũng vô tình nghe lỏm được) rằng nhiều người đã ngỏ ý yêu
cầu cắt ngắn phần ca nhạc nhưng khi thấy vẫn tiếp tục ca thì họ tự xử bằng cách
ra đi. Thế nhưng, dù với lý do gì đi nữa thì kiểu chạy làng giữa chừng để lại
cảnh “người bỏ ra về, ghế chỏng chơ” (2) vẫn là điều không nên làm.
Nhưng gì thì gì, “kép đẹp” Cung Trầm Tưởng vẫn tỏ ra vui như Tết từ đầu đến cuối. Ông chăm chú lắng nghe ngâm thơ, đàn hát. Đến bài Vạn Vạn Lý – một bài thơ phổ nhạc có tiết tấu hùng tráng – ông vỗ tay đệm theo và cuối cùng, đứng bật dậy tiến lên sân khấu bắt tay cám ơn ban nhạc.
Phần trò truyện với quan khách của nhà thơ cũng rất vui, rất thân tình.
Được biết, Cung Trầm Tưởng không hề biết đến cái com-pu-tơ là cái gì vì ông chưa bao giờ sử dụng email. Thật khó tưởng tượng ở thời đại iPad và ebook này lại có người không dùng đến keyboard và word trong việc sửa bản thảo. Trong suốt quá trình hoàn thành cuốn “Một Hành Trình Thơ”, mỗi lần cần chỉnh sửa, ông Uyên Thao phải in ra, gởi bằng đường bưu điện đến ông Tưởng, và rồi ông Tưởng sẽ đọc, sẽ sửa, và gởi lại qua “cánh chim” US Mail, để rồi ông Thao sẽ phải lui cui gõ lại vào máy; nói đó là một công trình quả cũng không ngoa.
Ấn tượng sâu đậm nhất qua một lần gặp Cung Trầm Tưởng là sự thoải mái, cởi mở và thẳng thắn của nhà thơ. Ở Cung Trầm Tưởng không hề có chút kênh kiệu hay làm ra vẻ bí ẩn của những “nhà” này, “lầu” nọ. Cung Trầm Tưởng nói thẳng (nhưng có vẻ buồn buồn) rằng vào tuổi ông thì chả cách gì làm thơ tình được nữa, và rằng người ta dù không thích lối thơ “trừu tượng” của ông nhưng cái nhìn siêu hình ở tuổi ông là cái không thể tránh khỏi. (3)
Nhưng gì thì gì, “kép đẹp” Cung Trầm Tưởng vẫn tỏ ra vui như Tết từ đầu đến cuối. Ông chăm chú lắng nghe ngâm thơ, đàn hát. Đến bài Vạn Vạn Lý – một bài thơ phổ nhạc có tiết tấu hùng tráng – ông vỗ tay đệm theo và cuối cùng, đứng bật dậy tiến lên sân khấu bắt tay cám ơn ban nhạc.
Phần trò truyện với quan khách của nhà thơ cũng rất vui, rất thân tình.
Được biết, Cung Trầm Tưởng không hề biết đến cái com-pu-tơ là cái gì vì ông chưa bao giờ sử dụng email. Thật khó tưởng tượng ở thời đại iPad và ebook này lại có người không dùng đến keyboard và word trong việc sửa bản thảo. Trong suốt quá trình hoàn thành cuốn “Một Hành Trình Thơ”, mỗi lần cần chỉnh sửa, ông Uyên Thao phải in ra, gởi bằng đường bưu điện đến ông Tưởng, và rồi ông Tưởng sẽ đọc, sẽ sửa, và gởi lại qua “cánh chim” US Mail, để rồi ông Thao sẽ phải lui cui gõ lại vào máy; nói đó là một công trình quả cũng không ngoa.
Ấn tượng sâu đậm nhất qua một lần gặp Cung Trầm Tưởng là sự thoải mái, cởi mở và thẳng thắn của nhà thơ. Ở Cung Trầm Tưởng không hề có chút kênh kiệu hay làm ra vẻ bí ẩn của những “nhà” này, “lầu” nọ. Cung Trầm Tưởng nói thẳng (nhưng có vẻ buồn buồn) rằng vào tuổi ông thì chả cách gì làm thơ tình được nữa, và rằng người ta dù không thích lối thơ “trừu tượng” của ông nhưng cái nhìn siêu hình ở tuổi ông là cái không thể tránh khỏi. (3)
Sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến một hạt sạn trong phần hàn huyên,
nên chăng nếu gọi đó là “hiện tượng Nguyễn Thị Thanh Bình”? Đây là lần đầu tiên
người viết được nhìn thấy nhân vật này. Một nhà thơ-văn trẻ, như lời đồn đại.
