29-8-2012
Vụ bốc-sơ này diễn ra trong bối
cảnh lớn Chỉnh Đảng do Nguyễn Phú Trọng phát động. Lý lịch trích ngang của nhân
vật này thì ai cũng biết. Một nhân vật dương khẩu hiệu: Biển Đông không có gì
lạ từ năm 2009. Những năm gần đây, khi TQ ngang nhiên bành trướng Biển Đông,
ngang nhiên cướp tầu thuyền đánh cá của ngư dân VN, ông ta vẫn im lặng như
không có chuyện gì xảy ra. Không 1 lần lên án TQ...
*
Trên vũ đài chính trị VN lại diễn ra hiệp bốc-sơ mới.
Cặp võ sĩ hạng nặng CT nước Trương
Tấn Sang - TBT Nguyễn Phú Trọng vừa tung 1 cú knock-out vào quai hàm võ sĩ nặng
ký khác là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Việc bắt "Bầu Kiên," 1
trong những đầu mối dẫn đến thao túng tài chính của Thủ tướng và phe cánh,
chính là cú đấm vào quai hàm, có thể gây đo ván, là cú knock-out ấy. Thủ tướng
có loạng choạng, tối tăm mặt mũi trong giây phút, nhưng như 1 võ sĩ dày dạn
kinh nghiệm võ trường, không chịu nằm đo ván ngay, Thủ tướng lết vào góc võ
đài, ra sức tự vệ:
"Thủ tướng biểu dương Tổng cục
Cảnh sát, Bộ Công an, đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ; đã khởi
tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu
tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng"
"Vụ án Bầu Kiên: Thủ tướng yêu
cầu điều tra xử lý nghiêm minh bất kỳ đó là ai"
"Quá trình bắt, khám xét và tổ
chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật và đã
báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng
Chính phủ." Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế (BBC).
Thực ra thì 3 nhân vật này, trong
quá khứ gần, luôn kình địch nhau.
Từ tháng 6/2006, ông Nguyễn Tấn
Dũng làm Thủ tướng của nhà nước VN cộng sản.
Cũng trong thời gian tương tự, từ
5/2006 đến 8/2011, ông Trương Tấn Sang là ủy viên BCT ĐCS VN và là thường trực
Ban bí thư, người giải quyết các công vụ hàng ngày của ĐCS VN.
Nguyễn Phú Trọng thì giữ chức Chủ
tịch Quốc hội Việt Nam từ ngày 26 tháng 6 năm 2006 đến ngày 23 tháng 7 năm
2011.
Như vậy là "3 bên chức tước,
chẳng kém gì nhau". Và cũng vì "chẳng kém gì nhau", nên mộng trở
thành ông vua TBT trong Đại hội Đảng CS VN 11, tháng 1/2011, đều cũng
"chẳng kém gì nhau".
Trong 5 năm làm Thủ tướng, ông Dũng
săn sóc đến quyền lợi bản thân, gia đình, dòng họ... chắc là nhiều hơn là săn
sóc cho lợi ích quốc gia, lợi ích ĐCS VN. Bằng chứng là con gái ông không những
rất giàu, mà nhà thờ họ của ông cũng rất to... Chỉ có là Vinashin, làm thất
thoát của Nhà nước 4-5 tỷ đô la...
Dĩ nhiên Thường trực Ban bí thư
Trương Tấn Sang không lạ gì những phi vụ kiếm tiền bề bộn của Thủ tướng.
Nhưng mèo già thường biết chùi mép
sau khi ăn vụng, nữa là Nguyễn Tấn Dũng, người từ 1 y tá quèn đã vượt bao khó
khăn để leo lên ghế Thủ tướng.
Thường trực Ban bí thư Nguyễn Tấn
Sang có thể đưa ra câu hỏi Thủ tướng lấy đâu ra tiền để xây nhà thờ họ, chứng
tỏ là người có tổ có tiên, tại các cuộc họp BCT. Nhưng nếu đấm như vậy, quả đấm
này chỉ là gãi ruồi cho võ sĩ có hạng Nguyễn Tấn Dũng mà thôi.
