Người dịch: Huỳnh Phan
Posted by basamnews
on 21/11/2012
TỔNG THỐNG OBAMA: Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Myanmar Naingan, Mingalaba!
[Xin chào đất nước Myanmar](Tiếng cười và vỗ tay) Tôi rất vinh hạnh có mặt ở
đây, tại trường đại học này và là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm đất
nước của các bạn.
Tôi
đến đây vì tầm quan trọng của quốc gia các bạn. Các bạn sống ở ngã tư đường của Đông và Nam Á. Các bạn
tiếp giáp với hai quốc gia đông dân nhất hành tinh. Các bạn có một lịch sử lâu
dài hàng ngàn năm, và có khả năng giúp xác định vận mệnh của khu vực phát triển
nhanh nhất này trên thế giới.
Tôi đến đây vì vẻ đẹp và sự đa dạng của đất
nước các bạn. Tôi đã thấy chỉ mới ngày hôm nay bảo tháp vàng Shwedagon, và đã
xúc động bởi ý tưởng vượt thời gian của lòng từ bi (metta) – niềm tin rằng thời
gian của chúng ta sống trên trái đất này có thể được xác định bằng sự khoan
dung và tình yêu. Và tôi biết vùng đất này vươn từ các khu dân cư đông đúc của
thành phố cổ này cho đến bản quán của hơn 60.000 làng quê, từ các đỉnh núi của
dãy Himalaya, các khu rừng của bang Karen vươn tới hai bờ sông Irrawady.
Tôi
đến đây vì lòng ngưỡng mộ của tôi đối với trường đại học này. Chính ở nơi đây, tại ngôi trường này, cuộc phản đối chế
độ thực dân đầu tiên đã được tổ chức. Chính ở nơi đây, Aung San đã biên soạn
một tạp chí trước khi lãnh đạo phong trào độc lập. Chính ở nơi đây, U Thant đã
học được những con đường của thế giới trước khi dẫn dắt thế giới tại Liên Hiệp
Quốc. Ở đây, việc học tập nghiên cứu đã phát triển mạnh trong thế kỷ qua và
sinh viên đứng lên đòi các quyền cơ bản của con người. Bây giờ, cuối cùng Quốc
hội của các bạn đã thông qua một nghị quyết đem lại sức sống mới cho trường đại
học này và nó phải giành lại sự vĩ đại của mình, bởi vì tương lai của đất nước
này sẽ được xác định bằng việc giáo dục thế hệ trẻ.
Tôi
đến đây vì lịch sử giữa hai nước chúng ta. Một thế kỷ trước, các nhà buôn và các nhà truyền giáo Mỹ
đã đến đây để tạo dựng các mối quan hệ về niềm tin, thương mại và tình hữu
nghị. Và từ bên trong các biên giới này trong chiến tranh thế giới thứ II, các
phi công của chúng tôi đã bay tới Trung Quốc và nhiều binh lính của chúng tôi
đã hy sinh mạng sống của họ. Cả hai nước chúng ta đều thoát khỏi Đế quốc Anh,
và Mỹ là một trong những nước đầu tiên công nhận Liên minh độc lập Miến Điện.
Chúng tôi tự hào đặt một Trung tâm Mỹ tại Rangoon và xây dựng các trao đổi qua
lại với các trường học như thế này. Và qua nhiều thập niên của sự khác biệt, người Mỹ đã thống nhất trong tình cảm
của mình đối với đất nước người dân này.
Trên
hết, tôi đến đây vì niềm tin vào phẩm giá con người của Mỹ. Trong nhiều thập niên qua, hai nước chúng ta đã trở thành người xa lạ. Nhưng
hôm nay, tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi luôn luôn vẫn hy vọng về người
dân của đất nước này, về các bạn. Các bạn đã cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi
chứng kiến lòng can đảm của các bạn.