Người viết đọc đâu đó thơ cô, khá cảm động với tấm lòng hướng về đất nước,
nhưng thật không ngờ cô làm thơ đã dài mà nói cũng… dài luôn.
Cô Thanh Bình đứng lên đặt câu hỏi bằng cách kê khai một lô một lốc các thứ lục bát Du Tử Lê, Ngu Ý, hiện đại, hậu hiện đại, v.v và v.v . Cô nói dài tới mức thiên hạ bên dưới trợn mắt “oắt-đờ-heo”, thế rồi thiên hạ vỗ tay..., vậy mà cô vẫn nói, không ngừng. Rồi thiên hạ phải la to chị ơi, nói ngắn thôi. Cô tự xưng cô được cử làm đại diện cho giới (thơ) trẻ để đặt câu hỏi với giới (thơ) già. Cũng may, người ít tuổi (?) nhưng nói nhiều như cô hơi hiếm!
Cô Thanh Bình đứng lên đặt câu hỏi bằng cách kê khai một lô một lốc các thứ lục bát Du Tử Lê, Ngu Ý, hiện đại, hậu hiện đại, v.v và v.v . Cô nói dài tới mức thiên hạ bên dưới trợn mắt “oắt-đờ-heo”, thế rồi thiên hạ vỗ tay..., vậy mà cô vẫn nói, không ngừng. Rồi thiên hạ phải la to chị ơi, nói ngắn thôi. Cô tự xưng cô được cử làm đại diện cho giới (thơ) trẻ để đặt câu hỏi với giới (thơ) già. Cũng may, người ít tuổi (?) nhưng nói nhiều như cô hơi hiếm!
Nguyễn
Thị Thanh Bình . Nguồn: Dang Nguyen
Tóm lại, buổi hàn huyên với Cung Trầm Tưởng tại nơi có mùa thu đẹp nhất nước Mỹ có phần đạt và phần chưa đạt, nhưng sự cố gắng to lớn của nhừng người tham gia tổ chức đã giúp cho mọi người có một buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật thoải mái, vui vẻ và đáng nhớ. Điều quý giá nhất là người đến tham dự có dịp có được cuốn “Một Hành Trình Thơ” với chữ ký của chính nhà thơ Cung Trầm Tưởng – người mà tên đã đi vào văn học sử Việt Nam.
Với những ai không có dịp trực tiếp nghe Cung Trầm Tưởng trò chuyện ngày hôm đó nên cảm thấy an ủi rằng họ vẫn có trong tay những gì tinh túy nhất của nhà thơ - “Một Hành Trình Thơ” (4) – để có lúc cầm lên, lật ra, đọc vài câu, lòng sẽ tràn ngập niềm vui vì thấy tiếng Việt ta sao mà đẹp đến thế.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) – “Đọc Lững Thững Giữa Đời của Lê Thiệp” – Trịnh Bình An, DCVOnline.net
(2) – Thơ chế từ câu “Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không”, bài Đánh Đu của Hồ Xuân Hượng
(3) – “Nhà thơ Cung Trầm Tưởng ra mắt sách tại California” - YouTube
(4) – “Đọc Một Hành Trình Thơ của Cung Trầm Tưởng” – Trịnh Bình An, DCVOnline.net
(1) – “Đọc Lững Thững Giữa Đời của Lê Thiệp” – Trịnh Bình An, DCVOnline.net
(2) – Thơ chế từ câu “Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không”, bài Đánh Đu của Hồ Xuân Hượng
(3) – “Nhà thơ Cung Trầm Tưởng ra mắt sách tại California” - YouTube
(4) – “Đọc Một Hành Trình Thơ của Cung Trầm Tưởng” – Trịnh Bình An, DCVOnline.net
10/31/2012
Virginia-
Trong hơi sương của một chiều Thu ãm đạm, hơn ba trăm đồng hương yêu thơ đã đến
dự bữa ăn trưa và hàn huyên với Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, nhân dịp phát hành thi
tập “Một Hành Trình Thơ 1948-2008” của ông, vào lúc 11 giờ trưa ngày 28 tháng
10, 2012 tại Nhà hàng Harvest Moon, Falls Church, Virginia.