Nguyễn Phú Trọng vốn nổi tiếng là
kinh điểm Mác-Lê, leo dần lên cao những thang bậc công danh theo con đường công
tác đảng. Ông ta cũng nổi tiếng là người biết ngậm hột thị, gật gù với các phe
phái khác nhau, nên cùng trong thời gian này, đảm nhiệm chức Chủ tịch QH VN.
Cán bộ trung, cao cấp cộng sản VN
thì không ai không nhận quà cáp, những biếu xén vật chất. Nhưng làm giàu hàng
triệu đô la, và hơn nữa thì phải có dự án, phải có chữ ký quyết định bổ nhiệm
vào các chức vụ dễ kiếm tiền,.. chức vụ cao, dễ nhận hối lộ... Những việc này
nằm trong thẩm quyền của Thủ tướng.
Thành ra Phú Trọng và Tấn Sang có vẻ vẫn nghèo hơn Tấn Dũng.
Ba hổ cùng ngắm 1 miếng mồi
ngon-ghế TBT ĐCS VN- thì phải đánh nhau rồi.
Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng
dùng Vinashin để đánh Thủ tướng Dũng.
Trong khi cái phốt tham nhũng sắp
bị lòi ra, do những triệu đô la của Vinashin biến mất, rơi tõm vào các tài
khoản bí mật, như rơi vào các hố đen vũ trụ, thì những doanh nghiệp trong đường
dây của Thủ tướng cứu nguy, rót đô la vào cứu nợ Vinashin, xóa nghi ngờ tham
nhũng của Nguyễn Tấn Dũng.
Không có xác chết, thì không có vụ
án giết người.
Không thiếu đô la trong tài khoản,
thì không có tham nhũng.
Thủ tướng tuy bạc mặt lo vụ
Vinashin, nhưng Trương Tấn Sang cũng không làm gì được ông ta.
Thỏa hiệp được đưa ra Thủ tướng vẫn
là Thủ tướng, nhưng Trương Tấn Sang cũng không được làm TBT, mà chỉ là CT nước.
Nguyễn Phú Trọng do dương cờ "Biển
Đông không có gì mới" nên nhận thêm được lá phiếu "lạ" thông
qua TBT họ Nông mà thắng cuộc, ngồi vào chức TBT ĐCS VN. Người hưởng lợi là
Nguyễn Phú Trọng.
Hiệp 2 giữa
Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng là hiệp Dũng đánh bật bà nghị Đặng thị
Hoàng Yến ra khỏi QH VN, và Sang quật lại bằng việc soi vào Bộ giao thông vận
tải và lôi Vinalines ra ánh sáng với những biến táu tiền nhà nước sang tiền cho
tham nhũng của Dương Chí Dũng, mà:
"QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ông Dương Chí Dũng thôi giữ
chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam để Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
.... THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng."
Hiệp này cũng có vẻ như hòa 1-1,
vớt chút thượng phong nghiêng về phía CT nước. Mấy hôm nay, từ đêm 20/8/2012, khi "Bầu Kiên"
bị bắt, hiệp 3 bắt đầu. Sau hiệp 1
và 2, hai bên đều đã biết điểm yếu và mạnh của nhau.
CT Trương Tấn Sang đã biết được
nguồn tài chính bổ sung, hậu cần của Thủ tướng là xuất phát từ các đại gia đang
lợi dụng suy thoái kinh tế, thâu tóm ngân hàng, khuynh đảo thị trường vàng, đô
la VN... mà khâu quan trọng là "Bầu Kiên".
Ngày 21/8, võ trường chính trị VN
sôi động với tin:"Bầu Kiên bị bắt".
