Written
By Hai Hoang Van on Thứ năm, ngày 30 tháng tám năm 2012 | 8/30/2012 02:17:00 SA
Bài Mới
Chưa có một thời nào mà những chuyện nhố nhăng kệch
cỡm lại diễn ra trâng tráo như thời buổi hôm nay. Cả một Chùa Trăm Gian nổi
tiếng hàng mấy trăm năm bỗng dưng bị quan chức ngành văn hóa đè ra đập phá vô
tội vạ nhân danh “tôn tạo”, kỳ thực chỉ là vì khoản tiền hàng mấy chục đến cả
trăm tỷ đồng béo bở gói trong cái dự án tôn tạo quái dị này. Những lăng mộ các
vua Trần ở Yên Sinh – một thời đại rạng rỡ những chiến công đánh giặc giữ nước,
ngay dưới thời Nguyễn còn được các vua Nguyễn cho trùng tu cẩn thận, năm 1971
chúng tôi đi khảo sát còn chụp ảnh lưu niệm, thế mà cả một Nhà nước mải lo “4
tốt 16 chữ vàng” nên quên bẵng, để dân thi nhau sấn vào cướp phá đào xới tanh
bành cho đến viên gạch cuối cùng, và chen lấn làm nhà lên đấy, rồi đến nay lại
bảo nhau “lập dự án trùng tu”, hỏi có vạn lần vô phúc hay không?
Mà trùng tu như thế nào? Có ai đi trên con đường
thiên lý ghé thăm đền thờ An Dương Vương (đền Cuông) ở Diễn Châu thì khắc thấy
tất cả những tô đắp thô kệch rẻ tiền của xi măng thay cho các cột kèo điêu khắc
tinh xảo bằng gỗ lim xưa kia (dù không phải thật cổ nhưng cũng đã bám đầy lớp
patin của nhiều thế kỷ mà người viết bài này còn được thấy năm 1948 khi cùng
gia đình đi tản cư ghé thăm nơi đó), cùng với những đôi câu đối xấu xí (cũng
trên xi măng) làm cộm con mắt bất kỳ ai có chút kiến văn giờ đây đến thăm lại
ngôi đền.
Trùng tu như người Nhật đã
làm đối với đình chùa của họ trong Thế chiến thứ Hai vốn đang cũ kỹ bỗng sắc
nét tinh khôi bội phần hơn thì ai mà không muốn. Còn ta, sao lại có một “An
Dương Vương từ” lưu giữ trong ký ức và huyền thoại dân tộc từ hàng ngàn năm
lịch sử mà đến một thời đại được gọi là “cách mạng” lại nỡ bôi bác nó đi như
vậy, có phải là một sự mỉa mai cay đắng và là nỗi bẽ bàng trước du khách quốc
tế hay không?
Tất nhiên đưa một đền Cuông ra làm dẫn chứng để bạn
đọc suy ngẫm, rằng trên đất nước này đã gặp không phải chỉ một đền Cuông. Gần
ta hơn nhiều là một đền Phù Đổng có vô số đôi câu đối khắc lại vừa chữ Hán vừa
quốc ngữ chen nhau xấu xí đến khó chịu. Đôi câu đối lừng danh của Cao Bá Quát
“Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn” (Giết giặc chỉ hiềm rằng ba tuổi đã là quá
muộn), người cung tiến số tiền để thuê khắc lại còn không thèm đề tên Cao Bá
Quát nữa mà thay luôn vào dòng lạc khoản cái tên của mình (một kiểu ỷ thế tiền
bạc đến lạ lùng). Lại có đến ba tấm hoành phi rất cổ không biết từng khắc những
gì nhưng từ lâu đã bị bào đi để khắc thay vào đấy... ba bài thơ quốc ngữ của Hồ
Chí Minh, của Tố Hữu và của Ngô Chi Lan, và được treo vào những vị trí cực kỳ
trang trọng trong ngôi đền!
Bên cạnh đó, lại có những hiện tượng lố lăng kiểu
khác. Người ta vung tay bỏ hàng núi tiền ra để làm những ngôi chùa khổng lồ như
chùa Bái Đính, nhưng những người “vung tay” mà vốn liếng hiểu biết có hạn hẳn
chẳng thể nào thấm thía được nỗi đau đến xương tủy khi đứng trước những khối đá
lù lù khoe khoang cái lớn cái oai một cách trơ tráo, song lại tuyệt nhiên không
hề thấm được cái hồn của chùa chiền Việt Nam, sự thanh mảnh duyên dáng với mái
cong hiền hoà nhưng ẩn trong nó là biểu tượng cô đúc của con người Việt Nam rất
tinh tế mà không ồn ào trong cách sống, cách nhìn sự vật, và biết dẻo dai thích
nghi để trường tồn.
Thử điểm lại mà xem, có bao nhiêu đình chùa miếu
mạo, bia đá, sách cổ cho đến hồ ao, sông suối, thác ghềnh nổi tiếng... của đất
nước đã bị hủy hoại bằng mọi cách kể từ 1948 đến nay? Con số tính đếm không sao
cho xuể, và nếu có ai đi sâu làm một điều tra xã hội học để so sánh tỷ mỉ về
mặt số lượng với khoảng thời gian từ 1945 trở về trước thì tôi đoan chắc họ sẽ
thấy kinh hoàng vì con số hiện còn không thể đến một phần ba. Cứ nghĩ thế ai mà
không thấy cực lòng đến xốn xang bứt rứt?
Hãy cứ ngắm bộ sách in vô số bản dập bia cổ của Việt
Nam được người Pháp dập và lưu trữ từ ngày Viễn Đông Bác cổ thành lập (1901),
nay cũng chính họ in lại giúp, gồm hơn 20 tập khổ lớn – mà chỉ mới in được hơn
một phần ba, vì trong dự tính của họ là 55 tập – để giới văn hóa người Việt còn
có cái mà nghiên cứu di sản của cha ông, tôi thấy hổ thấy nhục, bởi xét cho
cùng chính mình lại là thủ phạm triệt tiêu tất cả những giá trị vật chất và
tinh thần không có giá nào mua được, trong khi họ là kẻ đến xâm lược thì lo gom
góp lại cho dân mình (tất nhiên họ cũng phá nhưng đó là đám nhà binh cai trị
buổi đầu, và không phá nhiều bằng từ sau ngày Cách mạng thành công).
Vậy mà, những kẻ phải chịu trách nhiệm lớn nhất về
những gì tổn thất trong 60 năm qua, những kẻ đã nhởn nhơ trước mọi sự xuống cấp
văn hoá đang hiển hiện từng ngày từng giờ trên mọi phương diện của đời sống đất
nước (những đảo lộn khó tin về lối sống, hành xử, đạo lý, giáo dục... đến những
vụ giết người, cướp của, hiếp dâm ghê rợn nhất, bôi lên bộ mặt chế độ những vết
đen nhằng nhịt), nay vẫn chính những kẻ ấy đang chỉ đạo việc tàn phá nốt những
gì là môi trường sống, môi trường văn hóa còn sót lại ở đây hay ở đó khi chúng
ngửi ra “hơi tiền” trong cái việc tàn phá man rợ kia.
Hãy chỉ khoanh lại trong phạm vi Thủ đô Hà Nội thôi.
Giới trí thức đã bao nhiêu phen phải oằn mình chống chọi để mọi thứ dự án triệt
hạ Hồ Tây vào hạng “khủng” không thể triển khai được (những Thủy cung Thăng
Long, đường hầm ngầm xuyên qua lòng Hồ tây...). Nhưng Hồ Tây liệu đã yên thân
chưa khi có tin một vị lãnh đạo cấp cao vừa ký xong “bản án” chấp thuận đóng
cọc xuống giữa lòng Hồ làm con đường sắt vừa nổi vừa chìm sẽ cắt Hồ ra làm đôi
cho một trục giao thông từ phía Bắc Hà Nội chạy xuống phố cổ? Cũng có tin sau
khi vội vã ký, người ta đã kịp tỉnh lại, đã điều chỉnh sơ đồ con đường để...
không còn chạm vào Hồ Tây. Tin trước là một cái tin thót tim và tin sau là một
điềm lành. Dù sao, nếu keo này Hồ Tây tạm yên thì sẽ vẫn còn đó rất nhiều keo
khác, dám tin như vậy đấy, bởi cái gì dính đến diện tích xung quanh và ngay
giữa Hồ Tây, kể cả sâu dưới lòng Hồ, đều... “hái ra tiền”, mà đã hái ra tiền
thì cặp mắt long lên của hết lớp “đầy tớ” này đến lớp “đầy tớ” nọ chắc chắn
luôn luôn dòm đến. Khổ thân cho một “nàng Tây Thi của Việt Nam” (Cao Bá Quát)
bị bọn Ngô Phù Sai đời nay lăm lăm vùi hoa dập liễu tàn bạo đến mức chúng có
thể thoả thuận với nhau mỗi đứa cắt một miếng thịt tươi thắm của nàng.
Và không phải chỉ một Hồ Tây. Hiện tại đang là tiếng
kêu cứu của Công viên Tuổi Trẻ và Công viên Thống Nhất. Một Hà Nội vừa được Nhà
nước cho mở rộng ra gấp đôi gấp ba không hiểu sao không có kế hoạch bài bản xây
dựng thành một đô thị có tầm quốc tế, không còn những ngõ ngách quanh queo chật
chội như hũ nút, giãn dân ra những khu vực mới để hàng ngày người ta khỏi dẫm
lên nhau mà lạng lách xe ô tô xe máy, xóa dần đi những khu ổ chuột không phải
bằng những ngôi nhà chung cư chọc trời ngay giữa nội thành mà phải có cái nhìn
viễn kiến về một quy hoạch cân đối, hài hòa và bảo đảm thẩm mỹ, để cải tạo lần
lần những di họa của 60 năm xây dựng XHCN còn để lại? Trái lại, lúc nào cũng
chỉ thấy các vị chấp chính của thành phố phô ra những cái nhìn ngắn có vài gang
tay, trong đó có việc chiếm đất của Công viên Thống Nhất để làm 6 bãi đỗ xe,
hoặc băm nhỏ Công viên Tuổi Trẻ thành nhiều mảnh để bán nốt, nếu không phải
vì... túi tiền những ai ai đấy hình như chưa “phồng” thì chẳng thể hiểu được vì
lẽ gì.
Xin hỏi ông Nguyễn Thế Thảo, ông có thấy một Thủ đô
như Paris với những công viên rộng mênh mông như vườn Tuileries có một đời Thị
trưởng nào dám cho dựng lên đấy một quán ăn hay xẻo đi một mảnh đất làm bãi đỗ
xe hay không? Hay từ hàng mấy trăm năm nay vẫn chỉ là những vườn cây xanh mát
với những ghế đá cũ xưa cho người dân đến thư thái ngồi đọc sách, và trẻ em
chơi các trò chơi chúng thích? Thậm chí một cái ghế mà văn hào Anatole France
thường ngồi để thưởng thức cái cảm giác của mùa thu nghe từng chiếc lá vàng rơi
khẽ lên vai mình, nay vẫn còn nguyên vẹn. Mà nào có phải chỉ một vườn
Tuileries. Ông hẳn đã sang đấy nhiều lần, đi đến đâu mà chẳng có vườn hoa trải
dài ngút mắt? Nào Vườn Bách thảo (Jardin des plantes), Công viên La Villette,
Vườn Luxembourg, Công viên Buttes Chaumont, Công viên Montsouris, Quảng
trường Vendôme, Quảng trường la Concorde, khu vườn Champ de
Mars... kể không hết được. Thử nghĩ nếu một Thị trưởng Paris nào lên chấp
chính cũng nhăm nhăm bán vườn để thu lợi, cho người ta xây dựng bừa bãi lên
những nơi vốn là sở hữu đích thực của toàn dân kia, bất chấp quyền thụ hưởng
của dân chúng, thì liệu Paris sẽ biến thành một thứ gì khác chứ còn tráng lệ
được như ngày nay?
Ấy thế mà một Thủ đô Hà Nội luôn luôn tự thị rằng
mình có lịch sử đến 1.000 năm, đếm cho hết cũng chỉ có mấy khoảng xanh tí tẹo
(nhưng như Công viên Thống Nhất tính từ 1960 đến nay thì cũng đã 50 năm rồi
đấy, chưa kể khi nó còn là Hồ Bảy Mẫu mênh mông thì đúng là có ngót nghìn năm
chứ ít gì), sao ông và đám quan chức dưới quyền ông nỡ liều lĩnh xẻ nó ra để
cho xây lên đấy 6 bãi đỗ xe to tướng, suốt ngày sẽ ồn ào đinh tai nhức óc khiến
phần dư lại chỉ còn bằng tí tẹo, và chắc chẳng một ai dám vào đấy mà thư giãn,
tập thở, tập đi nữa? Đến nỗi Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến
trúc sư Việt Nam, cũng phải lấy làm bức xúc: “Đây là dự án phi lý nhất mà tôi
từng được nghe. Công viên là nơi để người dân sinh hoạt, vui chơi, giải trí
trong bối cảnh thành phố ngột ngạt, thiếu cây xanh. Đừng vì mục đích nào đó mà
dựng lên những công trình ngoạm vào đất công viên”. Ông có hình dung được một
việc làm như thế là phạm luật, là vi phạm cảnh quan văn hóa, môi trường của
thành phố và cả vi phạm nhân quyền (cái quyền được hưởng không gian thoáng mát
của người dân), tức là phạm tội ác hay không thưa ông? Cũng như vậy, tôi không
thể hình dung nổi một người đứng đầu thành phố như ông mà lại không dẹp nổi
những “lấn chiếm” kéo dài quá lâu trong Công viên Tuổi Trẻ, giải thể tất cả
những phần đất do những kẻ trót ham hố chia chác với quan chức các ông (hẳn là
thế thôi, nếu không các vàng cũng đố họ dám phá tường trèo vào công viên) rồi
dựng lên trong đấy những căn nhà làm nơi buôn bán, thi công, lò xưởng, quán
ăn... để trả lại cho dân một không gian giúp 3 triệu con người nội thành có
thêm một “chốn náu thân” yên tĩnh mỗi buổi sáng buổi chiều, giữa một thành phố
nhìn đâu cũng đông nghẹt?
