BBC
Cập nhật: 05:50 GMT - thứ năm, 30 tháng 8, 2012
Truyền thông
chính thức của Trung Quốc vừa lên tiếng răn đe Mỹ ngay trước thềm
chuyến Á du của ngoại trưởng nước này là Hillary Clinton, trong đó có
hai ngày dừng chân ở Bắc Kinh, vào đầu tháng Chín.
Bà Clinton sẽ
lên đường vào ngày thứ Năm 30/8 với trạm dừng đầu tiên là đảo Cook,
một đảo nhỏ ở giữa Thái Bình Dương chỉ với 11.000 dân để tham dự
vào diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương.
Đây là phái
đoàn cấp cao nhất của Mỹ từng đến tham dự diễn đàn đã có lịch sử
hơn 40 năm này.
Trong lần Á du
thứ ba kể từ tháng Năm, Clinton được dự đoán sẽ cảnh báo Trung Quốc
về việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp biển đảo,
hãng tin Pháp AFP nhận định.
Trước đó, hôm
thứ Ba ngày 28/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã
phát biểu rằng Mỹ không muốn thấy các tranh chấp trên Biển Đông cũng
như ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới được giải quyết bằng cách
ức hiếp hay bằng sức mạnh.
“Chúng tôi
muốn thấy giải quyết các bất đồng này tại bàn đàm phán,” bà Nuland
nói với các phóng viên.
‘Mỹ đã suy yếu’
Trong một bài
xã luận hôm thứ Tư ngày 29/8, hãng tin Tân Hoa Xã nhận định chuyến đi
của bà Clinton là nhằm để ‘kiềm chế’ Trung Quốc và các buộc Washington
‘gây sự’ trong khu vực.
Tân Hoa Xã cũng bày tỏ quan ngại trước việc Hoa
Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Thực lòng mà
nói, sức mạnh của Mỹ đang suy giảm và họ không có đủ sức mạnh kinh
tế và phương tiện để làm bá chủ ở châu Á-Thái Bình Dương,” bài xã
luận viết.
Tân Hoa Xã đưa
ra dẫn chứng là Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Nhật Bản. Số liệu năm 2010 cho thấy thị trường
Trung Quốc hiện chiếm đến 20% lượng hàng xuất khẩu của Nhật Bản,
trong khi thị trường Mỹ giảm xuống còn 15%.
Mặt khác,
Trung Quốc cũng đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hiệp
hội các quốc gia đông nam Á (Asean), hãng tin này cho biết.
Một lý do
khác mà Tân Hoa Xã cho là Mỹ không nên làm bá chủ ở khu vực là ‘sẽ
là thiếu không ngoan nếu Washington xem Trung Quốc là đối thủ để tìm
cách khống chế’.
“Hoa Kỳ và
Trung Quốc là các nền kinh tế số một và số hai của thế giới và hai
nước này phải dựa vào nhau rất nhiều,” Tân Hoa Xã nhận xét.
“Quan hệ giữa hai nước không hề là mối
quan hệ được ăn cả, ngã về không. Hai nước không nên xem nhau là mối đe
dọa bởi vì nếu đấu nhau thì cả hai bên đều bị tổn thương,” bài xã
luận viết.
“Hoa Kỳ cần
phải từ bỏ tham vọng phi thực tế là làm bá chủ ở khu vực châu
Á-Thái Bình Dương cũng như thế giới.”
Hoa Kỳ trục lợi?
Tân Hoa Xã đã
đưa ra một số lập luận chứng tỏ Washington đang tìm cách kiềm chế
Bắc Kinh trong khu vực.
Một trong các
lập luận đó là sự can thiệp của Mỹ trong vấn đề tranh chấp chủ
quyền giữa Trung Quốc với các nước khác trong khu vực ‘đã làm tình
hình xấu đi’.
“Hoa Kỳ tận
dụng tối đa các tranh chấp lãnh thổ và biển đảo trong khu vực để
trục lợi cho mình,” bài xã luận viết.
“Chẳng hạn như
trong trường hợp Điếu Ngư Đảo, Mỹ từ chối làm rõ vấn đề. Thay vào
đó, họ lại tuyên bố áp dụng hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật đối với quần
đảo này.”
