Thursday, 22 November 2012

ĐIỂM BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NGÀY 22-11-2012 (Dự Đoán Kinh Tế Việt Nam)




Blog tổng hợp tin tức nhận định về kinh tế Việt Nam
Posted by ddkt 22/11/2012

CHUẨN BỊ “BAO CẤP” GIÁ VÀNG
Hệ thống buôn sỉ vàng trên thị trường rất chằng chịt, liên kết chặt chẽ với nhau. Chính hệ thống này quyết định giá vàng trên thị trường. Một khi giá đã phát đi, lập tức theo chân rết, giá đến các tầng trên rồi lan dần xuống các tầng dưới, đều đặn và không có chuyện phá rào.
Những nhà buôn vàng sỉ không định giá tùy tiện như một số ý kiến suy luận. Giá được xác định theo cung cầu và cung cầu dựa chủ yếu vào thông tin.
Hiện nay, với sự độc quyền vàng miếng SJC, chủ trương chấm dứt huy động và cho vay vàng, chuyển sang quan hệ mua bán vàng mà Ngân hàng Nhà nước đang từng bước thực hiện, vai trò của hệ thống phân phối, thu gom càng nổi bật. Phải nhìn thẳng vào hệ thống tổ chức, phân phối đó, thì mới nắm được quyền chủ động quyết định giá vàng và kiểm soát, quản lý, điều hành thị trường vàng.

Buổi trưa một ngày đầu tháng 10/2012, nhân viên bộ phận kinh doanh vàng của một ngân hàng nói trên điện thoại: “Đầu A đã tạm ngưng mua vì giá lên nhanh quá, tới 48,4 triệu đồng/lượng rồi. Coi

*
DOANH NGHIỆP ỐM NẶNG – ĐẠI GIA RA NƯỚC NGOÀI CHỮA BỆNH
Không chỉ riêng ông Lâm Ngọc Khuân – một đại gia trong ngành thủy sản đất phương Nam bỏ ra nước ngoài trị bệnh trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp thủy sản lao đao, sống cầm cự với các khoản vay ngân hàng và mất khả năng thanh toán. Doanh nghiệp thủy sản lâm vào cảnh “ốm nặng” hàng loạt và đồng nghĩa các ‘đại gia’ cũng đổ bệnh và tìm đường ra nước ngoài với lý do chữa bệnh.

(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, (VEF.VN) – Ông Lâm Ngọc Khuân, Chủ tịch Công ty CP chế biến thực

*
ĐÓNG CỬA NHIỀU NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CÁ TRA TRONG MÙA CAO ĐIỂM
Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Dương Ngọc Minh thừa nhận ngành cá tra đang lâm vào đợt suy thoái nguyên liệu trầm trọng. Nguyên nhân do cạn kiệt tín dụng. Hơn một năm nay từ người dân cho đến doanh nghiệp đều không còn tiền đầu tư. Do hụt nguyên liệu, hơn một nửa số nhà máy cá tra đóng cửa, số còn lại chỉ chạy 40 – 50% công suất.
“Ngành cá tra tạo việc làm cho khoảng 40.000 lao động. Với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu như hiện nay, tôi nghĩ có đến một nửa trong số này mất việc làm hoặc công việc không thường xuyên”, ông Minh nói.

*
NỢ XẤU GIA TĂNG CHÓNG MẶT
“…tốc độ gia tăng nợ xấu tăng chóng mặt. Năm 2008, nợ xấu tăng 74%, năm 2009 tăng 27%, năm 2010 tăng 41%, năm 2011 tăng 64% và chỉ 10 tháng đầu năm 2012, nợ xấu đã tăng 66%, một tốc độ [sic] tăng khủng khiếp…”
“…Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thì thì nợ của Việt Nam hiện khoảng 8,86% tổng dự nợ tín dụng (khoảng 2,75 triệu tỷ đồng Việt Nam), hay con số nợ xấu khoảng 252.000 tỷ đồng tính tới thời điểm 30/9/2012…”

*
QUỐC HỮU HÓA VÀNG
Câu chuyện SJC được ĐBQH Nguyễn Văn Tuyết chất vấn kèm theo cụm từ “lợi ích nhóm”: Vì sao cơ chế quản lý kinh doanh vàng miếng chưa đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới? Vì sao không tập trung quản lý chất lượng vàng lại quản lý bằng nhãn hiệu (SJC) và “có vấn đề lợi ích nhóm không?”.
Thực sự hùng biện, Thống đốc nêu ra hàng loạt con số “10-13 tấn vàng được buôn lậu qua biên giới mỗi năm”, “12.000 cửa hàng bán vàng như loại hàng hóa bình thường”. Ông còn nói tới việc “Ngoại tệ từ mồ hôi được phục vụ cho buôn lậu vàng”. Và đây chính là nguyên nhân của việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng.
Nếu có một tuyên bố bản chất nhất của câu chuyện vàng, thì đó là khẳng định của Thống đốc: “Thực tế giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới. Nhà nước không cấm, nhưng đây là hình thức kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích và không phải bình ổn”. Về vấn đề thương hiệu độc quyền SJC, Thống đốc cho biết do SJC đang “chiếm hơn 90% thị trường” và “cần chuẩn hóa về một loại vàng”.