Từ những băn khoăn như trên, tôi bỗng ngạc nhiên
không hiểu nổi chức trách Chủ tịch Ủy ban Nhân dân của ông thật ra chủ chốt là
chức trách gì? Vì sao từ ngày ông lên chức đó, chỉ có việc quản lý Hà Nội cho
đúng là nơi xanh sạch đẹp không thôi mà cũng không làm được? Chẳng cần dẫn
chứng cụ thể, xin ông thử soát lại xem tất cả những công trình thuộc về những
dự án to tát mà đám quan chức các ông đã vạch ra từ những 10 năm trước thời
điểm 1000 năm thăng Long - Hà Nội, nay sau ngày kỷ niệm mới chưa đầy 2 năm
chúng đã trở thành như thế nào rồi? Bản thân tôi đã đi đến một số nơi gắn tấm
biển đánh dấu cả một thời điểm lịch sử đáng khắc ghi của người Hà Nội, và sau
khi xem xong thì... không còn muốn phẩm bình gì nữa.
Thiết tưởng một Kiến trúc sư như ông không cần phải
nói nhiều. Tôi chỉ mong mỏi ông có được một lúc giật mình nhìn lại mình thật
rõ. Những người trước ông như ông Hoàng Văn Nghiên đã cho lấp Hồ Thủ Lệ để xây
tòa khách sạn Daewoo và làm nhiều việc tai tiếng, dân Thủ đô vẫn còn đinh ninh
trong lòng, nhưng thôi ta không nói nữa. Tuy nhiên, ông là một vị quan đương
chức, là “gương mặt” để người ta nhìn vào khi nói đến hiện trạng của một Hà Nội
thoái hóa về nhiều mặt, tôi nghĩ ông không thể tránh được công luận. Không thể
làm cái kiểu “ngậm miệng ăn tiền” để rồi khi “hạ cánh” lại để lại vô số tai
tiếng như những người tiền nhiệm của ông. Chúng tôi không mong điều đó mà mong
ở ông những tự vấn nghiêm chỉnh để sửa đổi gấp cách điều hành Thủ đô sao cho
chững chạc. Tôi vẫn không hết hy vọng ở nơi ông. Nhược bằng ông thấy không thể
đảm đương tốt trách nhiệm trước toàn dân thì sao ông không lên tiếng xin từ
chức? Hoặc giả, nếu ông thấy rằng mình tại vị cùng với những bê bối kéo dài
trong tình thế “mặc kệ nó” là hoàn toàn chính đáng thì có lẽ nên có một cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm của dân chúng Thủ đô – được tổ chức công khai và thật sự dân
chủ – để xem nhân dân Hà Nội có còn tín nhiệm ông không.
-----------------------
Phụ lục:
Hà Nội nhăm nhe “xẻ thịt” Công viên Thống Nhất
Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội vừa có ý kiến ủng hộ
dự án đầu tư xây dựng 2 bãi giữ xe công cộng nằm trong Công viên Thống Nhất.
Công viên này cũng đề xuất xây 4 bãi giữ xe nữa
Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TP Hà Nội vừa có
văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của UBND TP về đề xuất của Công ty Khai thác
điểm đỗ xe Hà Nội được đầu tư xây dựng bãi giữ xe dàn thép trong Công viên
Thống Nhất. Theo đó, vị trí bãi giữ xe nằm ở góc đường Nguyễn Đình Chiểu - Trần
Nhân Tông (trong phạm vi công viên), diện tích khoảng 3.000 m2, cao 4 tầng, đáp
ứng nhu cầu đỗ xe cho khoảng 400 ô tô.
Mất gần 9.000 m2 đất
Theo Sở QH-KT TP Hà Nội, khu đất dự kiến xây dựng
bãi giữ xe ở Công viên Thống Nhất đã được quy hoạch trong mạng lưới các điểm
giữ xe công cộng trên địa bàn đến năm 2020; đồng thời cho rằng đề xuất của Công
ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cơ bản là hợp lý. Một bãi giữ xe khác cũng “ăn”
vào đất Công viên Thống Nhất đã được UBND TP Hà Nội gợi ý Công ty có thể phối
hợp với Công viên xây dựng tại khu đất diện tích 2.000 m2.
Trong khi đó, Công viên Thống Nhất cũng đang lập dự
án xin UBND TP Hà Nội cho phép xây dựng 4 bãi giữ xe trong khuôn viên. Các bãi
đỗ xe này nằm ở vị trí gần các cổng vào, được Công viên Thống Nhất cho rằng nằm
ở các khoảng không phù hợp, không làm ảnh hưởng đến phần diện tích trồng cây
xanh và cảnh quan chung.
Tổng diện tích của 4 bãi đỗ xe này là 6.538 m2. Đại
diện Công viên Thống Nhất cho biết các bãi giữ xe nhằm phục vụ người dân đến
tham quan công viên lẫn nhu cầu của dân cư trong khu vực.
Khu vực Công viên Thống Nhất, đoạn góc đường Nguyễn
Đình Chiểu – Trần Nhân Tông, dự kiến xây bãi giữ xe
Các dự án bãi giữ xe này hiện vẫn đang trong giai
đoạn đề xuất nhưng nếu được TP Hà Nội chấp thuận, Công viên Thống Nhất sẽ mất
gần 9.000 m2 đất.
Hậu quả khó khắc phục
Được xem là lá phổi xanh lớn nhất khu vực nội thành
Hà Nội, Công viên Thống Nhất xây dựng từ đầu những năm 1960, là khu vui chơi
giải trí, thư giãn của người dân Thủ đô cũng như điểm đến của du khách.
TS - kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Hoa (Hội Kiến trúc sư
Việt Nam) cho biết TP Hà Nội hiện có trên 3 triệu dân sống ở khu vực nội thành.
Diện tích cây xanh trên đầu người ở nội đô Hà Nội hiện rất thấp, chỉ bằng
khoảng 1/10 các đô thị lớn trong khu vực. Vì thế, các công viên Thống Nhất,
Bách Thảo, Thủ Lệ… là những lá phổi xanh rất quan trọng giúp điều hòa, cân bằng
không khí cho Hà Nội. “Thiếu nơi giữ xe cho người dân là đáng báo động nhưng
nếu lấy đất công viên thì tác động rất lớn đến môi trường, sinh thái đô thị và
đời sống khu dân cư” - ông Hoa lo ngại.
Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở QH-KT TP Hà
Nội, cho rằng nhu cầu nơi giữ xe cho người dân Hà Nội dù đang bức thiết nhưng
nếu đánh đổi cả lá phổi xanh thì hậu quả khó khắc phục. Theo ông Nghiêm, quy
hoạch Công viên Thống Nhất năm 1994 và năm 2004 đều dành một phần diện tích để
làm bãi giữ xe cho du khách chứ không nhằm tạo dựng bãi giữ xe công cộng. “Cần
xem lại việc lấy đất công viên để làm bãi giữ xe đáp ứng nhu cầu của cả TP” -
ông kiến nghị.
Đường dây buôn người ra nước ngoài kiêm rửa tiền
Từ lâu, cảnh sát Pháp, Anh đã thông báo cho Công an
VN về đường dây chuyên buôn người đi Đông Âu rồi sang Pháp, Anh bằng visa giả.
Từ Đông Âu, đường dây này đưa tiếp người sang Anh Quốc trồng ma túy đồng thời
cơ sở tại Việt Nam làm đầu nậu rửa tiền trong nước. Giá trót lọt 20.000 –
30.000 USD/người. Đặc biệt, có nhiều thông tin cho thấy đường dây buôn người
được tổ chức với sự bọc lót của Công an, Phòng Thương mại Công nghiệp VN. Đứng
đầu đường dây là một nữ doanh nhân nổi tiếng Vũ Thị Tuyết Giám đốc Cty Cổ phần
tập đoàn NTT có trụ sở tại 11 phố Lý Thường Kiệt.
Từ năm 1995 đến 2005, đường dây này đã đưa (thực ra
là buôn) hàng nghìn người ra nước ngoài, kiếm vài chục triệu USD. Với sự giúp
sức của một số ngân hàng ở Hà Nội và TPHCM, đường dây này đã rửa tiền trị giá
vài trăm triệu - cả tỉ USD cho các Soái ở Nga, ở Anh. Con số rửa tiền chính xác
thì không thể nắm được bởi các thế lực “bọc lót” quá lớn. Hiện, hồ sơ rửa tiền
liên quan nhiều Soái vẫn đang nằm trong tay Công an Hà Nội. Báo chí vài năm
trước đã khui ra các vụ rửa tiền nhưng ảnh hưởng của các Soái quá lớn nên Cơ
quan Công an đành gác lại (chính 1 Thứ trưởng Bộ CA phụ trách An ninh lúc đó đã
can thiệp). Ngoài ra, đường dây này cũng đã cung cấp hàng chục quyết định khởi
tố bị can (quyết định có đóng dấu thật của cơ quan An ninh, nhưng không có vụ
án nào hết) với các tội danh về an ninh, chính trị để giúp một số đối tượng
trong đường dây ung dung xin tị nạn chính trị ở nước ngoài. Bấy lâu, người ta
chỉ nghe nói đút lót, chạy chọt để không bị Công an khởi tố. Ngay giữa Hà Nội
lại có chuyện ngược đời là người ta phải bỏ tiền (mà rất nhiều tiền) để chạy
chọt cho mình “được” Công an khởi tố.
Một trong những thông tin mà có lẽ cho đến khi ông
Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố, bắt tạm giam, thì nhiều người mới biết rằng, ông
này không còn “liên quan” gì đến ngân hàng ACB, trừ việc chỉ còn là một cổ
đông. Nhận định của ông về vấn đề này như thế nào?
Ngoài việc nguyên là phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng
ACB, ông Nguyễn Đức Kiên còn được biết đến nguyên là phó chủ tịch Hội đồng sáng
lập Ngân hàng ACB. Tuy nhiên, trong quy định của pháp luật, không thừa nhận
tính pháp lý của Hội đồng sáng lập trong quản lý, điều hành một ngân hàng. Ông
đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Sai phạm của bầu Kiên sẽ được điều tra, kết luận
sớm.
Tôi chưa biết rõ hội đồng sáng lập họ bầu như thế
nào trong NHTMCP Á Châu (ACB). Song theo quy định về tổ chức của một NHTMCP thì
nó cũng giống các DN cổ phần khác theo Luật Doanh nghiệp. Đó là Đại hội cổ
đông, cơ quan tối cao của DN đó, HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát… Còn khi
vốn góp vào NH, cũng giống như các DN khác, có các sáng lập viên. Sáng lập viên
có quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Họ được hưởng tùy theo tỷ lệ góp vốn bao nhiêu
và ngược lại họ có nghĩa vụ sau bao nhiêu năm mới được chuyển nhượng vốn góp
đó. Quy định pháp luật có vậy thôi, còn việc NH Á Châu đưa ra Hội đồng sáng
lập, bầu lên chủ tịch, phó chủ tịch và cho họ một quyền uy thì đó là trái với
pháp luật.
Phạm vi của điều 159 Bộ luật Hình sự là khá rộng.
Theo ông, những hành vi kinh doanh trái phép nào được quy định trong điều 159
có thể liên quan đến hoạt động của ngành ngân hàng?
Ở đây, hoạt động kinh doanh trái phép nằm trong Điều
159 của Bộ Luật Hình sự thì phạm vi điều chỉnh rất rộng, ở với góc độ nhà luật
thì tôi cho rằng điều luật này mức hình phạt, định khung hình phạt quá thấp. Nó
không có yếu tố răn đe và giáo dục chung, dẫn đến hậu quả trong hoạt động kinh
tế – kinh doanh trái phép diễn ra rất nhiều.
Trong Điều 159 nói rất rõ, người nào kinh doanh
không có đăng ký kinh doanh thì vi phạm. Khái niệm đăng ký kinh doanh ở đây phải
theo luật Doanh nghiệp.
Luật sư Trần Đình Triển.
Một là, anh muốn kinh doanh anh phải thành lập DN,
trong lĩnh vực đầu tư phải có giấy phép đầu tư. Đối với những người kinh doanh
nhỏ phải có giấy phép kinh doanh do UBND quận, huyện cấp. Đối với mô hình HTX
thì UBND quận, huyện cấp. Và khi có đăng ký kinh doanh rồi thì lĩnh vực nào đặt
ra trong giấy phép mà anh kinh doanh ngoài, hoặc vượt quá giấy phép cho phép
thì cũng là kinh doanh trái phép.
Mặt khác, về mặt quản lý Nhà nước, về lĩnh vực kinh
doanh cũng quy định rõ kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ như
lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông… mà không có giấy phép cho
phép, hoặc vượt quá giấy phép cho phép thì cũng là kinh doanh trái phép.
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, thì lĩnh vực chuyên biệt nào được pháp luật điều chỉnh thì phải tuân
thủ, ví như lĩnh vực ngân hàng có Luật các tổ chức tín dụng điều chỉnh. Trong
hoạt động, những gì được quy định chung thì phải thực hiện.
