Tuesday 27 November 2012

MỸ KHÔNG CHỨNG THỰC HỘ CHIẾU "LƯỠI BÒ" TRUNG QUỐC ? (tin tổng hợp)




Thái An  -  Vietnamnet
27/11/2012 09:51

Tờ US Today dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, nước này không chấp thuận việc Trung Quốc in hình bản đồ gây tranh cãi trên hộ chiếu mới.


Hình bản đồ in trên hộ chiếu mới mô tả nhiều vùng lãnh thổ đang trong trạng thái tranh chấp như phần thuộc về chủquyền của Trung Quốc đã dẫn tới sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nước trong khu vực, bao gồm cả Ấn Độ.
"Nó không được chứng thực. Quan điểm của chúng tôi, như các bạn biết về vấn đề Biển Đông sẽ tiếp tục là tâmđiểm cần được đàm phán giữa các bên có liên quan, giữa ASEAN và Trung Quốc, và một hình ảnh trên hộ chiếu không thay đổi điều đó", người phát ngôn MỹVictoria Nuland, nói với báo chí trong cuộc họp báo thường kỳ.
Trả lời các câu hỏi liên quan vềvấn đề hộ chiếu mới gây tranh cãi của Trung Quốc, bà Nuland khẳng định có những quy chuẩn quốc tế căn bản cần phải được đáp ứng trong một tấm hộ chiếu. "Những tấm bản đồ lạc lõng không thuộc diện này", bà nhấn mạnh. "Đây là một vấn đề kỹthuật pháp lý, bản đồ này không có ý nghĩa gì trên hộ chiếu hợp lệ cấp visa nhập cảnh vào Mỹ".

"Tôi không chắc liệu chúng tôi có thảo luận với phía Trung Quốc hay không. Thành thực mà nói, lần đầu tiên vấn đềnày đã thu hút sự chú ý của chúng tôi ngay khi cuối tuần khi chuyện hộ chiếu bịnhiều nước phản đối. Có lẽ xuất phát từ quan điểm một số nước coi hộ chiếu mới của Trung Quốc là hành động khiêu khích, chúng tôi sẽ trao đổi việc này nhưng là về yếu tố kỹ thuật pháp trên hộ chiếu" bà Nuland cho biết.

Ngày 24/11, Ấn Độ cho biết đã khẩn trương in hình bản đồ của mình lên hộ chiếu của khách nhập cảnh từ Trung Quốc. “Chúng tôi đã bắt đầu phát thị thực có kèm bản đồ Ấn Độ mà chúng ta vẫn biết”, một quan chức ngoại giao Ấn Độ giấu tên nói với hãng tin Pháp. Hành động này được Ấn Độ đưa ra sau khi phát hiện Trung Quốc in hình hai khu vực Arunachal Pradesh và Aksai China (mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền) lên hộ chiếu mới như thể đó là một phần lãnh thổ hiển nhiên của Trung Quốc.

Trước đó, Việt Nam và Philippinesđã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, sau khi bản đồ mà Trung Quốc in lên mẫu hộchiếu mới của họ còn kèm cả “đường lưỡi bò” phi pháp không được quốc tế công nhận. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 22/11 đã khẳng định tấm hộchiếu mới của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng “chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông".

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết cũng đã gửi công hàm phản đối tới phía Trung Quốc và nhấn mạnh: “Nếu để yên cho Trung Quốc làm như vậy, điều đó có nghĩa là chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc trên toàn bộ vùng Biển Đông”.

Thái An (tổng hợp)



firstpost.com / SGTT.VN
Ngày 27.11.2012, 11:56 (GMT+7)

SGTT.VN - Mỹ không thừa nhận cái bản đồ Trung Quốc mới gây tranh cãi trên hộ chiếu của nước này. Bản đồ này đã vẽ một số lãnh thổ thuộc về Trung Quốc, gây ra một loạt phản đối ngoại giao trong vùng, kể cả Ấn Độ.

“Không, đây không phải là chuyện thừa nhận. Vị trí của chúng ta đối với Biển Đông như quý vị thấy, là các vấn đề cần được thương lượng giữa các bên có liên quan, Asean và Trung Quốc, và quý vị biết rằng một bức hình trên một hộ chiếu không làm thay đổi điều đó,” người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ bà Victoria Nuland nói với các phóng viên trong phiên họp báo hàng ngày của bà.

Trả lời các câu hỏi về vấn đề này, bà Nuland cho rằng theo am hiểu của bà cần phải có một số chuẩn quốc tế cơ bản trên một tấm hộ chiếu.
“Quý vị biết rằng những bản đồ sai lạc trong hộ chiếu không phải là một phần của hộ chiếu,” bà nói.

“Nói về vấn đề hợp pháp về mặt kỹ thuật, bản đồ đó không cho thấy là hộ chiếu có hợp lệ đối với các visa của Mỹ cấp để vào nước Mỹ…,” bà nói.
“Tôi không biết chắc là chúng ta có một cơ may để thảo luận với Trung Quốc. Thẳng thắn mà nói, lần đầu tiên, vấn đề này gây chú ý cho một số người trong chúng tôi lại rơi vào cuối tuần khi mà các tấm hộ chiếu bắt đầu bị từ chối tại nhiều nước,” bà nói.

