08.11.2012
Cuối tháng 10 vừa
qua, Quốc Hội Việt Nam thảo luận nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với
những người giữ các chức vụ do Quốc Hội và Ủy ban nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, mục tiêu của việc bỏ phiếu tín nhiệm là “nhằm bổ sung căn cứ để thực hiện công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hiệu quả, đúng người, đúng việc. Khuyến khích những người tín nhiệm thấp tự nguyện từ chức, kịp thời đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo, quản lý những người không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao mà không phải chờ đến hết nhiệm kỳ”.
Đối tượng được đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội bao gồm: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, các phó thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Bên cạnh Quốc Hội, Hội đồng nhân dân ở các địa phương cũng sẽ thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực hội đồng nhân dân, trưởng các ban của hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên của ủy ban nhân dân.
Đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đang được thảo luận. Có người đề nghị đổi cái tên “bỏ phiếu tín nhiệm” bằng “bỏ phiếu bất tín nhiệm”. Có người chủ trương việc bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm nên tổ chức hằng năm; người khác lại đề nghị chỉ thực hiện hai lần trong mỗi nhiệm kỳ. Có người đề nghị chia phiếu thành bốn loại, gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”, “tín nhiệm thấp” và “chưa có ý kiến”; người khác lại đề nghị chỉ nên có hai loại phiếu: tín nhiệm hay không tín nhiệm.
Chưa biết cuối cùng, nội dung chính thức của nghị quyết sẽ như thế nào. Chỉ biết được hai điều. Một, dự kiến nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2013. Hai, dù chưa biết nội dung cụ thể và cũng chưa biết chắc hiệu quả của các nghị quyết ấy, một số người trong giới lãnh đạo Việt Nam đã khoe khoang om sòm về “tính cách mạng” của nó. Đáng chú ý nhất là phát biểu của ông Phạm Quang Nghị, bí thư Thành ủy Hà Nội và là một trong 14 ủy viên Bộ chính trị:
Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, mục tiêu của việc bỏ phiếu tín nhiệm là “nhằm bổ sung căn cứ để thực hiện công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hiệu quả, đúng người, đúng việc. Khuyến khích những người tín nhiệm thấp tự nguyện từ chức, kịp thời đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo, quản lý những người không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao mà không phải chờ đến hết nhiệm kỳ”.
Đối tượng được đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội bao gồm: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, các phó thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Bên cạnh Quốc Hội, Hội đồng nhân dân ở các địa phương cũng sẽ thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực hội đồng nhân dân, trưởng các ban của hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên của ủy ban nhân dân.
Đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đang được thảo luận. Có người đề nghị đổi cái tên “bỏ phiếu tín nhiệm” bằng “bỏ phiếu bất tín nhiệm”. Có người chủ trương việc bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm nên tổ chức hằng năm; người khác lại đề nghị chỉ thực hiện hai lần trong mỗi nhiệm kỳ. Có người đề nghị chia phiếu thành bốn loại, gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”, “tín nhiệm thấp” và “chưa có ý kiến”; người khác lại đề nghị chỉ nên có hai loại phiếu: tín nhiệm hay không tín nhiệm.
Chưa biết cuối cùng, nội dung chính thức của nghị quyết sẽ như thế nào. Chỉ biết được hai điều. Một, dự kiến nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2013. Hai, dù chưa biết nội dung cụ thể và cũng chưa biết chắc hiệu quả của các nghị quyết ấy, một số người trong giới lãnh đạo Việt Nam đã khoe khoang om sòm về “tính cách mạng” của nó. Đáng chú ý nhất là phát biểu của ông Phạm Quang Nghị, bí thư Thành ủy Hà Nội và là một trong 14 ủy viên Bộ chính trị:
Mới mẻ
Đây là việc vô cùng mới mẻ, nếu chúng
ta làm được thì đây là mô hình đánh giá cán bộ rất hiếm có trên thế giới.