*
NHIỀU KÊNH TRUYỀN HÌNH NƯỚC NGOÀI SẼ NGỪNG PHÁT SÓNG TẠI VIỆT NAM
Sắp tới đây, một số kênh truyền hình nước ngoài sẽ phải “vắng bóng” trên hệ thống truyền hình trả tiền ở Việt Nam.
Lý do: những kênh này chưa có giấy phép biên tập, biên dịch sang tiếng Việt theo quyết định ban hành ngày 24-3-2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong số 59 kênh chưa được cấp giấy phép biên tập có khả năng sẽ ngưng phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền, có một số kênh được khán giả yêu thích như Star World (kênh tổng hợp), Channel V (ca nhạc), CNBC (thông tin kinh tế thế giới), CNN, BBC (tin tức)…

------------------------------------------------

Blog tổng hợp tin tức nhận định về kinh tế Việt Nam
Posted by ddkt 23/11/2012

Năm 2007, Cố Chủ tịch Kim Jong In của Bắc Hàn mong muốn được học tập kinh nghiệm đổi mới từ Việt Nam. Đảng CS Triều Tiên mong muốn rằng có thể chỉ cải cách kinh tế mà vẫn nắm giữ được chính trị độc quyền trong tay (BBC Vietnamese, 29/10/2007).

Đó cũng là mục tiêu tối quan trọng của ĐCSVN sau khi hệ thống XHCN sụp đổ trên toàn thế giới.

Tiếc thay, điều đó không trở thành hiện thực được. Và không sớm thì muộn Việt Nam cũng phải quay ra “học tập” lại Bắc Hàn trong thời gian rất gần đây.

Thực sự, ĐCSVN mong muốn điều gì khi tiến hành Đổi Mới? Đó là quốc gia giàu mạnh và cùng lúc ĐCSVN mãi mãi ĐỘC QUYỀN cai trị, Giai cấp Đảng viên vĩnh viễn là giai cấp có vô số đặc quyền đặc lợi.

Tuy nhiên họ đã sai lầm từ gốc. Kinh tế thị trường là 1 thành phần cấu thành lên cái họ gọi là Chủ nghĩa Tư bản. Và chủ nghĩa Tư bản LUÔN phải song hành cùng các điều kiện: (1) TỰ DO NGÔN LUẬN; (2) dân chủ hóa nền kinh tế, chính trị; (3) tôn trọng NHÂN QUYỀN.

Không có các điều kiện trên, thì kinh tế thị trường CHẮC CHẮN THẤT BẠI.

Kẹt cái, các điều này toàn là điều "cấm kỵ" tại tất cả các quốc gia CS.

Nói khác đi, CSVN muốn pha nước với lửa, cho thành dầu đem ra bán!

Họ tưởng rằng có thể phát triển quốc gia, có nền kinh tế hùng mạnh, mà KHÔNG qua các điều kiện tiên quyết như trên.

Phe "tư bản hoang dã" từ đó đã được hình thành, với sứ mệnh bất khả thi như trên.

TƯ BẢN HOANG DÃ

Trong khoảng 23 năm, phe tư bản hoang dã hoạt động khá trơn tru nhờ vào VN (1) bán dầu, (2) kiều hối, (3) tăng nợ quốc gia; nhưng cho đến mức lớn mạnh lên 1 chút thì phe này "đụng" với phe bảo thủ trong chính trị, và do phe bảo thủ cương quyết không cho tự do ngôn luận, tiếp tục "Hồng hơn Chuyên", nên nền KT bị chính các điều khá tốt đẹp trước đây hại trở lại.

Nói chính xác là do chính sự giàu có tương đối của dân chúng hại trở lại, đó là giá BĐS tăng, USD và vàng trong dân chúng nay đủ nhiều để người ta bác bỏ VND.

Thật vậy, cho đến đầu năm 2011, hầu như mọi nơi bán hàng ngoại nhập đều ghi giá bằng USD, mọi giao dịch trên vài chục triệu đồng đều bằng USD, vàng.

Phe bảo thủ thấy sắp "thua", liền đưa ra NQ11 dẹp USD, vàng, buộc mọi giao dịch phải bằng VND, đang khi VND không được sự TÍN NHIỆM của dân chúng, và do in ra quá nhiều làm loãng giá trị.

NGAY SAU KHI BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT 11, nền kinh tế càng bị thiệt hại lớn lao hơn hồi đám tư bản hoang dã phá hoại vài năm trước 2011.

Và sự thiệt hại này nay ngày càng lớn, lớn khủng khiếp đến chính giới Cộng Sản chóp bu còn bàng hoàng, sửng sốt, tê liệt, cay đắng, nhưng không biết cách nào giải quyết.