“Có lẽ từ viễn cảnh tấm hộ chiếu gây khiêu khích cho một số nước, chúng tôi sẽ có một cuộc đối thoại về chuyện đó, nhưng trong khuôn khổ vấn đề kỹ thuật của tấm hộ chiếu.”
“Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có một cuộc đối thoại về chuyện tấm hộ chiếu đã được coi là khó khăn bởi một số nước.”

firstpost.com

----------------------------------



Trả lời của Người Phát Ngôn BNG Hoa Kỳ Victoria Nuland v/v Lưỡi bò trong Hộ Chiếu mới của TQ
họp báo ngày 26/11/2012 tại Washington D.C

.....

QUESTION: China’s new passport has triggered measure of diplomatic disputes in the neighboring area. Because in the new passport they include a map and images from South China Sea, and also the scenery is from Taiwan, which triggered complaints from Vietnamese Government, Philippines Government, India Government, and Taiwanese Government. I wonder, for example, if a Chinese citizen who is holding a new passport coming into U.S. customs, and usually they would get a stamp from U.S. customs, is that an endorsement of the China’s claim, sovereignty claim. (Laughter.)
QUESTION: Just say yes. (Laughter.)
MS. NULAND: No. It is not an endorsement. (Laughter.) Thank you, though, Arshad, for the opportunity there.
Our position, as you know, on the South China Sea remains that these issues need to be negotiated among the stakeholders, among ASEAN and China. And a picture in a passport doesn’t change that.

QUESTION: Well --
QUESTION: Otherwise, the importance of solving this crisis, the importance of solving the disputes, was United States disappointed that a binding code of conduct in the South China Sea was not reached during the latest East Asia Summit?
MS. NULAND: I think as the President said when he was there, as others said in the context of the meetings in Cambodia, we are encouraged that informal dialogue has restarted. As you know, for some time there were no real conversations. And we want to see this continue to build and accelerate into a real negotiation about how to settle these issues over the longer term.

QUESTION: Also, talk about the aircraft carrier, if this landmark development would encourage you to improve the navy capability of your allies in Asia?
MS. NULAND: Well, I think we’ve made clear through the various strengthening of our security support throughout the region that we will continue to support our allies as we deem necessary and to take appropriate steps. As I said, it’s incumbent on China as it increases its own military investment that it be more transparent than it has been about what it’s spending the money on and to make sure that its capabilities can clearly be seen as a force for peace.

QUESTION: Just back on that passport issue?
MS. NULAND: Yeah.

QUESTION: Do you care what China has – what they print inside of their passports? Does this raise any concern at all with you, because is it simply their business and they can do – they can put whatever they want in their passport?
MS. NULAND: My understanding is that we – and I looked into this a little bit and didn’t get a complete sort of brief on this – but my understanding is that we have certain basic international standards that have to be met in a passport in the way it’s presented --

QUESTION: Decorations are not part of --
MS. NULAND: -- for us to honor it. And stray maps that they include aren’t part of it, so --

http://www.state.gov/r/pa/prs/dpb/2012/11/201015.htm

*
Cục Đất đã nói (trên TTXVH)
27/11/2012 lúc 14:27 Một trường hợp dịch sai ý

Báo chí Việt Nam rộ lên nhiều bài với tít như:
“Mỹ không chứng thực hộ chiếu ‘lưỡi bò’ TQ”, như thể là cầm hộ chiếu đó thì không nhập cảnh vào Mỹ được (?)
Tôi lấy làm lạ, nghĩ rằng Mỹ không thể làm vậy được. Tìm hiểu, thì quả thật Báo chí Việt Nam đã SAI.
Do báo chí cố tình dịch sai từ “endorsement”, trong trường hợp này dùng theo nghĩa bóng: tức là ủng hộ, xác nhận; chứ không phải nghĩa đen như: ký , đóng dấu xác nhận vào hộ chiếu.


Tôi xin dịch lại đoạn chính:

HỎI: Hộ chiếu mới của Trung Quốc đã gây ra nhiều tranh chấp ngoại giao trong khu vực lân cận. Bởi vì trong hộ chiếu mới bao gồm một bản đồ và hình ảnh từ biển Nam Trung Hoa, cùng cảnh quan từ Đài Loan, gây ra khiếu nại của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Phi-líp-pin, Chính phủ Ấn Độ, và Chính phủ Đài Loan. Tôi tự hỏi, ví dụ, nếu một công dân Trung Quốc cầm hộ chiếu mới đến hải quan Mỹ, và thường thì họ sẽ nhận được một con dấu từ hải quan Mỹ, đó có phải là một sự chứng thực của tuyên bố của Trung Quốc, tuyên bố chủ quyền hay không. (Cười)
HỎI: Chỉ cần nói có. (Cười)
MS. NULAND: Không, nó không phải là một sự chứng thực. (Cười) – Dầu sao ,cảm ơn bạn, Arshad, cho cơ hội đó.
Quan điểm của chúng tôi về Biển Nam Trung Hoa , như bạn đã biết, là những vấn đề này cần phải được đàm phán giữa các bên liên quan, giữa ASEAN và Trung Quốc. Và một hình ảnh trong hộ chiếu không thay đổi điều đó.




No comments:

Post a Comment

View My Stats