Irwin Loy - VOA
18.11.2012
PHNOM PENH — Các nhà lãnh đạo thuộc Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á, ASEAN, đã kết thúc cuộc thảo luận về bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho khu vực hiện đang là vấn đề gây tranh luận, với
tuyên bố rằng đây là thời điểm bước ngoặc. Tuy nhiên những người chỉ trích nói
rằng bản tuyên bố này thiếu sót và sẽ mang lại cho các nước liên hệ lý do để
làm ngơ, thay vì bảo vệ, nhân quyền.
Các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh thỏa thuận này như một bước ngoặc quan trọng đối với khu vực. Trong một buổi lễ hôm Chủ nhật, các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia trong khối ASEAN đã ký tên vào bản Tuyên ngôn Nhân quyền của khu vực.
Nói chuyện với các nhà báo sau đó, Tổng thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan đã ca ngợi thỏa thuận:
“Tôi nghĩ đây là một diễn biến trọng đại … các nhà lãnh đạo vừa ký tên trong một bản tuyên ngôn, cam kết chính họ, mỗi chính phủ, mỗi quốc gia sẽ theo đuổi các chuẩn mực cao nhất, đang có hiện nay và đang có hiệu lực. Và chắc chắn văn bản này có thể được sử dụng để giám sát cách hành xử, bảo vệ và phát huy nhân quyền tại khu vực, trong các nước thuộc khối ASEAN.”
Tuy nhiên nhiều nhóm hoạt động cho nhân quyền nói rằng bản tuyên ngôn có phần chắc sẽ không đạt các chuẩn mực tối thiểu, cho dù các nhà lãnh đạo ASEAN quảng bá rằng các khoản mới được thêm vào nêu bật tầm quan trọng của luật quốc tế hiện hành.
Điểm đặc biệt đáng quan ngại, được những người chỉ trích nêu lên, là các phần trong bản dự thảo trước đây đề nghị rằng các quyền sẽ được cứu xét trong “bối cảnh quốc gia và khu vực”.
Ông Phil Robertson thuộc tổ chức hoạt động cho nhân quyền Human Rights Watch nhận định:
“Quý vị không thể có một ngoại lệ cho quốc gia và khu vực. Quý vị không thể đặt ra hàng loạt trường hợp cá biệt, như đạo đức xã hội chẳng hạn, mà tất cả các luật này sẽ không áp dụng. Tất cả những gì họ làm là đặt ra những kẽ hở và rồi tìm cách trau chuốt chúng.”
Trên 60 tổ chức hoạt động cho nhân quyền trên khắp khu vực cũng đã ký các tuyên cáo chỉ trích bản tuyên ngôn này.
Những người chỉ trích cũng đả kích quá trình dự thảo bản tuyên ngôn. Một ủy ban ASEAN được thành lập để thảo bản dự thảo đầu tiên, tuy nhiên những dự thảo này chưa bao giờ được công khai đưa ra, ngay cả trong các buổi tham vấn hạn chế với các tổ chức xã hội dân sự.
Các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh thỏa thuận này như một bước ngoặc quan trọng đối với khu vực. Trong một buổi lễ hôm Chủ nhật, các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia trong khối ASEAN đã ký tên vào bản Tuyên ngôn Nhân quyền của khu vực.
Nói chuyện với các nhà báo sau đó, Tổng thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan đã ca ngợi thỏa thuận:
“Tôi nghĩ đây là một diễn biến trọng đại … các nhà lãnh đạo vừa ký tên trong một bản tuyên ngôn, cam kết chính họ, mỗi chính phủ, mỗi quốc gia sẽ theo đuổi các chuẩn mực cao nhất, đang có hiện nay và đang có hiệu lực. Và chắc chắn văn bản này có thể được sử dụng để giám sát cách hành xử, bảo vệ và phát huy nhân quyền tại khu vực, trong các nước thuộc khối ASEAN.”