Chúng tôi thấy các nhà hoạt động mặc đồ
trắng tới thăm gia đình các tù nhân chính trị vào chủ nhật và các nhà sư mặc áo
vàng (saffron) biểu tình một cách ôn hòa trên đường phố. Chúng tôi được biết
những người dân bình thường đã tổ chức các đội cứu trợ để ứng phó với một cơn
bão, và được nghe tiếng nói của các sinh viên và nhịp đập của các nghệ sĩ
hip-hop thể hiện tiếng nói tự do. Chúng tôi cũng biết những người lưu vong và
người tị nạn không bao giờ mất liên lạc với gia đình hoặc quê quán của họ. Và
chúng tôi được gợi cảm hứng từ phẩm giá kiên cường của Daw Aung San Suu Kyi,
khi bà chứng minh rằng không có con người nào thực sự có thể bị bỏ tù nếu hy
vọng còn cháy bỏng trong trái tim họ.
Khi
tôi nhậm chức tổng thống, tôi đã gửi một thông điệp tới những chính quyền cai
trị bằng sự sợ hãi. Tôi đã nói, trong
bài phát biểu mở đầu, “Chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu quý vị sẵn sàng
thả lỏng nắm tay của quý vị”. Và hơn một năm rưỡi qua, một sự chuyển
đổi nhanh chóng đã bắt đầu, khi một chế độ độc tài trong năm thập niên qua đã nới lỏng sự kìm kẹp của mình. Dưới quyền Tổng
thống Thein Sein, mong muốn thay đổi đã được đáp ứng bởi một chương trình cải
cách. Hiện nay một lãnh đạo dân sự đang đứng đầu chính phủ, và Quốc hội đang
khẳng định chính mình. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ vốn từng bị đặt ra ngoài
vòng pháp luật, đã đứng lên trong cuộc bầu cử, và bà Aung San Suu Kyi là một
đại biểu Quốc hội. Hàng trăm tù nhân lương tâm đã được trả tự do, và lao động
cưỡng bức đã bị cấm. Các thỏa thuận ngừng bắn bước đầu đã đạt được với quân đội
các nhóm sắc tộc, và các luật mới tạo điều kiện cho một nền kinh tế cởi mở hơn.
Vì
thế, hôm nay, tôi đến để giữ lời hứa của mình và mở rộng bàn tay thân hữu. Bây giờ nước Mỹ đã có Đại sứ tại Rangoon, cấm vận đã
được nới lỏng, và chúng tôi sẽ giúp xây dựng lại một nền kinh tế có thể tạo ra
cơ hội cho người dân, và có tác dụng như là một động cơ tăng trưởng cho thế
giới. Nhưng cuộc hành trình đáng chú ý này chỉ mới bắt đầu, và có nhiều điều
phải đi xa hơn nữa. Cải cách được đưa ra từ phía trên cùng của xã hội phải đáp
ứng nguyện vọng của những công dân hợp thành nền tảng của nó. Những đóm lửa
lung linh của sự tiến bộ mà chúng ta đã thấy không phải bị tắt đi – chúng phải
được làm sáng thêm, chúng phải trở thành một sao Bắc đẩu soi sáng cho mọi người
dân của đất nước này.
Và
thành công của các bạn trong nỗ lực đó là quan trọng đối với Hoa Kỳ, cũng như
đối với tôi. Mặc dù chúng ta ở những nơi khác nhau, chúng ta cùng có
những giấc mơ chung: được chọn lưa các lãnh đạo của chúng ta, được sống hòa
bình với nhau, được hưởng một nền giáo dục và có một cuộc sống tốt, yêu thương
gia đình và cộng đồng của chúng ta. Đó là lý do tại sao tự do không phải là một
ý tưởng trừu tượng, tự do chính là điều làm cho tiến bộ loài người có thể xảy
ra- không chỉ tại các thùng phiếu, nhưng trong cuộc sống hàng ngày của chúng
ta.
Franklin Delano Roosevelt, một trong những
Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, đã hiểu rõ sự thật này. Ông xác định cứu cánh
của Mỹ là điều gì đó nhiều hơn chỉ quyền bỏ phiếu. Ông hiểu dân chủ không chỉ
là việc đi bầu. Ông kêu gọi thế giới nắm lấy bốn quyền tự do cơ bản: tự do ngôn
luận, tự do thờ phượng, (tự do) thoát khỏi sự bức bách của nhu cầu vật chất, và
(tự do) thoát khỏi sự sợ hãi. Bốn quyền tự do này củng cố lẫn nhau, và bạn
không thể hoàn toàn thực hiện một mà không thực hiện tất cả chúng.