Tân Hoa Xã
cũng bày tỏ sự bất bình trước việc Mỹ mời lực lượng phòng vệ
Nhật cùng tham gia một cuộc tập trận kéo dài 37 ngày trên Thái Bình
Dương giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Tokyo về tranh chấp
chủ quyền trên Biển Hoa Đông.
Về tranh chấp
trên Biển Đông, hãng tin nhà nước Trung Quốc lên án Mỹ cố tình làm
cho các quốc gia trong vùng biển này xa lánh Trung Quốc.
Bằng chứng mà
Tân Hoa Xã đưa ra là kể từ năm 2002 khi Trung Quốc và các quốc gia có
tranh chấp ký bên Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông
(DOC) thì mọi việc đã vào guồng để giải quyết tranh chấp thông qua
đàm phán hữu nghị song phương.
“Đột nhiên
người Mỹ lại nói ‘có lợi ích’ trong vấn đề này. Họ đã nhiều lần
phá rối để làm phức tạp thêm vấn đề,” bài xã luận chỉ trích.
“Rõ ràng,
cách tiếp cận của Washington không giúp ích gì cho việc giải quyết hòa
bình các tranh chấp cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực.”
“Lịch sử đã
nhiều lần chứng minh rằng sự can thiệp từ bên ngoài để giải quyết
các tranh chấp chủ quyền rốt cuộc sẽ chỉ dẫn đến thảm họa,” Tân Hoa
Xã nhận định.
‘Tìm cách chia rẽ’
Ngoài ra, theo
Tân Hoa Xã thì Mỹ cũng ‘sử dụng lá bài kinh tế’ để kiềm chế Trung
Quốc.
“Trong những
năm gần đây, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á-Thái
Bình Dương đã thúc đẩy hợp tác kinh tế. Sự hợp tác hoàn toàn do
thị trường chi phối trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.”
“Tuy nhiên, nước Mỹ lại cảm thấy ghen tức và tìm
đến các phương tiện ngoại giao và kinh tế để chia rã Trung Quốc với
các nước này,” Tân Hoa Xã lên án và đưa dẫn chứng là việc Washington
đang rất nỗ lực để thúc đẩy Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) và lên án đây là nỗ lực ‘tìm kiếm vị thế là nước cầm trịch
sự phát triển kinh tế của khu vực’.
“Tóm lại, Washington có ý đồ trục lợi bằng cách
khuấy động cãi vã giữa các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương để giành
lại vai trò bá chủ trong khu vực.”
“Washington đã viện đến các phương tiện
ngoại giao, kinh tế và chiến lược mà Ngoại trưởng Clinton gọi là
‘quyền lực thông minh’ để gây xáo trộn trong khu vực,” Tân Hoa Xã phân
tích.
“Đó là cốt
lõi của cái gọi là ‘quyền lực thông minh’ (của Mỹ),” bài xã luận
kết luận.
“Thật sự là
mục tiêu của chuyến Á du của Clinton là kiềm chế ảnh hưởng đang lên
của Trung Quốc, và cốt lõi trong chiến lược của Mỹ là duy trì sự
thống trị và thế bá chủ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”
Trong bối cảnh
đó, Tân Hoa Xã nhìn nhận chuyến đi của bà Clinton đến đảo Cook là
cũng nhằm để hạn chế ảnh hưởng đang lên của Bắc Kinh đối với các
quốc đảo nhỏ giữa Thái Bình Dương.
--------------------------
Trọng Nghĩa - RFI
Thứ tư 29 Tháng
Tám 2012
Nhân chuyến công du 10 ngày tại vùng châu Á – Thái Bình Dương khởi sự từ ngày 30/08/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ một lần nữa lên tiếng cảnh báo về nguy cơ sử dụng võ lực giữa Trung Quốc và các láng giềng. Đây là điều được cho là có thể xẩy ra vào lúc tình hình đang ngày càng căng thẳng do vấn đề tranh
chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Theo chương trình dự kiến được cả Washington lẫn Bắc Kinh loan báo, Ngoại trưởng Mỹ sẽ có mặt ở Bắc Kinh trong hai ngày 04-05/09. Chặng dừng này được cho là sẽ rất quan trọng trong bối cảnh trong một vài tuần lễ nay, hai bên đã tranh cãi gay gắt với nhau trên vấn đề Biển Đông. Hoa Kỳ đã chính thức bày tỏ quan
ngại về việc Bắc Kinh quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa, trong lúc Trung Quốc thì tố cáo Washington xen vào điều mà Bắc Kinh
gọi là công việc nội bộ của mình, khẳng định là các vùng tranh chấp đều thuộc chủ quyền của họ.