Tuy nhiên nhiều nhóm hoạt động cho nhân quyền nói rằng bản tuyên ngôn có phần chắc sẽ không đạt các chuẩn mực tối thiểu, cho dù các nhà lãnh đạo ASEAN quảng bá rằng các khoản mới được thêm vào nêu bật tầm quan trọng của luật quốc tế hiện hành.
Điểm đặc biệt đáng quan ngại, được những người chỉ trích nêu lên, là các phần trong bản dự thảo trước đây đề nghị rằng các quyền sẽ được cứu xét trong “bối cảnh quốc gia và khu vực”.
Ông Phil Robertson thuộc tổ chức hoạt động cho nhân quyền Human Rights Watch nhận định:
“Quý vị không thể có một ngoại lệ cho quốc gia và khu vực. Quý vị không thể đặt ra hàng loạt trường hợp cá biệt, như đạo đức xã hội chẳng hạn, mà tất cả các luật này sẽ không áp dụng. Tất cả những gì họ làm là đặt ra những kẽ hở và rồi tìm cách trau chuốt chúng.”
Trên 60 tổ chức hoạt động cho nhân quyền trên khắp khu vực cũng đã ký các tuyên cáo chỉ trích bản tuyên ngôn này.
Những người chỉ trích cũng đả kích quá trình dự thảo bản tuyên ngôn. Một ủy ban ASEAN được thành lập để thảo bản dự thảo đầu tiên, tuy nhiên những dự thảo này chưa bao giờ được công khai đưa ra, ngay cả trong các buổi tham vấn hạn chế với các tổ chức xã hội dân sự.
Ông Mora Sar thuộc tổ chức dân sự ASEAN
Grassroots Peoples’ Assembly nhận định:
“Cho đến hiện nay, chúng tôi đang làm việc với bản thảo bị tiết lộ, hay đôi khi chỉ là những tin đồn. Nếu họ ký bản tuyên ngôn với hình thức hiện nay, chúng tôi, với tư cách xã hội dân sự, thực sự lo ngại.”
Các nhóm cổ võ cho nhân quyền cố gắng thúc đẩy để nhân quyền là vấn đề được nhấn mạnh đến trong các cuộc họp này, đặc biệt là trước chuyến đến dự hội nghị theo dự kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bắt đầu vào thứ Hai, sau chặng dừng chân ở Miến Điện.
Tuy nhiên có phần chắc các cuộc thảo luận về tranh chấp lãnh hải, cũng như các cuộc thảo luận về kinh tế và các khu vực mậu dịch tự do tiềm năng mới sẽ chiếm nhiều thời gian trong các cuộc họp thượng đỉnh sắp tới.
“Cho đến hiện nay, chúng tôi đang làm việc với bản thảo bị tiết lộ, hay đôi khi chỉ là những tin đồn. Nếu họ ký bản tuyên ngôn với hình thức hiện nay, chúng tôi, với tư cách xã hội dân sự, thực sự lo ngại.”
Các nhóm cổ võ cho nhân quyền cố gắng thúc đẩy để nhân quyền là vấn đề được nhấn mạnh đến trong các cuộc họp này, đặc biệt là trước chuyến đến dự hội nghị theo dự kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bắt đầu vào thứ Hai, sau chặng dừng chân ở Miến Điện.
Tuy nhiên có phần chắc các cuộc thảo luận về tranh chấp lãnh hải, cũng như các cuộc thảo luận về kinh tế và các khu vực mậu dịch tự do tiềm năng mới sẽ chiếm nhiều thời gian trong các cuộc họp thượng đỉnh sắp tới.
BBC
Cập nhật: 10:23 GMT - chủ nhật, 18 tháng 11, 2012
Các nhà lãnh
đạo hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) vừa thông qua một tuyên
bố chung về nhân quyền bất chấp lời kêu gọi chưa nên thông qua từ một
số nước và tổ chức, trong đó có Hoa Kỳ.
Những người
chỉ trích cho rằng tuyên bố nhân quyền này, được thông qua vào sáng
Chủ nhật ngày 18/11, hàm chứa những lỗ hổng mà họ lo ngại sẽ bị
các chính phủ lợi dụng để tiếp tục đàn áp.