Tiếp tục, thì không phải là cách; nhưng cho trở lại xài USD, vàng tự do như thời tư bản hoang dã trước 2011 thì cũng không phải là cách.

Do đó, CSVN nay bị HOÀN TOÀN BẾ TẮC trong nền kinh tế. Không có cách nào TỐT để giải quyết, mà chỉ có thể chọn cách kém thiệt hại nhất CHO ĐẢNG, ĐỂ ĐẢNG TIẾP TỤC NẮM QUYỀN.

RỤT ĐẦU XUỐNG CÁT

Và cách họ chọn, như con rùa khi bị tấn công, con đà điểu khi sợ hãi, là rụt đầu, chui đầu xuống cát.

Nay, CSVN đang có khuynh hướng rõ rệt, đó là BỎ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, trở lại giấc mơ "KT XHCN" như cha ông họ từng mơ vào thập niên 1950s cho tới giữa thập niên 1980.

"Tỉ giá ổn định" chẳng qua là do không còn bán ra cho dân chúng, không cho doanh nghiệp mua để nhập khẩu hàng. Do cấm không cho mua bán, không cho dùng làm đơn vị trao đổi hàng hóa (Vietstock, 19/11/2012).

Nếu cho TỰ DO MUA BÁN mà ổn định thì mới là điều tốt, chứ CẤM người ta mua bán rồi la toáng lên là "ổn định" thì còn gì ý nghĩa, chưa kể sự "ổn định" này GÂY THIỆT HẠI cho nền KT tới mức nào.

Do doanh nghiệp không được mua bán vàng, ngoại tệ tự do như trước đây, nền KT bị vô số "nút cổ chai", ví dụ cty A cần nhập nguyên vật liệu về, rồi mua 1 số hàng của cty B, C, để làm ra sản phẩm xuất khẩu.

Cho dù cty A chịu lo lót để mua ngoại tệ chính thức - mua bên ngoài nay bị bắt - nhưng cty B, C vì lý do nào đó không mua được ngoại tệ, từ đó không nhập được hàng để chế tạo bán cho A, thì cty A cũng không làm được hàng xuất khẩu.

Cả dây chuyền sản xuất có khi cần cả chục, nhiều chục, cty như vậy, chỉ cần 1 cty không nhập được hàng thì cả dây chuyền đổ vỡ, từ đó hàng chục cty sụp đổ theo.

Mà cho dù có mua được ngoại tệ chính thức, thì các cty còn sản xuất cũng không dám đầu tư thêm gì nữa, vì việc mua chính thức này rất nhiêu khê, qua nhiều cửa, phải khai báo, xin phép, đút lót, và không biết tương lai ra sao.
Môt tình trạng "bất an, bất ổn" bao trùm các cty hiện nay, do có thể bị bác đơn xin mua ngoại tệ vào bất cứ lúc nào, như vậy thì "chết chắc".

Trong khi hàng xuất khẩu thì bao nhiêu ngoại tệ thu được đều phải bị bán cho ngân hàng nhà nước, không thiếu xu nào.

Tình trạng như vậy, làm các cty cần ngoại tệ để sản xuất đều thu hẹp quy mô, sức CẦU ngoại tệ càng ít càng an toàn cho họ, và do đó sức CẦU ngoại tệ toàn quốc giảm mạnh, có thể giảm chỉ còn 25% so với trước đây.

Đây là sự "yên ổn" như trong các cô nhi viện, trẻ em bị đàn áp quá nên câm nín, từ đó chẳng khai phá được gì, phát triển được gì, mà chỉ là các con rô bô biết đi; khác với trẻ em bên ngoài luôn bay nhảy, phá phách, nhưng đồng lúc chúng phát triển mạnh, có sáng kiến.

ĐCSVN đã chọn con đường "yên ổn, trật tự", theo kiểu KT XHCN các năm trước 1987. Nay cấm vàng, đô la, y chang như thời đó, CHỈ CÒN THIẾU BAO CẤP.

Nếu nói "tỉ giá ổn định" thì không đâu trên thế giới BỊ ỔN ĐỊNH như tại Bắc Hàn. Bên đó, giá ngoại tệ không lên xuống hàng mấy chục năm nay.

Còn bao cấp, thì theo tôi, BAO CẤP SẼ TRỞ LẠI THEO YÊU CẦU CỦA DÂN CHÚNG, do nay dân nghèo quá không đủ tiền mua gạo, nhu yếu phẩm giá thị trường. Họ sẽ ĐÒI ĐƯỢC BAO CẤP.

Và thế là kết thúc thời kỳ thử nghiệm "KT THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN", và trở lại thời kỳ "KINH TẾ XHCN THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN", hay "KT XHCN" cho ngắn gọn.

---------------------------
BBC Vietnamese, Bắc Hàn muốn học Đổi mới từ VN, 29/10/2007, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/10/071029_doimoilessonfornkr.shtml

Vietstock, Những tác động tích cực của diễn biến tỷ giá hiện nay, 19/11/2012,








No comments:

Post a Comment

View My Stats