Friday, 16 November 2012

THỦ TƯỚNG VIỆT NAM BỊ KÊU GỌI TỪ CHỨC (AFP)





16-11-2012

Người ta tin rằng đây là lần đầu tiên - xưa nay chưa bao giờ có - khi vị thủ tướng Việt Nam bị kêu gọi từ chức bởi một đại biểu quốc hội của một Quốc Hội với 500 đại biểu của nhà nước độc đảng.

“Đây là lúc nhận trách nhiệm thực sự chứ không chỉ là xin lỗi suông,” đại biểu Dương Trung Quốc nói khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn một cách trầm tỉnh.
Ông Quốc, một người biên khảo sử bộc trực, ăn nói thẳng thắn và một trong số ít hơn 10 phần trăm đại biểu Quốc Hội không thuộc về đảng Cộng sản, đã thúc giục ông Dũng “bắt đầu một tiến trình của nhà nước hướng đến một văn hoá từ chức.”
“Người dân hỏi tại sao thủ tướng nặng trách nhiệm với đảng mà nhẹ trách nhiệm với dân,” ông nói.
Điều ông Quốc nói lôi cuốn sự ủng hộ của nhiều diễn đàn mạng và blogs tiếng Việt Nam vốn rất phổ biến ở một đất nước đang bị nhà nước kiểm duyệt khắc nghiệt, khi đảng cộng sản siết chặt những cuộc tranh luận chính trị.

Một vị đại biểu quốc hội khác, ông Nguyễn Bá Thuyên nói sự thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc đưa ra một kế hoạch cứu nguy nền kinh tế đang bị suy sụp làm ảnh hưởng trầm trọng vào niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của đảng.
Áp lực ngày càng tăng khi Việt Nam đang vật vã với sự phát triển kinh tế chậm chạp, lạm phát gia tăng, giảm sự đầu tư từ ngoại quốc và nỗi lo ngày càng tăng về những món nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang yếu kém hiện nay.

Ông Dũng, 62 tuổi, thoát được sự trừng phạt qua cuộc họp then chốt của Đảng Cộng sản tháng rồi về một loạt tai tiếng làm mang tiếng tăm xấu cho lãnh đạo nhà nước.
Nhưng trong một nỗ lực làm giảm sự chỉ trích ngày càng tăng, đảng Cộng sản đã tự khiển trách và ông Dũng cũng đã lên tiếng xin lỗi vì tham nhũng, tính mất hiệu qủa và thất thoát lớn lao ở những doanh nghiệp nhà nước lớn như VINASHIN.
Đáp lại với sự tấn công công khai hiếm có như hôm thứ Tư, ông Dũng với khuôn mặt tươi cười nói là ông chưa bao giờ xin xỏ chức vụ cao cấp cho chính ông.
“Đảng đã chỉ định tôi tiếp tục làm thủ tướng,” ông nói, và thêm là ông là một đảng viên trung thành trong suốt 51 năm qua.
“Tôi không vận động, xin - với Đảng - cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác. Mặt khác, tôi cũng không từ chối, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi”, ông nói.

Quốc Hội hiện tại đang xem xét một nghị quyết mà qua đó có thể bắt buộc những nhà lãnh đạo cao cấp phải có được phiếu tín nhiệm để còn tại chức, nhưng không rõ là lá phiếu biểu quyết này có gía trị thực sự không, hay chỉ là một việc mang tính hình thức.
Ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu thống đốc ngân hàng và nhiệm kỳ thủ tướng năm năm lần thứ nhì đã được quốc hội với tuyệt đại đa số đảng viên đảng Cộng sản duyệt hôm tháng Bảy năm 2011, được xem như là vị thủ tướng đầy quyền uy nhất từ xưa đến nay.
Nhưng cùng lúc, Quốc Hội cũng từ từ trở nên nói thẳng, nói thật hơn.

Năm 2012 một đại biểu quốc hội kêu gọi cuộc bỏ phiếu có nên tín nhiệm ông Dũng hay không sau vụ công ty Vinashin gần như bị sập tiệm.
Việc đại biểu Quốc Hội tấn công ông Dũng nhấn mạnh sự bất mãn trong xã hội Việt Nam về sự độc đảng và toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một nhà phân tích thời cuộc ở Hà Nội.
“Cái tốt đẹp cho đảng chưa hẳn là cái tốt đẹp cho người dân,” ông ta nói.