Vì vậy, đó là tương lai mà chúng ta tìm
kiếm cho chính mình, và cho tất cả mọi người. Và đó là những gì tôi muốn nói
chuyện với bạn ngày hôm nay.
Trước tiên, chúng tôi tin vào quyền tự do
bày tỏ để tiếng nói của những người dân bình thường, có thể nghe được thấy, và
các chính phủ phản ánh ý chí của họ – ý chí của nhân dân.
Tại Hoa Kỳ, hơn hai thế kỷ, chúng tôi đã
làm hết sức mình để giữ lời hứa này cho tất cả các công dân của chúng tôi –
giành được tự do cho những người bị bắt làm nô lệ, mở rộng quyền bầu cử cho phụ
nữ và người Mỹ gốc châu Phi, bảo vệ các quyền của người lao động được có tổ
chức.
Và chúng tôi nhận ra rằng không có hai quốc
gia nào đạt được những quyền đó theo đúng cùng một cách, nhưng việc đất nước
của bạn sẽ mạnh hơn nếu biết dựa trên sức mạnh của toàn dân là không có gì nghi
vấn. Đó là cái cho phép các quốc gia thành công. Đó là cái mà cải cách đã bắt
đầu làm.
Thay
vì bị đàn áp, quyền của người dân được
tu tập với nhau bây giờ phải được tôn trọng đầy đủ. Thay vì bị kiềm chế, bức
màn kiểm duyệt các phương tiện truyền thông phải tiếp tục được tháo dỡ. Và khi các bạn thực hiện các bước
này, các bạn có thể dẫn tới sự tiến bộ. Thay vì bị lờ đi, các công dân phản đối
việc xây dựng đập Myitsone đã được lắng nghe. Thay vì bị đặt ra ngoài vòng pháp
luật, các đảng phái chính trị đã được phép tham gia. Các bạn có thể thấy tiến
bộ đã được thực hiện. Như một cử tri đã nói trong các cuộc bầu cử quốc hội ở
đây, “Cha mẹ và ông bà của chúng tôi chờ đợi điều này, nhưng không bao giờ thấy
nó tới”. Và bây giờ
bạn có thể nhìn thấy nó. Bạn có thể nếm mùi vị của tự do.
Và để bảo vệ tự do của tất cả các cử tri,
những người nắm quyền phải chấp nhận những ràng buộc. Đó là những gì thể chế
của Mỹ được thiết kế để làm. Hiện giờ, Mỹ có thể có quân đội mạnh nhất thế
giới, nhưng nó phải chịu sự kiểm soát dân sự. Trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ,
tôi đưa ra quyết định để quân đội thực hiện, không phải điều ngược lại. Là Tổng
thống và Tổng tư lệnh, tôi có trách nhiệm đó bởi vì tôi chịu trách nhiệm đối
với nhân dân.
Bây giờ, ngược lại, với tư cách Tổng thống,
tôi không thể chỉ việc áp đặt ý chí của tôi lên Quốc hội – Quốc hội Hoa Kỳ –
mặc dù đôi khi tôi ước mình có thể làm điều đó. Ngành lập pháp có quyền hạn riêng và đặc quyền riêng của
nó, và do đó, họ kiểm soát quyền lực của tôi và cân bằng quyền lực của tôi. Tôi bổ
nhiệm một số quan toà, nhưng tôi không thể bảo cho họ phán quyết như thế nào, bởi vì tất cả
mọi người ở Mỹ từ một đứa bé đang sống trong nghèo đói cho tới tôi, Tổng thống
Hoa Kỳ – đều bình đẳng trước pháp luật. Và một quan toà có thể đưa ra quyết
định về việc liệu tôi có tôn trọng luật pháp hay vi phạm pháp luật. Và tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước luật đó.
Và tôi mô tả hệ thống của chúng tôi tại Hoa
Kỳ bởi vì đó là cách các bạn phải vươn tới cho tương lai mà bạn xứng đáng được
hưởng – một tương lai trong đó dù chỉ một tù nhân lương tâm cũng là quá nhiều.
