Minh Anh - RFI
Chủ nhật 18 Tháng
Mười Một 2012
Ba mươi sáu triệu người chết vì nạn đói hay bị bạo hành tại Trung
Quốc trong
suốt 4 năm (1958-1961) là kết quả của một cuộc điều tra tỉ mỉ, do nhà báo Dương Kế Thằng – phó tổng biên tập tờ Trung Hoa thường niên thực hiện.
Nhân dịp tác phẩm của ông mang tựa đề «Những tấm bia. Nạn đói lớn tại Trung Quốc, 1958-1961 », do nhà xuất bản Seuil, tại Pháp phát hành, tuần san Le Nouvel Observateur đã có buổi nói chuyện với tác giả để hiểu rõ mức độ tàn khốc của thảm kịch đó.
Theo tác giả bài viết, vào thời điểm Mao
Trạch Đông lên cầm quyền vào năm 1949, đâu đâu cũng thấy những lời tuyên truyền tốt đẹp, đến mức mà tác giả cũng như bao thế hệ thanh niên lúc ấy đều tin rằng : Mao Chủ tịch là một vị thần ; chủ nghĩa cộng sản là thiên đường và phần còn lại của thế giới chỉ là địa ngục. Người ta tin vào huyền thoại đến nỗi mà ông xem cái chết của cha mình chỉ là một nỗi bất hạnh cá nhân. Không ai nghĩ rằng đó
là hậu quả của chủ trương tập thể hóa và « Bước Đại nhảy vọt lên phía trước ». Thậm chí, cả bộ máy chính quyền lúc bấy giờ cũng tin tưởng một cách mù quáng vào chính huyền thoại do Mao đề ra, đến mức phải mất một thời gian rất lâu sau để mà đánh giá hết tai biến đó.
Tác giả cho biết, sau này khi đã trở thành nhà báo, ông mới có điều kiện tiếp xúc với các nguồn tài liệu quý và sự kiện Thiên An Môn 1989 xảy ra đã làm sáng tỏ những mối nghi ngờ của ông về Bước Đại nhảy vọt, vốn đã hình thành từ thời Cách Mạnh Văn Hóa về những năm tháng đầy ghê rợn của thảm kịch đó. Theo ông, lẽ ra người ta có tránh được thảm kịch, bởi vì nó xảy ra không phải là vì do chiến tranh, cũng không phải do thảm họa thiên nhiên, nhưng mà là do cả một hệ thống đã dựng lên bằng mọi giá.
Đảng Cộng sản đã hy sinh nông dân
Đối với tác giả, vấn đề là không phải do
Mao Trạch Đông có chủ ý bỏ đói người dân, mà là Đảng Cộng sản đã quyết định hy sinh nông dân để thực hiện giấc mơ cường quốc của mình.
Việc trưng thu đất đai nông dân để đưa vào hợp tác xã năm 1958 đã đẩy nông dân vào trạng thái nông nô. Bếp ăn gia đình bị thay thế bằng những khu « nhà ăn tập thể », phó mặc sự sống còn của mỗi cá thể vào tay của vị quan chức nhỏ. Chính phủ trưng thu hầu như toàn bộ thu hoạch để tài trợ cho các dự án lớn, chỉ để lại cho nông dân một phần rất nhỏ, không đáng kể.
Trong khi các kho thóc của chính phủ đầy ắp, các khu nhà ăn tập thể lại bị đóng cửa do thiếu nguồn dự trữ. Hậu quả là nạn đói lớn đã xảy ra.
Chính hệ thống chuyên chế đó đã cho phép Mao Trạch Đông triển khai điều không tưởng phi
lý và đã để những chính sách sai lầm đó kéo dài bất chấp các tín hiệu báo động.
Đói khát làm cho con người mất nhân tính
Theo nghiên cứu của tác giả, nạn đói trong 4 năm đó thật là kinh khủng. Người ta đói đến mức đến cái vỏ cây cũng ăn, thậm chí là ăn cả xác người. Nhiều gia đình đào bới cả tử thi hay còn có chuyện giết cả người để ăn thịt.
Con người trở nên điên loạn và mất cả nhân tính. Chỉ cần ai đó phản đối việc trưng thu, hay đi mót hạt bắp xanh rơi vãi hay trốn đi ăn xin, là họ bị trừng phạt cho đến chết bằng những chiêu hành hạ rất tàn nhẫn. Trả lời Le Nouvel Observateur, tác giả cho rằng sự tàn bạo đó đã có từ thời cách mạng. Chính sự thù hận đã làm cho con người lúc bấy giờ trở nên điên cuồng, nhất vào những năm 1960. Người ta mất hết cả lý trí đạo đức. Tôn giáo, quan hệ gia đình và tình làng nghĩa xóm, tất cả đã bị phá hủy. Nhiều vị quan chức thương dân thì bị chụp mũ là « hữu khuynh » và bị đánh đến chết. Chính vì thế nhiều vị quan chức hiểu rằng tốt hơn hết họ cứ ra sức làm khổ nông dân.
Mao Trạch Đông là ý chí tối cao
Vấn đề ở chỗ là ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp, không ai dám lên tiếng phản đối. Đối với họ, đây không phải là thiếu dũng cảm mà là một sự thấm nhuần tư tưởng chuyên chế do Mao đề ra. Một số người còn tin tưởng Mao một cách mù quáng thậm chí khi đẩy đến chỗ phải tự tử mà vẫn hô to khẩu hiệu : « Chủ tịch Mao muôn năm ! »
Tác giả cho rằng yếu điểm của Mao Trạch Đông là ở chỗ ông rất ghét ý tưởng phát triển từng bước. Cần phải đốt cháy giai đoạn để tiến thẳng lên chủ nghĩa cộng sản, tăng gấp đôi mức sản xuất thép. Nhà nhà sản xuất, rừng cây bị đốn trụi để cung cấp cho các lò rèn gia đình, mà kết quả cuối cùng đạt được là con số không.
Những ai cản trở chủ trương Bước Đại nhảy vọt, như trường hợp ông Đặng Tiểu Bình, hay ông Lưu Thiếu Kỳ, sau này đều bị Mao trả thù trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa. Một cuộc cách mạng mà theo tác giả đánh giá là đã đạt đến đỉnh cao của cơn điên loạn.
No comments:
Post a Comment