Trong số hơn ba trăm quan khách này có một số chiến hữu Không Quân và đàn em của Thi sĩ trong QLVNCH. Ngoài ra cũng có sự tham dự của rất nhiều văn nhân thi sĩ và các hội đoàn trong vùng Hoa Thịnh Đốn. Đây là một chương trình văn thơ thật đặc biệt, được tổ chức rất quy mô bởi Ban tổ chức gồm Thi sĩ Hoàng Song Liêm, Luật sư Phạm Đức Tiến, Nhà văn Lê Thị Nhị. Sân khấu được điều hành và trang trí đẹp độc đáo bởi Hoàng Dung, Bùi Dương Liêm, MC Nam Anh giới thiệu, Luật sư Phạm Đức Tiến điều hợp, chương trình rất sống động, lôi cuốn khán giả theo dõi một cách thích thú từ đầu dên cuối.
Trong phần mở đầu, Nhà thơ Hoàng Song Liêm giới thiệu mối thâm giao giữa ông và Thi sĩ Cung Trầm Tưởng.Cung Trầm Tưởng sinh năm 1932, ở Hà Đông, thuộc Hà Nội. Cả hai Hoàng Song Liêm và Cung Trmầ Tưởng đều bắt đầu có thơ đăng trên các báo Hà Nôi ở tuổi 16. Cả hai thuộc thời kỳ văn học 1948-1954,thế hệ nối tiếp giữa văn thơ tiền chiến và văn học Miền Nam.
Trong số hơn ba trăm quan khách này có một số chiến hữu Không Quân và đàn em của Thi sĩ trong QLVNCH. Ngoài ra cũng có sự tham dự của rất nhiều văn nhân thi sĩ và các hội đoàn trong vùng Hoa Thịnh Đốn. Đây là một chương trình văn thơ thật đặc biệt, được tổ chức rất quy mô bởi Ban tổ chức gồm Thi sĩ Hoàng Song Liêm, Luật sư Phạm Đức Tiến, Nhà văn Lê Thị Nhị. Sân khấu được điều hành và trang trí đẹp độc đáo bởi Hoàng Dung, Bùi Dương Liêm, MC Nam Anh giới thiệu, Luật sư Phạm Đức Tiến điều hợp, chương trình rất sống động, lôi cuốn khán giả theo dõi một cách thích thú từ đầu dên cuối.
Trong phần mở đầu, Nhà thơ Hoàng Song Liêm giới thiệu mối thâm giao giữa ông và Thi sĩ Cung Trầm Tưởng.Cung Trầm Tưởng sinh năm 1932, ở Hà Đông, thuộc Hà Nội. Cả hai Hoàng Song Liêm và Cung Trmầ Tưởng đều bắt đầu có thơ đăng trên các báo Hà Nôi ở tuổi 16. Cả hai thuộc thời kỳ văn học 1948-1954,thế hệ nối tiếp giữa văn thơ tiền chiến và văn học Miền Nam.
Thi sĩ Cung Trầm Tưởng.
Ở
Hà Nội Cung Trầm Tưởng học ở Trung Học Pháp Albert Sarraut, vào Nam ông học ở
Chasseloup Laubat và gia nhập Không quân QLVNCH. Ông tốt nghiệp kỹ sư Không Lưu
Khí Tuợng ở Trường Võ Bị Không quân Pháp Salon de Provence. Sau đó ông qua Mỹ,
tốt nghiệp ở Đại học St. Louis/MO. Ông Hoàng Song Liêm du học ở Mỹ, ngành Kỹ
thuật bảo trì phi cơ. Cả hai trở thành đôi bạn thân vì đã biết tiếng từ trước
và sau này cùng trong Không quân, Cung Trầm Tưởng là Trưởng Phòng Nghiên Cứu Kế
Hoạch, Hoàng song Liêm là Truởng Phòng Tâm Lý Chiến.