Nhiều nước cũng có biện pháp đánh giá sự tín nhiệm đối với chính phủ và người
đứng đầu chính phủ, nhưng đánh giá tất cả thành viên chính phủ, đánh giá cả
chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội và tất cả
những người đứng đầu cơ quan lập pháp thì phải nói là trên thế giới chưa hề
có. (ĐB Phạm Quang Nghị)
|
Ông Phạm Quang
Nghị mở đầu bằng cách cho việc đánh giá giới lãnh đạo mà Việt Nam đang muốn làm
là một mô hình “rất hiếm có trên thế giới”, rồi ngay sau đó, nhấn mạnh thêm:
“chưa từng có”.
Ở đây, nảy ra hai câu hỏi: Thứ nhất, có thực như vậy không? Và thứ hai, nếu thực, điều đó có thực sự cần thiết hay không?
Với câu hỏi thứ nhất, xin lưu ý là ở tất cả các quốc gia dân chủ, việc đánh giá chính phủ cũng như người đứng đầu chính phủ là điều người ta làm thường xuyên, ba hay bốn năm một lần, qua các cuộc bầu cử. Trong các cuộc bầu cử ấy, dân chúng sẽ đánh giá lại toàn bộ các thành tựu của người (hoặc đảng) lãnh đạo trong suốt nhiệm kỳ vừa qua và sẽ quyết định, bằng lá phiếu của mình, cho phép người ấy hoặc đảng ấy tiếp tục cầm quyền hoặc thay thế bằng người và đảng khác. Các cuộc bầu cử đều được tổ chức một cách công khai, công bằng, tự do và minh bạch; ở đó, mọi người đều có quyền phanh phui tất cả những dối trá hay ỡm ờ của nhau để cho công luận được biết và dân chúng được quyết định.
Hơn nữa, nên lưu ý, ở các nước dân chủ, không phải chỉ có dân chúng mới đánh giá giới lãnh đạo và chỉ đánh giá qua các cuộc bầu cử. Trong các trường hợp đặc biệt, Quốc Hội cũng có thể đứng ra đàn hặc (impeachment) tổng thống, phó tổng thống và tất cả các nhà lãnh đạo quan trọng khác, kể cả các chánh án thuộc tòa án tối cao. Ở Mỹ, từ năm 1789 đến nay, Quốc Hội đã tiến hành 64 vụ đàn hặc như vậy. Trong đó có ba cuộc đàn hặc nhắm trực tiếp vào tổng thống. Thứ nhất Tổng thống Andrew Johnson vào năm 1868 vì tội vi hiến trong việc phủ quyết đạo luật về Quyền Dân sự. Thứ hai là Tổng thống Richard Nixon vào năm 1974 vì vụ Watergate. Có điều, biết chắc chắn mình sẽ thua, Nixon tuyên bố từ chức trước khi vụ đàn hặc chính thức bắt đầu. Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton trở thành vị tổng thống thứ ba bị mang ra đàn hặc trước Quốc Hội. May, cũng giống như Tổng thống Andrew Johnson hơn một trăm năm trước đó, số phiếu chống ông chưa tới 2/3 nên ông được thoát.
Như vậy, không thể nói trên thế giới chưa từng có hiện tượng Quốc Hội đánh giá và quyết định số phận của giới lãnh đạo.
Đó là chưa kể, ở Việt Nam, từ việc bầu cử Quốc Hội đến việc bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm như vậy chỉ là những màn kịch giả dối. Ừ, thì Việt Nam cũng bầu cử Quốc Hội. Tuy nhiên, ở đây lại có mấy điều. Một, muốn ứng cử thì phải được Mặt trận Tổ Quốc, tổ chức ngoại vi của đảng, giới thiệu. Hai, việc kiểm tra phiếu bầu không bao giờ được bảo đảm về tính minh bạch và công bằng cả. Ba, hầu hết đại biểu Quốc Hội là đảng viên. Là đảng viên thì phải theo chỉ thị của đảng. Thành ra, cho đến nay, Quốc Hội chả làm được gì ngoài một thứ công cụ cho đảng sai khiến. Sau này, khi nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hành, liệu có đại biểu-đảng viên nào dám chống lại mệnh lệnh của đảng hay không?