Không bắt buộc
Mười vị lãnh
đạo các nước Asean đã ký thông qua bản Tuyên bố nhân quyền Asean tại
thủ đô Phnom Penh của Campuchia nơi họ đang họp thượng đỉnh thường niên.
Tuyên bố không
có tính bắt buộc này kêu gọi chấm dứt các hình thức tra tấn, bắt
giữ vô lý cũng như các hình thức xâm phạm nhân quyền khác vốn lâu nay
vẫn là quan ngại ở khu vực Đông Nam Á mà các nhà hoạt động nhân
quyền đã từng mỉa mai là ‘câu lạc bộ các nhà độc tài’.
Tuy nhiên, các
nhà ngoại giao Asean đã gọi bản tuyên bố vừa được thông qua này là
cột mốc của khối bất chấp những khiếm khuyết. Họ lý giải rằng văn
kiện này sẽ giúp củng cố những cải cách dân chủ ở các nước thành
viên như Miến Điện.
Nhà ngoại giao
Philippines Rosario Manalo được hãng tin Mỹ AP dẫn lời nói điều quan
trọng là những quốc gia ‘kém dân chủ’ trong khu vực cũng đã ủng hộ
tuyên bố về nhân quyền này.
Ra đời vào năm
1967 với tư cách khởi thủy là một khối chống sự bành trướng của
chủ nghĩa cộng sản trong thời Chiến tranh Lạnh, Asean đã có những
bước đi được cho là còn yếu ớt trên vấn đề nhân quyền trong một khu vực
rộng lớn có đến 600 triệu dân.
Hồi năm 2007,
khối này có cam kết ủng hộ luật pháp quốc tế và nhân quyền nhưng
vẫn bảo lưu một nguyên tắc nền tảng của họ là không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau.
Đây được xem
là một lỗ hổng để các quốc gia thành viên có thể tự do vi phạm nhân
quyền mà Asean không thể làm gì được.
Đến năm 2009,
khối này cho ra mắt một ủy ban có nhiệm vụ thúc đẩy nhân quyền nhưng
lại không có quyền điều tra các vi phạm hay xét xử những bên vi phạm.
‘Có thể hạn chế’
Trong tuyên bố
mới này, các nhà lãnh đạo Asean cam kết sẽ thúc đẩy và bảo vệ nhân
quyền cùng với ‘dân chủ, pháp trị và quản trị tốt’.
Tuy nhiên một
số điều khoản trong tuyên bố này nói nhân quyền có thể bị hạn chế
vì những lý do an ninh, trật tự công cộng hoặc đạo đức.
Tuyên bố này
cũng nói rõ rằng ‘việc thực thi nhân quyền phải được xem xét trong
bối cảnh khu vực và từng quốc gia với hoàn cảnh chính trị, kinh tế,
pháp lý, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo khác nhau’.
Các nhóm hoạt
động nhân quyền đã chỉ trích rằng những điều khoản như vậy có thể
bị lạm dụng để bào chữa cho sự vi phạm nhân quyền.
“Cuối cùng
thì Asean cũng chạm đến được vạch về đích với một tuyên bố khiếm
khuyết không đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế,” ông Phil Robertson,
giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền, nhận xét.
Washington đã
bày tỏ quan ngại bên cạnh các thành viên Asean khác như Indonesia và
Philippines. Các nước này đã dọa không ủng hộ tuyên bố nhân quyền trừ
phi Asean đồng ý thêm vào một đoạn nói rằng họ cam kết thực thi tuyên
bố này.
Ngoại trưởng
Miến Điện Wunna Maung Lwin nói với hãng tin AP rằng nước ông hoan nghênh
Tuyên bố nhân quyền của khối và sẽ tuân thủ.
“Đây là một bước đi rất quan trọng của Asean,” ông bình luận.
“Đây là một bước đi rất quan trọng của Asean,” ông bình luận.
------------------------
No comments:
Post a Comment