7-11-2012
Đây là một đề tài tôi đã suy nghĩ
nhiều năm, nếu không muốn nói là hàng bao chục năm, và đã viết rất nhiều lần;
nhưng nay tôi vẫn phải viết lại, vì Việt Nam vẫn chưa có cách mạng. (1)
Cách mạng vẫn chưa xẩy ra ở Việt
Nam như đã xẩy ra ở Liên sô, Đông Âu, ở các nước Ả rập, mà tiêu biểu là
Tunisie, Ai cập, Lybie và hiện đang xẩy ra ở Syrie, Miến điện; nhưng vẫn còn
chưa xẩy ra tại Việt Nam, là vì rất nhiều nguyên do. Đây tôi chỉ nêu lên một vài
nguyên do chính, theo thiển nghĩ của tôi:
I) Vì phe đối lập cộng sản không có
tổ chức, nhiều khi bị lâm vào cảnh: “Nhiệt tình mà không có tổ chức thành ra
phá hoại”.
Sự quan trọng của tổ chức, đây là
điều mà Tôn Tử và ngay cả Lénine, mặc dầu là người cộng sản, chúng ta không
thích, đã ý thức từ lâu.
Chúng ta thấy Tôn Tử, dùng những
người phụ nữ, tỳ thiếp của vua Hạp Lư, huấn luyện, tổ chức hóa, để trở thành
những người chiến sĩ, mà lúc đó chỉ giành cho nam giới.
Chính Lénine nói: “Tổ chức, tổ chức
và tổ chức”.
Vậy tổ chức là cái gì?
Theo chữ Tây phương, chữ
“Organisation" đến từ chữ "Organes" có nghĩa là những bộ phận
của con người, gồm có đầu (bộ óc), tim, bụng và chân tay. Mỗi bộ phận có một
nhiệm vụ riêng, nhưng liên quan, hỗ trợ với nhau. Một con người chỉ có óc tim
cũng không được, mà chỉ có bụng, chân tay không cũng không xong.
Chính vì vậy mà khi nói đến tổ chức
là người ta nói đến sự huấn luyện, chỉ huy và liên hệ từ trên xuống dưới, từ
dưới lên trên.
Thật vậy, Tôn Tử đã dùng những mỹ
nhân trong cung của vua Hạp Lư gồm 180 người, huấn luyện thành lính, thành tổ
chức.
Khi huấn luyện, xắp đặt hàng ngũ
xong, Tôn Tử nói: “Quân đã chỉnh tề, nhà vua có thể xuống coi, rồi tùy nhà
vua muốn dùng vào việc gì thì dùng, dẫu bảo họ dẵm vào nước vào lửa cũng được.”
( Theo Tôn Ngô binh pháp - bản dịch Ngô văn Triện ).
Theo tư tưởng Tây phương, với những
triết gia như Socrate, Platon và Aristote, những người đã suy nghĩ nhiều về tổ
chức, suy nghĩ về việc làm thế nào để tổ chức một xã hội tốt đẹp, sống có hạnh
phúc, thì họ đã lấy cách cấu tạo của con người, gồm cái đầu, bụng và tứ chi rồi
suy rộng ra, nhất là theo Platon.
Theo ông này, một xã hội cũng vậy,
cái đầu của một xã hội chính là giai tầng triết gia, luật gia, làm ra những
quan niệm sống, những luật lệ căn bản để điều hành xã hội, quan niệm nhà lãnh
đạo đồng thời phải là một triết gia (Leader – philosophe), là quan niệm của
Platon; tứ chi của xã hội chính là giai tầng quân nhân, chiến sĩ có nhiệm vụ
bảo vệ an ninh cho xã hội, bảo toàn lãnh thổ, chống lại sự đe dọa, xâm lấn của
ngoại bang; giai tầng làm kinh tế chính là cái bụng của xã hội lo việc sinh
sống hàng ngày. Ba gia tầng này hợp tác với nhau, cộng hưởng và hòa hợp với
nhau để điều hành xã hội. Chữ Cộng Hòa (la République), có nghĩa là cộng tác và
hòa hợp với nhau, và đồng thời là tên quyển sách của Platon, mà nhiều triết
gia, nhà tư tưởng chính trị sau này cho rằng những hiến pháp hiện nay, nhưng tư
tưởng xã hội chỉ là những bản sao chép của quyển sách này.
Ở đây, chúng ta thấy quan niệm của
Socrate, thầy của Platon, của Platon, thầy của Aristote, khác hẳn quan niệm của
Karl Marx.
Các ông trên chủ trương hợp tác
giai cấp, thay vì đấu tranh giai cấp như Marx.
