Thứ Bảy, 17/11/2012
Lời Dẫn: Sáng 3-11-2012, Cơ
quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TPHCM và tỉnh Long An đã họp báo công bố
kết quả điều tra ban đầu về hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Phương Uyên
(SN 1992) và Đinh Nguyên Kha (SN 1988). Hai em Phương Uyên và Nguyên Kha đã
thực hiện vụ rải truyền đơn trên cầu An Sương Sài Gòn sáng ngày 10/10/2012 kêu
gọi chống giặc Tàu xâm lược. Ngày 19-10, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An đã
ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với
Uyên-Kha. Đồng thời tiếp tục làm rõ số đối tượng khác có liên quan đến các hoạt
động tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam được quy định tại điều 88 Bộ
luật Hình sự nhà nước.
Hãy hát lên bài ca yêu nước Nguyễn Phương
Uyên!
Hãy hát lên
Bài ca yêu nước Nguyễn Phương Uyên!
Từ Bô-xít Tây Nguyên đến địa đầu Bản Giốc
Từ Trường Sa xa xôi đến giảng đường đại học
Hãy cùng nhau hát lên!
Vạn lính đảo, triệu sinh viên!
Bài ca yêu nước Nguyễn Phương Uyên!
Từ Bô-xít Tây Nguyên đến địa đầu Bản Giốc
Từ Trường Sa xa xôi đến giảng đường đại học
Hãy cùng nhau hát lên!
Vạn lính đảo, triệu sinh viên!
Chúng ta hãy cùng xiết chặt tay!
Vì lũ giặc xâm lăng đã đến
Tuyên bố “Đường Lưỡi Bò” mưu chiếm trọn Biển Đông
Còn ngang ngược lập “Thành phố Tam Sa” trên biển
Gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cha ông!
Vì lũ giặc xâm lăng đã đến
Tuyên bố “Đường Lưỡi Bò” mưu chiếm trọn Biển Đông
Còn ngang ngược lập “Thành phố Tam Sa” trên biển
Gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cha ông!
Chỉ những kẻ vô lương tâm mới không thấy
đau lòng
Khi quân giặc cướp tàu thuyền và bắn chết ngư dân trên biển
Khi cố tình quên vong linh những anh hùng Hải Chiến[1]
Khi vì tiền mà cho chúng thuê biển, thuê rừng
Khi cho chúng đưa lao công sang trên các công trường
Làm rơi lệ Tố Như, xót xa hồn Nguyễn Trãi!
Khi quân giặc cướp tàu thuyền và bắn chết ngư dân trên biển
Khi cố tình quên vong linh những anh hùng Hải Chiến[1]
Khi vì tiền mà cho chúng thuê biển, thuê rừng
Khi cho chúng đưa lao công sang trên các công trường
Làm rơi lệ Tố Như, xót xa hồn Nguyễn Trãi!
Chỉ có bọn “người yêu nước” mới coi
Chống tham nhũng, chống ngoại xâm là “phản quốc”
Quyết đòi lại Hoàng Sa là “chống đảng”, “chống nhân dân”
Mới lu loa Vua Gia Long “cõng rắn cắn gà nhà bán nước”
Mới xem người bạn chí cốt của Mao
Là “anh hùng chống xâm lăng”!
Chống tham nhũng, chống ngoại xâm là “phản quốc”
Quyết đòi lại Hoàng Sa là “chống đảng”, “chống nhân dân”
Mới lu loa Vua Gia Long “cõng rắn cắn gà nhà bán nước”
Mới xem người bạn chí cốt của Mao
Là “anh hùng chống xâm lăng”!
Hãy hát lên các bạn ơi!
Khi Đông Nam Á đã nhất tề chống giặc
Khi Phi-lip-pin cũng nhỏ bé như ta
Mà đã kiên cường đứng tiên phong
Rồi Ma-lai, In-đô...đã đồng lòng đoàn kết
Chống quân bành trướng Phương Bắc
Thề quyết giữ Biển Đông!
Khi Đông Nam Á đã nhất tề chống giặc
Khi Phi-lip-pin cũng nhỏ bé như ta
Mà đã kiên cường đứng tiên phong
Rồi Ma-lai, In-đô...đã đồng lòng đoàn kết
Chống quân bành trướng Phương Bắc
Thề quyết giữ Biển Đông!
Nay nghe tin các người định kết tội
Nguyễn Phương Uyên vì Lá Cờ Vàng Ba Sọc
Trên tờ giấy A4 kẻ bằng tay dán trong một chiếc thùng
Vậy ai sẽ kết tội người đã in Lá Cờ Sáu Sao[2] nghênh đón “bạn”?
