Hoàng Kim
(Đồng Tháp)
1-11-2012
Tại
sao Đảng và Nhà nước đưa ra một quy định đi ngược lại tâm tư và nguyện vọng của
tất cả nông dân? Đây là câu hỏi mà Đảng và Nhà nước phải trả lời công khai cho
nông dân chúng tôi được biết: Tại
sao Đảng lại chiếm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân chúng tôi, tại sao Đảng
và Nhà nước quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân chúng tôi?
Để
lãnh đạo xã hội một cách anh minh, Đảng phải tạo sự công bằng cho mọi thành
phần trong xã hội. Bắt nông dân như những con tốt một mình tiến lên Chủ nghĩa
xã hội, bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo” bằng cách chiếm quyền sở hữu
ruộng đất của nông dân, buộc nông dân ngày càng nghèo hơn trong khi mọi thành
phần khác ngày càng giàu lên khi đất nước phát triển, là một chính sách bất
công đối với người nông dân.
Đừng
bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”
Đảng
đã trả lại quyền tư hữu cho tất cả mọi thành phần kinh tế khác, thì tại sao lại
tiếp tục quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân? Tại sao lại bắt nông dân phải một
mình tiến lên Chủ nghĩa xã hội?
Ở
miền Nam, sau năm 1975, để tiến lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng quốc hữu hoá mọi tư
liệu sản xuất, Đảng và Nhà nước là chủ sở hữu của mọi tư liệu sản xuất. Đất đai
là tư liệu sản xuất đặc biệt nên đất đai phải thuộc sở hữu Nhà nước.
Thế
nhưng, sau đó, Đảng đã lùi một bước từ Chủ nghĩa xã hội về Chủ nghĩa xã hội có
định hướng, chấp nhận kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Đảng đã
trả lại quyền tư hữu cho tất cả mọi thành phần kinh tế khác, thì tại sao lại
tiếp tục quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân? Tại sao lại bắt nông dân phải một
mình tiến lên Chủ nghĩa xã hội?
Trước
đây, Đảng đưa cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội, nay, tất cả mọi thành phần,
mọi giai cấp khác điều dừng lại chưa tiến lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng đã trả
quyền tư hữu lại cho mọi giai cấp khác, mà không trả lại quyền tư hữu ruộng đất
cho nông dân là Đảng đối xữ không công bằng với nông dân.
Quốc
hữu hoá ruộng đất chỉ đúng khi đã tiến lên Chủ nghĩa xã hội, nay, chưa tiến lên
Chủ nghĩa xã hội mà bắt nông dân phải hy sinh quyền lợi để tiến lên một mình,
tức là bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”.
Đất
đai thuộc sỡ hữu toàn dân hay sỡ hữu của Đảng?
Điều
5 khoản 1 qui định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu”.
Điều
5 khoản 2 mục c lại quy định Nhà nước có quyền thực hiện quyền định đoạt: “Quyết định giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất”, với quy định
này, Đảng và Nhà nước chính thức chiếm đoạt quyền sở hữu ruộng đất của nông
dân, bằng cách quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân.
Chúng
ta điều đã biết: “toàn dân” tức là không phải của ai cả, không của ai cả mà Nhà
nước đại diện chủ sở hữu, Nhà nước lại có quyền thu hồi đất thì có nghĩa là đất
đai thuộc sở hữu của Nhà nước. Đảng bộ các cấp lãnh đạo chính quyền các cấp,
thế nên, thực chất của Điều 5 khoản 1 nói cho đúng sẽ như sau:
“Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước do
Đảng đại diện sở hữu”.
Nông
dân có đồng ý cho Đảng và Nhà nước chiếm quyền sở hữu ruộng đất của mình không?
Câu
trả lời tất nhiên là không.
Đất
đai là tài sản thiêng liêng của nông dân, không nông dân nào lại muốn Đảng và
Nhà nước chiếm quyền sở hữu của mình, để có thể bị thu hồi và bị cưỡng chế bất
cứ lúc nào với giá đền bù rẻ mạt.
Nếu
bây giờ, Đảng và Nhà nước thử trưng cầu nông dân ý về quyền sở hữu đất đai, tôi
tin rằng 99,99% nông dân sẽ không đồng ý cho Đảng và Nhà nước chiếm quyền sở
hữu ruộng đất của mình (không được 100% là do tôi trừ hao một số đảng viên có
đất, nhưng vì tấm thẻ đảng nên buộc phải đồng ý với Đảng).
Cho
nên, cần phải khẳng định rằng quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu” mà thực chất là: “Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước do Đảng là đại diện sở
hữu” là
một quy định đi ngược lại tâm tư, nguyện vọng của tất cả nông dân.
