05:13
- 27/11/2012
Một
công trình thủy điện ở huyện Đăk Glei, Kontum, được biết dưới tên Đak Mek 3,
luôn được khẳng định cho là "được thi công đảm bảo chất lượng và đúng
thiết kế", đã bị vỡ nát hôm 22-11, với từng khối bêtông lớn gãy, nằm chỏng
chơ dưới dòng sông. Nguyên do được lý giải là do "một chiếc xe chở đá đã
va vào thân đập khiến đập vỡ dây chuyền..."
Theo
ông Lê Bá Thanh - giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hồng Phát Đăk Mek (chủ đầu
tư), sự cố vỡ đập xảy ra lúc 17g30 ngày 22-11, "khi công nhân của các đơn
vị đang thi công chèn đá vùng thân đập thì xảy ra sự cố khiếnđập vỡ về phía
thượng lưu". Lúc xảy ra sự việc, một tài xế đang đứng cạnh bị vùi xuống
vực sâu.
Dự
án thủy điện Đăk Mek 3 khởi công từ tháng 3-2009, dự kiến đưa vào phát điện đầu
năm 2013 tới đây, có công suất 7,5MW, được đầu tư với số vốn hơn 200 tỉ đồng.
Công trình do Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Nam Việt, có trụ sở đặt tại Sài
Gòn thiết kế. Đập có thiết kế dài khoảng 80m, cao 20m, nhưng hiện tại hơn 60m
đập đã vỡ hoàn toàn.
Ba
ngày sau khi sự cố vỡ đập chết người xảy ra, sự việc vẫn chưa được báo cáo về
Sở Xây Dựng và Sở Công Thương tỉnh Kontum. Xác nhận với báo chí chiều ngày
25-11, ông Đỗ Hoàng Liên Sơn, giám đốc Sở Xây dựng Kon Tum, cho biết sự cố vỡ
đập xảy ra tại thủy điện Đăk Mek 3 ông chưa nắm được vì chủ đầu tư chưa báo
cáo. Nhưng theo lời bình luận của ông Sơn “vì
chủ đầu tư và đơn vị thi công là một nhà cả nên chưa chắc họ đã thi công đúng
theo thiết kế được duyệt. Giám sát cũng do một đơn vị của chủ đầu tư thuê luôn.
Về tiến độ công trình, chủ đầu tư làm mình không nắm được nên các công trình
này cũng chưa tổ chức giám sát”.
Cùng
lúc, ông Nguyễn Bộ, giám đốc Sở Công thương Kon Tum, cũng cho biết đến chiều
25-11 vẫn chưa nhận được thông tin xảy ra vỡ đập ở thủy điện Đăk Mek 3. Ông cho
biết, "vừa qua sở có đi kiểm tra, giám sát nhưng không phát hiện vấn đề gì
bất thường..." Tuy nhiên, theo ông "nếu vỡ đập thì có thể do chất
lượng công trình không đảm bảo. Hôm nay, 26-11, sở cho lập đoàn vào kiểm tra,
đánh giá toàn bộ vụ việc.
Theo
dư luận hiện nay, thì trong cái rủi còn cái may vì đập đang trong quá trình thi
công, chưa tích nước chứ không dân thường sẽ chết oan nhiều hơn. Nếu đập chỉ
cần xe chở đá va đụng vào đã vỡ thì không biết khi cho tích nước sẽ nguy hiểm
đến mức nào.
Tuy
nhiên, dư luận cho rằng lý giải của chủ đầu tư là "tào lao", hết sức
vô lý. Một đập thủy điện mà chỉ vì chiếc xe đá 60 tấn va vàođã vỡ vậy thì sau
khi tích nước sẽ ra sao? Chỉ có cấu kết tham nhũng làm ăn cẩu thả mới xảy ra sự
này mà thôi.
Tại sao phải để cho người dân cứ phải sống trong sợ hãi
với mấy cái đập thủy điện thế này? Đây
chỉ là một công trình cở nhỏ, như vụ vỡ đập Đắkrông ở Quảng Trị mới đây, và
hiện còn bao nhiêu công trình thủy điện lớn khác như đập Sông Tranh 2. Làm gì
để cứu dân khỏi những "quả bom" khổng lồ thế này, nhất là vào mùa lũ
lụt mới khởi đầu năm nay. Đó là vấn đề đặt ra từ bấy lâu nay.
--------------------------------
No comments:
Post a Comment