Còn những điều gì được điều chỉnh chuyên biệt trong
lĩnh vực NH thì phải tuân thủ theo hoạt động của các lĩnh vực tín dụng. Nếu bầu
Kiên, hay bất cứ ai vi phạm, đều phải xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng
thời, trong hoạt động NH được quy định trong Bộ luật hình sự chuyên biệt bởi 2
điều riêng nữa là Điều 178 và Điều179…
Trong quá trình điều tra, nếu CQĐT phát hiện những
hành vi khác, cơ quan điều tra có quyền khởi tố bổ sung với tội danh vi phạm
khác hoặc chuyển tội danh cho phù hợp với hành vi vi phạm của bị can.
Xin cảm ơn ông !
Trung Đông Phương
Theo NDT
Công việc nhiều, nhưng chính là… nỗi sợ và sự mệt
mỏi không biết nên viết cái gì đã làm cho tôi im lặng hơi lâu lâu. Vừa đọc xong
bài Ai có thể lừa được một siêu lừa của Minh Diện, tôi như có thêm can đảm để
viết những dòng này.
Trước hết, xin lỗi bạn đọc vì dùng từ quá nặng nề
nhưng tôi đã thử tìm các từ thay thế cho chữ ngu xuẩn như “kém cỏi”, “thiếu
trách nhiệm”, “khinh dân”…; nhưng đều thấy không ổn! Đành phải nhận chân sự
việc bằng một từ hơi ù tai và đau mắt vậy.
Cách đây vài năm, có một lần GS Nguyễn Huệ Chi email
cho tôi đại ý rằng “Thịnh phải viết nhẹ hơn (ý nói là nên “văn hóa” hơn) bởi
cái dốt nát của nhiều vị lãnh đạo là điều ai cũng biết. Họ không dốt thì việc
gì mình phải viết”. Câu nói đó (đại ý, nhưng xin để trong ngoặc kép cho trân
trọng) cứ ám ảnh tôi hoài và, càng ngày càng thấy đúng. Thấy đúng càng nhiều
thì càng chán cho nhân tình thế thái, đến mức không chịu được nữa thì lại đành
phải nói tiếp.
Dẫn chứng về sự ngu xuẩn của không ít người có trách
nhiệm – đã và đang gây ra bao thảm họa trầm kha cho dân tộc thì nhiều vô kể.
Chỉ xin dẫn ra vài sự việc mới xảy ra gần đây (nhân tiện, tôi cũng nhấn mạnh
rằng, ngay chữ đầu tiên của bài này, tôi dùng chữ XIN, sau khi đã cân nhắc chán
chê).
Một ông quan có trách nhiệm cho rằng sau khi trẻ đi
học về, chơi cũng không tốt nên cần phải… học nữa. Nói như thế thì chẳng khác
gì không nói thì hơn. Phân phối giờ học, giờ chơi cho trẻ thế nào cho hợp lý là
nguyên tắc tối thượng của hiệu quả giáo dục, trách nhiệm của quan là chỉ ra cái
giải pháp đúng cho điều cần của thực tiễn xã hội. Chợt nhớ chuyện “trồng con gì
và nuôi cây gì” (tôi cố tình sai): Làm lãnh đạo mà cứ nước đôi, ba phải thì
ngay cả kẻ ít chữ nhất cũng làm được.
Bộ NN & PTNT vừa đưa ra pháp lệnh thịt sau khi
giết mổ chỉ được bán sau 8 giờ trong điều kiện thường. Thế nào là điều kiện
nhiệt độ bình thường? Nắng 40 độ, gió Lào là thường hay 15 độ ngày gió mùa đông
bắc ở Hà Nội là thường? Trâu, bò, lợn thường được giết mổ lúc nửa đêm, chẳng lẽ
đến 8 giờ sáng là đem đi tiêu hủy? Ai phân định cho được cái khái niệm trước và
sau 8 giờ đồng hồ? Hay đây là cách để bật đèn xanh cho những kẻ muốn trung
thành rằng cứ tiếp tục hành dân, nhận hối lộ; rằng những người có trách nhiệm
luôn tìm ra nhiều cách thức khác nhau để cho sai nha lộng hành, vơ vét; rằng đã
có sự bảo đảm từ một chính quyền vì quan, do quan và của quan?
Ông Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội kết luận chắc như cua óp
ngày rằm rằng “hố tử thần” trên đường Lê Văn Lương là do mưa bão (!). Cách đây
hơn 10 năm, tôi có đọc cho toàn thể hội đồng chấm thi đại học môn sử nghe đoạn
văn với lời dẫn “để sau này có người làm chứng rằng tôi không bịa”: Đảng ta có
rất nhiều sai lầm nhưng vì khéo che giấu nên ít người biết. Nhưng đôi khi có
người cũng biết nên mới có câu rằng ‘mất mùa đổ tại thiên tai’… Hàng chục năm
trước, một đứa trẻ còn biết tỏng tòng tong đâu là sự thật, sao đến tận bây giờ,
một ông quan có thể ăn nói ngu hết biết như thế? Một con đường, một con đập đều
phải tính toán được mọi tác động của thời tiết, và thậm chí, nếu không lường
được thì phải ghi rõ “Công trình này chỉ chịu được động đất 5 độ Richter…”. Một
trận mưa chưa phải là ghê gớm mà đường thành hố đủ để lấp xác hàng trăm con tru
[trâu] mà cứ xoen xoét vòng vo thì không ngu xuẩn là gì?
Một trong những đỉnh cao của ngu lâu như con trâu là
quan chức ngân hàng, cho rằng vì trình độ dân trí thấp nên không thể cho phá
sản các ngân hàng yếu kém (!)? Trời hỡi trời! Vậy là dân trí thấp hay quan trí
tệ hại? Bởi nếu không dốt nát và tham lam tại sao lại cho phép và dung dưỡng
cho sự yếu kém, mầm tai họa tồn tại? Nếu thấy yếu kém, thua lỗ hàng chục, hàng
trăm ngàn tỷ đồng vẫn cứ kiên trì định hướng thì đó là sáng suốt và đỉnh cao,
thiên tài sao?...
Cái tham, cái xuẩn trong kinh tế, xã hội do các ngài
dốt nát gây ra gây nên những hậu quả tức thời trong đời sống; nhưng cái đui mù
(hay giả đui mù sau khi nhìn thấy… tiền) trong quản lý văn hóa thì không thể
nào lượng định nổi những tai họa lâu dài. Ngôi Chùa Trăm Gian – một trong những
báu vật (báo Dân trí gọi là “Ngôi cổ tự tuyệt bích”) của lịch sử nước nhà đã bị
dụ khị hóa bằng hai chữ “làm mới”; để rồi bị mổ xẻ, bị cắt phá, bị đục bỏ tan
tành! Không “làm mới” thì chẳng có tiền trùng tu, chấn hưng di tích cổ? Bài học
của Ngàn Năm Thăng Long còn đó khi người ta tìm mọi cách để làm mới tất cả mọi
thứ có thể thành tiền. Đạo đức văn hóa và lương tâm nghề nghiệp của những cán
bộ trong ngành quản lý văn hóa của Hà Nội thật thê thảm! Làm sao họ còn đủ tư
cách để nói những điều tốt đẹp về đạo đức, về văn hóa? Xem ra, những đồng tiền
mới chảy vào túi các quan luôn cùng chiều với sự đớn đau của cả giống nòi!
…
Những nỗi đau bất tận của cánh đồng Việt Nam thời
nay chỉ có một nguyên nhân mà thôi: Sự dốt nát, tham lam, vô văn hóa của không
ít quan chức tự cho mình cái quyền khuynh loát, làm hại cuộc đời của hàng chục
triệu con người đã và đang gây ra những hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn. Tại
sao không chịu thấy một thực tế rằng, một ông chủ gia đình nghèo không thể làm
chủ tịch xã, chủ tịch huyện… vì không thể chăm lo cho cuộc sống ấm no, hạnh
phúc của hàng vạn gia đình? Có thời đại nào lại dung dưỡng sự dốt nát để sánh
vai với các cường quốc năm châu được hay không?
Nếu còn có chút lương tri, ý thức vì giống nòi, Tổ
Quốc, XIN các vị hãy dừng lại, bớt đi sự ngu xuẩn cho dân nhờ, cho dân đỡ đau
đớn, xót xa. Cảm ơn vô cùng, lắm lắm…
Tháng 6 năm 1954 đúng 50 năm về trước, là lúc mọi
người trong vùng kiểm soát của chính phủ Quốc Gia ở Bắc Việt cực kỳ lo lắng và
hoang mang sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954.
Nhiều tin đồn trái ngược càng làm cho mọi người thêm sợ hãi. Khoảng 20 tháng 6,
tại Nam Định và các tỉnh phụ cận, có tin đồn được lan truyền nhanh chóng nói
rằng quân đội Pháp và quân đội Quốc Gia sẽ rút khỏi Nam Định và các tỉnh phía
Nam Hà Nội. Từ hôm ấy, hàng loạt doanh trại được tháo gỡ vội vàng, xe vận tải
quân sự chở vật liệu nặng bắt đầu theo nhau từ Bùi Chu, Ninh Bình, Thái Bình đổ
về Nam Định cùng các xe cộ từ Nam Định nối nhau đi Hà Nội. Kho đạn Nam Định cho
phá hàng loạt đạn súng cối và đạn pháo binh ở vùng đất hoang phía tây thành
phố.
Bộ Tư Lệnh Pháp và chính quyền Bảo Đại không hề lên
tiếng về tình hình tại Bắc Việt. Bộ Chỉ Huy Pháp tại Nam Định vẫn tiếp tục công
việc chuẩn bị cuộc diễn binh hùng hậu vào ngày quốc khánh Pháp, 14 tháng 7 năm
1954 mà họ đã loan báo trước. Vào lúc này, đã có tin đồn ông Ngô Đình Diệm sẽ
về nước làm thủ tướng. Những truyền đơn đầu tiên ký tên Phong Trào Cách Mạng
Quốc Gia ủng hộ ông Diệm xuất hiện lác đác ở Nam Định.
Ba ngày cuối cùng phi cơ quân sự lên xuống liên
tiếp. Khi đã chuyên chở gần hết vật dụng và người, trạm hàng không quân sự Nam
Định bắt đầu cho mọi người tự do lên phi cơ C-47 còn trống nhiều chỗ để đi Hà
Nội.
Nam Định bắt đầu hoảng hốt thực sự từ ngày 28 tháng
6 khi điện bị cắt. Thành phố tối mù. Nhiều người chen chúc mua vé xe hoặc thuê
xe di tản về Hà Nội. Nam Định là nơi số doanh trại và binh lính dầy đặc nhất
Việt Nam. Trước đó từ 9 giờ khuya là giờ giới nghiêm, thành phố vắng vẻ không
một bóng người trên phố xá. Nay đột nhiên tất cả chìm trong không gian đen
thui, nhưng lại cựa mình mạnh hơn trong bóng tối. Trên đường phố người ta đi
lại đông đúc khác thường quá cả giờ giới nghiêm.
Đường phố Hà Nội, hình chụp vào tháng 7 năm 1954.
Gia đình tôi lúc ấy đang ở một căn cư xá công chức
nơi mẹ tôi làm việc. Lúc 7 giờ sáng, một anh lính tống thư viên người Pháp vào
sở đưa một giấy báo di chuyển, ghi đúng số người thuộc quyền sở này và gia đình
nhân viên kể cả 4 gia đình ở cư xá. Tất cả mau lẹ tập trung đợi xe. Sau đó
chừng 15 phút, một tiểu đội Bảo Chính Đoàn dẫn 4 xe vận tải trưng dụng của tư
nhân đến nơi và cho biết đúng 8 giờ kém 15 mọi người phải có mặt đầy đủ trên
xe.
Việc di tản có vẻ đã được chuẩn bị nhiều tuần lễ
trước đó. Số người ngồi trên xe thoải mái rộng rãi vì không ai mang theo đồ đạc
gì nhiều ngoài một vài chiếc valise và túi xách tay gọn nhẹ.
Lệnh di chuyển cho biết đoàn xe này phải qua trạm
kiểm soát phía bắc hướng đi Phủ Lý-Hà Nội vào khoảng giờ nhất định mà tôi nhớ
là sau 8 giờ và trước 8 giờ 10 phút. Lệnh này cũng cảnh cáo nếu xe nào đến sớm
quá hay muộn quá theo giờ ấn định sẽ bị ủi ra khỏi mặt đường để tránh nhiễu
loạn giao thông.
Hồi đó tôi còn là học trò. Vội vàng xếp quần áo,
hình ảnh, giấy tờ cần thiết, cuống cuồng không biết phải mang theo gì và phải
bỏ lại món nào. Lúc còn chừng 25 phút, tôi xin phép mẹ tôi chạy ra phố nói là
để chào mấy thằng bạn. Cô ruột tôi , người nuôi nấng tôi từ nhỏ không chịu vì
sợ tôi chậm trễ e sẽ kẹt lại. Nhưng mẹ tôi hiểu ý, mỉm cười can thiệp nói,
"Chị cứ cho nó đi, nó không dám về muộn đâu."
Mẹ tôi thừa biết tôi đi đâu. Tôi đạp xe với tốc độ
không thua các tay đua vòng quanh Đông Dương, xẹt qua trước nhà cô bạn mà tôi
thương vụng nhớ thầm từ năm 17 tuổi và chưa hề mở lời yêu đương.