Kinh nghiệm gần 100 năm áp dụng
quan niệm của Marx bị thất bại đã cho chúng ta thấy điều đó.
Ở đây tôi xin mở ngoặc nói về một
số sử gia Việt Nam và ngay cả ngoại quốc cho rằng Hồ chí Minh là người cộng hòa
; điều này chứng tỏ họ chẳng hiểu gì về lý thuyết, triết lý chính trị. Họ Hồ
chủ trương đấu tranh giai cấp, đâu có chủ trương hợp tác giai cấp như Platon,
thì làm sao là cộng hòa được.
Trở về vấn đề tổ chức, con người
gần như không thể một mình mà làm lên việc lớn, mà cần phải 2, 3 và rất nhiều
người khác, nhất là trong lãnh vực đấu tranh chính trị. Vì vậy nên cần phải có
tổ chức, có đường lối đấu tranh để qui tụ người khác.
Chúng ta có thể ví những cố gắng
đấu tranh của mỗi cá nhân như những hạt mưa, đường lối đấu tranh như kim chỉ
nam, và tổ chức đấu tranh như một dòng suối. Những hạt mưa phải được kim chỉ
nam hướng về dòng suối, mới có thể tạo nên sức mạnh, mới có thể cuốn đi những
rác rưởi của dòng lịch sử dân tộc, nếu không thì những hạt mưa chỉ ngấm vào
lòng đất, không tạo nên sức mạnh mong muốn.
II) Vì cộng sản ý thức rõ điều này,
nên tìm cách phá hủy tất cả những tổ chức đối lập ngay từ trong trứng nước,
theo kiểu: “Đánh rắn phải đánh dẹp đầu”
Thật vậy, vì ý thức rõ vai trò quan
trọng của tổ chức, nên cộng sản đã tìm đủ mọi cách để phá vỡ những tổ chức đối
lập, bằng cách cô lập hay tiêu diệt những thành phần lãnh đạo đối lập, hoặc
chia rẽ tối đa những người đấu tranh, chẳng khác nào một con người mà không có
óc, hay nếu có óc thì không có chân tay.
Chính sách ngu dân hay bắt dân phải
nghĩ theo lề lối đã được qui định bởi đảng là như vậy.
Chính vì vậy, mà giới lãnh đạo cộng
sản cố biến xã hội loài người thành loài sâu bọ, con người không có đầu óc, chỉ
biết sống, mà không biết suy nghĩ hay suy nghĩ theo lề lối định sẵn bởi đảng.
Ông Yakolek, cựu Ủy Viên Bộ Chính
trị, cố vấn của ông Gorbatchev, cha đẻ của Chính Sách Tái cấu trúc
(Pérestroïka) và Trong sáng (Glasnost), đã nói:
“Cộng sản là loài sâu bọ, con mới
đẻ đè lên xác con già, con già đạp lên con trẻ; nhưng trong đó có con khỏe
nhất, leo lên chỗ cao nhất. Tuy nhiên để được như vậy, thì nó đã phải dẵm lên
xác không biết bao con khác”.
Chúng ta cứ quan sát 2 đảng cộng
sản còn lại của 2 nước tiêu biểu là Trung cộng và Việt Nam thì rõ: Trung Ương
đảng, Bộ Chính trị, chúng tìm cách “Trát cứt lên mặt nhau", như người dân
thường nói, người này tố cáo kẻ kia tham nhũng, Trương tấn Sang, Nguyễn phú
Trọng tố cáo Nguyễn tấn Dũng và ngược lại; cũng như đảng cộng sản Trung cộng:
Bạc hy Lai bị tố cáo tham nhũng hối lộ và chuyển nhiều tỷ US Đô la ra ngoại
quốc, vợ còn bị tố cáo giết người, ngày hôm nay thì phe cánh của họ Bạc đưa ra
những nguồn tin gia đình của Ôn gia Bảo, đương kim Thủ tướng có gia sản đến gần
3 tỷ $, mặc dầu họ Ôn lúc nào cũng tự nhận là trong sạch. Ngay cả người sắp lên
chức Chủ tịch đảng là Tập cận Bình, đã được thăng tiến nhờ thành tích chống
tham nhũng tại Chiết Giang, cũng luôn tự nhận mình xuất thân nghèo nàn và trong
sạch. Nhưng theo bản tin của Blooberg, tổng số tài sản của gia tộc ông đến cả 2
tỷ đô la, gồm 376 triệu đầu tư tại nhiều công ty, 1,73 tỷ đầu tư gián tiếp vào
các công ty đất hiếm và 20,2 triệu vào một công ty công nghệ khác.
Người này tố cáo người kia, nhưng
thực ra chúng đều là sâu bọ, hại dân, mọt nước.
