The Economist
Trần Bình Nam dịch
Được đăng ngày Thứ ba, 28 Tháng 8 2012 09:20
Đó là câu hỏi của tờ tuần báo “The
Economist” phát hành tại Luân Đôn ngày 25/8, ba ngày trước đại hội đảng
Cộng Hòa họp tại Tampa, Florida để chính thức đề cử liên danh Mitt Romney –
Paul Ryan ra tranh cử tổng thống. Trong một bài bình luận nhan đề: “So,
Mitt, what do you really believe?”
- Trần Bình Nam phóng dịch – Bài báo viết:
**
Một ứng cử viên Cộng Hòa khó hiểu
Khi còn là thống đốc bang Massachusetts,
một tiểu bang nổi tiếng phóng khoáng , ông Romney ủng hộ quyền phụ nữ phá thai,
kiểm soát quyền dùng súng, kiểm soát thời tiết và ban hành một chính sách buộc
dân tiểu bang mua bảo hiểm sức khỏe, nếu cần chính phủ sẽ giúp đỡ.
Nhưng lúc này trước ngày 30/8, ngày ông sẽ
được chính thức bổ nhiệm ra tranh cử tổng thống tại đại hội đảng ở Tampa, ông
chống lại mọi điều trên. Một năm trước đây ông muốn duy trì mức đóng thuế lợi
tức như trước. Nay ông nói ông muốn giảm thuế, đặc biệt giảm từ 35% xuống 28%
cho những người giàu có .
Làm chính trị thỉnh thoảng cũng cần điều
chỉnh lập trường (để hợp với khẩu vị của cử tri), nhưng ông Romney xứng đáng
được huy chương Olympic với cách thay đổi tài tình đổi trắng thay đen của ông.
Tuần báo The Economist từng đồng ý với ông Romney khi ông chống các quy
tắc điều hòa khắt khe của chính phủ (government regulations) đối với
hoạt động sản xuất và đầu tư làm chậm sự tăng trưởng kinh tế và gây ra tình
trạng kinh tế khó khăn của Hoa Kỳ. Sau 4 năm cải tổ kinh tế thành công tại tiểu
bang nhà, không hiểu tại sao ông không mang ra áp dụng để điều chỉnh lại tình
trạng tài chánh xục xịch của Hoa Kỳ.
Nhưng có tài cũng vô ích nếu không có chủ đích, thẳng
thắn và có cá tính. Ứng cử viên là
người sẽ mang lại những chính sách tốt cho Hoa Kỳ hay chỉ là người giỏi làm
công tác quần chúng (PR) sẵn sàng làm và nói những gì để đắc cử. Hiện nay,
trong hai lĩnh vực xã hội và đối ngọai, ông Romney đang đi theo một con đường
nguy hiểm và không cần thiết chính ông cũng không tin nhưng quá trễ để đổi
hướng. Trong một số lĩnh vực khác, đặc biệt là kinh tế, ông chỉ đưa ra những
nét chung chung thiếu chi tiết. Qua bức tranh đó người ta thấy nơi ông Romney
một con người không biết chính mình đang muốn gì. Tuần báo The Economist
không thể ủng hộ một con người như vậy, và nghĩ rằng nhân dân Hoa Kỳ cũng khó
bỏ phiếu cho ông. Ngoại trừ ông Romney nắm lấy cơ hội tại đại hội đảng để nói
rõ ràng với nhân dân Mỹ ông tin cái gì.
Có nhiều lĩnh vực ông Romney chọn đường lối cực hữu một
cách không cần thiết. Ông
tuyên bố ông sẽ bổ nhiệm những thẩm phán Tối cao Pháp viện chống phá thai, và
ủng hộ luật Bảo vệ Hôn nhân hiện hành (Defence of Marriage Act). Lập
trường này ăn khách với cử tri Tin Lành phái Phúc Âm (Evangelicals) ở các tiểu
bang miền nam, nhưng không hợp khẩu vị với cử tri độc lập. Bằng chứng là phản
ứng chống đối của cử tri trước lời tuyên bố của ông Todd Akin, ứng cử viên Cộng
Hòa đại diện bang Missouri vào Thượng nghị viện về phá thai và “hiếp dâm thật”
(legitimate rape) (1).
Đối ngoại, để làm
hài lòng thành phần cực hữu, ông Romney tuyên bố nếu đắc cử ngày đầu tiên ông
sẽ ghi Trung quốc vào danh sách quốc gia “mánh mung tiền tệ” (currency
manipulator). Người ta không biết ghi Trung quốc vào danh sách đó rồi ông
Romney sẽ làm gì. Nhưng nếu có một trận giặc mậu dịch với Trung quốc, một đối
tác mậu dịch lớn nhất của Hoa Kỳ trong khi sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ đang
ì ạch thì đó là một hành động thiếu ý thức. Các chính sách di dân của ông Romney
cũng không ổn. Và để lấy phiếu của cử tri gốc Do Thái ông dọa đánh Iran và nói
ra những lời lẽ có tính kỳ thị đối với các nước A Rập. Những hành động này
không phục vụ gì cho quyền lợi của Hoa Kỳ và cũng chẳng ích gì cho Do Thái .