Nàng đang ngồi chải tóc ở cửa sổ trên lầu. Không rõ
nàng có nhìn thấy tôi hay không, nhưng tôi vội vàng đánh bạo thu hết can đảm
hôn gió trên bàn tay phải ném về phía cửa sổ rồi lao xe như gió về nhà, trước
giờ xe chạy khoảng 10 phút. Ở miền Bắc hồi ấy trai gái còn nhút nhát, phải can
đảm lắm mới dám làm như thế vì tôi linh cảm chuyến đi này sẽ lâu lắm., có thể
là cả đời. Sau này trong đời lính chưa bao giờ tôi phải vận dụng can đảm cao độ
như vậy dù gặp nhiều tình thế rất khó khăn nguy hiểm.
Quân cảnh Pháp thi hành đúng giờ giấc như quy định.
Tại trạm kiểm soát Cổng Hậu, từng đoàn xe gồm năm mười chiếc có lính hộ tống
được cho khởi hành. Một vài xe đến muộn phải đậu một bên đường chờ giải quyết
sau. Trên đường đi, tại mỗi cây cầu đều có một toán Công Binh đặt sẵn chất nổ.
Một trung sĩ Công Binh Việt Nam cho biết họ phải phá nổ các cầu này khi đơn vị
cuối cùng đi qua.
Buổi trưa đoàn xe chúng tôi đi đến Hà Nội. Gia đình
tôi về ở nhà người thân. Đêm hôm ấy thị xã Phủ Lý bị một sư đoàn Việt Minh tấn
công. Thành phố đã hư hại sẵn nay lại chịu tàn phá gần hết những gì còn lại.
Cuộc rút lui này tuy tiêu biểu cho việc Pháp thua
trận nhưng lại là cuộc rút lui thành công. Dựa vào tài liệu của Pháp và thực tế
quan sát thấy tại chỗ, cho thấy Đại Tá Vanuxem chỉ huy trưởng Phân Khu Nam đã
điều động cuộc rút lui mau lẹ, có trật tự với tổn thất nhẹ không đáng kể. Đoàn
quân rút lui vượt qua nút Phủ Lý trước khi bị địch đánh chận.
Kế hoạch tỉ mỉ do bộ tham mưu Pháp bí mật soạn thảo,
trong đó chỉ có các sĩ quan từ đại úy mới được cho tham dự. Mọi việc đánh máy,
chuyển nhận công điện, văn thư tài liệu đều do các cấp sĩ quan từ đại úy trở
lên đích thân thi hành. Bí mật được giữ đến phút chót. Chỉ có một điều đáng
tiếc là nhiều đội dân quân tự vệ ở nhiều làng mạc các tỉnh vùng này kể cả quanh
những trung tâm chiến lược như Phát Diệm, Bùi Chu bị Pháp bỏ rơi. Nhiều dân
quân chạy không kịp bị Việt Minh bắt và giết hại.
Hà Nội vốn yên tĩnh, lúc đó đang sống thanh bình
không nghe tiếng súng. Những vũ trường, hàng quán sang trọng và độc đáo với
những thắng cảnh nổi tiếng đầy bóng dáng người đẹp thướt tha. Cuộc di tản 4
tỉnh phía Nam làm cho đường phố Hà Nội đông người thêm nhưng vẫn không mất vẻ
mỹ lệ của đất Thăng Long ngàn năm văn vật.
Lúc ấy hội nghị Geneve bắt đầu họp. Ai cũng thấy phe
Cộng Sản đang nắm ưu thế. Những người có quan tâm đều lo ngại không biết sẽ
đình chiến kiểu nào. Có thể là hai bên ngưng bắn xen kẽ mà sau này năm 1972-73
người ta gọi là "giải pháp da beo." Cũng có thể là chia đôi đất nước
thành hai miền Nam và Bắc. Người ta cũng bàn tán gay go về ranh giới đình chiến
sẽ nằm ở vĩ tuyến nào? Vĩ tuyến 13, 16 hay 19?
Đầu tháng 7, ông Diệm ra Hà Nội. Một số đông đảo dân
chúng chào đón ông, và nhiều người hy vọng vị nhân sĩ này sẽ cứu vãn tình hình.
Sau đó ngày 7 tháng 7 năm 1954 ông Diệm chính thức nhậm chức thủ tướng. Ông
thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt. Các đoàn thể, đảng phái chống Cộng đều ủng hộ
đường lối này. Nhiều sĩ quan, binh sĩ cũng sẵn sàng tham gia việc phòng thủ
lãnh thổ phe quốc gia đang nắm giữ. Một số đông đảo đặt niềm hy vọng lớn lao vào
sự trợ giúp của Hoa Kỳ thay thế người Pháp.
Nhóm chúng tôi là đảng viên Đại Việt và Quốc Dân
Đảng đều hăng hái tham gia tuyên truyền vận động ủng hộ chủ trương giữ Bắc
Việt. Đêm đêm, chúng tôi đi ném truyền đơn ở khu Hồ Tây, Cổ Ngư, Ngọc Sơn và
nhiều nơi khác kể cả những nơi có lính Pháp lui tới. Hà Nội bắt đầu có không
khí căng thẳng và phảng phất mùi chiến tranh.
Đường phố Hà Nội về khuya lần đầu tiên có những bóng
dáng cảnh sát võ trang súng trận Mas-36 và quân phục tác chiến đi tuần tiễu.
Nhưng các cơ sở dân sự cơ yếu và doanh trại quan trọng của Quân Đội Quốc Gia
đều thấy có lính Maroc hoặc da đen canh gác, rõ ràng là Pháp đang phòng ngừa
chính biến chống lại họ.
Ngày 14 tháng 7, quân đội Pháp tổ chức diễn binh ờ
Bờ Hồ phía Tòa Thị Chính. Thông cáo và bích chương của Pháp vẽ hình nắm đấm
được thấy khắp nơi. Pháp giải thích rằng rút 4 tỉnh phía Nam là bàn tay trước
kia xòe ra nay nắm lại để đánh mạnh hơn. Tất nhiên ít ai tin vào luận điệu này.
Đám học sinh chúng tôi từ Nam Định chạy về nhiều đứa
tình nguyện vào Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị và lục tục lên đường khoảng trước ngày 15
tháng 7 năm 1954. Phần còn lại thường tìm gặp nhau trao đổi tin tức và bàn luận
về tình hình đất nước.
Chiều 21 tháng 7 năm 1954 khi bọn tôi đang tụ họp
thì có tin trên đài Con Nhạn (Hirondelle) của quân đội Pháp vang lên lời loan
báo "Hiệp Định Đình Chiến đã được ký kết." Tờ báo của quân đội Pháp
cũng đăng câu ấy trên trang nhất bằng chữ lớn. Mọi người bàng hoàng dù biết
trước thế nào việc này cũng sẽ đến. Báo này cho hay đất nước phân chia ở sông
Bến Hải, Vĩ Tuyến 17.
Tân Thủ Tướng Pháp Mendès-France nhậm chức ngày
17/6/54, đã tuyên bố rằng ông ta sẽ từ chức nếu không đạt được thỏa hiệp trước
ngày 20 tháng 7 năm 1954. Vì thế hiệp định Geneve về Đông Dương được ký lúc
sáng sớm ngày 21 nhưng nhà cầm quyền Pháp đã cho đồng hồ ngưng chạy từ đêm
trước để làm như lúc ấy vẫn còn là ngày 20. Tại Việt Nam thời điểm này là trưa
ngày 21.
Hà Nội liền thay đổi rõ rệt. Niềm hy vọng giữ Bắc
Việt lịm tắt dần và dân chúng nóng lòng về tin tức sẽ có cuộc di cư. Một số bài
trên báo chí đang từ thái độ chống cộng quay dần sang ủng hộ Việt Minh. Người
các tỉnh đổ về Hà Nội đông đảo. Cán bộ Việt Minh cấp thấp ra vào Hà Nội dễ
dàng. Đồ chơi trẻ em bày bán trước dịp Trung Thu có những chiếc máy bay, xe
thiết giáp, xe chở lính, tàu thủy được sơn cờ đỏ sao vàng. Các cơ quan an ninh
chẳng ai thèm để ý.
Một số cán bộ Việt Minh quen biết gia đình tôi đến
thăm và khuyên gia đình tôi nên ở lại nhưng mẹ tôi và tôi đã dứt khoát ra đi.
Sau đó 4 tháng, chúng tôi gặp lại vài người trong số cán bộ này ở Sài Gòn.
Chính họ cũng đã mau chóng nhận rõ thực chất của Cộng Sản và kịp thời ra đi
trước khi cảng Hải Phòng đóng cửa tháng 3 năm 1955.
Những gia đình chuẩn bị di cư đem đồ đạc bày bán dọc
bờ hồ Thiền Quang làm thành một thứ chợ trời. Một buổi sáng sớm khi những người
đầu tiên đang lục tục khuân đồ đạc đến chợ thì thấy có một lá cờ đỏ sao vàng
treo trên tàng cây cao chừng ba bốn mét. Một thanh niên nổi nóng trèo lên giật
lá cờ ném xuống đất.
Một trung tá người Pháp đi bộ ngang qua hung hăng
can thiệp, lớn tiếng đại ý nói đó là quốc kỳ của một nhà nước, không được xúc
phạm. Ông ta không ngờ những người bán chợ trời đều không ưa lá cờ máu ấy. Thế
là xô xát xẩy ra, kết quả viên trung tá bị trọng thương vì gạch đá gậy gộc cho
đến lúc xe quân cảnh Pháp cấp cứu.
Tin tức về di cư được loan báo chính thức vào đầu
tháng 8. Nhiều nhà giầu đã đi vào Nam bằng phương tiện riêng. Đại đa số còn lại
đợi ghi danh di cư bằng phi cơ và tàu biển. Trong nhóm chúng tôi từ Nam Định
lên, phần đi Khóa 5 Thủ Đức, số còn lại một phần tham gia đoàn cán bộ xã hội
được gửi vào Nam để phụ trách các trại tiếp cư do Bộ Xã Hội thiết lập. Tôi ở
trong số này. Buổi chiều ngày 11 tháng 8 năm 1954 bốn đứa bọn tôi đi bộ thăm
tất cả các di tích và thắng cảnh quanh Hà Nội lần cuối.
Hình chụp vào tháng 9 năm 1954 với một số người Bắc di cư trên
tàu USS Bayfield khi tàu vừa cặp bến Saigon. Sau Hiệp Định Geneve, tàu USS
Bayfield là một trong những vận - chuyển hạm của Hải Quân Hoa Kỳ được giao phó
nhiệm vụ chở người tị nạn từ Bắc vào Nam. (HÌNH ẢNH: Trung Tâm Quân Sử Hải Quân
Hoa Kỳ).
Sáng sớm 12 tháng 8 khi qua cửa kiểm soát phi trường
Gia Lâm, một trung úy Nhảy Dù người Pháp hỏi chuyện chúng tôi vì thấy 25 đứa
trong đoàn cán bộ xã hội toàn là thanh niên còn trẻ. Sau khi nghe chúng tôi nói
rõ lập trường và mục đích ra đi, ông ta nắm tay chúng tôi giọng xúc động nói
rằng, "Nước Pháp đã liên tiếp sai lầm để các bạn chịu hậu quả đau đớn hôm
nay." Nói xong không ai ngờ viên trung úy trẻ dưới 30 này bật khóc, nước
mắt chảy dài trên má.
Chúng tôi cũng cảm động tuy nhiên vẫn còn cầm được
nước mắt. Nhưng khi phi cơ lượn một vòng lấy cao độ, tất cả đều ngó xuống. Giữa
tấm thảm mây mưa xám xịt che kín bên dưới phi cơ có một khoảng trống vuông vắn
hiện ra Hồ Gươm và 36 phố phường. Cảnh tượng tuy tầm thường nhưng lại gây xúc
động mạnh, khiến đứa nào cũng rưng rưng nước mắt. Đây là lần chúng tôi vĩnh
biệt Hà Nội. Vĩnh biệt miền Bắc.
Sau những giờ bay dài phi cơ đến Tân Sơn Nhất, cảnh
những con rạch đỏ ngầu giữa hai hàng dừa xanh làm chúng tôi tươi vui hơn. Được
đưa về nhận việc tại trại Bệnh Viện Bình Dân dưới quyền Bộ Xã Hội, ngày hôm sau
chúng tôi được phân phối đi các trại tiếp cư khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định.
Đợt đầu tiên đồng bào di cư bằng cầu vận chuyển của chính phủ và các nước trợ
giúp đã vào Sài Gòn từ đầu tháng 8 năm 1954.
Nhờ vào dịp hè, các trường học vùng Sài Gòn, Chợ
Lớn, Gia Định được trưng dụng để đón nhận người di cư đến bằng phi cơ quân và
dân sự, các quân vận hạm Mỹ như Marine Serpent và Marine Addler, các mẫu hạm
Anh và Pháp. Trại tiếp cư lớn nhất vùng Sài Gòn là trại Phú Thọ Lều (sát trường
đua Phú Thọ, gồm hàng trăm lều vải lớn mỗi lều chứa bốn năm gia đình do quân
đội Mỹ dựng. Gọi là Phú Thọ Lều để phân biệt với trại Học Sinh Di Cư Phú Thọ ở
gần kế đó. Trại Phú Thọ Lều chứa trên 10 ngàn người.
Trợ cấp tiền mặt một ngày cho mỗi người lớn 12 đồng,
trẻ em 6 đồng, dư để ăn ba bữa tươm tất. Lúc ấy một bát phở hay một tô hủ tiếu
giá 3 đồng, một bữa cơm ở quán ăn xã hội hai món canh và mặn giá 5 đồng. Chai
bia 3 đồng kể cả nước đá, một gói thuốc lá Ruby 8 đồng. Lương giáo viên tiểu
học khoảng hơn 4,000 đồng, lương trung sĩ 2,200 đồng, lương cán bộ ngang lương
thấp là 1,500 đồng. Một căn nhà gỗ lợp tôn 4×20 mét ở mặt đường khoảng chợ Hòa
Hưng giá chừng 30,000 đồng.
Đời sống trong các trại tiếp cư rất đa dạng. Sống
chật chội chung đụng và ồn ào, làm nảy sinh nhiều vui buồn, đụng chạm, kết bạn,
rã bạn, tạo ra những mối tình ái lăng nhăng xấu tốt đủ cỡ đủ kiểu. Những cảnh
âu yếm giao tình nặng nhẹ bên bờ bụi gần trại trong đêm khuya vắng vẻ của trai
gái, vợ chồng đủ lứa tuổi, là những nét sinh hoạt rất sống động có đủ vui,
buồn, yêu, giận, phát khóc và nực cười.
Từ tháng 8 năm 1954, mỗi ngày có trung bình hàng
ngàn người từ Hà Nội và Hải Phòng vào Sài Gòn bằng đường hàng không và nhiều
ngàn người mỗi tuần bằng tàu chiến. Công việc định cư được tiến hành song song
và khẩn thiết. Phủ Tổng Ủy Di Cư lúc ấy đã thay thế bộ Xã Hội trong nhiệm vụ
chuyên biệt này.
Thời gian tạm cư kéo dài đến cuối năm 1954 và các
trường học được trả lại cho học sinh. Trại Phú Thọ Lều giải tán. Người di cư
theo nhau đi định cư khắp nơi, ở nhà tư hoặc ở các trại định cư khắp các tỉnh.
Tính đến chuyến tàu sau cùng tháng 3 năm 1955 có khoảng 950,000 người từ bắc Vĩ
Tuyến 17 di cư vào Nam.
Nếu tính theo giấy tờ, con số này có thể lên tới hơn
1 triệu vì có sự gian lận sổ sách của một số viên chức cán bộ lợi dụng thủ tục
khai và lãnh tiền trợ cấp dễ dàng. Và không phải 90% người di cư là tín đồ Công
Giáo như nhiều người nhận định. Số đồng bào Công Giáo di cư có lẽ chỉ chiếm
khoảng 70% tổng số.
Một điểm đáng ghi nhận là đáng lẽ số người di cư còn
cao hơn nữa nhưng vì vụ tướng Nguyễn Văn Hinh chống ông Diệm và những cuộc giao
tranh giữa quân chính phủ và lực lượng Bình Xuyên đầu năm 1955 ở Sài Gòn nên
nhiều người Bắc không dám vào Nam. Tin tức về vụ này làm một số rất nhiều người
đã định ra đi nhưng vì e ngại loạn lạc mà đổi ý.
Nói chung, sự xuất hiện của ông Ngô Đình Diệm và
thái độ can dự của người Mỹ đã gây được tin tưởng trong một số đông đảo người
miền Bắc khiến họ yên tâm vào Nam. Đại đa số thành phần trí thức, chuyên viên
cao cấp như kỹ sư, bác sĩ, chuyên viên trung cấp, thợ giỏi, đã rời bỏ đất Bắc
khiến chính quyền ông Hồ Chí Minh gặp khó khăn lớn trong mục tiêu xây dựng một
đội ngũ chuyên viên kỹ thuật mà họ cho là xương sống của nền kinh tế và khoa
học kỹ thuật Xã Hội Chủ Nghĩa.
Cuộc di cư năm 1954 tạo ra những thay đổi sâu rộng
trong lịch sử Việt Nam. Xin ghi lại một vài sự kiện nổi bật xảy ra và những nét
đặc biệt của cuộc di cư sau Hiệp Định Geneve 1954 điển hình tại vùng thủ đô Sài
Gòn.
Trước hết phải nhìn nhận cuộc di cư đã giúp hàn gắn
những chia cách đáng buồn giữa hai miền trong nước. Tình trạng chia rẽ do hậu
quả của những năm dài dưới chế độ thuộc địa Pháp đã tiêu tan mau chóng. Những
dị biệt về phong tục, ngôn ngữ vì ngăn cách, lâu ngày được san bằng gần hết.
Những ngăn cách và hiểu lầm còn lại không gây hậu quả nào nghiêm trọng. Về mặt
chính trị và xã hội, sau nhiều biến chuyển và chiến tranh, cuộc di cư vĩ đại
năm 1954 đã góp phần thay đổi bộ mặt bề ngoài cũng như nếp sống của dân chúng
đến chỗ tốt đẹp, phong phú hơn.
Trước tháng 10 năm 1954, chính quyền địa phương còn
gần y nguyên như thời Pháp Thuộc. Văn thư, giấy tờ, tên công sở, phố xá còn
dùng tiếng Pháp. Từ khi chính phủ Ngô Đình Diệm nắm toàn quyền sau những âm mưu
đảo chánh bất thành, luật lệ được thi hành nghiêm chỉnh. Nhiều cải cách hành
chánh đã làm giảm hẳn nạn giấy tờ nhiêu khê. Văn thư, giấy tờ đều bắt đầu dùng
tiếng Việt. Xin Tư Pháp Lý Lịch bây giờ chỉ mất một tuần thay vì đợi 3 tháng. Xin
chứng nhận bản sao đợi lấy ngay hay sau vài giờ thay vì một tuần lễ. Các cuộc
cải tổ mạnh mẽ được tiến hành có kết quả tốt nhờ phần nào ở sự ủng hộ tích cực
của đồng bào di cư đối với chính phủ.
Cuộc đổi tiền Đông Dương thành tiền Việt Nam năm
1955 trong 3 ngày không giới hạn số lượng là một đòn bất ngờ vô hiệu hóa hàng
tỷ bạc Đông Dương mà chính quyền Hồ Chí Minh thu gom được ở miền Bắc vì họ
không kịp chuyển vào Nam để đổi lấy tiền miền Nam mới. Đợt đổi tiền này cũng
chấm dứt luôn thói quen tiêu dùng coi nửa tờ giấy bạc 1 đồng như 5 cắc (hào).
Khi cần xài hay trả lại 5 cắc, chỉ cần xé đôi tờ giấy bạc một đồng. Đành rằng
tập tục này không áp dụng cho những giấy bạc mệnh giá trên một đồng.
Lúc ấy ảnh hưởng tuyên truyền của Cộng Sản rất mạnh
ở nam phần ngay tại Sài Gòn. Nhiều người mở đài Hà Nội công khai mà không ai
bắt bớ. Nhiều người miền Nam ít hiểu biết về thực tế Cộng Sản đã thật thà hỏi
mấy đồng bào di cư mới gặp gỡ rằng "Ngoài Bắc đã độc lập rồi, mấy thầy cô
dô đây làm chi?" Do đó đã xẩy ra một số đụng chạm nhỏ trong tháng đầu. Dần
dần đồng bào miền Nam mới nhìn đồng bào di cư một cách có thiện cảm hơn.
Trong bối cảnh ấy, lực lượng học sinh di cư đã dẫn
đầu cuộc biểu tình vào dịp 20 tháng 7 năm 1955 đòi tống xuất các đoàn đại biểu
của quân đội Cộng Sản từ Hà Nội trú đóng tại hai khách sạn Majestic và Galliéni
(đường Trần Hưng Đạo). Khi bị khiêu khích, cuộc biểu tình biến thành bạo động,
gây thiệt hại nặng cho hai khách sạn nhưng không có thương vong quan trọng.
Những hành vi cương quyết của quần chúng khiến bọn thân Cộng Sản không còn nhởn
nhơ tuyên truyền bán công khai như trước.
Người di cư tiếp xúc, trao đổi với dân chúng địa
phương mau chóng tạo ra những hiểu biết và thông cảm. Về kinh tế thương mại,
người Bắc vào Nam đã mở mang thương trường, ra các cửa hàng nhất là hàng ăn.
Năm 1954 hầu hết cửa tiệm ăn do người Hoa kinh doanh, và họ dành độc quyền
ngành lúa gạo cũng như các sạp thịt ở mọi chợ. Đời sống dễ dàng ở miền Nam
khiến người Việt ít muốn cạnh tranh, ngay như ngành công chức cũng không hấp
dẫn nhiều người. Bà con lao động xích lô kiếm đủ tiền tiêu trong ngày nhiều khi
đẩy xe lên lề dưới bóng cây làm một giấc, khách gọi mấy cũng từ chối. Cách biệt
giầu nghèo ở Nam Việt lúc ấy rất ít.
Các tầng lớp dân di cư cần cù chịu đựng tham gia thị
trường lao động đã làm cho đời sống kinh tế miền Nam lên cao nhưng lại buộc mọi
người phải làm ăn chăm chỉ hơn. Một số người địa phương không hài lòng vì nếp
sống thong thả lè phè cũ đã mất đi không còn trở lại.
Hình chụp tại Saigon vào tháng 10 năm 1954 trong một trại định cư
với hàng trăm căn lều. Lúc đó, một trong những trại định cư lớn nhất ở Saigon
là trại Phú Thọ Lều được thiết lập tại Quận 10 sát bên trường đưa Phú Thọ. Trại
này có lúc đã chứa đến 10,000 người di cư. (HÌNH ẢNH: VNCTLS sưu tầm).
Trang phục phụ nữ hai miền khác nhau, nổi rõ nhất là
giới nữ sinh trung học tuổi đôi tám. Nữ sinh Hà Nội làm dáng sớm hơn, quần hẹp,
áo dài nở vòng số một. Nữ sinh Sài Gòn vận quần trắng rộng, áo bà ba trắng
nhiều hơn áo dài được may vòng số 1 tương đối phẳng phiu có lẽ vì đó là cách tỏ
ra là con nhà nghiêm túc. Sau hơn một năm các cô hai miền tự nhiên hòa hợp cách
ăn mặc, bọn thanh niên sinh viên học sinh chúng tôi không còn phân biệt được
gốc gác các cô qua y phục nữa. Điều quan trọng và dễ thương hơn hết là những
câu chuyện tình Bắc duyên Nam đã nhiều khi hóa giải rất nhiều cho những mâu
thuẫn văn hóa chính trị.
Các trường phía Bắc di chuyển vào Sài Gòn giữ gần y
nguyên ban giám hiệu và tổ chức riêng. Từ Hà Nội vào, Chu Văn An tiếp tục tại
cơ sở cạnh Petrus Ký. Trưng Vương học chung cơ sở nhưng khác giờ với Gia Long…
sau hai ba năm mới ra học ở các cơ sở riêng trước Thảo Cầm Viên. Mấy năm sau
nữa thì học sinh gốc hai miền dần dần pha trộn.
Chuyện đáng nhớ là năm 1955 học sinh Bắc vào Nam và
các bạn gốc miền Nam mở chiến dịch phá bỏ tên đường tiếng Pháp. Nhờ đó mà việc
đặt tên đường mới, vốn là việc mất nhiều công sức, đã được Tòa Đô Chánh Sài Gòn
thực hiện trong vòng khoảng một tháng.
Về mặt văn hóa và báo chí, các nhà văn, nhà thơ, nhà
báo từ Bắc vào Nam đã hòa hợp với đồng nghiệp miền Nam tạo ra sinh khí mới, lối
viết và văn phong, sắc thái trong sáng, có sức truyền đạt hơn. Sau một thời
gian ngắn người đọc chỉ có thể nhận thấy một số khác biệt ít ỏi giữa bài vở
sách báo do các tác giả gốc từ các miền khác nhau viết ra.
Đặc biệt là về tân nhạc, lớp nhạc sĩ và ca sĩ cũng
như những người yêu nhạc từ miền Bắc vào Nam đã lôi cuốn được phong trào âm
nhạc mới phát triển mạnh để tiến đến tới cao điểm nghệ thuật ca nhạc trong các
thập niên sau. Và ngược lại số người Bắc di cư hâm mộ ca nhạc kịch cải lương
cũng gia tăng nhiều.
Về mặt ăn chơi, sự thay đổi rõ rệt hơn. Sòng bạc Kim
Chung, Đại Thế Giới, khu mại dâm Bình Khang bị đóng cửa đầu năm 1955. Giữa năm
1954 cả Sài Gòn hình như chỉ có 2 hay 3 tiệm phở Bắc. Chỉ sau vài tháng số tiệm
phở tăng đến hàng chục. Các quán cà phê cũng lục tục ra đời cùng với các ngành
buôn bán khác. Các xuất gọi là phụ diễn tân nhạc trước khi chiếu phim chính ra
đời dần dần tiến đến những buổi trình diễn âm nhạc chuyên nghiệp gọi là
"nhạc hội" giúp vào việc phổ biến âm nhạc sâu rộng hơn. Trước đó hoạt
động âm nhạc chỉ được biết qua các chương trình ca nhạc và các cuộc thi hát,
tuyển lựa ca sĩ của các đài phát thanh quốc gia, đài quân đội và đài Pháp Á
cùng hai đài Huế và Hà Nội.
Ngôn ngữ hai miền sau cuộc di cư cũng thay đổi và
pha trộn về từ ngữ tuy vẫn giữ những nét độc đáo của từng vùng mà không lai
giọng. Điểm đáng lưu ý là sau nhiều năm gia đình gốc gác miền Bắc di cư có con
cái đứa thì nói giọng địa phương (Nam hay Trung), đứa thì nói giọng Bắc, đứa
thì nói cả hai ba giọng tùy theo môi trưởng xóm giềng và trường học. Nhưng
không mấy ai nói lẫn lộn cùng một lúc các giọng khác nhau.
Về mặt đời sống xã hội, người di cư dần dần và chậm
chạp chịu ảnh hưởng bởi lối sống phóng khoáng, chân thật, thẳng thắn của dân
miền Nam. Sau một thế hệ, tính nết người Bắc di cư khác hẳn tính nết của đồng
hương của họ còn ở lại quê nhà. Đến sau 30 tháng 4 năm 1975 người ta càng thấy
điều này rõ rệt hơn khi gặp đợt Bắc Kỳ mới vào Nam.
