Saturday, 11 August 2012

YANGON, NHỮNG LỚP HỌC NÃO NỀ NHƯNG ĐẦY HY VỌNG (Từ Khanh)






‘Mo’ đang học n
ăm cuối ngành sinh học ở Đại học Yangon. Lúc cuộc nổi dậy 8888 diễn ra do Nhóm Sinh Viên Thế Hệ 88 phát động, và sau đó Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ ra đời do bà Aung San Suu Kyi làm lãnh tụ, thì cô chưa sinh.

 Giờ
đây, 20 tuổi năm 2012, Mo là một đảng viên đắc lực của Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ.

 Người Miến chiến
đấu bền bỉ. Không có một sự đứt đoạn nào trong ý chí kiên cường của họ. Những cuộc nổi dậy đổ máu để truyền thông thế giới biết là bề nổi. Trong âm thầm, nhiều người như Mo chuẩn bị và tiếp bước, lớp sóng trước ngã xuống, lớp sau dồn tới, cũng trong âm thầm lặng lẽ, bằng niềm tin mạnh mẽ nhưng thật hồn nhiên.

 Mo đưa t
ôi đến tổng hành dinh của bà Daw Suu ở Yangon. Không biết có nơi nào trên đời, một đảng phái làm rung chuyển tận gốc rễ chế đđộc tài, tiếng tăm vang dội, lại có một tổng hành dinh hết sức khiêm tốn và tuềng toàng nơi thành phố phồn hoa nhất Miến Điện.

 Đó là một c
ăn nhà mặt tiền hai tầng, tầng trên thụt sâu vào, cửa nằm sát lề đường. Bên trong là một căn phòng lớn bừa bộn bàn ghế làm đủ nhiệm vụ, vừa là nơi cất giữ tài liệu xếp thành chồng để sát vách, vừa là chỗ nhóm truyền thông cắt dán khẩu hiệu hoặc thảo luận. Bên trái có một cái quầy bán băng video và tài liệu về đảng, bên phải là hàng kệ đen cũ dán nhiều chân dung của Daw Suu. Giữa phòng lớn có khu dùng để họp và hội nghị, nơi bà Daw Suu mới tổ chức họp báo về chuyến đi Âu châu vừa rồi, còn cả tấm phông với hàng chữ Europe Tour Press Conference.’

 Căn phòng có không khí một cuộc chuẩn bị xuống
đường.

 Mo giới thiệu với v
ài đảng viên lớn tuổi. Họ nói tôi cứ thu thập và chụp hình thoải mái. Lúc này Daw Suu đang dự phiên họp quốc hội đầu tiên ở thủ đô Naypyidaw.

 Bên ngoài căn phòng chính có một h
ành lang dốc và hẹp vừa một người đi dẫn lên tầng trên, nơi Mo cùng 36 đảng viên trong độ tuổi hai mươi đang chờ tôi lên nhập bọn. Mỗi thứ Năm Mo tới đây dạy Anh ngữ. Lớp học lỏng chỏng đủ các loại bàn kích cỡ khác nhau, xung quanh một vài đảng viên khác đang bận rộn làm việc. Các học viên gồm nhiều sắc dân của Miến, người Karen, người Arakan, người Mon, người Shan. Chúng tôi vừa khởi sự thì trời đổ mưa sầm sập trên mái tôn, nước tạt vào các bàn ngoài rìa nên phải tạm nghỉ. Miền Hạ Miến vào tháng Bảy là đỉnh cao của mùa mưa. Ở Yangon mưa từng cơn lớn rồi tạnh, nhưng các tỉnh phía nam như Mawlamyine thì mưa thúi đất suốt cả tháng.

Figure 1: một lớp học nhỏ, học sinh chen chúc.

