Thứ
ba, ngày 06 tháng mười một năm 2012
Gửi ông Lê Vĩnh Trương,
Bài trả lời phỏng vấn Không
nên cực đoan đối với Trung Quốc trên báo Pháp luật Thành phố HCM đã làm
bùng lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ của độc giả đối với luận điệu của ông.
Đã có những bài phản biện sắc bén, đanh thép của bác Hà Văn Thịnh , của trang Anh Ba Sàm … và hàng trăm ý kiến khác nhằm bác bỏ những luận điệu ấy.
Ở đây, tôi sẽ cố gắng tránh nhắc lại những lời bình luận trên, mà chỉ nói sâu
hơn một chút về cái kiểu lý luận của ông, một kiểu lý luận rất nguy hiểm theo
kiểu “độc dược”.
Sở dĩ tôi nói vậy, là bởi vì trong
một nắm thuốc bổ, chỉ cần lọt vào đấy một vài viên thuốc độc là người uống có
thể toi mạng.
Trong bài báo trên, ẩn đằng sau kiểu
nói “không ưa Trung Quốc” thì không chỉ có một vài “viên thuốc độc” mà lại có
nhiều, toàn là những loại “cực độc”. Để đỡ tốn thời gian của độc giả, tôi xin
chỉ ra những viên “cực độc” ấy trong lý luận của ông:
1) Về Tựa bài: KHÔNG NÊN CỰC ĐOAN VỚI TRUNG QUỐC.
Tựa bài có thể là do phóng viên đặt
chứ không phải là do ông, nhưng hẳn nhiên là ông đã đồng ý với cái tựa như thế.
Thật là hết sức nguy hiểm. vì điều này chính là mong muốn và cũng là giọng điệu
của chính quyền Trung Quốc sau hàng loạt động thái tham tàn, hung bạo và ngang
ngược của họ đối với Việt Nam.
Những kẻ từng ngày từng giờ thể hiện dã tâm bành trướng xâm lược đối với nước
ta, lại còn cực kỳ vô liêm sỉ nói rằng: Không nên cực đoan với chúng tôi! Vì sao, ông lại là người phát
ngôn thay cho bọn họ?
2) Ông nói rằng: “Việc
nhẫn nhịn Trung Quốc diễn ra từ ngàn xưa, khởi đầu từ các triều đại Việt Nam
sau mỗi lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc. Nhẫn nhịn để lo cho kế sách lâu
dài của đất nước khác với buông xuôi đầu hàng. Nhưng nếu nói rằng hiện có một
nỗi sợ TQ thì với quan sát của cá nhân, tôi cho rằng chưa bao giờ có”.
Lời
ông nói chẳng qua để khỏa lấp, chống chế cho cách ứng xử hèn nhát và yềm thế
trước Trung Quốc. Trong quan hệ với Trung Quốc, chúng
ta bị bọn họ áp đảo hoàn toàn: mất trắng quần đảo Hoàng Sa, một số đảo của
Trường Sa, xây dựng thành phố Tam Sa, hồ sơ phi lý đường lưỡi bò hình chữ U đã
được Trung quốc trình ra quốc tế, bắt giết ngư dân Việt Nam, chiếm ngư trường,
cắt cáp, đâm tàu VN, phá hoại kinh tế Việt nam bằng những trò mưu ma chước quỉ
vô cùng thâm hiểm như thu mua râu ngô, móng trâu, ốc bươu vàng, đỉa, hạt nhãn,
tung tiền giả vào VN, … Ấy thế mà ông còn kêu gọi “nhẫn nhịn với Trung Quốc” ư?
Không dám tỏ thái độ kiên quyết với những hành động nói trên của Trung Quốc
chính là sự biểu hiện rõ rệt cho “nỗi sợ Trung Quốc”.
3) Ông lo cho người Việt Nam: “Khi có đầy đủ kiến
thức, ý chi và ý thức về quan hệ VN-TQ không chỉ từ xua mà cả thời cận đại từ
1954 đến nay, người Việt sẽ không còn ở hai thái cực – một là quá sợ và hai là
quá căm giận người Trung Quốc mà mất không, dẫn đền ứng xử theo tinh thần dân
tộc cực đoan”.
Xin nói thẳng với ông, đây là cách
nói lươn lẹo, đánh tráo khai niệm nhằm làm thay đổi bản chất của vấn đề.