Ngày 24/8/2012 Công văn ngày 24/8
của Cơ quan điều tra xác nhận ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB bị
bắt tạm giam bốn tháng kể từ ngày 23/8, với tội danh "Cố ý làm trái quy
định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165" (BBC 24/8/12).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đóng
vai người không dính líu đến những bị nghi can đã bị bắt, đang chơi bài thí
tốt, xóa dấu vết.
Việc CT Trương Tấn Sang liên minh
với TBT Nguyễn Phú Trọng tiến hành chặt phe cánh, chân tay của Nguyễn Tấn Dũng
không đơn thuần chỉ là 1 đấu đá nội bộ của ĐCS VN.
Nếu chỉ nhìn vào liên minh này ta
thấy ngay: hai người có vẻ nghèo có quyền lực chống lại 1 người giàu đầy quyền
lực.
Nguyên nhân sâu
xa hơn là những thua lỗ của các Tổng công ty nhà nước, nguồn cung cấp kinh phí
cho ĐCS VN hoạt động đang rơi vào vỡ nợ do điều hành kém của Thủ tướng.
Ngân hàng VN đang bị thao túng và
thâu tóm bởi các thế lực đứng sau Thủ tướng. Kinh tế xuống dốc. Bức xúc xã hội
lên cao trong những dự án chiếm đất của dân.
Nhìn vào những sự kiện có tính tham nhũng cao gần đây,
nơi nào cũng có bóng dáng Thủ tướng.
Chỉ đơn cử những sự kiện điển hình
là: sự kiện Vinashin, sự kiện cướp 40 ha đầm nuôi cá của gia đình anh Đoàn Văn
Vươn trong dự án thu đất làm sân bay, Tiên Lãng, Hải Phòng. Mà Hải Phòng là
tỉnh có đai biểu QH Nguyễn Tấn Dũng. Rồi vụ Vinalines, vụ cướp đất Văn Giang
Hải Hưng, các vụ thâu tóm ngân hàng, thâu tóm thị trường vàng, thị trường đô
la...
Sự việc lên võ đài, đánh nhau chí tử của 3 nhân vật quyền lực nhất của
ĐCS VN là việc tất đến, là việc xảy ra có tính qui luật: không hôm nay thì sẽ
là ngày mai.
Trong quá khứ, họ vẫn choảng nhau
chí tử như tướng Võ Nguyên Giáp giành với Lê Duẩn; Lê Đức Thọ với Trường Chinh;
Lê Đức Anh, Đỗ Mười với Võ Văn Kiệt, vân vân...
Có điều này, ngày hôm nay khác ngày
hôm qua, là đã lọt tin tức ra công luận.
Dân chúng đã phần nào biết được sự
thật, chân tướng của vụ bốc-sơ nhau này.
1. Võ đài của vụ bốc sơ này, khác
hẳn những vụ bốc sơ khác trong quá khứ.
Những vụ bốc sơ mà vừa được liệt kê
ở trên, là những vụ tranh quyền đoạt chức của những nhân vật còn là "đồng
chí" với nhau: lý tưởng cộng sản vẫn đang còn ở buổi bình minh, còn tỏa
hào quang. Nền tảng lý thuyết cộng sản vẫn còn được ĐCS Liên Xô bảo hành, bảo
dưỡng.
VN trong quá khứ vẫn có phe XHCN
chống lưng. Nguy cơ bị xâm lược từ phía Hoa Kỳ là nguy cơ ảo, do ĐCS VN ngụy
tạo, tuyên truyền.
Kinh tế VN lúc bấy giờ do phe XHCN
giúp đỡ và viện trợ và do ĐCS VN hoàn toàn chi phối.
Hôm nay, không còn ai trong ĐCS VN
tin vào Chủ nghĩa cộng sản nữa.
Họ vẫn còn gọi nhau là "đồng
chí", nhưng chỉ là vẻ ngoài, chỉ để cùng nhau tham nhũng.
Cái ghen của người tham nhũng được
ít hơn, đang gặm nhấm những "đồng chí" trong BCT ĐCS VN, đối với Thủ
tướng Dũng.
Phe XHCN tan rã, mà CNCS cũng lụi
tàn, đã bị ném vào sọt rác lịch sử.
Hôm nay, khi các
võ sĩ thuộc BCT ĐCS VN lên võ đài, VN đang đang đứng trước thảm họa kinh tế do
sự phá sản của đường lối điều hành theo định hướng XHCN.
Các tập đoàn kinh tế nhà nước đang
trượt dốc trên đường thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng, hàng chục nghìn tỷ đồng, hàng
trăm, hàng nghìn nghìn tỷ đồng... Cái cỗ máy truyền kinh phí cho hoạt động của
ĐCS VN đang có nguy cơ dừng hẳn. Đảng CS VN đang đứng trước nguy cơ bị cắt đứt
nguồn tiền nuôi sống đảng. Sự phá sản của đảng cộng sản đang bầy ra trước mắt.
Để cứu ĐCS VN, BCT đã nhìn thấy ở
một cuộc Chỉnh Đảng mới.
Thực chất đây là 1 kế hoạch đánh vào những phần tử phất
giàu lên trong "đổi mới", trong những mua bán cơ chế do chính ĐCS VN
nặn ra. Có thể nói, đây là 1 cuộc thanh toán lẫn nhau có mục đích cướp trắng
của cải của 1 số người giàu mới nổi lên. Nhất là trong lĩnh vực ngân hàng.
2. Võ đài hôm nay, có phủ 1 chiếc
bóng ma chập chờn: bóng TQ.
Vụ bốc-sơ này diễn ra trong bối
cảnh lớn Chỉnh Đảng do Nguyễn Phú Trọng phát động. Lý lịch trích ngang của nhân
vật này thì ai cũng biết. Một nhân vật dương khẩu hiệu: Biển Đông không có gì
lạ từ năm 2009.
Những năm gần đây, khi TQ ngang
nhiên bành trướng Biển Đông, ngang nhiên cướp tầu thuyền đánh cá của ngư dân
VN, ông ta vẫn im lặng như không có chuyện gì xảy ra. Không 1 lần lên án TQ.
Tháng 10/2011, TBT Nguyễn Phú Trọng thăm TQ và ký vào bản tuyên bố chung VN-TQ nổi tiếng với nội
dung hợp tác toàn diện với TQ, quốc gia đang lăm le xâm lược VN hôm nay.
Trước khởi động Chỉnh Đảng, Tô Huy Rứa Ủy viên BCT ĐCS VN, đã sang thăm
và nằm lỳ tại TQ từ 14 đến 18 tháng 2/2012 để báo cáo và nhận chỉ thị của
ĐCS TQ về nội dung Chỉnh Đảng của VN.
Việc TQ chưa động đến Trường Sa của
VN, trong khi TQ gây hấn với Philippines ở Scarboroung tháng 4-5-6/2012, với
Nhật Bản tại Senkaku tháng 8/2012, hiện ra như là 1 câu hỏi: TQ đang chuẩn bị
dư luận cho đánh chiếm nốt Trường Sa của VN?
Việc tướng Thanh khấu đầu trước đại biện Sứ quán TQ tại
Hà Nội: Quân đội VN luôn biết ơn TQ là 1
dấu hiệu thần phục mới của ĐCS VN đối với TQ. Là 1 thông báo tế nhị của ĐCS VN
cho TQ về nội dung tiếp theo của Chỉnh Đảng: Chúng tôi dù có làm gì, thì cũng không
bao giờ quên ơn của TQ.
3. Liệu hiệp bốc-sơ này có phải là
cuộc chiến dẹp thù trong, để diệt giặc ngoài không?
Lịch sử VN đã bao lần những lãnh tụ
anh minh của dân tộc buộc phải tiến hanh khẩn cấp cuộc chiến “Diệt thù trong
nước” khi giặc ngoại xâm TQ đang ngấp nghé biên cương.