 Vài hôm sau tôi được gặp
Min, một đảng viên cao cấp đặc trách toàn bộ vấn đề giáo dục. Sau khi được trả tự do, Daw Suu vận động thành lập 36 trường tư. Đúng hơn nên gọi là trường thí’ vì học sinh không phải đóng tiền, dành cho các gia đình nghèo không đủ sức cho con theo học trường nhà nước (đủ thứ phí). Min, theo lời Mo, là người không có thời giờ nên gặp anh cũng là một đặc cách. Chúng tôi bàn sẽ thuê xe đi thăm bốn trong 36 trường của Daw Suu nằm ở ngoại vi Yangon.

 Sáng hôm sau chúng tôi hẹn gặp nhau ở chợ Bogyoke. Min chừng ba mươi, d
áng tầm thước, đôi mắt rất sáng, không ăn trầu và có nụ cười rạng rỡ. Hôm nay anh diện chiếc sơ mi trắng phau, quấn longyi mới keng như đi ăn tiệc. Mo cũng rỡ ràng trong chiếc váy màu tím than. Cô trắng phau như người Tàu nhưng thật ra là người Arakan, sinh trưởng ở một cù lao nhỏ nằm về phía tây bang Arakhine gần phía Ấn Độ. Phương tiện đi lại rất khó khăn vì cái cù lao xa bờ, nhưng nhờ vậy quê cô là một làng cá yên bình. Cô hứa khi bang Arakhine yên bình và xin được giấy phép của cảnh sát, cô sẽ dẫn tôi về giới thiệu với cha mẹ.

 Min là người hoạt b
át và điềm tĩnh. Anh nói muốn làm chính trị trong lĩnh vực giáo dục vì Phật dạy con người phải tu trí, cho nên anh đồng ý phụ trách tất cả các trường của Daw Suu. Không biết có chính trị gia nào trên đời lấy lời Phật làm triết lý hành động không. Ở anh tiềm tàng một nội tâm mạnh mẽ, toát ra một sức hút tín cẩn đối với người xung quanh.

 Khái niệm
trường sẽ không đúng khi đến các ngôi trường này, vì mỗi trường chỉ gồm một lớp học. Cả bốn cái trường đều nằm trên những khu vực sinh lầy và hôi hám xa trung tâm Yangon vài chục cây số.
 Ngôi trường
đầu tiên nằm bên đường đất nhỏ, dựng giữa những cái ao rau muống và các bãi sình. Đây là làng quê của Min, nơi anh gia nhập Liên Minh của Daw Suu từ năm 1997, tất nhiên cũng vào tù ra khám. Trước một nền giáo dục hoàn toàn phá sản và nghe lời Daw Suu, anh mướn nhà rồi mời người tới dạy. Cảnh sát bắt lên, yêu cầu phải dẹp trường vì không có phép, còn nếu cứ giữ thì mỗi ngày hoạt động phải chịu đóng phạt 10.000 kyat (trên 10 đô Mỹ). Anh bảo tiền đâu mà đóng, nếu mấy ông muốn bắt thì tôi đây nè, cứ bắt đi chứ không dẹp trường.

 Min cười tươi, bảo:
Thấy tôi lì chứ không phải thách thức, đến nay họ cũng lơ đi dù vẫn chưa có phép.

Đó là một lớp học nhỏ, thầy giáo đang dạy môn Vật lý, học sinh ngồi ép vào nhau mỗi bàn năm người. Phía sau lớp học có nhà vệ sinh không thể tả. Phía ngoài và trước lớp dựng bảng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ có hình Daw Suu phóng lớn. Bên cạnh phòng học còn một miếng đất trống khoảng ba trăm mét vuông. Min bảo anh ao ước đủ tiền mua miếng đất này để xây thêm phòng, thời giá chừng sáu ngàn đô Mỹ.