“Câu hỏi (của ông Quốc) làm nỗi bật một vấn đề then chốt: sự lãnh đạo tối cao của đảng liệu có là điều tốt đẹp cho đất nước? Và phải chăng đó là sự chọn lựa duy nhất, đúng đắn?”


© DCVOnline

Nguồn:
(*) Vietnam's Prime Minister urged to resign. Agence France-Presse, 15 November 2012

-----------------------------------------

14-11-2012

Trong phiên họp ngày 14/11 tại Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, ông Dương Trung Quốc, một đại biểu không phải là đảng viên Đảng CSVN, nhập đề:

Câu hỏi của tôi sẽ giúp cho Thủ tướng, Chính phủ có đủ sức mạnh để thực hiện giải pháp của mình.

Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng trong đó có Thủ tướng xin lỗi và xin Trung ương Đảng kỷ luật. Còn tại Quốc hội, Thủ tướng chỉ xin lỗi trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn Nhà nước mà thôi khiến người dân tự đặt câu hỏi dường như Thủ tướng xem nhẹ trách nhiệm trước dân hơn trước Đảng.

Dẫu sao Thủ tướng đã có lời xin lỗi trước Quốc hội cũng là một điều đáng ghi nhận vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Nhưng nhìn ở một góc độ khác, thì việc xin lỗi – một hành vi văn hóa rất đáng được khích lệ trong dân cần được giới hạn trong mối quan hệ giữa bộ máy công quyền với nhân dân. Không thể xin lỗi việc chậm trễ giờ bay của ngành hàng không mà bỏ qua những chế tài xử phạt theo quy định nếu gây thiệt hại cho khách hàng. Việc làm cho dân hiểu là Nhà nước tạo độc quyền vàng cho SJC khiến dân bất an và chịu thiệt thòi kéo dài để rồi Thống đốc ngân hàng chỉ xin lỗi vì đã không giải thích rõ cho dân hiểu lầm…

Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không chỉ là lời xin lỗi. Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình đển các quan chức của ta từng bước làm được điều ở các quốc gia tiên tiến vẫn làm.

Xin nhắc lại rằng, xa xưa các cụ nhà ta từng cáo quan hồi hương. Còn Đảng ta đã từng có một vị Tổng bí thư, người có công lớn trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất năm 1956 đã từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba nhiệm kỳ sau trở lại với cương vị Tổng bí thư kịp góp phần công cuộc đổi mới trước khi từ trần.

Ông Dương Trung Quốc đặt câu hỏi:

Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng Thủ tướng đã nặng trách nhiệm với Đảng mà nhẹ trách nhiệm với dân? Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho một sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?

Ông Nguyễn Tấn Dũng trả lời:

Hôm nay, chỉ còn ba ngày nữa là tôi tròn 51 năm theo Đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Đảng. Trong 51 năm qua, tôi không có xin với Đảng cho tôi làm, đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác, mặt khác cũng không từ chối, thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.
Tôi đã báo cáo nghiêm túc, báo cáo đầy đủ với Đảng, với bộ Chính trị, BCH TƯ, đầy đủ về bản thân mình và Đảng, Bộ Chính trị, BCH TƯ cũng đã hiểu rõ về tôi, cả về ưu điểm, khuyết điểm, phẩm chất đạo đức, năng lực, khả năng, sức khỏe, thương tật, tâm tư nguyện vọng của tôi. Đảng lãnh đạo quản lý trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi, và Đảng ta cũng là Đảng cầm quyền, lãnh đạo, đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng. Chính phủ Trung ương phân công. Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua.

Một người bình luận ở Hà Nội nói:

Những gì lợi cho Đảng không nhất thiết là ích cho dân. Câu hỏi của ông Quốc đưa ra một vấn đề quan trọng là, lãnh đạo tối cao của Đảng có ích lợi cho đất nước hay không? Và đó có đúng lựa chọn duy nhất [cho Việt Nam] hay không?

© DCVOnline

Nguồn:




No comments:

Post a Comment

View My Stats