Nhiều ngưới nói: Đừng lo! Có nhiều vị tổng
thống Mỹ trước đây cũng đã từng ve vuốt các nhóm quyền lực, nhưng sau khi đắc
cử đi theo đường lối thực dụng. Hơn nữa cuộc tranh cử này chính yếu là kinh tế,
lĩnh vực sở trường của ông Mitt Romney. Tuy nhiên trong lĩnh vực này, cho đến
giờ này ông Romney cũng còn tỏ ra mơ hồ và quá khích.
Trên lý thuyết ông Romney có chương trình kinh tế 59
điểm. Nhưng thực tế ông bỏ qua các điểm khó khăn
và các điểm nhiều người quan tâm. Ông từng nói ông sẽ giảm sự thâm thủng ngân
sách. Rồi bây giờ ông nói ông sẽ giảm thuế. Nghe riêng ra đều hợp lý, nhưng mâu
thuẫn nhau vì không thể làm hai việc một lúc. Vậy ông Romney chọn cái nào? Paul
Ryan nói đảng Cộng Hòa có thể gỉảm thuế mà không giảm thu bằng cách chận các lỗ
hỗng trong luật thuế. Ý niệm về một luật thuế đơn giản đã được nói từ lâu,
nhưng khi chạm đến việc cắt bỏ các khoản miễn trừ (tax exemptions) thì không ai
đồng ý với nhau. Ngoại trừ ông Romney xác định rõ sẽ cắt khoản miễn trừ nào nếu
không thì không thể làm đơn giản luật thuế được.
Về mặt chi tiêu ông Romney hứa cắt giảm các
chương trình khổng lồ và tăng ngân sách quốc phòng. Ông ta sẽ cắt những gì? Làm
thế nào để cắt giảm các chương trình an sinh xã hội. Ông ta có chọn chương
trình cắt giảm của Dân Biểu Paul Ryan không? Ông Romney cũng tuyên bố sẽ làm
luật bãi bỏ luật bảo hiểm sức khỏe của tổng thống Obama và luật Dodd-Frank kiểm
soát tài chánh. Nhưng thay thế bằng gì? Làm thế nào để trông cậy vào thị trường
chứng khoán khi Wall Street đã là thủ phạm của vụ khủng hoảng kinh tế tài chánh
năm 2008 khi cơ sở Lehman Brothers sụp đổ .
Im lặng là vàng
Ông Romney nghĩ im lặng là vàng. Nền kinh tế đang khó khăn của Hoa Kỳ sẽ là động lực thúc
đẩy cử tri bỏ phiếu cho mình. Nhưng không khí mơ hồ hiện nay không có lợi cho
ông. Một nhà kinh doanh giỏi cần có giải pháp cho mọi bài toán khó. Không thể
sáng nói thế này, trưa chiều nói thế khác được. Bức tranh rõ nhất là hiện nay không ai biết con người kỳ
lạ này là ai. Trong nửa thập niên qua ông ra
tranh cử nhiều chức vụ, thế mà ông vẫn chưa nói rõ quá trình kinh doanh của
ông. Vẫn chần chờ chưa chịu công bố hồ sơ khai thuế cá nhân. Vẫn tiếp tục thay
yên ngựa. Ông định đưa đất nước giàu mạnh này về đâu?
Nhưng chưa quá chậm. Ông còn cơ hội trả lời
cử tri tại đại hội đảng tại Tampa vào cuối tháng 8. Ông sẽ chứng tỏ có khả năng
lãnh đạo đảng hay để đảng lãnh đạo ông.
The Economist
Trần Bình Nam phóng dịch
26/8/ 2012
Trần Bình Nam phóng dịch
26/8/ 2012
(1) Ngày 19/8 khi vận động tranh cử ông Todd Akin nói ông chủ
trương chống phá thai ngay cả trong trường hợp bị hiếp dâm . Ông nói nếu bị
hiếp dâm mà người đàn bà không thích (legitimate rape) thì cơ thể sẽ có phản
ứng làm cho người đàn bà không thể thụ thai. Ý ông Akin muốn nói nếu có thai
thì không thể xem là bị hiếp và do đó không có quyền phá thai. Thật ra ý niệm
“bị hiếp không thích thì không thể có thai” là do trí tưởng tượng của những
người chống phá thai trong mọi trường hợp để bênh vực lập trường của mình và
không có căn bản khoa học.
phun moi tham my 6d
ReplyDeletephun môi thẩm mỹ 6d
phun moi o dau dep
phun môi ở đâu đẹp
dieu khac phun xam
phun mày tán bột 4d
phun may tan bot 4d
điêu khắc phun thêu
dieu khac phun theu
dieu khac chan may o dau dep