Năm 1959 Cung Trầm Tưởng ra mắt tập thơ “Tình Ca” do Phạm Duy phổ nhạc các bài thơ tình nổi tiếng như “Tiễn Em”, Mùa Đông Paris”, “Bên Ni Bên Nớ”…Năm 1975, Cung Trầm Tưởng bị tù cải tạo mười năm thêm ba năm quản chế.Ông qua Mỹ 1993, định cư ở Minnesota.
Chương trình đựơc nối tiếp với phần trình diễn thơ của Cung Trầm Tưởng do Phạm Duy phổ nhạc. Sĩ Tuấn trong nhạc phẩm “Tiễn Em”, Tuyết Lan trong “Kiếp Sau”, Nguyễn Xuân Thưởng ngâm thơ “Vô vàn”, Bạch Cúc "Bên Ni, Bên Nớ”.
Diễn giả Trần văn Thế, một Cựu sĩ quan trong QLVNCH giới thiệu thơ của Thi sĩ Cung Trầm tưởng. Ông Thế nói, đằng sau trái tim nồng ấm, dáng dấp hào hoa, phong cách đa tình, Cung Trầm Tưởng là một chiến sĩ kiên cường qua “Dòng Sử - Thi Trong Đời Tù Cộng Sản”.
Năm 1959 Cung Trầm Tưởng ra mắt tập thơ “Tình Ca” do Phạm Duy phổ nhạc các bài thơ tình nổi tiếng như “Tiễn Em”, Mùa Đông Paris”, “Bên Ni Bên Nớ”…Năm 1975, Cung Trầm Tưởng bị tù cải tạo mười năm thêm ba năm quản chế.Ông qua Mỹ 1993, định cư ở Minnesota.
Chương trình đựơc nối tiếp với phần trình diễn thơ của Cung Trầm Tưởng do Phạm Duy phổ nhạc. Sĩ Tuấn trong nhạc phẩm “Tiễn Em”, Tuyết Lan trong “Kiếp Sau”, Nguyễn Xuân Thưởng ngâm thơ “Vô vàn”, Bạch Cúc "Bên Ni, Bên Nớ”.
Diễn giả Trần văn Thế, một Cựu sĩ quan trong QLVNCH giới thiệu thơ của Thi sĩ Cung Trầm tưởng. Ông Thế nói, đằng sau trái tim nồng ấm, dáng dấp hào hoa, phong cách đa tình, Cung Trầm Tưởng là một chiến sĩ kiên cường qua “Dòng Sử - Thi Trong Đời Tù Cộng Sản”.
Tập thơ “Một Hành Trình Thơ 1848-2008” của Thi sĩ Cung Trầm Tưởng.
Theo
Diễn giả Trần văn Thế, Cung Trầm Tưởng là môt khuôn mặt, một nhà thơ nổi tiếng
trong thế giới thơ của Việt Nam, nhất là trong thập niên 60, với những giòng
thơ lãng mạn. Nhắc đền Cung Trầm Tuởng thời đó, mọi người đều biết nhà thơ với
“Mùa Thu Paris, lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế, Ga Lyon đèn vàng…”Hôm
nay Ông Thế giới thiệu với khán thính giả, những dòng thư Tù, những dòng sử-thi
viết trong tù của một người lính, một người tù. Đó là Thi sĩ Cung Trầm Tưởng.
Ông đã bị tù mười năm, qua tám trại tù và không biết bao nhiêu lần bị còng tay
biệt giam. Ông đã vì ông như một con thú bị vây hãm bởi lũ thợ săn hung ác:
“Ta như con thú bị vâyKhổ sai trong cũi chúng bầy chúng chơi”.
Dòng lịch sử của dân tộc đã đưa ông đến những trại tù để nghe chính trái tim mình muốn nổ tung ra vì căm thù, uất hận. Trước những đe dọa, trứoc sự chết chốc, Cung Trầm Tưỏng đã kiên trì, can đảm và đã làm một cái gì cho lịch sử trong giai đoạn bi thương nhất của dân tộc. CS tìm mọi cách để cấm ông viết, nhưng ông đã quyết tâm cho ra đời hai tập thơ TÙ: "Lời Viết Hai Tay” và “Bài ca Níu Quan Tài”.
“Giấy bút tôi ai cướp giật đi
“Ta như con thú bị vâyKhổ sai trong cũi chúng bầy chúng chơi”.