Về câu hỏi thứ hai, liệu người ta có cần phải bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm các chức vụ như Bộ trưởng, Thứ trưởng, v.v. hay không? Xin lưu ý là: nếu một vị Bộ trưởng hay Thứ trưởng hay bất cứ một công chức cao cấp nào đó trong chính phủ phạm sai lầm hay bất lực thì tội không phải chỉ thuộc về họ mà còn thuộc cả người lãnh đạo cao nhất trong chính phủ ấy nữa. Một trong những yêu cầu và là trách nhiệm lớn nhất của người lãnh đạo chính phủ là phải biết phát hiện ra nhân tài và biết bổ nhiệm đúng người vào đúng việc. Bởi vậy, thượng cấp phải chia sẻ trách nhiệm với thuộc cấp về những sai lầm mà họ phạm phải, nhất là những sai lầm do bất lực. Tháng 8 năm 2005, khi FEMA, Cơ quan chuyên trách việc đối phó với tình trạng khẩn cấp thuộc liên bang Mỹ, phản ứng chậm chạp trước cơn bão Katrina ở vùng New Orleans, Louisiana, người bị dư luận lên án không phải chỉ là Michael Brown, giám đốc cơ quan ấy mà còn cả Tổng thống George W. Bush, người bổ nhiệm Brown vào chức vụ ấy nữa.
Ở Việt Nam, trong mấy năm vừa qua, trước sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế nhà nước, người ta chỉ tập trung phê phán các giám đốc hay tổng giám đốc mà lại làm ngơ trước trách nhiệm của Bộ trưởng liên hệ và của chính Thủ tướng, người ký quyết định bổ nhiệm những người ấy. Ở đây, Thủ tướng mắc đến ba lỗi: Một, đưa ra một chính sách đầy tham vọng nhưng vượt ra ngoài khả năng của mình (thành lập các tập đoàn kinh tế); hai, chọn không đúng người nắm giữ các tập đoàn ấy; và ba, không kiểm soát để phát hiện ra sớm những hành vi sai trái của họ để đến khi các hành vi sai trái ấy gây nên những tác hại nghiêm trọng, ai cũng thấy, thì Thủ tướng mới ra tay. Đó là chúng ta chưa kể đến một lỗi khác có thể có: dính líu đến các việc chia ghế, từ đó, chia tiền.
Ngày xưa, Việt Nam tự hào “ra ngõ cũng gặp anh hùng”. Bây giờ khi ra ngõ là gặp toàn ăn cắp và ăn cướp, người ta lại tự hào về những điều mà người ta hoang tưởng là trên thế giới “chưa từng có”.
Chán.
Ở đây, nảy ra hai câu hỏi: Thứ nhất, có thực như vậy không? Và thứ hai, nếu thực, điều đó có thực sự cần thiết hay không?
Với câu hỏi thứ nhất, xin lưu ý là ở tất cả các quốc gia dân chủ, việc đánh giá chính phủ cũng như người đứng đầu chính phủ là điều người ta làm thường xuyên, ba hay bốn năm một lần, qua các cuộc bầu cử. Trong các cuộc bầu cử ấy, dân chúng sẽ đánh giá lại toàn bộ các thành tựu của người (hoặc đảng) lãnh đạo trong suốt nhiệm kỳ vừa qua và sẽ quyết định, bằng lá phiếu của mình, cho phép người ấy hoặc đảng ấy tiếp tục cầm quyền hoặc thay thế bằng người và đảng khác. Các cuộc bầu cử đều được tổ chức một cách công khai, công bằng, tự do và minh bạch; ở đó, mọi người đều có quyền phanh phui tất cả những dối trá hay ỡm ờ của nhau để cho công luận được biết và dân chúng được quyết định.
Hơn nữa, nên lưu ý, ở các nước dân chủ, không phải chỉ có dân chúng mới đánh giá giới lãnh đạo và chỉ đánh giá qua các cuộc bầu cử. Trong các trường hợp đặc biệt, Quốc Hội cũng có thể đứng ra đàn hặc (impeachment) tổng thống, phó tổng thống và tất cả các nhà lãnh đạo quan trọng khác, kể cả các chánh án thuộc tòa án tối cao. Ở Mỹ, từ năm 1789 đến nay, Quốc Hội đã tiến hành 64 vụ đàn hặc như vậy. Trong đó có ba cuộc đàn hặc nhắm trực tiếp vào tổng thống. Thứ nhất Tổng thống Andrew Johnson vào năm 1868 vì tội vi hiến trong việc phủ quyết đạo luật về Quyền Dân sự. Thứ hai là Tổng thống Richard Nixon vào năm 1974 vì vụ Watergate. Có điều, biết chắc chắn mình sẽ thua, Nixon tuyên bố từ chức trước khi vụ đàn hặc chính thức bắt đầu. Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton trở thành vị tổng thống thứ ba bị mang ra đàn hặc trước Quốc Hội. May, cũng giống như Tổng thống Andrew Johnson hơn một trăm năm trước đó, số phiếu chống ông chưa tới 2/3 nên ông được thoát.