Trong đời sống tinh thần, có hai sự kiện đáng nhớ
trong thời gian ấy. Một là trước ngày Việt Minh tiếp thu Hà Nội thì chùa Một
Cột, di tích quý báu nhất của Việt Nam bị kẻ vô danh phá bằng chất nổ. Rất may
chùa chỉ hư hại một góc. Nghe tin ấy chúng tôi đều hết sức buồn phiền. Hai là
giữa lúc nhịp độ di cư đang lên cao thì Hoàng Dương, em nhạc sĩ Hoàng Trọng cho
ra đời ca khúc Hướng Về Hà Nội với lời ca tha thiết "Hà Nội ơi, hướng về
thành phố xa xôi… mái trường phượng vĩ dâng hoa, dáng chiều ủ bóng tiên nga…
biết đâu ngày ấy anh về." Ca khúc này khiến lứa tuổi 18, 19 chúng tôi cảm
thấy rõ điều mà các văn thi nhạc sĩ gọi là "tan nát cõi lòng."
Dĩ nhiên trong ngót một triệu người Bắc di cư có đủ
mọi thành phần tốt xấu kể cả đầu trộm đuôi cướp, quan lại tham nhũng, trọc phú
bất lương, tay sai thực dân và nội tuyến Cộng Sản. Nhưng so với số các phần tử
tinh hoa của xã hội, số người yêu nước, chuyên viên giỏi các loại, các nhân sĩ,
trí thức, chiến sĩ quốc gia chân chính, thì những phần tử xấu xa nói trên chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ bé.
Một số người cho rằng người miền Bắc di cư đã là
chứng nhân lịch sử khiến đồng bào miền Nam hiểu rõ bản chất của chế độ Cộng
Sản. Điều đó có thể đúng một phần nhỏ. Phần quan trọng hơn là chính vì thực tế
những đường lối mà Cộng Sản thi hành tại miền Nam tại nông thôn từ khoảng năm
1961 trở đi. Từ đó họ đã thấy rằng chế độ Cộng Sản đi ngược lại quyền lợi và sự
an hòa của nhân dân ta nhất là giai cấp nghèo khổ ở nông thôn.
Tôi và các bạn cùng lứa tuổi di cư vào ở miền Nam
gần 40 năm tính đến năm 1990 qua di trú sang Hoa Kỳ. Tuy sinh ra trên đất Bắc
nhưng chỉ ở Bắc dưới 20 năm trong đó mới biết chuyện đời được dăm ba năm. Vì
thế chúng tôi có hai miền quê quán. Quê quán thứ nhất ở miền Bắc còn ở trong
tim nhiều hơn. Quê quán thứ hai ở miền Nam sau ngày di cư năm 1954 mới thực sự
chứa đựng nhiều vui buồn, yêu thương, giận dỗi, vinh quang và tủi nhục vì trải
qua quãng đường đời dài 40 năm với biết bao nhiêu là kỷ niệm.
Lữ Tuấn
Đoan Trang - Chuyện biển Đông vẫn còn “nhạy
cảm”(Pháp Luật TP) - Trong
vài năm qua, Trung Quốc có tới 36 luận án tiến sĩ về biển Đông, Việt Nam chưa
có. Chính phủ nên có những học bổng khuyến khích nghiên cứu sinh làm luận án về
lĩnh vực này.
Khoảng 50 học giả, chuyên gia trong các lĩnh vực công pháp quốc tế, ngoại giao,
lịch sử và quân sự đã gặp nhau tại hội thảo quốc gia lần thứ hai về biển Đông,
do Bộ Ngoại giao và Học viện Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội ngày 26-4. Chủ đề
của hội thảo lần này là Tranh chấp chủ quyền tại biển Đông: Lịch sử, địa chính
trị và luật pháp quốc tế.
Kể từ hội thảo lần đầu tiên ngày 17-3-2009, hai năm qua, tình hình trên biển
Đông tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong suốt thời gian này, Trung Quốc cũng
tiếp tục tăng cường sức mạnh hải quân, xây dựng căn cứ trên phần đảo họ chiếm
hữu, ra lệnh cấm đánh bắt cá...
Khu vực hóa và quốc tế hóa
Theo ông Đặng Đình Quý, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu biển Đông của Học
viện Ngoại giao, các nước có liên quan trực tiếp tới tranh chấp đều thực hiện
một số biện pháp chung như củng cố hải quân, tăng cường sự hiện diện trên thực
địa; củng cố cơ sở lịch sử, pháp lý; tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Bản thân
Việt Nam cũng đã nỗ lực quốc tế hóa vấn đề biển Đông thông qua việc thúc đẩy sự
tham gia của ASEAN, nộp báo cáo ranh giới thềm lục địa và tổ chức hai hội thảo
quốc tế.
Ông Quý nhấn mạnh sự "khởi sắc" của hoạt động nghiên cứu, hội thảo
trong hai năm qua, ở cả Việt Nam và trên diễn đàn quốc tế: "Số bài viết về
biển Đông tăng gấp bội. Số người nói công khai về những vấn đề tại biển Đông
cũng tăng lên gấp nhiều lần. Nếu như trước 2008, hằng năm ở khu vực Đông Nam Á
chỉ có Hội thảo kiểm soát xung đột ở Biển Đông ở Indonesia và một số ít hội
thảo khác chỉ nói về hợp tác, thì trong năm 2009-2010, số hội thảo về biển Đông
tăng nhanh. Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore… đều có tổ
chức hội thảo quốc tế". Tư liệu của một học giả khác cho hay cả Mỹ, Nhật
cũng đã mở hội thảo quốc tế liên quan.
Tăng Minh Phụng là một trong những người có sừng tê
giác đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh. Bảy Phụng khoe với chúng tôi phải bỏ ra
gần 100.000 đô la Mỹ mua chiếc sừng tê giác đó tận châu Phi. Dù biết nó rất quý
hiếm nhưng Tăng Minh Phụng không dấu làm của riêng, mà giao cho phó giám đốc Hạ
và văn phòng công ty quản lý để giúp người bệnh hiểm nghèo làm phúc. Khi Hoàng
Quang Thuận về làm cố vấn cho Tăng Minh Phụng, ông ta độc quyền quản lý chiếc
sừng tê giác, thả sức mài gọt chế biến “thuốc gia truyền” làm phương tiên ngoại
giao. Thật là của người phúc ta! Nhưng điều đáng buồn hơn là từ đó chiếc sừng
tê giác không còn được sử dụng làm từ thiện như mục đích ban đầu của Tăng Minh
Phụng nữa…. Bỗng một hôm có mặt tôi và vài người nữa, Hoàng Quang Thuận kêu mất
cái sừng tê giác. Thuận lục tung các hộc tủ trong nhà Bảy Phụng tìm kiếm..
Chiếc sừng tê giác của Tăng Minh Phụng
Hoàng Quang Thuận có bài thuốc gia truyền được ông
ta quảng cáo là “thần dươc ”.Đó là một phương tiện ngoại giao của Thuận .
Tôi từng được ông Thuận cho một lọ thuốc viên nhỏ
như hạt đậu, màu đen mùi thơm vị ngọt đắng như thuốc lục vị . Không biết ông
Thuận sử dụng những dược liệu gì , nhưng chắc chắn có sừng tê giác. Và tôi biết
ông Thuận đã lấy vị thuốc đó của ai.
Khi Hoàng Quang Thuận về làm cố vấn cho Tăng Minh
Phụng, ông ta độc quyền quản lý chiếc sừng tê giác, thả sức mài gọt chế biến
“thuốc gia truyền” làm phương tiên ngoại giao. Thật là của người phúc ta! Nhưng
điều đáng buồn hơn là từ đó chiếc sừng tê giác không còn được sử dụng làm từ
thiện như mục đích ban đầu của Tăng Minh Phụng nữa.
Tác giả tìm cách trả lời câu hỏi, tình báo Trung
Quốc có phải là mạnh nhất thế giới ?
Là nhà báo và chuyên gia về châu Á, Roger Faligot đã
lặng lẽ điều tra tại Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc, thu thập được nhiều
tài liệu độc đáo, khai thác các kho lưu trữ đặc biệt và phỏng vấn nhiều nhà
chuyên môn : chuyên gia về tình báo, chính khách, nhà ngoại giao, nhà phân tích
quân sự, người đào thoát và các nhà ly khai.
Những tiết lộ trong sách giúp người đọc biết được
cách thức Trung Quốc dựa vào để mong tiến lên thành siêu cường : nhờ có mạng
lưới tình báo tích cực hoạt động trong tất cả mọi lãnh vực, kết hợp binh pháp
gián điệp có từ thời xưa, chính sách trấn áp về mọi mặt của bộ máy an ninh, và
các công nghệ mới – chiến tranh mạng, tình báo kinh tế và những trận đánh chớp
nhoáng trên internet.
Tác giả cũng cho biết làm thế nào Bắc Kinh đào tạo
được đội ngũ hacker chuyên tấn công các trang mạng chính phủ những nước khác.
Cuối cùng, sau khi mô tả mạng lưới hùng hậu chuyên
theo dõi các phong trào chống Thế vận hội Bắc Kinh, tác giả cho biết các vận
động viên và các phóng viên thể thao đã bị tình báo TQ theo sát như thế nào,
thông qua một trung tâm tình báo đặc biệt có ngân sách lên đến 1,3 tỉ đô la !
Sách ra đời từ tháng 2/2008, đến nay có lẽ đã lạc
hậu nhiều, « bạn vàng » nay đã hiện đại hóa vượt bực, nhưng dù sao cũng có lẽ
giúp chúng ta đỡ mơ hồ một chút.
Một chi tiết nhỏ: Ở cuối sách có phụ lục Who’s Who
50 lãnh đạo tình báo ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử gián điệp Trung Quốc.
Đứng đầu danh sách này (xếp theo thứ tự vần) là Cao Guisheng, năm 1954 là phóng
viên Tân Hoa Xã ở Hà Nội.
Sách gồm các chương sau :
Lời bạt : Nụ hôn từ Bắc Kinh
Chương 1 : Trận chiến Thượng Hải
Chuơng 2 : Cơ quan tình báo thời Mao
Chương 3 : Cách mạng Văn hóa của các gián điệp
Chương 4 : Đặng Tiểu Bình và « những con cá dưới đáy
biển »
Chương 5 : Năm mươi lăm ngày đêm Thiên An Môn
Chương 6 : Chiến dịch Thu Lan
Chương 7 : Gián điệp toàn cầu hóa thời Giang Trạch
Dân
Chương 8 : Bộ Công an và KGB cũ đối đầu với Mỹ
Chương 9 : Chiến tranh kinh tế và “thủ đoạn cá mút
đá”
Chương 10 : Những con chuột chũi của Phòng 610 và «
ngũ ngư »
Chương 11 : De Gaulle - Sarkozy : Nước Pháp, tâm
điểm của mục tiêu
Chương 12 : Đạo quân chiến tranh mạng Trung Quốc
Chương 13 : Trung Quốc, huy chương vàng gián điệp
Thụy My xin phép dịch dần chương 12 dưới đây
Chương 12 : Đạo quân chiến tranh mạng của Trung Quốc
Tháng Chạp năm 2006. Nhìn từ trên không, căn cứ Pine
Gap ở phía nam Alice Springs hiện ra với những ăng-ten parabol và những mái vòm
trắng, giống như một trạm thu phát vệ tinh bình thường. Trên thực tế, đây là
viên ngọc quý giá của điệp báo phương Tây để đối phó với Trung Quốc.
Nằm trên vùng đất đỏ của thổ dân ở trung tâm nước
Úc, căn cứ này là « cấm địa » trên bản đồ du lịch. Danh bạ điện thoại địa
phương chỉ cho biết có sự hiện diện của một Joint Defence Facility với các chi
nhánh xã hội và y tế. Một cụm từ cho thấy Úc không phải là người quản lý duy
nhất.
Được xây dựng năm 1966, căn cứ trên đây do cơ quan
Úc DSD (Defence Signals Directorate) cùng phụ trách với NSA (National Security
Agency) của Mỹ. Trung tâm này tham gia cuộc chiến tranh điện tử, với việc thu
thập các dấu hiệu thông tin với tầm vóc quy mô và diễn dịch chúng. Trong nghề
tình báo, người ta thường gọi tắt là SIGINT, từ cụm từ tiếng Anh Signals
Intelligence.
Căn cứ lớn này của Úc ra đời từ thời Cách mạng Văn
hóa của Mao Trạch Đông và chiến tranh Việt Nam. Bốn mươi năm sau, nhờ có các kỹ
thuật mới, hoạt động của trung tâm đã nhân gấp mười : Pine Gap ghi lại lập tức
các cuộc trao đổi trong quân đội Trung Quốc, cũng như của các nước láng giềng
Bắc Triều Tiên và Việt Nam…
« Đó là một khu rừng các công sự dưới mặt đất, nơi
làm việc của gần 800 kỹ thuật viên và nhà phân tích Úc, Mỹ. Họ có liên lạc trực
tiếp với trung tâm chỉ huy của NSA tại Fort Meade, tiểu bang Maryland. Nhóm B
phụ trách châu Á sẽ dịch lại các thông tin ». Tại Canberra, một cựu nhân viên
kỹ thuật Úc đã giải thích như thế trước khi tôi đến Alice Springs.
Trung tâm nghe lén này không đơn độc, mà được hỗ trợ
bởi những trạm thông tin khác tại Úc dưới sự quản lý của Hải quân, DSD và các
đơn vị đặc biệt khác. Bên cạnh đó còn kết hợp với một đơn vị của New Zealand -
Government Communication Security Bureau. Toàn bộ những cơ quan này hợp thành
một liên minh với NSA của Bắc Mỹ và “người anh em” Canada, cũng như Government
Communication Headquarter (GCHQ) của Anh - cơ quan nghe lén lớn nhất của phương
Tây, chỉ đứng sau NSA.
Đối mặt với Trung Quốc, GCHQ từ năm 1947 đã triển
khai các “tai nghe” ở Hồng Kông: một trạm đặt tại Little Sai Wan, có 140 kỹ
thuật viên Úc, một trạm nữa ở Tai Mo Shan thuộc “tân lãnh thổ”, và một trạm vệ
tinh đặt tên là Fort Stanley, tại bán đảo Chung Hom Kok, do Không lực Hoàng gia
và DSD quản lý.
Tuy nhiên Anh đã phải tháo dỡ để tránh bị Ban 3 (tạm
dịch từ San Bu hay APL-3), đơn vị phụ trách SIGINT của Quân đội Giải phóng Nhân
dân Trung Quốc xơi trọn, khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc năm 1997.
Sau đó GCHQ đã thiết trí các “tai nghe nhỏ” tại cao ủy Anh, tức lãnh sự quán,
được mệnh danh là “Fort Alamo”. Còn DSD của Úc thì tổ chức một đơn vị nghe lén
tại lãnh sự quán ở Hồng Kông, liên hệ trực tiếp với trung tâm Watsonia gần
Melbourne.
Trước khi lá cờ đỏ thế chỗ cho lá cờ Anh, người Anh
đã cho gắn hàng trăm “con rận”, “con gián” điện tử tại trại Prince-de-Galle,
nơi trở thành bộ chỉ huy quân sự Trung Quốc.
Khi chiến dịch Kittiwake của trạm vệ tinh Fort
Stanley bị chấm dứt năm 1993, DSD quản lý một trạm khác ở Geralton miền tây
nước Úc. Trạm này cũng làm các nhiệm vụ: đo lường từ xa các thử nghiệm tên lửa
đạn đạo của Trung Quốc, phóng vệ tinh, thu thập các dữ liệu vệ tinh gồm các
thông tin hình ảnh (PHOTINT), thông tin điện tử (ELINT) và các thông tin khác
liên quan đến Trung Quốc.
Trong khuôn khổ một hiệp ước về nghe lén có từ thời
chiến tranh lạnh, các hoạt động này là một phần của hệ thống ECHELON đã gây nhiều
tranh cãi tại châu Âu. Người ta lo ngại nhà nước can thiệp vào cuộc sống riêng
của các công dân bình thường – nghe những cuộc đối thoại riêng tư, chuyển hướng
fax và email…
Nhưng ở đây, giữa vùng sa mạc nước Úc, các kỹ thuật
viên không hề quan tâm đến: cả ngày lẫn đêm họ phải giám sát một Trung Quốc đỏ,
được xem là một chế độ độc tài, gây lo ngại vì lớn mạnh về quân sự và hung hăng
trong kinh tế. Alice Springs là một chọn lựa tốt, theo các chuyên gia. Vùng đất
hẻo lánh này, nơi mà du khách có thể gặp gỡ hoặc thổ dân, hoặc các kỹ sư nghe
lén một cách vô tình, vốn có truyền thống về bắt sóng thông tin, và bản vẽ địa
hình cũng rất sẵn.
Năm 1870 Charles Todd đã cho xây dựng một trạm điện
tín, nối vùng sa mạc này với Adélaide ở duyên hải phía nam và Darwin ở phía
bắc, và xa hơn nữa, với vùng còn lại của đế quốc Anh – bắt đầu bằng Hồng Kông
và các trạm của Anh ở Tientsin và Thượng Hải. Cùng trong thời kỳ Victoria này,
những người Trung Quốc từ Phúc Kiến đã đổ xô đến đây – những người tìm vàng,
như cái tên Chinaman’s Creek, khi ra khỏi Alice Springs, trên đường dẫn đến căn
cứ bí mật của DSD-NSA.
Nhưng chính những người Hoa mới đến mà cơ quan phản
gián phải lo theo dõi. Australian Security Intelligence Organisation (ASIO) tin
rằng trong số cộng đồng nhập cư năng động này, có một vài “con cá ở đáy biển”,
các nhân viên tình báo của Bộ Công an phụ trách tuyển mộ một kỹ sư, một nhà
ngôn ngữ học gốc Hoa, dẫn dụ họ bằng cách nhắc nhở rằng họ thuộc cộng đồng Hoa
kiều rộng lớn.
Khodorkovky (bìa phải), lúc đó đã là chủ tịch Tập
đoàn Dầu khí Yukos, được Yeltsin tiếp kiến năm 1998 - Ảnh: NYT
Cuộc thanh trừng các ông trùm oligarch đã để lại nhiều bài học mà qua đó
người ta có thể rút ra được vì sao và như thế nào mà các nhóm lợi ích hình
thành và lũng đoạn toàn diện hệ thống tài chính Nga giai đoạn 1980-1990.
Câu chuyện về con đường “tiến thân” của Mikhail
Khodorkovsky đã cho thấy điều đó...
Từ phó bí thư Đoàn đến chủ ngân hàng
Nước Nga thập niên 1980 có một từ thời thượng: khozraschyot - tự quản tài chính
- nói về xu hướng các cơ quan ban ngành nhà nước phải vận động tư duy để tự thu
chi tài chính. Nói cách khác là tự kiếm sống.
Tháng 6-1986, một năm sau khi Mikhail Gorbachev nắm
quyền, Khodorkovsky vừa lấy bằng kỹ sư hóa ở Viện Hóa kỹ thuật Mendeleev, nơi
mình giữ ghế phó bí thư Đoàn thanh niên cộng sản (Komsomol). Trong mắt
Khodorkovsky, làn gió chuyển đổi đang mang lại nhiều cơ hội. Một trong những
mục tiêu đầu tiên mà Khodorkovsky nhắm đến là Viện Nhiệt độ cao, một trong
những trung tâm nghiên cứu chủ lực một thời của Liên Xô. Thành lập thập niên
1960, Viện Nhiệt độ cao phát triển cực nhanh và đến thập niên 1980 đã có 4.000
nhân viên. Người đứng đầu là viện sĩ Alexander Sheindlin.
Một ngày kia, Khodorkovsky cùng nhóm đồng nghiệp đến
gõ cửa văn phòng ngài viện trưởng Sheindlin. Thể hiện bằng phong thái nhiệt
huyết, nhóm Khodorkovsky nói rằng họ đang ấp ủ một số dự án khoa học và cần
được viện tài trợ, từ đó có thể giúp viện thực hiện được kế hoạch tự quản tài
chính. Thế là ngài viện sĩ hàn lâm, vốn chỉ quen với đèn sách học thuật và hoàn
toàn thiếu hẳn kinh nghiệm cũng như mánh lới lọc lừa của thời kinh tế chuyển
đổi, đã bị “thuốc”. Ông đồng ý đưa ra 170.000 rup - số tiền lớn thời điểm đó.
Khi được hỏi lại về vụ việc, Sheindlin nói rằng ông hoàn toàn không biết nhóm
Khodorkovsky làm gì với khoản tiền trên. Tuy nhiên, Khodorkovsky đã tìm ra được
bí quyết “xử lý” các nguồn tiền có được, thậm chí còn nhiều hơn thế. Vụ việc ở
Viện Nhiệt độ cao chỉ là một cánh cửa nhỏ...
Sau những màn làm ăn nhỏ lẻ như “đánh hàng xén”
ngoại nhập những mặt hàng đại loại rượu Napoleon giả, vodka Thụy Sĩ đến jeans
wash, Khodorkovsky bắt đầu len vào nơi mà từ đó giúp mình trở nên giàu sụ và
nổi tiếng thế giới. Đó chính là hệ thống ngân hàng.
Thời điểm đó, Gosbank được chia làm năm hệ thống
phân cấp (nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, mậu dịch nước ngoài, tiền gửi
tiết kiệm, và Zhiltsotsbank - nơi xét cấp vốn cho các chương trình cộng đồng xã
hội, chẳng hạn nhà ở). Ngày nọ, Khodorkovsky xuất hiện tại một văn phòng
Zhiltsotsbank hỏi vay tiền. Không được! Nhân viên ngân hàng giải thích. Họ chỉ
có thể cho doanh nghiệp nhà nước vay mà phải kèm điều kiện doanh nghiệp nọ phải
trình một dự án cụ thể được nhà nước đồng ý cấp phép. Có cách gì lách được?
Thế là kịch bản thành lập một ngân hàng thương mại
với Zhiltsotsbank là nhà đồng sáng lập đã ra đời. Và “dự án kinh doanh” của
ngân hàng thương mại trên là mua bán máy tính. Như thế, Zhiltsotsbank đã có thể
sẵn sàng đáp ứng “nhu cầu vay vốn” trong dự án của ngân hàng mới thành lập
trên. Dễ thế sao? Vâng, như Khodorkovsky từng nói: “Vấn đề không phải là tiền
mà là sự đỡ đầu”. Cuối năm 1988, Ngân hàng Menatep của Khodorkovsky ra đời. Và
đến năm 1990, Khodorkovsky đã chính thức trở thành “người” của hệ thống, đánh
dấu bằng sự kiện được Gorbachev mời đến Kremlin bàn về công cuộc đổi mới...
Bắt đầu thâu tóm và xâm nhập chính trường
Với công cụ Menatep, Khodorkovsky đã có thể “vắt sữa” nhà nước một cách trực
tiếp. Đương sự bắt đầu lùng sục vào các hành lang quyền lực để tìm những nguồn
“bảo trợ chính trị” mạnh hơn. Cuối cùng, không biết bằng cách nào, Khodorkovsky
trở thành cố vấn của Thủ tướng Ivan Silayev!
Hệ thống kết nối quyền lực đã giúp Menatep nhanh
chóng mở rộng hoạt động ra nước ngoài, từ Thụy Sĩ đến Gibraltar, từ Cyprus đến
Mỹ. Phải nói là Khodorkovsky có biệt tài trong xây dựng quan hệ. Ngân hàng
Menatep có tất cả đường dây vận động hành lang liên kết với hầu hết bộ trưởng
cũng như thứ trưởng thuộc các bộ ngành thiết yếu.
Menatep phất nhanh nhờ mạng lưới các chương trình
cho vay của chính phủ, từ chi tiêu quốc phòng đến thu mua thực phẩm. Bộ Tài
chính Nga là một trong những khách hàng chủ lực của Menatep và các khoản mà nhà
nước vay của Menatep chiếm đến hơn ½ hoạt động cho vay của ngân hàng này vào
năm 1995! Kỹ thuật “vắt sữa” nhà nước của Khodorkovsky như thế nào? Thông
thường, Bộ Tài chính sẽ lập tài khoản ở Menatep rồi chỉ thị họ phân phối nguồn
tiền xuống các địa phương. Những gì mà Menatep làm là sẽ “tạm giam” chương
trình cho vay và đẩy tiền vào những thương vụ đầu tư sinh lãi cao hơn, kiếm
được hàng chục triệu USD bằng chính “nguồn vốn” của chính phủ.
Phất lên cực nhanh nhờ Menatep nhưng Khodorkovsky
không muốn cam phận làm ông chủ nhà băng. Đương sự muốn mình phải là một ông
trùm công nghiệp. Trong giai đoạn tư nhân hóa ào ạt, Khodorkovsky thu tóm nhiều
doanh nghiệp, chỉ bằng... nước bọt, khi cam kết đưa những công ty này thoát
khỏi bờ vực phá sản bằng những kế hoạch đầu tư táo bạo của mình.
Tháng 9-1995, Khodorkovsky lập ra một tập đoàn tài
chính-công nghiệp tên Rosprom để kiểm soát 29 công ty thuộc các lĩnh vực luyện
kim, hóa chất, chế biến thực phẩm, dệt may, bột giấy, giấy in... Và trong đầu
Khodorkovsky đã có một kế hoạch tấn công khác. Đó là công nghiệp dầu, nơi đang
có sẵn một đường dây “nội tuyến” hữu dụng: Vladimir Lopukhin, bộ trưởng nhiên
liệu và năng lượng. Không chỉ thế, bằng cách “có qua có lại”, Khodorkovsky đã
được Lopukhin đưa vào bộ với ghế thứ trưởng, đặc trách “quỹ đầu tư” của bộ. Với
vị trí này, Khodorkovsky có thể tiếp cận được nhiều nguồn tin nội bộ quan
trọng, gần gũi được các “tư lệnh tối cao” trong công nghiệp dầu khí Nga. Chính
nhờ như thế mà không lâu sau đó, Khodorkovsky đã có thể đánh bại được tất cả
đối thủ trong cuộc chiến giành thầu mua Tập đoàn Dầu khí Yukos.
Khi thông tin đấu thầu mua cổ phần Yukos được thông
báo, một liên minh ba ngân hàng đã hăm hở nhảy vào. Đó là Inkombank của
Vladimir Vinogradov, Alfa Bank của Mikhail Friedman và Rossiiky Kredit của
Valery Malkin. Tuy nhiên, liên minh tay ba trên thật ra không có đủ tiền. Họ
cần phải có 350 triệu USD để “dằn cọc”. Lấy đâu bây giờ? Ra nước ngoài!
Một trong những nhà đầu tư mà liên minh tay ba tiếp
cận là tỉ phú dầu hỏa Mỹ Martin S. Davis. Những gì mà liên minh tay ba không hề
biết là Khodorkovsky đã chơi trên cơ họ bằng một nước cờ độc. Thứ trưởng
Khodorkovsky đã bí mật phái một tùy viên sang Mỹ gặp Davis, dọa rằng theo luật
Liên bang Nga về đầu tư nước ngoài, Davis sẽ mất trắng không còn một xu nếu
dính vào “bọn kia”. Tất nhiên Davis không thể chấp nhận rủi ro với cả trăm
triệu USD.