Dòng lịch sử của dân tộc đã đưa ông đến những trại tù để nghe chính trái tim mình muốn nổ tung ra vì căm thù, uất hận. Trước những đe dọa, trứoc sự chết chốc, Cung Trầm Tưỏng đã kiên trì, can đảm và đã làm một cái gì cho lịch sử trong giai đoạn bi thương nhất của dân tộc. CS tìm mọi cách để cấm ông viết, nhưng ông đã quyết tâm cho ra đời hai tập thơ TÙ: "Lời Viết Hai Tay” và “Bài ca Níu Quan Tài”.
“Giấy bút tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao khắc
thơ lên đá”.
Là một thi sĩ, nàng Thơ là mạch sống, là tim, là máu, đã thôi thúc ông phải viết. Thêm vào đó ý chí bất khuất, đã thôi thúc ông phải làm thơ. Vì hai tay đã bị còng, Ông phải viết bằng tim , bằng óc, nói lên nhiều nỗi băn khoăn, tự vấn với một tâm trạng chao động, phẫn nộ, căm hờn, khắc khoải, thao thức… Ông đã phấn đấu để hoàn thành sứ mạng lịch sử của một người tù, một người thơ:
“Ta cất cho ta ta một pháo dài
Là một thi sĩ, nàng Thơ là mạch sống, là tim, là máu, đã thôi thúc ông phải viết. Thêm vào đó ý chí bất khuất, đã thôi thúc ông phải làm thơ. Vì hai tay đã bị còng, Ông phải viết bằng tim , bằng óc, nói lên nhiều nỗi băn khoăn, tự vấn với một tâm trạng chao động, phẫn nộ, căm hờn, khắc khoải, thao thức… Ông đã phấn đấu để hoàn thành sứ mạng lịch sử của một người tù, một người thơ:
“Ta cất cho ta ta một pháo dài
Giăng vòng gai kẽm,
lập vành đai
Sáng nghe, chiều
ngóng, đêm phòng ngự
Dõi tiếng chân ai
rảo lén ngoài”.
“Ngữ điệu ngân nga vần réo rắt
“Ngữ điệu ngân nga vần réo rắt
Nàng Thơ gióng trống
giục ran lòng
Đau thương mồi bén
lên tư tưởng
Thép đã tôi rồi, đố
bẻ cong”.
Trong tập thơ “Bài Ca Níu Quan Tài”, Cung Tầm Tuởng viêt “Cách trừng phạt của CS là một thứ bạo lực nguội, vì không có khỏi, không có lửa. Một thứ lăng trì tân thời, có kế hoạch và làm chảy máu trắng, hữu hiệu hơn một phát súng tại pháp trưởng. Ông đã dùng cái tâm để viết lên Tâm Sử Thi, hay Tù Sử Thi. Đây là một loại thơ viết để khóc cho dân tộc Việt Nam trầm luân, oan khiên, khóc cho gia đình ly tán, những bà mẹ già, những ngừơi vợ, những đứa con thơ, những ngừơi tù, những ngưòi nữ tù khốn cùng mà Cung Trầm Tưỏng gọi là “Những Nữ Thần Huyền Sử” “Có chồng mà tưởng như chồng chết Hương nhang đã cháy ở trong lòng Em là dòng dõi nàng Tô Thị Nghìn năm hóa đá vẫn chờ mong”.
Diễn giả Trần văn Thế kết luận, “Cung Trầm Tưởng Một Hành Trình Thơ” gồm bảy tập thơ gom lại, trong quá trình 60 năm làm thơ, từ những ngày son trẻ với thơ tình lãng mạn rồi đến thơ làm trong thời kỳ oan khiên của dân tộc, và thơ làm ở hải ngoại, người đọc cũng như ông sẽ chú ý nhiều đến hai tuyển tập Tù Sử Thi “Lời Viết Hai Tay” và “ Bài Ca Níu Quan Tài”.
Biểu tượng của thơ Cung Trầm Tưởng là biểu tượng lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn đau thương nhất, nỗi oan khiên không bao giờ xóa nhòa trong tâm khảm của những ngừơi Việt Nam. Chiến sĩ văn hóa Cung Trầm Tưởng đã hy sinh gần suốt cuộc đời mình để viết lên những dòng sử - thi, đã để lại cho chúng ta và thế hệ hậu sinh những chứng tích hùng hồn nhất về lịch sử Việt Nam trong giai đoạn khổ cùng nhất. Một Bản Cáo Trạng mạnh mẽ nhất, trung thực nhất về chế độ Cộng Sản Việt Nam.