Chúng không còn liêm sỉ. Người xưa
có câu: “Nhân vô liêm sĩ hà như vật dã!" (Con người không có liêm sỉ thì
chỉ là con vật).
Nhìn vào Hội nghị Bộ Chính Trị Cộng
sản Việt Nam vừa qua, chúng phê bình và tự phê, rồi chúng cùng nhau đưa ra Hội
nghị toàn thể Trung Ương, nhưng kết quả chúng ta thấy gì: Chúng nhận lỗi, xin
lỗi rồi chẳng có ai bị kỷ luật. Chuyện này không phải mới đây mà từ thời Phạm
văn Đồng làm thủ tướng, họ Phạm cũng từng nhận lỗi « Tôi có lỗi, anh có lỗi,
chúng ta đều có lỗi « rồi bọn chúng, cá mè một lứa, lại bao che cho nhau, bảo
vệ địa vị để tiếp tục hút máu mủ, tham ô tài sản của dân chúng.
Hãy nhìn những nước tự do, dân chủ,
có đạo đức, liêm sỉ, như Nam Hàn, mặc dầu mới dân chủ, nhưng đương kim tổng
thống, ông Lee Myung-bak, vào tháng 7/2012 đã phải xin lỗi trước quốc dân vì
anh trai đang bị điều tra về tham nhũng với số tiền là 525.000 $, vì sự kiện
này đã làm xấu đi hình ảnh của đất nước. Chúng ta cũng không quên vào năm 2009,
cựu tổng thống Nam Hàn, ông Roh Moo Hyun, đã nhảy xuống vực xâu tự tử sau khi
biết được phu nhân ông đã nhận hối lộ 1.224.000 $.
Tinh thần liêm sỉ là như vậy.
Trong khi đó giới lãnh đạo cộng sản
Tàu và Việt Nam, xin lỗi dân không biết bao nhiêu lần, nhưng tật nào vẫn tật
đó.
Chính vì vậy mà người dân Việt có
câu ca dao:
“Sửa sai thì cứ sửa sai. Sửa thì cứ
sửa, sai thì cứ sai"
Tuy nhiên, nên nhớ, lâu dài mọi thứ
sẽ được phơi bày ra ánh sáng, không có một tội lỗi nào có thể bỏ qua và không
bị xét xử: nếu người khác quên, thì chính người gây tội sẽ nhớ; nếu tòa án công
cộng, pháp lý không xét xử, thì tòa án lương tâm sẽ xét xử.
Ngoài những thảm họa do cộng sản
gây ra cho quốc gia và dân tộc, cố tình ngăn chặn cuộc cách mạng tự do, dân chủ
xẩy ra, nhìn con người và xã hội Việt Nam, chúng ta còn thấy những khuyết điểm
sau và cũng là trở lực ngăn cản cách mạng:
Đó là truyền thống quân chủ phong
kiến “Trên đội dưới đạp", “Học để có bằng cấp, để làm quan", ngày hôm
nay thì “Khiếp sợ quan quyền", những thứ này đã quá ăn sâu vào đầu óc dân
Việt.
Một nhà tư tưởng chính trị, cách
mạng có nói:
“Để làm cách mạng thì cần đến giai
tầng bình dân; nhưng để cho cách mạng thành công, thì cần đến giai tầng sĩ phu,
trí thức".
Giai tầng bình dân Việt Nam hiện
nay đã trở thành “Vô cảm", “Bị thịt”, không có phản ứng. Phải chăng đã quá
ê chề sau một thời gian dài chiến tranh và bị phỉnh gạt bởi cộng sản, và ngày
hôm nay chỉ biết ăn chơi và hưởng thụ.
Không nói đâu xa, nói ngay đến
những người Việt ở hải ngoại, mới ngày nào vượt biên, con hay vợ bị hải tạc hãm
hiếp, chết dở, sống dở, ngày hôm nay có tý tiền, đã trở về Việt Nam tìm thú
vui, mang tiền tiếp máu cho cộng sản.
Giai tầng trí thức thì phần lớn là
trí thức bằng cấp, học để được ra làm quan, theo kiểu “Chưa đỗ ông nghè, đã đe
hàng tổng", trên đội, dướp đạp, ngày xưa thì đội triều đình, ngày nay thì
đội bạo quyền, chân thì đạp dân, mặc kệ dân, theo kiểu chủ nghĩa
“Mackeno", mặc kệ nó, nói chi đến hướng dẫn, tổ chức dân làm cách mạng.