 Ngôi trường thứ hai
đỡ hơn nhờ nằm kế một đường đất nhỏ vừa đủ một chiếc xe hơi. Các đảng viên ở khu này mặc áo đồng phục màu cam, đeo phù hiệu đảng hình con công vươn tới ngôi sao sáng. Họ đứng tràn cả hai bên đường, dân chúng trong khu kéo đến đứng chật cả lối đi. Học sinh học trên nền đất ướt lẹp nhẹp. Bà hiệu trưởng nói miếng đất này do một ông hàng xóm tặng. Bà nhấn mạnh ông hàng xóm tốt bụng là đạo Hồi. Tôi hiểu ý tứ của bà khi giới thiệu ông hàng xóm râu xồm đứng xớ rớ bên cạnh. Lúc này ở bang Rakhine đang giới nghiêm vì cuộc xung đột đẫm máu diễn ra gần hai tháng qua giữa người Miến Phật giáo và người Miến Hồi giáo. Chính tình hình này nên dù tôi đã mua vé qua Rakhine nhưng hôm sau phòng vé trả lại vì vấn đề an ninh.

 Chúng tôi đến ng
ôi trường thứ ba đã quá trưa nhưng Min nói chiều ăn cơm luôn vì còn một cái trường ở xa nữa. Ngôi trường này cũng chỉ có một phòng học, nhưng chung vách tre có một phòng khám, gồm một bức màn và một cái giường gỗ kê trên mấy cục gạch. Mỗi tuần có một bác sĩ tình nguyện từ Yangon về khám cho dân làng. Học sinh đa số là nữ. Min bảo đó là chủ trương của đảng, phải nâng cấp phái nữ thì đất nước mới phát triển bền vững.

Figure 2: Khái niệm trường sẽ không đúng với "ngôi trường" một lớp này.


 Chúng tôi ngồi n
ói chuyện bên phòng khám, các đảng viên trong phân bộ này kéo về tụ tập, sau đó qua phòng học có trên bốn mươi học sinh năm cuối bậc trung học đang ngồi chờ. Ngoài giáo dục, Min còn chịu trách nhiệm vận động cho ý thức dân chủ. Daw Suu quả đã chọn đúng người.

 Chúng tôi đến trường thứ tư ở thị trấn Kalapa.
Đây là khu vực mà ngay cả Min cũng đi lạc. Một con đường tróc lở chạy quanh quẩn giữa các căn nhà làm bằng đủ thứ vật liệu, từ gỗ cho đến tôn, bạt, nhựa, lá kè. Rác rưởi và phân thú trộn với sình lầy rải hai bên đường. Các căn nhà được kê cao hơn mặt sình một chút, hàng quán và thanh niên ăn nhậu ở sát các bãi rác. Con nít bận đồ rách rưới, đi chân đất chạy chơi vô tư trên con hẻm độc nhất làm lối đi chính, rồi từ con hẻm này tẻ vào các con hẻm nhỏ rộng nửa thước, len lỏi qua những nhà cửa xập xệ chông chênh trống trước hở sau.

 Tôi vẫn ở khu ổ chuột gần trung t
âm Yangon mấy năm nay, nhưng so với khu này thì khu ổ chuột kia phải là chuồng chuột bạch, quá sang trọng. Khu này mới thực sự là hang chuột cống, những người dân không có chỗ cắm dùi kéo cả về đây, giăng lều dựng bạt, chui rúc theo cả nghĩa đen cả nghĩa bóng. Vì thế Min phải trở tới lộn lui vài lần mới tìm ra đúng con hẻm nhỏ chen giữa hai dãy nhà che bằng phên tre thưa thớt. Đi sâu vào thì gặp một căn nhà sàn cuối cùng, nơi làm chỗ học, một điểm giáo dục trong số 36 điểm mà Daw Suu thành lập.

 Thầy gi
áo đứng lớp là một giáo viên đã về hưu. Ông đang dạy múa cho 19 bé gái lam lũ trên dưới mười tuổi. Thầy hiệu trưởng là một cụ ông có con trai là đảng viên Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ, mới đắc cử dân biểu trong đợt bầu cử tháng Tư vừa rồi. Ông có 11 người con, cô con gái áp út 18 tuổi, đang học năm thứ nhất ngành tâm lý, nhanh nhẹn và hoạt bát. Cô dọn một dĩa sà lách Miến với hai cái nĩa để mọi người ăn chung. Thầy hiệu trưởng bảo đang tổ chức thi vẽ chân dung Tướng Aung San để chúng biết Bogyoke Aung San là ai, vì sắp đến ngày 19 tháng 7, ngày Quốc Gia Tử Sĩ tưởng niệm Tướng Aung San và tám bộ trưởng của ông bị ám sát năm 1947.

