12:00:am 21/11/12
Từ
nhiều năm nay, tuy tự thừa nhận là quốc gia đang phát triển, Tàu không giấu
thái độ hóng hách, kiêu căng do mức phát triển với 2 số liên tục suốt trong
thời gian dài. Nhiều nhà phân tách đã không bỏ qua trường hợp nước Tàu để tìm
hiểu và dự đoán tương lai.
Người
ta đang theo dõi thế giới thay đổi sâu xa và khủng hoảng tài chánh sẽ góp phần
làm gia tăng ảnh hưởng của tốc độ sự vận hành của thế giới. Sức mạnh kinh tế
của những quốc gia kỹ nghệ phát triển xưa đang suy thoái để nhường chỗ cho
những nước đang phát triển, trong đó có Tàu đứng đầu.
Tình
hình này, theo nhiều nhà kinh tế học, sẽ còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Tuy
nhiên cũng có không ít những nhà kinh tế học khác lại quả quyết sự cầm cự của
những quốc gia đang phát triển chống lại tình trạng khủng hoảng chung sẽ không
kéo dài được lâu. Trong số những nhà kinh tế này, Ông Nouriel Roubini, nhà
chuyên môn dự báo những thảm họa quốc gia, hồi tháng 4 vừa qua, đã lên tiếng
nhận xét về mô hình phát triển trung quốc. Theo ông, “Trung quốc không thể đứng vững được
lâu hơn và sẽ sụp đổ, rất có thể sau năm tới 2013″. Vì không có một
nước nào trên thế giới có thể sản xuất để đem 50 % sản lượng nội địa đưa vào
đầu tư mà không tạo ra những quá tải đối với khả năng sản xuất và không đẻ ra
những tín dụng xấu.
Ông
Francis Fukuyama, nhà chánh trị học, xã hội học và triết học của Mỹ, tiên đoán
một cách quả quyết hơn ”Tôi nghĩ cái hệ thống ở Tàu sẽ nổ tung một lúc nào đó”
vì theo ông, “tương lai
nước Tàu không có gì chắc chắn. Sự cứng rắn của hệ thống chánh trị càng ngày sẽ
đụng chạm mạnh với sự nhanh chóng của tin tức qua những mạng xã hội”.
Mà đụng chạm thì phải bùng vỡ thôi.
Như
trong năm rồi, tai nạn xe lửa cao tốc xảy ra, nhà cầm quyền Bắc kinh theo thói
quen giấu dân chúng, cho chôn giấu tất cả vết tích của vụ việc. Nhưng dân chúng
dồn dập đưa tin với cả đầy đủ hình ảnh. Nhà cầm quyền Bắc Kinh sau cùng phải
thừa nhận sự thật tệ hại đó.
Nhà
cầm quyền ở Bắc kinh cũng biết rõ những khó khăn và nguy hiểm sanh tử cho chế
độ độc tài của họ nên họ nỗ lực tìm giải pháp khắc phục để tồn tại.
Chúng
ta sẽ xem qua những khó khăn và khả năng đối phó để duy trì chế độ độc tài của
Bắc Kinh. Trong bài này, chúng ta thử thấy Tàu có phải là một thứ Đế quốc thực
dân kiểu mới hay không?
Chánh
sách đối ngoại của Bắc kinh
Chưa
bao giờ chỉ trong hai năm mà những trao đổi ngoại thương giữa Tàu và Phi châu
gia tăng lên tới 89 %, một kỷ lục mới. Bắc Kinh, đồng thời, cũng tuôn hàng hóa,
có chất độc nhiều ít không biết, tràn ngập qua Phi châu đen. Mục đính là để thu
về nhiên vật liệu cung ứng cho nhu cầu sản xuất của Tàu. Để bảo đảm nguồn năng
lượng, Bắc kinh còn đầu tư mạnh vào các nước Phi châu có dự trữ nhiên liệu để
khai thác. Khi đẩy mạnh chánh sách này, Bắc kinh không quên trấn an các quốc
gia Phi châu, vốn cựu thuộc địa của Tây phương, là Bắc kinh không bao giờ muốn
thiết lập chế độ thực dân như trước kia.