Bạn cần phải vươn tới một tương lai ở đó pháp luật là mạnh hơn so với bất kỳ
nhà lãnh đạo đơn lẻ nào, bởi vì nó chịu trách nhiệm đối với nhân dân. Các bạn
cần phải vươn tới một tương lai mà không có trẻ em nào bị biến thành một người
lính và không có phụ nữ bị bóc
lột, và trong đó luật pháp bảo vệ họ ngay cả khi họ đang dễ bị nguy khốn, ngay
cả khi họ yếu đuối, một tương lai trong đó an ninh quốc gia được củng cố bởi
một quân đội phục vụ dưới quyền chỉ huy dân sự và Hiến pháp đảm bảo
rằng chỉ có những người do dân bầu mới có thể cai trị.
Trên hành trình đó, Mỹ sẽ nâng đỡ các bạn
từng bước trên đường- bằng cách sử dụng sự trợ giúp của chúng tôi để làm xã hội
dân sự mạnh lên, bằng cách lôi kéo quân đội của các bạn nâng cao tính chuyên
nghiệp và quyền con người, và bằng cách hợp tác với các bạn khi các bạn nối kết
sự tiến bộ của các bạn hướng tới dân chủ với phát triển kinh tế. Vì vậy, thúc
đẩy cuộc hành trình đó sẽ giúp bạn theo đuổi quyền tự do thứ hai – niềm tin
rằng tất cả mọi người cần được (tự do) thoát khỏi sự thúc bách bởi các nhu cầu
vật chất.
Đánh đổi ngục tù của sự không quyền lực
bằng nỗi đau của một dạ dày trống rỗng là chưa tương xứng. Nhưng lịch sử cho
thấy rằng các chính phủ của dân, do dân và vì dân là mạnh hơn rất nhiều trong
việc tạo ra sự thịnh vượng. Và đó là quan hệ đối tác mà chúng tôi tìm kiếm với
các bạn.
Khi những người bình thường có tiếng nói về
tương lai của họ, thì đất của bạn không dễ bị tướt đoạt. Và đó là lý do tại sao
cải cách phải đảm bảo rằng người dân của quốc gia này có thể có hầu hết những
quyền sở hữu cơ bản đó – quyền sở hữu
mảnh đất mà các bạn sống trên đó và làm việc trên đó.
Khi tài năng các bạn được cỡi trói, thì cơ
hội sẽ được tạo ra cho tất cả mọi người. Mỹ đang bãi bỏ lệnh cấm các công ty
kinh doanh tới làm ăn ở đây, và Chính phủ các bạn đã bãi bỏ các hạn chế về đầu
tư và đã thực hiện các bước mở cửa nền kinh tế. Và bây giờ, khi nhiều của cải
hơn đổ vào bên trong biên giới của các bạn, chúng tôi hi vọng và mong rằng nó
sẽ nâng nhiều người lên hơn. Nó không thể chỉ giúp cho những người tầng lớp
trên. Nó phải giúp cho tất cả mọi người. Và kiểu tăng trưởng kinh tế đó, tất cả
mọi người trong đó đều có cơ hội – nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn có thể thành
công – đó là cái làm một nước chuyển dịch nhanh chóng khi nó đi tớiphát triển.
Tuy nhiên, kiểu tăng trưởng đó chỉ có thể được tạo ra nếu
tham nhũng bị bỏ lại phía sau. Để đầu tư dẫn đến cơ hội, cải cách phải thúc đẩy
ngân sách minh bạch và công nghiệp do tư nhân làm chủ.
Lãnh đạo bằng nêu gương, Mỹ khẳng định rằng
các công ty của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn cao về sự cởi mở và minh bạch
nếu họ làm ăn ở đây. Và chúng tôi sẽ làm việc với các tổ chức như Ngân hàng Thế
giới để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy một nền kinh tế cho phép các
doanh nghiệp, doanh nhân nhỏ phát triển mạnh và cho phép người lao động giữ lấy
những gì họ kiếm được. Và tôi rất hoan nghênh quyết định mới đây của chính phủ
các bạn tham gia vào tổ chức mà chúng tôi gọi là Quan hệ đối tác Chính phủ mở
rộng của chúng tôi, để công dân có thể kì vọng tính chịu trách nhiệm và biết
được chính xác các khoản tiền được chi tiêu như thế nào và hệ thống chính phủ
vận hành ra sao.