Để hàng trăm em thiếu nhi phải cầm lá cờ đó vẫy chào...
Như chấp nhận kiếp nô vong?
Nguyễn Phương Uyên vì Lá Cờ Vàng Ba Sọc
Trên tờ giấy A4 kẻ bằng tay dán trong một chiếc thùng
Vậy ai sẽ kết tội người đã in Lá Cờ Sáu Sao[2] nghênh đón “bạn”?
Để hàng trăm em thiếu nhi phải cầm lá cờ đó vẫy chào...
Như chấp nhận kiếp nô vong?
Nhà nước ta nay đã giành được giang sơn
Là nhờ có xác của hàng triệu thanh niên ngã xuống
Trên dãy Trường Sơn từng khe núi máu còn vương!
Sao các người đã vội dâng biển đảo, dâng tài nguyên...
Cho bè lũ bá quyền bành trướng?
Hay các người định đưa nước nhà
Quay về thời Bắc Thuộc đau thương?
Là nhờ có xác của hàng triệu thanh niên ngã xuống
Trên dãy Trường Sơn từng khe núi máu còn vương!
Sao các người đã vội dâng biển đảo, dâng tài nguyên...
Cho bè lũ bá quyền bành trướng?
Hay các người định đưa nước nhà
Quay về thời Bắc Thuộc đau thương?
Đất ruộng thì các người tước đoạt của dân
để xây sân gôn, biệt thự...
Vậy người nông dân nay mai biết lấy gì để nuôi cha mẹ, nuôi con?
Hay lại phải đi làm điếm, làm thuê, làm “Ô-Sin” khắp thế giới
Để các người được sống xa hoa nơi gác tía, lầu son?
Vậy người nông dân nay mai biết lấy gì để nuôi cha mẹ, nuôi con?
Hay lại phải đi làm điếm, làm thuê, làm “Ô-Sin” khắp thế giới
Để các người được sống xa hoa nơi gác tía, lầu son?
Lẽ nào nêu khẩu hiệu
“Vì danh dự Tổ Quốc chống giặc Tàu xâm lược!
“Vì tương lai đất nước chống tham nhũng bạo tàn!”
Là “phản Quốc”, là “hại nước”, là “buôn dân”?
Vậy xin được hỏi “Quốc” này là Quốc gì?
“Quốc trung” hay “Quốc tặc”?
Hay “Quốc” là “nước đục” béo cò
Để kiếm mồi dâng cúng giặc?
Chứ không phải “Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế cư!”
Của Lý Thường Kiệt ngàn năm vang vọng đến bây giờ?
“Vì danh dự Tổ Quốc chống giặc Tàu xâm lược!
“Vì tương lai đất nước chống tham nhũng bạo tàn!”
Là “phản Quốc”, là “hại nước”, là “buôn dân”?
Vậy xin được hỏi “Quốc” này là Quốc gì?
“Quốc trung” hay “Quốc tặc”?
Hay “Quốc” là “nước đục” béo cò
Để kiếm mồi dâng cúng giặc?
Chứ không phải “Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế cư!”
Của Lý Thường Kiệt ngàn năm vang vọng đến bây giờ?
Nay các người
Định kết “tội” Phương Uyên rồi giam giữ em một cách vô nhân đạo
Nhưng Phương Uyên đã thành tên một Bài Ca Yêu Nước vọng muôn nơi!
Các người có thể làm nhục xác thân em trong chốn lao tù
Nhưng tâm hồn em vẫn như cánh Hải Âu trên biển đảo
Đang vẫy gọi hàng chục triệu thanh niên VN
Vùng đứng lên giữ nước
Cứu giống nòi!
Định kết “tội” Phương Uyên rồi giam giữ em một cách vô nhân đạo
Nhưng Phương Uyên đã thành tên một Bài Ca Yêu Nước vọng muôn nơi!
Các người có thể làm nhục xác thân em trong chốn lao tù
Nhưng tâm hồn em vẫn như cánh Hải Âu trên biển đảo
Đang vẫy gọi hàng chục triệu thanh niên VN
Vùng đứng lên giữ nước
Cứu giống nòi!
Đảo Sơn Ca, 15/11/2012
Nguyễn Hàm Thuận Bắc
Nguyễn Hàm Thuận Bắc
[1] Hải Chiến Hoàng Sa 19/1/1974 và Hải
Chiến Trường Sa 14/3/1988.
[2] Ngày 21/12/2011, tại Hà Nội, hàng trăm
em thiếu nhi Việt Nam đã cầm những Lá Cờ Sáu Sao của Trung Quốc để đón Phó Chủ
Tịch nước CHNDTH Tập Cận Bình.
No comments:
Post a Comment