Hồng Ngọc - Tuan Viet Nam
8/11/2012 01:00
Cả
thế giới nín thở theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thậm chí rất nhiều người
trong số đó thiếu sự quan tâm thật sự với cuộc bầu cử ngay trên đất nước mình!
Liệu đó có phải là điều kỳ lạ?
>> Tuyên bố của Obama, Romney sau thắng bại/ Obama giành chiến thắng/ Người ủng hộ Obama reo hò mừng chiến thắng
>> Tuyên bố của Obama, Romney sau thắng bại/ Obama giành chiến thắng/ Người ủng hộ Obama reo hò mừng chiến thắng
Dân
chủ và bầu cử
Dân
chủ, hiểu theo ý nghĩa nguyên thủy từ nơi mà khái niệm này được sinh ra – nhà
nước Athens thế kỷ 4-5 trước Công nguyên – có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân
dân.
Từ
dân chủ trong tiếng Việt là từ Hán Việt, có thể hiểu một cách đơn giản theo ý
nghĩa chiết tự của nó là chủ quyền thuộc về nhân dân. Trong đời sống, chúng ta
nôm na hóa nó thành “dân làm chủ”.
Hầu
như tất cả các chế độ xã hội trong lịch sử theo thế quyền đều tự cho mình là
dân chủ. Vì ai nắm quyền lực cũng đều tự xưng rằng mình nắm quyền là chính
đáng. Nếu không nhân danh thần quyền (nắm quyền theo ý Chúa hoặc ý Trời), thì
tất nhiên là phải theo ý nguyện của nhân dân.
Nhưng
làm thế nào để quyền lực thật sự thuộc về nhân dân, để dân thật sự làm chủ thì
lại là cả một hệ thống triết lý và tổ chức chính trị.
Trong
hình thức lý tưởng, dân chủ nghĩa là tất cả mọi người cùng thảo luận, cùng biểu
quyết để ra quyết định chung cho cộng đồng, chính là dân chủ trực tiếp. Nhưng
trong thực tế nhân loại, “sân khấu” đông nhất để tụ họp chỉ có chừng 100 ngàn
chỗ ngồi, là vài sân vận động lớn nhất thế giới chứ không phải là các quảng
trường chính trị. Nếu các quảng trường có tới 100 ngàn chỗ có thể ngồi, thì đó
chỉ là nơi tụ họp để biểu tình chứ không phải có chức năng thảo luận và biểu
quyết, vì không thể tổ chức và điều phối cho 100 ngàn người cùng thảo luận.
Lịch
sử hiện đại lại không có vị thế cho quốc gia dưới 100 ngàn dân. Vì thế, dân chủ
trực tiếp ở quy mô quốc gia là không tồn tại. Hình thức thay thế khả dĩ nhất là
dân chủ gián tiếp hay dân chủ đại diện, ở đó, người dân bầu ra các đại biểu đại
diện cho mình để thảo luận và ra quyết định chung cho cộng đồng. Đó là các dân
biểu. Trong các chế độ theo mô hình Tổng thống như nước Mỹ, người dân còn trực
tiếp bầu ra người đứng đầu cơ quan hành pháp. Các dân biểu sẽ thảo luận và ra
quyết định về luật và chính sách. Trong các chế độ theo mô hình Nghị viện, các
dân biểu còn bầu chọn ra người đứng đầu cơ quan hành pháp.
Bầu
cử và không khí chính trị
Như
vậy, bầu cử chính là hành vi quan trọng nhất trong một chế độ dân chủ. Vì nó là
điểm mấu chốt cho việc người dân được làm chủ, trong mô hình dân chủ gián tiếp,
khi người dân chọn ra những người đại diện cho mình để thảo luận và ra quyết
định đời sống chung của cộng đồng.
Nhưng
tổ chức bầu cử như thế nào để người dân được lựa chọn đúng người mà họ muốn làm
đại diện cho mình là việc quan trọng không kém.
Thứ
nhất, cuộc bầu cử phải bảo đảm rằng nó tạo cơ hội cho tất cả các ứng viên có ý
nguyện đại diện và phục vụ cho cộng đồng. Một cuộc bầu cử phản dân chủ thì tìm
cách loại những ứng viên tiềm năng bằng cách đặt thêm điều kiện, hoặc ngụy tạo
các lý do để loại bỏ bớt ứng viên. Thường thì mọi sự sắp đặt loại bớt ứng viên
đều có bàn tay của chính quyền đương nhiệm, vì con người có khuynh hướng níu
kéo quyền lực. Để loại bỏ can thiệp của chính quyền đương nhiệm, cách duy nhất
là phải có Ủy ban bầu cử độc lập.