Trên hết, khi tiếng nói của các bạn được
chính phủ nghe thấy, có nhiều khả năng là các nhu cầu cơ bản của các bạn sẽ
được đáp ứng. Và đó là lý do tại sao cải cách phải vươn tới cuộc sống hàng ngày
của những người đang đói và những người đang bệnh, và những người sống không có
điện, nước. Và ở đây, nước Mỹ cũng sẽ thực hiện phần của mình trong việc hợp
tác với các bạn.
Hôm nay, tôi tự hào thành lập lại phái bộ
USAID của chúng tôi ở đất nước này, đó là cơ quan hướng dẫn phát triển của
chúng tôi. Và Hoa Kỳ muốn làm một đối tác trong việc giúp đất nước này vốn từng
là vựa lúa của châu Á, tái lập năng lực nuôi sống người dân, chăm sóc người
bệnh, giáo dục trẻ em, và xây dựng thể chế dân chủ khi các bạn tiếp tục con
đường cải cách.
Đất
nước này nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên, và chúng phải được bảo vệ
chống lại khai thác bừa bãi. Và
chúng ta hãy nhớ rằng trong một nền kinh tế toàn cầu, nguồn tài nguyên lớn nhất
của một nước là người dân. Vì vậy, qua việc đầu tư vào các bạn, quốc gia này có
thể mở cánh cửa cho sự thịnh vượng hơn thêm nhiều – bởi vì mở khóa tiềm năng
của một quốc gia phụ thuộc vào việc trang bị năng lực cho tất cả mọi người, đặc
biệt là những người trẻ.
Đúng như giáo dục là chìa khóa cho tương
lai của nước Mỹ, nó cũng sẽ là chìa khóa cho tương lai của các bạn. Và vì vậy
chúng tôi mong muốn hợp tác với các bạn, như chúng tôi đã và đang làm với nhiều
nước láng giềng của các bạn, để mở rộng cơ hội và đào sâu thêm các trao đổi qua
lại giữa các sinh viên của chúng ta. Chúng tôi muốn sinh viên từ đất nước này
đi đến Hoa Kỳ học hỏi chúng tôi, và chúng tôi muốn sinh viên Mỹ đến đây học hỏi
các bạn.
Và sự thật này dẫn tôi đến quyền tự do thứ
ba mà tôi muốn thảo luận: sự tự do thờ thờ phượng – tự do thờ phượng như các
bạn muốn, và quyền của các bạn đối với phẩm giá con người cơ bản.
Đất
nước này, giống như đất nước của tôi, được thiên nhiên phú cho sự đa dạng. Không phải ai cũng trông giống nhau. Không phải tất cả
mọi người đến từ cùng một khu vực. Không phải tất cả mọi người thờ phượng theo
cùng một cách. Tại các thành phố và thị trấn của các bạn, có đền, chùa, nhà thờ
[đạo Ki tô] và nhà thờ đạo Hồi đứng cạnh nhau. Hơn một trăm nhóm sắc tộc đã là
một phần của câu chuyện của các bạn. Tuy nhiên, trong các biên giới này, chúng tôi đã
nhìn thấy một số trong các cuộc nổi dậy kéo dài nhất thế giới, chúng đã làm mất
vô số mạng sống và xé rời nhiều gia đình và cộng đồng , và đứng chắn trên con
đường phát triển.
Không có quá trình cải cách nào thành công mà không có
hòa giải dân tộc. (Vỗ tay) Bây giờ các bạn có một thời khắc của cơ hội đáng
kể để chuyển các cuộc ngừng bắn thành một giải pháp lâu dài, và theo đuổi hòa
bình ở nơi mà các mâu thuẫn vẫn còn nán lại, kể cả ở bang Kachin. Những nỗ lực
này phải dẫn đến một nền hòa bình công chính và lâu dài hơn, bao gồm cả việc
trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu, và một cơ hội cho những người di
tản trở về quê.
Hôm nay, chúng ta nhìn vào vụ bạo động gần
đây tại bang Rakhine vốn đã gây ra quá nhiều đau khổ, và chúng ta thấy sự nguy
hiểm của tình trạng căng thẳng tiếp tục ở đó. Đã quá lâu, người dân của bang
này, kể cả sắc dân Rakhine, phải đối mặt với cái nghèo và sự khủng bố nghiền
nát. Nhưng không có lý do cho bạo lực đối với người dân vô tội. Và người
Rohingya giữ cho chính họ mình – giữ bằng chính họ cùng một phẩm giá như các
bạn, và tôi giữ.