Như vậy, không thể nói trên thế giới chưa từng có hiện tượng Quốc Hội đánh giá và quyết định số phận của giới lãnh đạo.
Đó là chưa kể, ở Việt Nam, từ việc bầu cử Quốc Hội đến việc bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm như vậy chỉ là những màn kịch giả dối. Ừ, thì Việt Nam cũng bầu cử Quốc Hội. Tuy nhiên, ở đây lại có mấy điều. Một, muốn ứng cử thì phải được Mặt trận Tổ Quốc, tổ chức ngoại vi của đảng, giới thiệu. Hai, việc kiểm tra phiếu bầu không bao giờ được bảo đảm về tính minh bạch và công bằng cả. Ba, hầu hết đại biểu Quốc Hội là đảng viên. Là đảng viên thì phải theo chỉ thị của đảng. Thành ra, cho đến nay, Quốc Hội chả làm được gì ngoài một thứ công cụ cho đảng sai khiến. Sau này, khi nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hành, liệu có đại biểu-đảng viên nào dám chống lại mệnh lệnh của đảng hay không?
Về câu hỏi thứ hai, liệu người ta có cần phải bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm các chức vụ như Bộ trưởng, Thứ trưởng, v.v. hay không? Xin lưu ý là: nếu một vị Bộ trưởng hay Thứ trưởng hay bất cứ một công chức cao cấp nào đó trong chính phủ phạm sai lầm hay bất lực thì tội không phải chỉ thuộc về họ mà còn thuộc cả người lãnh đạo cao nhất trong chính phủ ấy nữa. Một trong những yêu cầu và là trách nhiệm lớn nhất của người lãnh đạo chính phủ là phải biết phát hiện ra nhân tài và biết bổ nhiệm đúng người vào đúng việc. Bởi vậy, thượng cấp phải chia sẻ trách nhiệm với thuộc cấp về những sai lầm mà họ phạm phải, nhất là những sai lầm do bất lực. Tháng 8 năm 2005, khi FEMA, Cơ quan chuyên trách việc đối phó với tình trạng khẩn cấp thuộc liên bang Mỹ, phản ứng chậm chạp trước cơn bão Katrina ở vùng New Orleans, Louisiana, người bị dư luận lên án không phải chỉ là Michael Brown, giám đốc cơ quan ấy mà còn cả Tổng thống George W. Bush, người bổ nhiệm Brown vào chức vụ ấy nữa.
Ở Việt Nam, trong mấy năm vừa qua, trước sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế nhà nước, người ta chỉ tập trung phê phán các giám đốc hay tổng giám đốc mà lại làm ngơ trước trách nhiệm của Bộ trưởng liên hệ và của chính Thủ tướng, người ký quyết định bổ nhiệm những người ấy. Ở đây, Thủ tướng mắc đến ba lỗi: Một, đưa ra một chính sách đầy tham vọng nhưng vượt ra ngoài khả năng của mình (thành lập các tập đoàn kinh tế); hai, chọn không đúng người nắm giữ các tập đoàn ấy; và ba, không kiểm soát để phát hiện ra sớm những hành vi sai trái của họ để đến khi các hành vi sai trái ấy gây nên những tác hại nghiêm trọng, ai cũng thấy, thì Thủ tướng mới ra tay. Đó là chúng ta chưa kể đến một lỗi khác có thể có: dính líu đến các việc chia ghế, từ đó, chia tiền.
Ngày xưa, Việt Nam tự hào “ra ngõ cũng gặp anh hùng”. Bây giờ khi ra ngõ là gặp toàn ăn cắp và ăn cướp, người ta lại tự hào về những điều mà người ta hoang tưởng là trên thế giới “chưa từng có”.
Chán.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment