Wednesday, 14 November 2012

TRUNG QUỐC CHIẾM HOÀNG SA - TRƯỜNG SA hay CHIẾM HÀ NỘI ? (VietTuSaiGon)




Thu, 11/15/2012 - 01:10 — VietTuSaiGon

Xin thưa, cái nơi mà Trung Quốc chiếm mạnh nhất không phải là Trường Sa, Hoàng Sa mà là Hà Nội – một nơi được xem là trung tâm đầu não của quốc gia. Cách nói này đúng hay sai và xét nó trên khía cạnh nào?

Đất nước, lãnh thổ hay chủ quyền quốc gia còn hay mất, thường người ta nhìn vào văn hóa, nhìn vào bữa ăn và nhìn vào cách ăn mặc trước khi nhìn vào bản đồ hay lá cờ của nó.

Bắt đầu từ hàng hóa, thử nhìn lại 36 phố phường và người dân ở Hà Nội, dường như không đâu không thấy bóng của Trung Quốc, thậm chí, có người còn gọi Hà Nội là một Bắc Kinh thu nhỏ.

Chỉ cần đi lướt qua Hà Nội, thứ có thể tìm thấy dễ nhất, nhanh nhất, chắc chắn là hàng hóa Trung Quốc. Trung Quốc đã thâm nhập, hay đúng hơn là xâm chiếm đất Hà Nội từ ngoài ngõ vào trong bếp, từ bàn ăn cho đến bàn thờ.

Ngay cả cái cửa hàng hoa trước cổng chính vào lăng Hồ Chí Minh, phần lớn hoa bán ở đây không phải là hoa của làng hoa Ngọc Hà mà là hoa nhập khẩu từ Trung Quốc. Xa hơn một chút, dường như mọi thứ bán trong khu vực lăng rộng cả ngàn hecta và quanh chùa Một Cột nằm khuất lấp, nhỏ nhoi trong khu vực lăng Hồ Chí Minh, từ cây kem cho đến bộ áo quần trẻ em, cây gậy, quà lưu niệm… Đều có nguồn gốc sản xuất Trung Quốc.

Đi dạo trên các con phố Tràng Tiền, Tràng Thi, Hàng Trống, Hàng Thiếc, Hàng Than, Hàng Buồm… dường như không tìm ra loại hàng hóa nào ngoài hàng hóa Trung Quốc. Thỉnh thoảng họa hoằn lắm mới thấy vài cửa hàng Made In Việt Nam nằm lẻ loi, không bao nhiêu người ghé đến.

Tại sao người Hà Nội lại chuộng hàng Trung Quốc? Hay là họ không còn lựa chọn nào khác?

Thật ra, hàng Trung Quốc, nếu như so sánh mẫu mã, giá cả và chất lượng, độ bền, chắn chắn nó không bằng bất kỳ một loại hàng của nước nào, kể cả Việt Nam. Ví dụ như mua một chiếc điện thoại Mobistar của Trung Quốc với giá từ 300 đến 500 ngàn đồng, nó có nhiều tính năng, mẫu mã nhìn cũng tương đối bắt mắt. Nhưng độ bền của nó thì rất tệ, hơn nữa, các tính năng khác ngoài tính năng gọi, nghe và nhắn tin, cũng tệ không kém. Cuối cùng, tính năng chính của nó vẫn là gọi, nghe và nhắn tin. Nếu so sánh giá của nó với một chiếc Nokia 8210, đời máy cũ kĩ của Nhật Bản, còn lâu Mobisatar mới sánh kịp, trong khi giá thì ngang nhau.

Áo quần, kem đánh răng, giày dép, nón mũ, thực phẩm… Thứ gì của Trung Quốc cũng có chất lượng kém và có nguy cơ độc hại, gây chết người. Nhưng nó vẫn thao túng thị trường Hà Nội.

Liệu có phải vì hàng hóa Trung Quốc hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường mà người Hà Nội trở nên quen thuộc với nó và bỏ lơ mọi thứ hàng hóa khác? Chắn chắn không phải thế, vì có hai thói quen của người Hà Nội có thể biến thành con dao hai lưỡi: Nghe theo Đảng và Mua hàng ở cửa hàng truyền thống.

Vì đất Hà Nội là nơi đầu não của đảng Cộng sản, cư dân Hà Nội có thể chiếm hơn 90% liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đảng Cộng sản. Mọi hoạt động, giao lưu và nếp nghĩ của họ đều bị chi phối bởi đảng Cộng sản. Thậm chí, cho đến thời điểm bây giờ, vẫn còn nhiều người xem ông Hồ Chí Minh là thần tượng, là lãnh tụ thiên tài, là cha già dân tộc.

Đương nhiên vẫn có rất nhiều người vỡ mộng vì điều này và có một số người chưa bao giờ tin rằng ông Hồ Chí Minh là lãnh tụ tốt, là cha già… Nhưng rất tiếc, những người này không phải là thành phần chi phối được cộng đồng hoặc có tác động đến cộng đồng mạnh như nhóm Cộng sản, thân Cộng sản.

Và, thói quen mua hàng ở các cửa hàng truyền thống, phần đông cư dân Hà Nội khi đi mua thuốc thì nghĩ ngay đến phố Lãn Ông, khách xa đến hỏi, họ cũng chỉ đến phố này, đi mua tư trang thì nghĩ ngay đến phố Hàng Bạc, đi mua chìa khóa, mua những gì liên quan đến kim loại thì nghĩ ngay đến phố Hàng Thiếc… Chính vì những con phố này đã ăn lậm vào tâm khảm người Hà Nội, nó trở thành bạn đồng hành của cư dân Hà Nội trong sinh hoạt hằng ngày.

Một khi hàng Trung Quốc len lỏi vào các con phố này, điều đó cũng đồng nghĩa với tâm thức người Hà Nội bắt đầu manh nha thay đổi chiều hướng theo hoạt động và nếp quen mới của nó. Một khi 36 phố phường đều nhuộm màu Trung Quốc, thì người Hà Nội nghiễm nhiên nhuộm màu Trung Quốc.

Điều này do đâu? Chắn chắn không phải chỉ do người dân không ý thức dân tộc, không tẩy chay hàng Trung Quốc. Vì không ít người dân Hà Nội rất khó chịu khi nghe ai đó nói rằng Hà Nội bị Trung Quốc hóa. Nhưng nếu hoàn toàn tẩy chay hàng Trung Quốc, họ lấy hàng gì thay thế? Vì một khi cả thành phố đều mua bán hàng Trung Quốc, vừa rẻ, dễ tìm lại vừa đủ các loại, mẫu mã. Trong khi đó, vào các cửa hàng bán đồ Việt Nam, chỉ riêng chuyện tìm cho ra một mẫu ưng ý đã khó rồi chứ chưa nói đến tìm cho ra giá hợp lý, vừa túi tiền.

Nói đến đây, lại động đến vấn đề vĩ mô, chính sách vĩ mô và cơ chế, âm mưu Trung Quốc hóa của chính quyền Hà Nội nói riêng và chính quyền trung ương nói chung. Với quan hệ “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng”, chính quyền Hà Nội ngang nhiên để người Trung Quốc xâm lăng vào tận bàn thờ người Việt. Điều này nói không ngoa tí nào nếu như đặt một câu hỏi: Nếu đánh thuế hàng hóa Trung Quốc ngang mức với hàng hóa các nước khác thì liệu Hàng Trung Quốc có trụ nổi ở Việt Nam? Và nếu kích thích, mở rộng sản xuất hàng Việt Nam thì hàng hóa Việt Nam có tìm ra chỗ đứng để cạnh tranh?

Có lẽ chỉ cần trong vòng một tháng, tất cả mọi hàng hóa nhập lậu của Trung Quốc bị tịch thu, hủy bỏ, và chỉ cần với ngần ấy thời gian, hàng hóa Việt Nam được ưu tiên giảm thuế, được kích cầu bằng mọi giá. Chắc chắn hàng hóa Trung Quốc không có đất sống. Nhưng người ta đã không làm thế!

Bằng chứng là chính quyền trung ương ngày càng bán rẻ mọi thứ gia tài của tổ tiên cho người Trung Quốc, từ biển đảo, tài nguyên, đất đai cho đến linh hồn. Phim Trung Quốc được chiếu vô tội vạ tại Việt Nam, các mẫu thời trang Trung Quốc trên phim truyền hình dần dần đi vào nếp nghĩ và phong cách của thanh niên Việt Nam như một thứ mẫu mực thời thượng. Hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc có thể vào thẳng thủ đô Hà Nội một cách mau chóng và an toàn…

Và, một khi nếp nghĩ, cách ăn mặc, hay xa hơn một chút là văn hóa, tư tưởng bị nhuộm màu Trung Quốc, tràn lan trên thủ đô, thì chắn chắc Trung Quốc không thèm đánh chiếm Trường Sa nữa, trước sau gì cũng rơi vào tay họ. Vì họ đã xâm lăng, chiếm cứ toàn bộ từ não trạng, tới bao tử và nhân diện của một thủ đô rộng lớn, thậm chí họ đã ngồi xổm giữa bàn Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bí thư đảng… Mọi thứ đã răm rắp tuân phục Trung Hoa, thì nghĩa lý gì chuyện đánh để lấy Trường Sa! Không sớm thì muộn, đám vong nô cũng dâng cho họ mà thôi!

Chung qui, xét trên khía cạnh kinh tế, văn hóa và chính trị, Trung Quốc đã chiếm Hà Nội trước và mạnh hơn là chiếm Trường Sa. Họ chiếm bằng hàng giả, hàng nhái nhưng đựơc người anh em cánh hẩu tận lực che chở với cách thức làm ngơ, làm thinh như hiện nay.







No comments:

Post a Comment

View My Stats