Hòa giải dân tộc sẽ cần thời gian, nhưng vì
lợi ích của nhân loại chung của chúng ta, và vì tương lai của đất nước này, cần
phải ngăn chặn sự kích động và ngăn chặn bạo lực. Và tôi hoan nghênh việc chính
phủ cam kết sẽ giải quyết các vấn đề của sự bất công và tinh thần trách nhiệm,
và tiếp cận trợ giúp nhân đạo và quyền công dân. Đó là một tầm nhìn rằng thế
giới sẽ ủng hộ khi các bạn tiến về phía trước.
Mọi
quốc gia đều vật vã trong xác định quyền công dân. Mỹ đã có cuộc tranh luận lớn về những vấn đề này, và
những cuộc tranh luận đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, bởi vì chúng tôi là một
quốc gia của những người nhập cư – những người đến từ mọi nơi của thế giới.
Nhưng những gì chúng tôi đã học được ở Mỹ là có một số nguyên tắc mang tính phổ
quát, áp dụng cho tất cả mọi người dù bạn trông ra sao, dù bạn đến từ đâu, dù bạn đang theo tôn giáo nào. Quyền của người được
sống mà không có các mối đe dọa rằng gia đình của họ có thể bị tổn hại hoặc nhà
ở của họ có thể bị đốt cháy chỉ vì họ là một ai đó hoặc đến từ một nơi nào đó.
Chỉ
có người dân của đất nước này cuối cùng có thể định nghĩa sự hợp nhất của các
bạn, có thể định nghĩa một công dân của đất nước này có nghĩa là gì. Nhưng tôi có niềm tin rằng khi các bạn làm điều đó các
bạn có thể nhận được sự đa dạng này như là một điểm mạnh chứ không phải là một
điểm yếu. Đất nước của bạn sẽ mạnh hơn vì có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng
các bạn phải nắm bắt cơ hội đó. Các bạn phải nhận ra thế mạnh đó.
Tôi nói điều này bởi vì đất nước của tôi và
cuộc sống của riêng tôi đã dạy cho tôi về sức mạnh của sự đa dạng. Hoa Kỳ là
một quốc gia của những người theo đạo Kitô, người Do Thái, người đạo Hồi, đạo
Phật, đạo Ấn và người không có đạo. Câu chuyện của chúng tôi được định hình
bằng mọi ngôn ngữ, làm giàu bằng mọi nền văn hóa. Chúng tôi có những người có
gốc gác từ mọi miền trên thế giới. Chúng tôi đã nếm trải vị cay đắng của cuộc
nội chiến và sự phân biệt, nhưng lịch sử của chúng tôi cho chúng tôi thấy rằng
sự thù hận trong lòng con người có thể vơi đi, các lằn ranh giữa các chủng tộc
và các bộ tộc sẽ phai dần. Và những gì còn lại là một sự thật đơn giản: e
pluribus unum [từ nhiều thành một]- đó là những gì chúng tôi nói ở Mỹ. Từ số
nhiều đó, chúng tôi là một quốc gia và chúng tôi là một dân tộc. Và sự thật đó
, lặp đi lặp lại, làm cho sự hợp nhất của chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó đã làm cho
đất nước chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó là một phần trong những cái đã làm nước Mỹ
vĩ đại.
Chúng tôi đã sửa đổi Hiến pháp để mở rộng
các nguyên tắc dân chủ mà chúng tôi yêu mến. Và tôi đứng trước các bạn hôm nay với cương vị Tổng thống
của quốc gia mạnh nhất trên trái đất, nhưng thừa nhận rằng màu da của tôi đã
từng bị từ khước quyền bầu cử. Và như thế điều đó sẽ cho bạn một ý thức nào đó
rằng nếu đất nước của chúng tôi có thể vượt qua sự khác biệt thì các bạn cũng
có thể. Mỗi một con người bên trong các biên giới này là một phần của
câu chuyện của các bạn, và các bạn nên nắm giữ điều đó. Đó không phải là một
nguồn làm yếu kém, đó là một nguồn sức mạnh – nếu bạn nhận ra nó.