Báo chí Trung Quốc cũng đả kích Mỹ là đã bênh vực Nhật Bản trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên vùng quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư, đã làm cho quan hệ Bắc Kinh – Tokyo căng thẳng sau
khi các thành phần cực đoan, dân tộc chủ nghĩa ở cả hai phía đổ bộ lên một hòn đảo trong vùng tranh chấp này.
Thông điệp của Mỹ : Trung Quốc không nên áp đặt chủ quyền bằng võ lực
Giới quan sát nhận định : các hồ sơ nói trên chắc chắn sẽ được Ngoại trưởng đề cập với phía Trung Quốc trong các cuộc tiếp xúc, với thông điệp là Bắc Kinh không nên dùng sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của minh. Ngay từ hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã gợi lên điều đó.
Phát biểu với báo chí, bà Victoria Nuland xác định : “Chúng tôi không muốn thấy tranh chấp ở Biển Đông, hay ở bất kỳ nơi nào khác, bị giải quyết bằng sự hù dọa, bằng sức mạnh. Chúng tôi muốn thấy tranh chấp được giải quyết ở bàn đàm phán”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn trong lãnh vực quân sự và xác nhận là nhân vòng công du lần này, bà Clinton sẽ tìm kiếm những bước tiến trong việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử để quản lý các tranh chấp ở Biẻn Đông, một khu vực là nơi qua lại của một nửa tàu chở hàng trên thế giới.
Về bộ quy tắc ứng xử này, bà Nuland cho biết là Hoa Kỳ xem đấy là cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp, và bà Clinton sẽ nêu bật vấn đề đó trong nhiều chặng ngừng nhân vòng công du sắp tới.
Thúc đẩy bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông
Theo giới phân tích, vấn đề Biển Đông và bộ quy tắc ứng xử chắc chắn sẽ được Ngoại trưởng Mỹ gợi lên với Trung
Quốc,
Indonesia, Brunei, và rất có thể là với Đông Timor, quốc gia còn non trẻ ở vùng Đông Nam Á.
Ngoài ra, người đứng đầu ngành ngoại giao
Mỹ cũng có thể tranh thủ các cuộc gặp song phương, bên lề hai Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn các Đảo quốc Thái Bình Dương PIF tại quần đảo Cook
và Diễn đàn APEC tại Vladivostok (Nga), để tìm kiếm hậu thuẫn của các nước khác như Úc, New Zealand hay các thành viên ASEAN còn lại sẽ đến dự hội nghi APEC.
Ngoài hồ sơ Biển Đông, Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, bà Nuland còn cho biết là ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ tìm kiếm giải pháp hoà bình cho tranh chấp trên các quần đảo giữa Nhật Bản với Trung Quốc, và Nhật Bản với Hàn Quốc mà quan hệ trong
các tuần lễ qua đã xấu hẳn đi.
Trong vòng công du châu Á lần thứ ba kể từ tháng 5 đến nay, bà Hillary Clinton sẽ là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các đảo quốc Thái Bình Dương, một khu vực mà ảnh hưởng của Trung Quốc càng ngày càng lớn mạnh. Bà cũng sẽ là quan chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ ghé thăm Đông Timor, một nước đang xin làm thành viên khối Đông Nam Á ASEAN.
phun moi tham my 6d
ReplyDeletephun môi thẩm mỹ 6d
phun moi o dau dep
phun môi ở đâu đẹp
dieu khac phun xam
phun mày tán bột 4d
phun may tan bot 4d
điêu khắc phun thêu
dieu khac phun theu
dieu khac chan may o dau dep