Tại
Diễn đàn Hợp tác kỳ 4 giữa Tàu và Phi châu tổ chức ngày 19 tháng 7 tại Bắc
Kinh, Hu Jintao tuyên bố để xác định chánh sách đối ngoại của Tàu “Tàu là một trong những nước lớn nhất
của thế giới đang phát triển, và Phi châu là một lục địa lớn gồm nhiều quốc
gia. Nhân dân Trung hoa và Phi châu thắt chặt những mối quan hệ bình đẳng, thật
lòng, hữu nghị và cùng yểm trợ nhau trong sự phát triển chung”.
Năm
1979, Đặng Tiểu Bình thay đổi đường lối cộng sản hướng về phát triển kinh tế.
Ngày nay, nhà cầm quyền ở Bắc kinh giữ ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế. Để bảo
đảm nguồn nhiên liệu không bị gián đọan, Bắc Kinh không ngần ngại quan hệ ngoại
giao với những chánh quyền độc tài và tham nhũng. Họ còn yểm trợ những chánh
quyền này như trước đây các chánh quyền thực dân đã dựng lên và nuôi dưỡng. Vì
những chánh quyền này còn thì nguồn cung cấp nhiên liệu còn. Vả lại, xưa nay,
ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, có gì lạ!.
Hơn
nữa, cộng sản vốn là con đẻ của Đế quốc tư bản. Vào đầu thế kỷ trước, các công
ty lớn các nước tư bản thắc chặc mối quan hệ với giới lãnh đạo các nước có tài
nguyên thiên nhiên như dầu hỏa, khoán sản, cao su, …
Phải
chăng thật lòng không muốn giẫm lên những bước chân thực dân củ mà Hu Jintao đã
cho các nước Phi châu quan hệ với Tàu vay 20 tỷ đô-la trong 3 năm để mở mang
nông nghiệp, hệ thống hạ tầng cơ sở và xí nghiệp nhỏ. Lúc nào giới chức Bắc
kinh cũng tuyên bố là không hề can thiệp vào nội bộ các quốc gia bạn. Theo dự
tính, tới năm 2035, Tàu phải cần 11, 6 triệu thùng dầu / ngày và qua 5 năm sau,
mức tiêu thụ sẽ tăng lên bằng Huê kỳ trong lúc đó, Tàu chỉ có khả năng tự túc
nhiên liệu cho ¼ nhu cầu. Nhu cầu nhiên liệu ngày trở thành sinh tử cho giới
lãnh đạo Bắc Kinh.
Ông
Le Yucheng, Thứ trưởng Ngoại giao, không gấu giếm mối lo ngại lớn của nhà cầm
quyền “Bổn phận của nước
Tàu là đảm bảo một đời sống đàng hoàng cho 1, 3 tỷ người dân của mình. Quí vị
có thấy đó là cái thách thức vô cùng lớn không và là áp lực vô cùng nặng nề đè
lên chánh phủ không. Tôi không thấy có gì khác là đáng kể hơn. Tất cả phần còn
lại chỉ phụ thuộc vào cái ưu tiên quốc gia này”. Tức vì nhu cầu
nhiên vật liệu để phát triển, Tàu phải tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước
Phi châu, Nam Mỹ, khối cựu Liên-xô và Trung đông.
Đó
là mục tiêu hàng đầu của chánh sách đối ngoại hiện nay. Mục tiêu ngoại giao
này, để bảo đảm nguồn cung cấp không bị gián đoạn vì nội chiến, sự thay đổi chế
độ ở đó, được đảng và Chánh phủ, Ngân hàng Nhà nươc và cả Quân đội yểm trợ.
Riêng về nguồn dầu hỏa, Chánh phủ chỉ thị các Công ty Quốc doanh gấp rút đầu tư
khai thác các mỏ dầu ở ngoại quốc.
Việc
đầu tư luôn luôn đi kèm với những khoản cho vay rẻ, giúp xây dựng cơ sở thể
thao, giải trí, những bữa chiêu đãi huy hoàng tại Bắc Kinh và cả quân sự nữa.
Các nước như Angola, Venezuela, Soudan, Zimbabwe đều được hưởng những lợi lạc
này khi bắt tay “làm ăn” với Tàu . Họ nhận từ 2 tỷ tới 20 tỷ đô-la vay rẻ hoặc
sự yểm trợ quân sự.
Như
vậy làm sao hiểu được lời tuyên bố của Hu Jintao là Tàu ngày nay không thiết
lập chế độ thực dân như Tây phương trước đây khi họ ngày càng can thiệp sâu vào
nội tình các nước cung cấp nhiên vật liệu cho họ để bảo vệ quyền lợi của họ nơi
đây?