Thập đại tướng quân Lê Hoàn tiêu
diệt Đinh Điền rồi dẫn quân chống cự và tiêu diệt Hầu Nhân Bảo.
Ngô Quyền trước diệt Kiều Công
Tiễn, sau đại thắng Bạch Đằng...
Hôm nay, đã xuất hiện dấu hiệu thỏa
hiệp của hiệp bốc-sơ: Chủ nhật ngày 27/8, báo Công an nhân dân, cơ quan ngôn
luận của Bộ Công an, đã đăng ý kiến Trung tướng Vĩnh khẳng định vai trò của Thủ
tướng Dũng trong vụ bắt giữ này.
“Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã chỉ đạo lực lượng công an cần khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn
các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt
động ngân hàng,” ông Vĩnh nói trong bài phỏng vấn
với báo Công an nhân dân (BBC).
Như vậy, tuy khía cạnh 'thù trong'
có xuất hiện trong bài viết của CT Sang gần đây nhân dịp kỷ niệm 2/9 trong cụm
từ " cõng rắn cắn gà nhà" thì cuộc chiến Ba-Tư "lạ" lẫm này
không phải là cuộc chiến diệt "thù trong", chuẩn bị phá giặc ngoài,
ngoại xâm TQ, của dân tộc VN.
Đây là cuộc chiến
Đảng-Chính phủ, mà thời điểm có tính mấu chốt là
chiều ngày 22/08, Cổng thông tin điện tử Chính phủ loan tải bản tin nói
về phiên họp thứ 18 Ban chỉ đạo TW về phòng chống, tham nhũng. Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp với vai trò Trưởng ban chỉ đạo.
Sau đó, trong những ngày sau, lần
lượt có tin về vai trò chỉ đạo của Thủ tướng trong vụ bắt "Bầu Kiên'.
Tình hình có vẻ rõ hơn trong ngày
hôm nay 27/8, khi Nguyễn Đăng Quang và con gái Thủ tướng Nguyễn Thanh Phượng
xuất hiện trên báo chí.
Câu hỏi là: Đây chỉ là phút nghỉ
giữa hiệp 3 hay đã hiệp đấu đã kết thúc?
4. Thấy gì trong trận bốc-sơ này?
Có vài sự việc nổi bật trước và khi
diễn ra hiệp 3 bốc sơ giữa Sang-Trọng-Dũng:
Chính quyền CS VN tăng cường bắt
giam những bloggers dân chủ, trong khi Hoa Kỳ tăng cường yêu cầu dân chủ. Như
vậy có vẻ cả 2 phe đều chống dân chủ như nhau và họ phớt lờ yêu cầu của Hoa Kỳ.
Tướng Thanh đã thay mặt BCT ĐCS VN
tri ân TQ. Sự vuốt ve, sợ sệt đối với TQ là rõ ràng.
Vậy thì bản chất ĐCS VN không thay
đổi dù kết quả ai là hạ gục được đối phương.
5. Kết luận.
Liên minh Sang-Trọng cũng chỉ là 1
liên minh có tính tạm thời. Ai cũng sẽ chạy theo lợi ích riêng của mình.
Không loại trừ sẽ có tình huống
Dũng mua chuộc Trọng và đập Sang chí tử, hay Sang bắt tay Dũng và cho TBT ngồi
chơi xơi nước.
Thủ tướng có quyền, có tiền sẽ áp
dụng lời dạy của cố nhân:
Không có gì không mua được bằng
tiền, nếu chưa mua được, thì sẽ phải mua bằng rất nhiều tiền.
điêu khắc chân mày ở đâu đẹp
ReplyDeletephun môi vi chạm
phun moi vi cham
cấy chân mày
cay chan may
cấy chân mày nam
cay chan may nam
cấy chân mày nữ
cay chan may nu
phun mày tán bột