Và điều đó dẫn tôi đến quyền tự do cuối cùng mà tôi sẽ
thảo luận ngày hôm nay, và đó là quyền của tất cả mọi người được sống (tự do)
thoát khỏi sự sợ hãi.
Trong nhiều cách, sợ hãi là thế lực chặn
giữa con người và những ước mơ của họ. Sợ xung đột và các loại vũ khí chiến
tranh. Sợ một tương lai khác lạ với quá khứ. Sợ những thay đổi sắp xếp lại trật
tự xã hội và nền kinh tế của chúng ta. Sợ những người trông có vẻ khác ta, hoặc
đến từ một nơi khác lạ, hoặc thờ phượng theo một cách khác. Trong một vài giai
đoạn đen tối nhất, lúc Aung San Suu Kyi bị cầm tù, bà đã viết một khái luận về
(tự do) thoát khỏi sự sợ hãi. Bà ấy nói sợ mất mát làm hư hỏng những người nắm
lấy nó – “Sợ mất quyền lực làm hủ bại những người sử dụng nó, và sợ bị trừng
phạt quyền lực làm đồi bại những ai phụ thuộc quyền lực”
Đó là nỗi sợ hãi mà bạn có thể để lại đằng
sau. Chúng ta thấy rằng cơ hội ở các nhà lãnh đạo đang bắt đầu hiểu rằng quyền lực đến từ việc thoả mãn những hi
vọng của dân, chứ không phải những sợ hãi của dân. Chúng tôi nhìn thấy điều
đó ở những công dân khẳng định rằng lần này phải khác, rằng lần này thay đổi sẽ
đến và sẽ tiếp diễn. Như bà Aung San Suu Kyi đã viết: “Sợ không phải là trạng
thái tự nhiên của con người văn minh.” Tôi tin điều đó. Và hôm nay, các bạn
đang cho thế giới thấy rằng sự sợ hãi không phải là trạng thái tự nhiên của
cuộc sống ở đất nước này.
Đó
là lý do tại sao tôi ở đây. Đó là lý do tại sao tôi đến Rangoon. Và đó là lý do
tại sao những gì xảy ra ở đây là rất quan trọng – không những đối với khu vực
này mà còn đối với cả thế giới. Bởi vì
bạn đang bước vào một cuộc hành trình có khả năng truyền cảm hứng cho rất nhiều
người. Đây là một thử nghiệm liệu một quốc gia có thể chuyển tới một nơi vị thế
tốt đẹp hơn.
Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương, và
chúng tôi thấy tương lai của chúng tôi cũng ràng buộc với những quốc gia và các
dân tộc này ở phía Tây của chúng tôi. Và khi nền kinh tế của chúng tôi hồi
phục, chính đây là nơi mà chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ tìm thấy sự tăng
trưởng to lớn. Khi chúng tôi kết thúc cuộc chiến tranh đã chi phối chính sách
đối ngoại của chúng tôi trong một thập niên, khu vực này sẽ là một trọng tâm cho những nỗ lực của
chúng tôi để xây dựng một nền hòa bình thịnh vượng.
Ở đây trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi
nhìn thấy tiềm năng cho sự hội nhập giữa các quốc gia và người dân. Và với
cương vị Tổng thống, tôi đã nắm lấy ASEAN vì lý do vượt ngoài thực tế là tôi đã
sống một khoảng thời thơ ấu của tôi tại khu vực này, ở Indonesia. Bởi vì với
ASEAN, chúng tôi thấy các nước đang trên đà chuyển tới- các nước đang lớn mạnh,
và các nền dân chủ đang nổi lên; các chính phủ đang hợp tác nhau; tiến bộ đang
xây dựng trên sự đa dạng chạy khắp các đại dương, các đảo, các cánh rừng và các
thành phố, các dân tộc thuộc mọi chủng tộc và mọi tôn giáo. Đây là những gì thế kỷ 21 nên
giống như thế nếu chúng ta có can đảm bỏ qua một bên sự khác biệt của chúng ta
và bước tới trước với một ý thức quan tâm lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau.