Trong
mục đích này, Tàu không ngần ngại yểm trợ những chế độ độc tài, tham những vừa
quân sự vừa ngoại giao cấp Liên Hiệp quốc. Iran là một trường hợp cụ thể. Với
những nước khác, Bắc Kinh chủ trương bắt lấy vài người trong Chánh quyền hoặc
cả Chánh quyền bằng mua chuộc. Những người trong Chánh quyền thì giàu nhờ tiền
của Tàu nhưng dân chúng thì không hưởng được gì qua cách ngoại giao này.
Như
ở Angola, người dân chỉ sống không quá 2 đô-la / ngày. Ở Zimbabwe, khi ủng hộ
chế độ độc tài đàn áp dân của Robert Mugabe, giúp huấn luyện và tổ chức an ninh
để bảo vệ chế độ, Tàu nhằm tậu đất đai trồng trọt và khai thác khoán sản, đá
quí. Cách Tàu có mặt ở Phi châu không khác gì họ đang tung hoành ở Việt Nam qua
đảng cộng sản Hà Nội. Đảng viên cộng sản giàu có nhờ bán đất đai, khoáng sản
cho Tàu trong lúc đó dân chúng Việt Nam ngày càng nghèo thêm. Đất nước sẽ không
còn của Việt Nam nữa.
Tàu
có phải Đế quốc thực dân kiểu mới?
Tổng
thống Nam Phi nhận định rõ “cách ngoại giao của Tàu như vậy không thể tồn tại
được về lâu về dài”.
Theo
báo cáo của Ủy Ban Phát triển Âu châu, Tàu đổ xô đầu tư vào Phi châu, khai thác
đất đai nông nghiệp, khoáng sản, xây dựng hạ tầng cơ sở, …cho mọi người cảm
tưởng Phi châu đang hưởng phúc lợi.
Bắc
kinh đang giúp giựt dậy nền kinh tế Phi châu và Phi châu bắt đầu phát triển.
Năm 2005, một nghiên cứu khác đưa ra một hình ảnh Phi châu tương phản. Mười bốn
nước sản xuất dầu hỏa và khoáng sản bán cho Tàu có được thặng dư về ngoại
thương. Ba mươi nước khác, trái lại, buôn bán bị thua lô vì thị trường của họ
tràn ngập hàng hóa tiêu dùng rẻ tiền của Tàu, giết chết những nhà sản xuất nội
địa. Đây cũng là hình ảnh của Việt Nam ngày nay.
Trong
trao đổi giữa Tàu và Phi châu, cái hố ngăn cách giữa nước được và nước thua
thiệt ngày càng thêm khoét sâu và rộng ra không tránh khỏi gây ra ở đây đó sự
bất mãn trong dân chúng. Bản báo cáo kết luận “Với đa số các quốc gia Phi châu, lời tuyên bố của nhà
lãnh đạo Bắc Kinh đem lại hi vọng rất lớn, nhưng thực tế chẳng có gì hết vì
không tạo ra được những điều kiện phát triển thật sự” nhằm phúc lợi
cho dân chúng vốn nghèo đói triền miên của vùng kém mở mang.
Khi
Tàu tới Phi châu hay những nơi khác chỉ nhằm tìm nguyên vật liệu, ủng hộ những
chế độ độc tài tham nhũng địa phương để sai khiến chúng bảo vệ quyền lợi của
mình, không nghĩ tới quyền lợi thật sự của dân chúng ở những nơi đó thì cách
ứng xử này không thể bênh vực cho Tàu không phải là Đế quốc thực dân giống như
các thế lực thực dân Tây phương trước kia.
Riêng
ở Việt Nam, Tàu kết hợp với đảng cộng sản Việt Nam thành một thế lực thực dân
kiểu mới đàn áp, bóc lột nhân dân Việt Nam, cướp của dân tới từng cộng rau
muống cuối cùng. Thế lực mới này, không có tên nào khác chính xác hơn để gọi,
đó là bọn hán ngụy.
©
Nguyễn văn Trần
©
Đàn Chim Việt
————————————————
***
Những số liệu và trích dẫn mượn ở tác giả Micheal T. Klare, Le Monde
Diplmatique, số 9/2012, Paris
No comments:
Post a Comment