Chương trình đựoc tiếp nối với phần trình diễn những bản nhạc do Phạm Duy, Phạm Mỹ Lộc, Bùi K. Cương phổ thơ Cung Trầm Tưởng. Các bản: Mùa Thu Paris do Thái Ninh trình diễn, Chiều Đông với Nguyễn Cao Thăng, Hoàng Bạch Mai Ngâm Thơ “Lũng Kín”, Hoàng Cung Fa hát “Ta Còn Yêu Ta”, Tam ca Hoàng Cung Fa, Nguyễn Xuân Thuởng, Nguyễn Cao Thăng trong bài “Vạn Vạn Lý. Theo sau, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng hội thoại vói những ngừơi yêu thơ ông. Chưong trình đựơc chấm dứt lúc 3 giờ chiều.
Trong tập thơ “Bài Ca Níu Quan Tài”, Cung Tầm Tuởng viêt “Cách trừng phạt của CS là một thứ bạo lực nguội, vì không có khỏi, không có lửa. Một thứ lăng trì tân thời, có kế hoạch và làm chảy máu trắng, hữu hiệu hơn một phát súng tại pháp trưởng. Ông đã dùng cái tâm để viết lên Tâm Sử Thi, hay Tù Sử Thi. Đây là một loại thơ viết để khóc cho dân tộc Việt Nam trầm luân, oan khiên, khóc cho gia đình ly tán, những bà mẹ già, những ngừơi vợ, những đứa con thơ, những ngừơi tù, những ngưòi nữ tù khốn cùng mà Cung Trầm Tưỏng gọi là “Những Nữ Thần Huyền Sử” “Có chồng mà tưởng như chồng chết Hương nhang đã cháy ở trong lòng Em là dòng dõi nàng Tô Thị Nghìn năm hóa đá vẫn chờ mong”.
Diễn giả Trần văn Thế kết luận, “Cung Trầm Tưởng Một Hành Trình Thơ” gồm bảy tập thơ gom lại, trong quá trình 60 năm làm thơ, từ những ngày son trẻ với thơ tình lãng mạn rồi đến thơ làm trong thời kỳ oan khiên của dân tộc, và thơ làm ở hải ngoại, người đọc cũng như ông sẽ chú ý nhiều đến hai tuyển tập Tù Sử Thi “Lời Viết Hai Tay” và “ Bài Ca Níu Quan Tài”.
Biểu tượng của thơ Cung Trầm Tưởng là biểu tượng lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn đau thương nhất, nỗi oan khiên không bao giờ xóa nhòa trong tâm khảm của những ngừơi Việt Nam. Chiến sĩ văn hóa Cung Trầm Tưởng đã hy sinh gần suốt cuộc đời mình để viết lên những dòng sử - thi, đã để lại cho chúng ta và thế hệ hậu sinh những chứng tích hùng hồn nhất về lịch sử Việt Nam trong giai đoạn khổ cùng nhất. Một Bản Cáo Trạng mạnh mẽ nhất, trung thực nhất về chế độ Cộng Sản Việt Nam.
Chương trình đựoc tiếp nối với phần trình diễn những bản nhạc do Phạm Duy, Phạm Mỹ Lộc, Bùi K. Cương phổ thơ Cung Trầm Tưởng. Các bản: Mùa Thu Paris do Thái Ninh trình diễn, Chiều Đông với Nguyễn Cao Thăng, Hoàng Bạch Mai Ngâm Thơ “Lũng Kín”, Hoàng Cung Fa hát “Ta Còn Yêu Ta”, Tam ca Hoàng Cung Fa, Nguyễn Xuân Thuởng, Nguyễn Cao Thăng trong bài “Vạn Vạn Lý. Theo sau, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng hội thoại vói những ngừơi yêu thơ ông. Chưong trình đựơc chấm dứt lúc 3 giờ chiều.
Vạn Vạn Lý - tưởng nhớ những
tù hùng tuẫn tiết - Cung Trầm Tưởng [www.youtube.com]
Kiếp sau, nhạc
Phạm Duy, ca sĩ Thái Hiền [nhac.vietgiaitri.com]
No comments:
Post a Comment