Dường như ông cho rằng chỉ có ông và
một vài người gì đó mới có đầy đủ kiến thức, ý chí và ý thức về quan hệ VN –
TQ, còn người dân Việt còn chưa đạt tới cái tầm vóc cao cả ấy của ông về kiến
thức, ý chí và ý thức? Điều vô cùng cần thiết ở đây là một thái độ minh bạch,
kiên quyết trong quan hệ với Trung Quốc thì không thấy ông đề cập tới, mà ông
lại lo rằng người Việt sẽ rơi vào một trong hai thái cực? Ở đây, sự xảo ngôn của ông đã ủng hộ đắc lực cho
việc bịt miệng, trói tay trói chân nhằm không cho người dân Việt bày tỏ thái độ
phản ứng trước dã tâm tham tàn hung bạo của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với
VN.
4) Ông bồ sung ý kiến của TS Trần Vinh Dự: “ Việt Nam đã từng
mất nước hàng ngàn năm và trong các cuộc chiến vẫn thường tạm rút ra khỏi thủ
đô nhưng… những gì của Việt Nam theo sử sách và luật pháp quốc tế thì Việt Nam
vẫn sẽ khôi phục lại, vẫn mãi là của Việt Nam.” Vẫn là một kiểu ngụy biện xảo trá và nguy hiểm,
khác nào khuyên người Việt cứ tạm chấp nhận hiện trạng của Hoàng Sa, Trường Sa,
đường lưỡi bò hình chữ U… đến lúc nào đó VN sẽ khôi phục lại, dù rằng chẳng
biết đến bao giờ? “Vẫn mãi là của Việt Nam”
chỉ là trên đầu môi chót lưỡi độc hại của ông chứ có biết khi nào mới là hiện
thực đối với người dân Việt? Ông nói rằng “theo luật pháp quốc tế” nhưng ông lại
lờ tịt một biện pháp vô cùng cần thiết, quan trọng và hiệu quả là đưa hồ sơ
Biển Đông, hồ sơ Hoàng Sa, Trường Sa ra Tòa án quốc tế? Lý luận này của ông
thực sự là trò lừa đảo cực kỳ tinh vi bằng ngôn ngữ.
5) Ông khuyên dạy: “Chúng ta phải ôn hòa và kiên trì sử dụng
Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 và Truyên bố về ứng xử của các bên tại Biển
Đông cũng như những chúng cứ chủ quyền về Trường Sa – Hoàng Sa từ trước đây,
tạo nên cách thức chủ đạo để bảo vệ Biển Đông và các đảo Việt Nam; thu thập đầy
đủ chứng cứ pháp lý để khi cần Việt Nam sẽ có thể đấu tranh pháp lý với Trung
Quốc trên mặt trận pháp lý quốc tế”.
Lại vẫn kiểu ỡm ờ đánh lận con đen
bằng ngôn từ trong lý luận của ông. Tại sao chúng ta “phải ôn hòa” với những kẻ
hung tàn bạo ngược? Cái ông gọi là “Khi cần” là khi nào? Mấy trăm năm hay mấy
ngàn năm nữa? Mà vì sao không phải là bây giờ, thậm chí là trước đó?
6) Ông còn nói một cách ngô nghê vô nghĩa: “Việc cần làm là
ghi lại hình ảnh những hành vi xâm lấn để đề phòng Trung Quốc tạo cớ leo thang”
Việc cần làm mà ông khuyên người Việt
chỉ là “ghi lại hình ảnh những hành vi
xâm lấn” thôi ư? Một lời khuyên nhủ cực kỳ tào lao, nghe như có mùi ung
thối. Mà những hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam
đâu chỉ là “xâm lấn”? Phải gọi cho
đích danh là chiếm đóng, xâm lược, ăn cướp biển đảo của Việt Nam, bất chấp pháp
lý và đạo lý, chứ đừng nói gì tới cái “đề
phòng” quái đản của ông!
7) Cuối cùng, ông dẫn lại lời của Thủ tướng Nhật: “Ứng xử tương xứng với phẩm giá” và cho rằng
“là một kinh nghiệm tốt”.
Bản chất quan hệ Nhật Bản – TQ trong
vụ quần đảo Senkaku hoàn toàn khác với quan hệ Việt Nam – TQ trong vấn đề Biển
Đông, Hoàng Sa, Trường Sa. Không những thế, người Nhật đã tỏ thái độ rất kiên
quyết đối với Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc đâu dám hung hăng, muốn làm gì
thì làm như đối với VN?
Lời ông nói có khác gì khuyên người
Việt chúng ta giữ “ phẩm giá” với những quân ăn cướp?
Chỉ trong một bài
báo, ông đã đưa vào những "độc dược" vô cùng nguy hiểm như thế cho
người Việt. Thử hỏi phẩm giá của ông được bao nhiêu, có xứng đáng để ông lên
lớp về phẩm giá cho người dân Việt Nam
không?
Vài lời cùng ông.
No comments:
Post a Comment