Tại
sao Đảng và Nhà nước đưa ra một quy định đi ngược lại tâm tư và nguyện vọng của
tất cả nông dân?
Đây
là câu hỏi mà Đảng và Nhà nước phải trả lời công khai cho nông dân chúng tôi
được biết: Tại sao Đảng
lại chiếm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân chúng tôi, tại sao Đảng và Nhà
nước quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân chúng tôi?
Cần
phải khẳng định: Thay đổi quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” hay không,
không phải là công việc nội bộ của Đảng, mà liên quan đến quyền lợi của tất cả
nông dân, mà là tâm tư, nguyện vọng của tất cả nông dân.
Vì
thế, Đảng phải có nhiệm vụ giải thích cho tất cả nông dân biết, lợi ích to lớn
nào của quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” khiến cho Đảng quyết tâm bám
giữ quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” – một quy định đi ngược lại nguyện
vọng của nông dân.
Tốt
nhất, Đảng hãy đưa những ông đảng viên nào quyết tâm nhất trong việc bám giữ
quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” trong đại hội Đảng vừa rồi, đăng đàn
giải thích rõ ràng lợi ích tuyệt đối của “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” so với
“đất đai thuộc sở hữu nông dân” cho nông dân chúng tôi được “sáng mắt sáng
lòng”.
Tôi
dám đảm bảo, các ông đảng viên cương quyết nhất này nếu không bị nông dân chúng
tôi phản biện cho cứng họng, thì Đảng xử tội gì tôi cũng chịu.
Riêng
Hoàng Kim tôi, nếu được tranh luận trực tiếp với đại diện của Đảng về quyền sở
hữu ruộng đất, một mình tôi xin chấp một chục ông chuyên gia của Đảng.
“Đất
đai thuộc sở hữu Nhà nước” tạo ra nửa triệu dân oan
“Theo báo cáo của Thanh tra Chính
phủ, kể từ khi luật đất đai năm 2003 bắt đầu có hiệu lực, đã có gần 1 triệu
lượt đơn thư, khiếu nại tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai. Trong số này số
lượng các vụ khiếu nại tố cáo đúng, hoặc có đúng có sai chiếm tỷ lệ gần 50%.
Cũng có nghĩa là 10 năm qua, trong lĩnh vực đất đai đã có xấp xỉ gần 500.000
sai phạm của các cấp chính quyền.
Những
con số thống kê cho thấy, luật đất đai 2003 đang tồn tại nhiều bất cập. Đó cũng
chính là nguyên nhân của tình trạng lạm quyền và hoặc tham nhũng của cán bộ,
thiệt thòi và bức xúc của nhân dân.
10
năm thực hiện luật đất đai 2003 cho thấy: Những công trình mà người dân mất đất
chịu nhiều thiệt thòi nhất lại thường là những công trình do nhà nước đứng ra
thu hồi đất. Có thực tế, đất đai mặc dù ở cùng một khu vực nhưng có thể được
các địa phương định giá đền bù quá chênh lệch.
Bên
cạnh đó, người dân trong cùng một địa phương, nhưng nếu nhà nước thu hồi đất
thì giá đền bù có thể thấp hơn nhiều so với việc được chủ đầu tư tự thỏa thuận.
Thậm chí trong cùng một dự án, ở cùng một địa phương, nhưng vẫn lại có thể có
sự chênh lệch về giá đền bù khác nhau do sự khác biệt về thời điểm thu hồi đất
và cách vận dụng văn bản quy phạm pháp luật” – Đài Truyền hình ViệtNam cho biết.
Trong
vòng 10 năm bắt đầu phát triển, cán bộ đảng viên đã gây oan ức, đau khổ cho 500.000
gia đình nông dân, nếu tính mỗi gia đình nông dân có 4 người, thì có 2 triệu
con người bị cán bộ, đảng viên đưa vào vòng oan ức, khiến cho 2 triệu con người
đau khổ triền miên vì tài sản lớn duy nhất của mình bị tước đoạt bất chính là
cả một tội ác.
10
năm tới con số sẽ là bao nhiêu triệu gia đình nông dân bị oan khuất?
Đất
nước càng phát triển nông dân biến thành dân oan càng nhiều, đất nước càng phát
triển, mọi thành phần khác điều giàu lên nhờ quyền tư hữu tư liệu sản xuất nên
hớn hở vui tươi, chỉ có nông dân một mình than khóc vì mất đất do ruộng đất bị
thu hồi, bị cưỡng chế là một nghịch lý vô đạo đức, đầy bất công với nông dân,
sẽ đẩy nông dân vào thế đối kháng với Đảng và Nhà nước.
“Đất
đai thuộc sở hữu Nhà nước” đẻ
ra “liên minh ma quỷ” giữa đảng viên ăn hối lộ và các chủ dự án
Ở
Văn Giang, tiền đền bù cho nông dân là 135.000 đồng/ m2, nhưng giá
bán đất rẻ nhất là 20 triệu đồng/m2, đắt nhất là 45 triệu đồng/ m2.
Dù
lấy giá rẻ nhất là 20 triệu đồng/ m2 thì chênh lệch giữa đền bù cho
nông dân và giá bán là 19.865.000 đồng/ m2, trừ cho chi phí đầu tư
các chủ dự án vẫn đạt được siêu lợi nhuận.
Siêu
lợi nhuận này, khiến cho chủ dự án đủ sức mua đứt mọi đảng viên lãnh đạo các
cấp liên quan đến việc thu hồi đất.
Siêu
lợi nhuận này sẽ tạo ra “liên minh ma quỷ” giữa chủ dự án và đảng viên lãnh đạo
ăn hối lộ.
Thu
hồi đất càng nhiều, đền bù đất càng rẻ thì chủ dự án càng lời to, có lời to các
chủ dự án hối lộ cho đảng viên lãnh đạo càng nhiều, nhận được hối lộ càng nhiều
đảng viên lãnh đạo thu hồi đất càng tăng, đền bù đất càng rẻ để nhận hối lộ
nhiều hơn, “ liên minh ma quỷ” này sẽ càng ngày càng gia tăng việc thu hồi đất
của nông dân.
Điều
đặc biệt là “ liên minh ma quỷ” này lại nhân danh những điều tốt đẹp, nhân danh
quy hoạch, nhân danh phát triển đất nước… để giựt đất của nông dân, và chúng
trở lại tố cáo nông dân vi phạm pháp luật để xua quân cưỡng chế.
“Liên
minh ma quỷ” này nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Trung Ương.
Thay
đổi Luật Đất Đai đúng đắn phải trả quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân
Khi
đất nước chưa tiến lên Chủ nghĩa xã hội, để công bằng, Đảng phải trả quyền tư
hữu ruộng đất cho nông dân.
Nếu
đất đai thuộc quyền sở hữu của nông dân, ai muốn sở hữu đất này phải thoả thuận
mua của nông dân, nông dân có quyền ấn định giá bán, nông dân có quyền không
bán đất nếu không muốn.
Thế
nhưng, nay Đảng lại chiếm quyền sở hữu đất đai của nông dân, rồi lại giao cho
đảng viên của mình quyền thu hồi đất, quyền cưỡng chế đất, khiến cho nông dân
mất cả hai quyền là quyền ấn định giá bán và quyền không bán đất nếu không
muốn.
Ở
Văn Giang, tiền đền bù cho nông dân chỉ có 135.000 đồng/ m2, sau đó
chủ dự án chỉ đầu tư vào một ít, giá đất lên đến 20 – 45 triệu đồng/ m2,
giá trị gia tăng do chuyển mục đích từ đất làm lúa sang đất đô thị chủ dự án
hưởng trọn, nông dân chỉ được đền bù rẻ mạt theo giá đất nông nghiệp.
“Về
giá đất bồi thường cho người có đất bị thu hồi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn
Văn Giàu cho biết: “nhiều ý kiến tán thành việc định giá đất để bồi thường cho
người sử dụng đất phải theo mục đích sử dụng tại thời điểm thu hồi, có tính đến
công sức đầu tư, bồi bổ của người sử dụng đất, nhưng không tính phần giá trị
tăng thêm do quy hoạch của Nhà nước vì phần này không do đầu tư của người sử
dụng đất tạo ra. Ngoài giá đất bồi thường, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để
ổn định đời sống, việc làm cho người có đất bị thu hồi”” – theo báo Tuổi Trẻ.
Thưa
ông Giàu:
Cha
ông của nông dân chúng tôi mấy đời bám trụ ở mảnh đất khỉ ho cò gáy, chịu cực
khổ thiếu thốn đủ điều để gìn giữ và truyền lại mảnh đất đó cho nông dân chúng
tôi, nay mảnh đất khỉ ho cò gáy đó nằm ở địa thế phát triển thành đô thị, gía
đất sẽ tăng, vậy tại sao nông dân chúng tôi lại không được nhận phần giá trị
gia tăng đó?
Mấy
đời bám trụ của ông bà, cha mẹ chúng tôi ông không thèm tính, vậy theo ông ai
xứng đáng hưởng giá trị tăng thêm do đất đó phát triển thành đô thị? Đảng của
ông xứng đáng hơn nông dân chúng tôi chăng? Hay các tay trọc phú là chủ dự án
xứng đáng hưởng hơn chúng tôi?
Trong
thực tế, hiện nay, chính “liên minh ma quỷ” giữa đảng viên ăn hối lộ và các chủ
dự án táp hết giá trị gia tăng này đấy, và cả sau khi luật đất đai sửa đổi theo
kiểu không sửa gì cả này “ liên minh ma quỷ” sẽ tiếp tục táp hết giá trị gia
tăng khi chuyển từ đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác.
Tôi
đưa thêm một thí dụ làm sáng tỏ rằng Luật Đất Đai dù có sửa đổi vẫn bất công
với nông dân:
Giả
sử tôi có 1 ha đất là lúa nằm cặp lộ lớn, có một người muốn mua đất của tôi để
xây dựng nhà máy, giá thoả thuận là 1 triệu đồng một mét vuông, thế nhưng tôi
bán không được, vì muốn chuyển từ đất lúa sang đất phi nông nghiệp phải trình
đến Thủ tướng, thế rồi có dự án thành lập khu công nghiệp, đất tôi lọt vào qui
hoạch, bị thu hồi và đền bù có 100.000 đồng/ m2, vì tôi không được
hưởng giá trị gia tăng, không cho tôi bán đất giá cao 1 triệu đồng/ m2
rồi thu hồi đền bù giá thấp 100.000 đồng/ m2 liệu có hợp lý không
thưa ông Giàu?
Đất
tăng giá mà nông dân không được hưởng, để cho các chủ dự án và đảng viên ăn hối
lộ hưởng là một chính sách ngu xuẩn và bất công đấy, ông Giàu ạ.
Không
trả quyền tư hữu đất đai cho nông dân thì dù có đổi: “Nhà nước xác định giá đất sát với
giá thị trường” thành “giá
đất do Nhà nước quy định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, đảm
bảo phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” cũng
sẽ tiếp tục đẻ ra “liên minh ma quỷ” và tiếp tục tạo ra dân oan.
Không
thay đổi Luật Đất Đai để trả quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, Đảng treo
trên đầu nông dân thanh gươm Damocles thu hồi, cưỡng chế đất. Nhưng không trả
lại quyền sở hữu đất đai cho nông dân Đảng cũng tự treo thanh gươm Damocles dân
oan, dân đối kháng trên đầu chính mình.
H.K.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
-----------------------------------------
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
:
Hoàng
Kim ( Kính
nhờ Bauxite Việt Nam dịch và gửi giúp)
28/08/2012
Hoàng Kim (Đồng
Tháp) 15-03-2012
Huỳnh Kim Hải 7-03-2012
Hoàng
Kim (Đồng Tháp) 2/03/2012
Hoàng Kim (Đồng Tháp) 26-2-2012
Hoàng Kim - 25/12/2011
Hoàng Kim - 23/12/2011
(Đôi điều trao đổi
cùng ông Nguyễn Thanh Giang)
Nguyễn
Thanh Giang - 18/12/2011
Hoàng
Kim (Đồng Tháp) -
14-12-2011
Huỳnh Kim Hải - 27/11/2011
Hai Kim - 9-10-2011
Hai
Kim -
5-10-2011
Hai
Kim -
4-10-2011
Hai Kim - 3-10-2011
Hai Kim - 3-10-2011
Gia Bảo - 2-10-2011
Hoàng La - 30-9-2011
Đặng
Hùng Võ - 29-9-2011
Hoàng Kim (Đồng Tháp)
- 18/09/2011
Lê Thanh - 17-9-2011
Hoàng Kim (Đồng Tháp) - 12-9-2011
Hoàng Kim (Đồng
Tháp) - 9-9-2011
Hoàng Kim - Cao
Phong
8-9-2011
Tài
liệu tham khảo:
(1)
VTC News, bài “ Thủ tướng: đảm bảo người trồng lúa lời trên 40%” http://vtc.vn/2-187968/thu-tuong-dam-bao-nguoi-trong-lua-lai-tren-40.mobi
(2)
SGGP Online, bài “Tiêu thụ lúa hè thu ở ĐBSCL: băn khoăn giá thành” http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2008/8/161671/
(3)
TBKTSG Online, bài “Chỉ cho đăng ký hợp đồng xuất gạo sau tháng 6” http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/15553/
(4)
Bài “Mua gạo tạm trữ trúng to” http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/27357/
(5)
Bài “Bắt đầu thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo” http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/30374/
(6)
Bài “Năm 2010: xuất khẩu 6 triệu tấn gạo” http://www.baoangiang.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=11531
(7)
Diễn đàn Doanh nghiệp Online, bài “Mua lúa gạo tạm trữ: DN “phớt lờ” chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ?” http://dddn.com.vn/2010071310081581cat101/mua-lua-gao-tam-tru-dn-phot-lo-chi-dao-cua-thu-tuong-chinh-phu.htm
Thanh Phương/TS Đào
Thế Anh - RFI
- 6-9-2011
No comments:
Post a Comment