Và ở đây tại
Rangoon, tôi muốn gửi một thông điệp cho khắp châu Á: Chúng ta không cần phải được xác định bởi các ngục tù
của quá khứ. Chúng ta cần phải nhìn về tương lai. Đối với lãnh đạo của Bắc
Triều Tiên, tôi đã đưa cho một sự chọn lựa: hãy dẹp bỏ vũ khí hạt nhân và chọn
con đường hòa bình và tiến bộ. Nếu quý vị làm như thế thì quý vị sẽ thấy có một
bàn tay mở rộng từ Hoa Kỳ.
Vào năm 2012, chúng ta không cần phải bám
vào sự phân chia Đông, Tây, Nam, Bắc. Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy hòa
bình của Trung Quốc, láng giềng phía Bắc của các bạn, và Ấn Độ, láng giềng phía
Tây của các bạn. Liên Hiệp Quốc – Hoa Kỳ sẽ làm việc với bất kỳ quốc gia nào, dù
lớn hay nhỏ, muốn đóng góp cho một thế giới hòa bình hơn và thịnh vượng hơn, và
công chính hơn và tự do hơn. Và Hoa Kỳ sẽ là một người bạn với bất kỳ quốc gia nào tôn
trọng các quyền của công dân mình và có trách nhiệm về luật pháp quốc tế.
Đó là đất nước, đó là thế giới mà bạn có
thể bắt đầu xây dựng ở đây tại thành phố lịch sử này. Quốc gia này vốn bị quá
cô lập có thể cho thế giới thấy sức mạnh của một khởi đầu mới, và chứng minh
một lần nữa rằng cuộc hành trình tới dân chủ đi đôi với phát triển. Tôi nói
điều này trong khi biết rằng vẫn còn có vô số người ở đất nước này, những người
không được hưởng những cơ hội mà nhiều bạn ngồi đây được hưởng. Có hàng chục
triệu người sống không có điện. Có những người tù lương tâm vẫn đang chờ đợi
được thả ra. Có những người tị nạn và di tản trong các trại mà ở đó hi vọng vẫn
còn là cái gì đó nằm ở chân trời xa xôi.
Hôm nay, tôi nói với các bạn, và tôi nói
với tất cả mọi người có thể nghe thấy tiếng nói của tôi – rằng Hoa Kỳ ở với các
bạn, kể cả những người đã bị lãng quên, những người bị tước đoạt, những người
đang bị tẩy chay, những người nghèo khổ. Chúng tôi mang câu chuyện của các bạn trong đầu của chúng
tôi và hi vọng của các bạn trong tim của chúng tôi, bởi vì trong thế kỷ 21 với
sự lan toả của công nghệ và việc phá vỡ các rào cản, tuyến đầu của tự do nằm
bên trong phạm vi các quốc gia và các cá nhân, không chỉ nằm giữa chúng.
Như một cựu tù nhân đã nêu ra trong nói
chuyện với đồng bào của ông, “Chính trị là công việc của các bạn. Nó không chỉ
dành cho [các] nhà chính trị”. Và chúng tôi có một thành ngữ ở Hoa Kỳ rằng văn
phòng quan trọng nhất trong một nền dân chủ là văn phòng công dân – không phải
Tổng thống, Chủ tịch, mà là công dân. (Vỗ
tay)
Vì vậy, cuộc hành trình này có thể có vẻ
bất thường và khó khăn và đầy thử thách và đôi khi bực bội nhưng cuối cùng, các
bạn, các công dân của đất nước này, là những người phải xác định tự do có nghĩa
là gì. Các bạn là những người sẽ phải nắm bắt tự do, bởi vì một cuộc cách mạng
thực sự của tinh thần bắt đầu trong mỗi trái tim của chúng ta. Nó đòi hỏi các
loại can đảm mà rất nhiều các nhà lãnh đạo của bạn đã thể hiện.
Con
đường phía trước sẽ được đánh dấu bởi những thách thức rất lớn, và sẽ có những người chống lại sức mạnh của
sự thay đổi. Nhưng tôi đứng đây với long tự tin rằng
những gì đang xảy ra ở đất nước này là không thể đảo ngược, và ý chí của người
dân có thể nâng đất nước này lên và tạo nên một ví dụ tuyệt vời cho thế giới.
Và các bạn sẽ có Hoa Kỳ là một đối tác với các bạn trên cuộc hành trình dài đó.
Vì vậy, cezu tin bad de.[Xin cám ơn các bạn] (Vỗ tay)
Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay)
Nguồn: Fox News
No comments:
Post a Comment