Thứ
hai, cử tri phải biết ứng viên là ai. Không thể chỉ là hồ sơ khô khốc về học
vị, tiểu sử chính trị, và chức vụ hiện tại. Chức vụ hiện tại đương nhiên là lợi
thế cho các quan chức đương nhiệm. Hầu hết các nền dân chủ quy định bắt buộc
ứng viên phải cư trú ở địa bàn tranh cử, và nhiều khi công khai cả tài sản, thu
nhập, gia đình, bên cạnh quá trình công tác chính trị và cộng đồng. Đó vừa là
cách để cử tri hiểu rõ ứng viên là ai, không chỉ trên phương diện chính trị mà cả
trên phương diện con người – cơ sở của lòng tin vào ứng viên để lựa chọn.
Thứ
ba, khuynh hướng chính trị của ứng viên. Các đảng phái chính trị tự nó đã có
các khuynh hướng chính trị, thông qua cương lĩnh. Cử tri không chỉ bầu cho ứng
viên – con người cụ thể mà còn bầu cho chính đảng đó (điều này có thể khác ở
những nơi một đảng nắm vai trò lãnh đạo, bởi họ không cần cạnh tranh).
Thứ
tư, dự án của ứng viên hoặc chính đảng. Đó là những mục tiêu, chương trình hành
động của ứng viên hoặc chính đảng. Cử tri chỉ có thể lựa chọn đúng ứng viên đại
diện cho mình khi mối quan tâm của cử tri chính là mục tiêu của các ứng viên.
Và mục tiêu đó chỉ thuyết phục được cử tri khi nó có kế hoạch, có biện pháp để
thực hiện một cách khả thi.
Chính
khuynh hướng và dự án chính trị làm cho bầu cử thoát khỏi ý nghĩa như là sự
trình diễn hình ảnh nhân vật, hay cuộc thi diễn xuất trên sân khấu điện ảnh.
Chúng ta vẫn hay nhìn nhận cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ như cuộc trình diễn của
Hollywood, nhưng chưa từng có siêu sao điện ảnh nào đắc cử Tổng thống Mỹ. Chỉ
có một người duy nhất từng là diễn viên, nhưng lại là diễn viên hạng hai.
Cuộc
thảo luận về các khuynh hướng, dự án chính trị chính là yếu tố làm nóng không
khí chính trị của các xã hội dân chủ. Thông qua thảo luận, người dân hiểu rõ
hơn về tổ chức chính trị, sự vận hành của hệ thống chính trị, về các đảng phái,
về các ứng viên, về dự án và tính khả thi của dự án. Nếu bản thân người dân
không hiểu, họ sẽ được “hỗ trợ” từ đối thủ chính trị của ứng viên. Vì khi cuộc
bầu cử là cuộc cạnh tranh giữa các đảng phái, nếu một đảng chỉ ra điểm yếu của
đối thủ thì đảng đó có thêm cơ hội thắng cử. Khi cử tri hiểu rõ những điều đó,
lá phiếu của họ sẽ chính xác hơn.
Tất
nhiên, cuộc thảo luận đó không thể thiếu các cơ quan truyền thông. Nó không chỉ
bộc lộ quan điểm của mình mà còn là diễn đàn để các bên thảo luận. Dù với vai
trò nào, truyền thông có khả năng tác động tới kết quả bầu cử. Nếu truyền thông
nằm trong tay chính phủ đương nhiệm, về nguyên tắc khó có một cuộc bầu cử công
bằng.
Một
cuộc bầu cử đáp ứng đủ những yêu cầu trên đây cũng là một cuộc bầu cử tốn kém
về thời gian và tiền bạc. Như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mới đây tiêu tốn tới 6
tỷ USD.
Về
bản chất, số tiền đó không mất đi, mà chỉ là sự luân chuyển giữa các thành phần
của xã hội Mỹ. Đổi lại, nó giúp người dân Mỹ lựa chọn đúng ứng viên đáp ứng
mong mỏi của mình trong một cuộc cạnh tranh bình đẳng giữa các ứng viên.
Đó
là lý do mà các cuộc bầu cử ở Mỹ luôn được hâm nóng trong thời gian dài, được
theo dõi sát sao trong thời gian bầu cử bởi ngay cả những cư dân ngoài nước Mỹ.
Vì
không ai biết trước ý chí của nhân dân, dù có vô số cuộc thăm dò xã hội học. Nó
trái ngược với những cuộc “bầu cử” mà người chiến thắng, chính đảng chiến thắng
được biết trước, thậm chí được sắp đặt trước, nên tất nhiên cũng xứng đáng được
quan tâm hơn.
Hồng
Ngọc
No comments:
Post a Comment