 Sau suốt ng
ày dài, chúng tôi từ giã bốn ngôi trường trong tâm trạng buồn bã nhưng tràn đầy hy vọng và phấn khích. Nền giáo dục Miến Điện, như ở mọi thể chế không tự do, bị thui chột và đồng dạng. Bảy mươi phần trăm sinh viên đại học đều học hàm thụ, mỗi năm chỉ tập trung ở trường tám ngày. Trên năm mươi phần trăm trẻ em thất học. Những đứa trẻ được đến trường công thì cha mẹ phải đóng phí học thêm để thầy giáo kèm thi. Nhà chùa, dưới chế độ quân phiệt, đóng vai trò hướng dẫn cuộc sống đời và đạo.

 Nhưng d
ù thực trạng não nề nhưng một con đường mới đang thắp sáng trước mắt. Những ngôi trường của bà Aung San Suu Kyi là một định hướng chiến lược, dù gần ba trăm giáo viên tình nguyện đang dạy trên 20.000 học sinh đều chưa qua trường lớp sư phạm, phần lớn mới học xong trung học. Một khởi sự đầy nhọc nhằn trong bầu khí dân chủ đang chuyển biến ngoạn mục trên quê hương đã quá nhiều lầm than.

 Bắt
đầu trang bị cho thế hệ mới những điều không được nói trên nửa thế kỷ qua từ khi nhà độc tài Ne Win chiếm quyền năm 1962.

 Bắt
đầu công khai cấy ý thức dân chủ, thế nào là quyền căn bản của con người. Các lớp học trong chùa suốt năm thập niên qua tiếp tục dạy con người trở thành kẻ hiền lương trong mọi hoàn cảnh. Họ đã đạt được mục tiêu đó. Những chuyển động tài bồi dân trí hiện nay đang hướng về những kiến thức thời đại. Dạy làm người hiền lương là điều khó nhất nhưng họ làm được, trang bị những tri thức thời đại là điều tất nhiên sẽ thành.

 Một d
ân tộc nếu đi hoài trong đêm tối, nhìn quanh chỉ thấy bóng đêm, sẽ không thể đi lâu. Dân tộc này vẫn còn trong đêm tối, nhưng lịch sử và niềm tin thánh thiện của họ là điểm sáng lung linh từ xa, dìu dắt họ tiến về. Vấp ngã, dậy, đứng lên, đi. Như người hành hương leo núi để tiến lên một thánh địa, họ sẽ không đi, và sẽ không đi nổi, nếu biết rằng sau những bậc dốc cao không có gì.

 Người Miến
Điện, khi bị cai trị bằng súng đạn, vẫn có một sức mạnh bền bỉ nhờ tín ngưỡng. Họ dùi mài niềm tin trong im lặng, thâm trầm, y cứ vào lời dạy của giáo chủ để làm phương châm sống. Sự dùi mài niềm tin ấy trở thành máu thịt, rèn luyện họ thành những trí tuệ biết tập trung vào công việc. Những đền đài và tượng đài vĩ đại nhất thế giới của họ không làm bằng sự tự mãn, bằng xương máu, hoặc đđược ghi vào sách Guiness, mà được tỉ mỉ dựng xây từ thế hệ này qua thế kỷ khác, bằng công và của chắt chiu từng ngày.

 Khu ổ chuột Kalapa là một v
ùng đất tăm tối bị lãng quên, nhiều vùng đất khác trên Miến Điện, và lớp học là một đốm lửa đang nhen. Những người như Min và Mo, dù không nhiều, đang thắp sáng hơn những ngọn lửa để xua đuổi bóng đêm. Họ đang làm lịch sử. Lịch sử, sau cùng, có bao giờ được làm bởi đám đông đâu.







No comments:

Post a Comment

View My Stats