Cộng thêm vào đó có bản tính của
chính người dân Việt:
Người Việt chúng ta: kiến thức thì
nông cạn; nhưng lúc nào cũng tự cho mình hiểu biết mọi sự, mọi việc, lấy những
cái khôn vặt làm sự hiểu biết chính; thua kém mọi người, nhưng lúc nào cũng tự
nghĩ mình hơn mọi người; nặng vì tình, nhẹ về lý, vì vậy phần lớn cách suy
nghĩ, hành động thường được đo bằng thước: “Trực giác nóng lạnh, tình cảm giận
hờn", lúc đầu thì vồn vã, thắm thiết, nhưng sau thì cắn quái lẫn nhau;
giữa những người Việt, ít có những chương trình, kế hoặch lâu dài, trong đủ mọi
lãnh vực, ngay cả buôn bán, thám hiểm, du lịch, nên khó đi đến tổ chức lâu bền.
Có lẽ vì vậy, mà trong nền văn học Việt Nam, chúng ta chỉ thấy những nhà văn,
nhà thơ, tả tình, tả cảnh, chứ không thấy những nhà tư tưởng về chính trị, xã
hội, những triết gia.
Người Việt chúng ta có một bản năng
sinh tồn rất mạnh: gặp khó khăn nào cũng cố vượt qua, gặp hoàn cảnh nào cũng cố
thích ứng, nhưng một khi khó khăn được khuất phục, hoàn cảnh được thích ứng, thì
đã vội tự mãn. Có lẽ vì vậy mà người Việt thành công nhiều ở mức độ trung bình;
nhưng ít có ai vượt trội hẳn lên ở mức độ cao.
Và từ đó, một câu hỏi đến với chúng
ta: Làm thế nào để cách mạng tự do, dân chủ sớm đến Việt Nam?
Câu trả lời: Đó là hãy cách mạng
bản thân trước tiên, sau mới cách mạng xã hội.
Cách mạng bản thân đây là khắc phục
tất cả những thói hư, tật xấu, những khó khăn gặp phải, phải sống can đảm,
không sợ hãi bạo quyền, sống lạc quan, luôn tin rằng đời sống của chính mình,
của gia đình mình, của dân tộc mình sẽ mỗi ngày một tốt đẹp hơn, thay vì lúc
nào cũng bi quan, than thân trách phận chán, rồi đi đến chỗ trách người khác,
không thể tạo dựng được tổ chức, hay vì có tinh thần “Không ăn thì đạp đổ”, mới
cùng nhau gây dựng lên một tổ chức, nay chỉ vì một sự bất đồng nhỏ, đã đạp đổ,
vứt bao công trình đã gầy dựng trước đây, xuống sông, xuống biển.
Để tạo ra tổ chức, một trong những
điều kiện chính là những người thành lập, nhất là lúc đầu, phải có tinh thần kỷ
luật tự giác.
Có lẽ đây là điều thiếu xót lớn của
nhiều người Việt chúng ta, chỉ thích kỷ luật áp đặt, do ông chủ, do bạo quyền
đưa xuống, hoặc áp đặt cho người khác, chứ không thích tự áp đặt cho mình kỷ
luật. Vì vậy, người Việt chúng ta phần lớn thích đi làm công hơn là tự mình làm
chủ.
Sống đạo đức, can đảm, lạc quan,
độc lập và hy vọng, đó chính là đức tính của con người dân chủ.
Và chỉ khi nào mỗi người Việt chúng
ta đều thấm nhuần được những đức tính đó, thì cuộc cách mạng dân chủ, tự do,
nhân quyền mới sớm đến với Việt Nam,
Vì tôn trọng nhân quyền bắt đầu
bằng tôn trọng quyền của chính mình, không sống hèn hạ, khiếp sợ, để cho những
quyền căn bản của mình bị cường quyền chà đạp, sống vô lương tâm, vô liêm sỉ,
vô trách nhiệm, miễn sao yên thân, theo kiểu chủ nghĩa “mặc kệ nó", của
một số trí thức ở trong và ngoài nước, hay: “Nhà hàng xóm cháy thì kệ họ, miễn
nhà mình không cháy là được rồi”.
Chính vì vậy, mà khi mới nhậm chức
vào năm 1978, Đức Giáo hoàng Jean Paul I I, về viếng thăm quê hương, ngài đã
đọc một bài diễn văn trước dân tộc Ba lan, trong đó có mấy câu quan trọng sau:
“Hãy can đảm, đừng sợ hãi và hãy hy
vọng!"
Câu nói này đã là một trong những
nguyên do chính đưa đến cuộc cách mạng dân chủ, nhân quyền tại Ba Lan.
Paris ngày 06/11/2012
Chu Chi Nam
* Xin xem thêm những bài về cách
mạng, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/
No comments:
Post a Comment