Nhiều năm sau, một viên chức cấp cao của liên minh
trên đã nói với nhà báo Mỹ David E. Hoffman rằng: “Khodorkovsky đã mua Yukos
bằng chính tiền của Yukos!”. Một khi Bộ Tài chính đã nằm trong tay
Khodorkovsky, điều đó cũng chẳng có gì là lạ...
NGỌC TRÍ
_______________________________________________
Khodorkovsky “mua” được tất cả và điều đó không có
gì là lạ. Nhưng, chuyện lạ đã xảy ra: đế chế khổng lồ của ông trùm Khodorkovsky
đã bị quật ngã bằng cú ra đòn “de ashi barai” của võ sĩ judo Vladimir Putin.
Kỳ tới: Putin: “Việc này phải chấm dứt, ngay lập
tức!”
Nhạo báng uy quyền- điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Dân gian sâu sắc và hóm hỉnh
hơn nhiều “Không tăng giá thì “cạp đất mà ăn à!
Tuần trước, khi bản nhạc chế “Tìm lại giá xăng” của nhạc sĩ trẻ Nguyễn Hồng
Thuận được đưa lên youtube, rất nhiều ý kiến đề nghị bầu cho danh hiệu “bài hát
của năm”. Số lượt xem rất nhanh chóng sau đó đạt con số hơn 105 ngàn. Nghe bài
hát, người ta bỗng giật mình nhớ lại một thủa “2 nghìn 1 tô mì gói, 3 nghìn 1 ổ
bánh mì, 5 nghìn 1 tô hủ tiếu”, trong bối cảnh mà giá xăng sắp đạt con số 30
ngàn/lít, với một cường độ 2 lần trong 1 tháng.
Những gì được dân gian hóa đang cho thấy một phần thái độ của người dân trước
tình trạng mặt hàng “thiết yếu của thiết yếu” đang tăng một cách bất minh. Và
dù một quan chức của Vụ Thị trường trong nước Bộ Công thương thản nhiên trả
lời: Theo số liệu sổ sách, hiện các đầu mối vẫn cấp hàng bình thường đúng theo
hợp đồng. Nhưng trên tờ báo của ngành công an ngày hôm qua xuất hiện một lời
bình: Điều nực cười là hiện nay người dân không phải chờ đọc báo hay TV đưa tin
mới biết xăng dầu tăng giá. Họ chỉ cần ra đường thấy cây xăng đóng cửa là biết
chuyện gì sắp xảy ra. Người dân đã quá “thuộc bài”. Việc vi phạm hết lần này
đến lần khác diễn ra mặc các lời tuyên bố đang là một lời nhạo báng uy quyền
của các cơ quan quản lý nhà nước.
Nhạo báng uy quyền- điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Dân gian sâu sắc và hóm hỉnh
hơn nhiều “Không tăng giá thì “cạp đất mà ăn à!”.
Cái sự “cạp đất mà ăn”, cũng hôm qua, được Tuổi trẻ phanh phui qua câu chuyện
ông chủ một hệ thống 5-6 cửa hàng xăng dầu: Cứ mỗi lần xăng dầu rục rịch tăng
giá, hệ thống lại gom hàng chục tỷ đồng đóng cho đầu mối xăng dầu để mua 2-3
triệu lít xăng, tuy nhiên chỉ giao tiền và bên cung cấp xuất hóa đơn nhưng
không có hàng. Đến ngày giá xăng lên, các cây xăng nhận hàng đã mua với giá gốc
và bán với mức giá tăng mới. Mỗi chuyến xăng tăng giá, ông chủ nhỏ này, theo
Tuổi trẻ, lại kiếm được 2-3 tỉ đồng. Điều quan trọng nhất lý giải cho tình
trạng găm hàng phổ biến từ Nam chí Bắc là chuyện mua khống rất phổ biến.
Nhớ lại hồi các DN xăng dầu hồ hởi thông báo việc “công khai niêm yết giá
xăng”, các chuyên gia kinh tế sau khi “bắc kính lúp” cũng đành lắc đầu không
thể tính toán, vì thiếu thông số cơ bản. Sự kiện cây xăng găm hàng đang diễn ra
cho thấy một khía cạnh khác của vấn đề: Đó là chuyện bản thân cơ quan chức năng
cũng không biết thực hư giá bán, không xác định nổi việc “bán” trên sổ sách và
“bán” ngoài thị trường.
Trên tờ Người lao động, một quan chức của Vụ Tài chính tiền tệ, Bộ Kế hoạch –
Đầu tư bình luận rằng giá hiện hành “đã quy định chi phí lợi nhuận định mức
trong giá bán lẻ xăng dầu. Điều này có tác dụng bảo đảm lợi ích cho DN nhưng
lại không khuyến khích được DN kinh doanh thực sự, tức là phải tính toán để
nhập được xăng lúc giá rẻ và hạn chế nhập lúc giá cao”. Có nghĩa là DN xăng dầu
không phải chịu rủi ro kinh doanh, không cần tiết kiệm chi phí, giá nào cũng
nhập khẩu mà không sợ lỗ vì mọi chi phí đã có người tiêu dùng gánh chịu.
Cây xăng găm hàng thực ra chỉ là một biểu hiện của sự “thuộc bài”: Doanh nghiệp
thuộc chiêu trò mua khống. Cơ quan quản lý thuộc câu trả lời “cấp hàng bình
thường trên sổ sách”, và người dân thì thuộc lòng rằng: Cây xăng đóng cửa, có
nghĩa là sắp tăng giá. Cây xăng găm hàng, vì thế, cũng mới chỉ là cái đỉnh nổi
trong nỗi bức xúc của người dân- một nỗi bức xúc chỉ được giải tỏa bằng bản
nhạc chế, những lời nhạo báng kiểu “người mong EVN gặp sự cố nhất lúc này chỉ
có thể là Petrolimex”, và giải tỏa bằng những cú bấm like trên facebook, thay cho
việc đào một cái hố để gào vào đó sự tức giận.
Theo Đào Tuấn
Photo Hien Vy, RFA
Hàng ngàn người Việt đã đến trước Lãnh sự quán Trung
quốc, biểu tình phản đối Bắc Kinh xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam
Hiền Vy, thông tín viên RFA
2012-08-29
Hàng ngàn người Việt ở Houston đã rầm rộ xuống đường biểu tình phản đối sự xâm
lăng của Trung Quốc vào trưa Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8 năm 2012.
Trước sự đàn áp người dân yêu nước biểu tình phản đối Trung quốc xâm chiếm
lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam, thì cách đây vài tuần, một số nhân sĩ trong
nước đã lên tiếng đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam để cho các đoàn thể tổ chức
biểu tình chống Trung quốc xâm lược. Trong khi người Việt trong nước chưa có
câu trả lời từ nhà cầm quyền, thì người Việt hải ngoại tại nhiều nơi, đã xuống
đường biểu tình phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc. "Ủy ban đấu tranh bảo
toàn lãnh thổ Việt Nam" đã tổ chức một cuộc xuống đường rầm rộ tại Houston
vào trưa Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8 năm 2012
Không e ngại cái nắng gay gắt của buổi trưa Hè, hàng ngàn người Việt hưởng ứng
lời kêu gọi của Hội Đồng Liên Tôn Houston, đã đến trước Lãnh sự quán Trung
quốc, biểu tình phản đối Bắc Kinh xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Không
chỉ người Houston mà các cộng đồng người Việt quốc gia từ Galveston, Austin,
San Antonio, Dallas, Tarrant... cũng tham dự.
Kêu gọi tinh thần Diên Hồng của người Việt
Hoà thượng Thích Huyền Việt và LM Phạm hữu Tâm, thay mặt ban tổ chức đọc bản
tuyên cáo, nói lên sự phản đối của người Việt trước sự bành trướng thế lực của
Trung Quốc:
"Cực lực phản đối và tố cáo nhà cầm quyền Trung cộng về chủ trương lấn
chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và một phần lớn vùng biển Đông Nam Á.
Cực lực phản đối những yêu sách phi lý, ngang ngược của nhà cầm quyền Trung
cộng đối với cái gọi là "đường lưỡi bò", chiếm đến hơn 80% diện tích
vùng biển được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Đòi hỏi nhà cầm quyền Trung cộng chấm dứt mọi hành động gây hấn, bách hại
ngư dân Việt Nam. Lập tức rút lui các lực lượng ngư thuyền, đơn vị quân sự khỏi
vùng biển đảo Việt Nam. Trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam ..."
Linh mục Vũ Thành cho biết lý do Hội Đồng Liên Tôn kêu gọi biểu tình là để dấy
lên tinh thần Diên Hồng trong lòng dân Việt, mà tiền nhân đã từng có trong
những thế kỷ trước, khi Tầu xâm lấn Việt Nam:
Chúng tôi muốn tiếp nối 71 nhà trí thức hải ngoại và
Việt Nam đã lên tiếng. Chúng tôi hy vọng nhóm lên tinh thấn Diên Hồng của toàn
dân Việt Nam, đoàn kết với nhau mà đứng lên
Linh mục Vũ Thành
"Chúng tôi uất hận và đau xót cho đồng bào
chúng tôi, nhất là những ngư dân vùng ven biển. Nước Việt Nam, một nửa là biển
mà giờ đây Trung cộng mang hai mươi ba ngàn tàu đánh cá mà trong đó có vũ khí
nữa, tràn ngập vào đó. Vì vậy mà có những khẩu hiệu "Ăn cắp cá". Ngư
dân Việt Nam không có đất sống. Chúng tôi muốn tiếp nối 71 nhà trí thức hải
ngoại và Việt Nam đã lên tiếng. Chúng tôi hy vọng nhóm lên tinh thấn Diên Hồng
của toàn dân Việt Nam, đoàn kết với nhau mà đứng lên".
Linh mục Vũ Thành nói thêm là ngoài việc phản đối sự bành trướng của Trung
quốc, "Ủy ban đấu tranh bảo toàn lãnh thổ Việt Nam" cũng phản đối nhà
nước Việt Nam trước sự đàn áp người dân yêu nước, biểu tình chống Trung quốc
tại Saigon và Hà Nội.
Cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung quốc ngày 26
tháng 8 năm 2012 ở Houston. Photo Hien Vy, RFA
"Trước hết là chúng tôi chống Trung Cộng, và dĩ nhiên là chúng tôi
chống sự đàn áp của nhà nước Việt Nam, không cho người dân biểu tình".
Ngoài khẩu hiệu "Trung Quốc! Hãy ngưng Ăn Cắp Cá" còn có những khẩu
hiệu khác như: "Trung Quốc Xâm Lược! Hãy cút khỏi Việt Nam",
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Tẩy chay hàng hóa Trung
quốc" ...
Lẫn trong tiếng nhạc đấu tranh và tiếng reo hò của đoàn người biểu tình, LM
Phạm Hữu Tâm xác nhận trách nhiệm của một tu sĩ:
"Là tu sĩ, là giáo sĩ, những người lãnh đạo tinh thần tôn giáo, không
làm chính trị nhưng trách nhiệm của tôn giáo là soi sáng, hướng dẫn lương tâm
của con người. Sự đúng, sự thiện, phải làm. Sự xấu phải tránh. Và nhất là phải
chống lại sự ác. Vì vậy hôm nay, Tôi phản đối Trung quốc xâm lăng đất nước tôi,
giết hại đồng bào tôi. Tôi kêu gọi mọi người có lương tâm chân chính, phản đối
sự ác này ..."
Quan tâm đến quê hương
Đứng cùng gia đình trong đoàn biểu tình, cô Minh Hoàng cho biết gia đình cô
luôn luôn tham dự những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc và Hà Nội, để hỗ trợ
cho người dân trong nước, khi thấy họ bị công an VietNam đàn áp, không cho thể
hiện lòng yêu nước, trước đại họa ngoại xâm:
Người Việt Nam có tấm lòng yêu nước thì dù ở nơi đâu
cũng có thể thể hiện được
Cô Minh Hoàng
"Đau lòng lắm! Đau lòng lắm! Mình làm được cái
gì thì làm thôi chứ rất là đau lòng. Họ đánh đập người dân. Họ coi dân không là
con người nữa ..."
Cô Minh Hoàng cũng nói thêm là người Việt thì dù ở đâu cũng có thể biểu lộ lòng
yêu nước:
"Người Việt Nam có tấm lòng yêu nước thì dù ở nơi đâu cũng có thể thể
hiện được."
Một người biểu tình khác, tên Thắng cũng đồng quan điểm:
"Ít nhiều gì thì mình cũng phải quan tâm tới quê hương Việt Nam. Những
người bên Việt Nam không có được cơ hội đi biểu tình để nói lên sự bất công của
Trung cộng đối với Việt Nam. Bên đây mình phải nói lên những lời nói mà bên
Việt Nam không nói được".
Có mặt trong đoàn biểu tình, Linh mục Nguyễn văn Khải, người đã từng cùng giáo
dân Thái Hà xuống đường đòi công bằng cho người dân, vào những năm trước, so
sánh sự đối xử khác biệt của cảnh sát với người biểu tình tại Việt Nam và Hoa
Kỳ:
"Ở đây thì mọi người được tự do xuống đường, tự do giăng biểu ngữ và
việc biểu tình thì được cảnh sát giúp đỡ và hướng dẫn rất trật tự. Ở Thái Hà
hay Hà Nội, dân xuống đường biểu tình mà không cẩn thận là bị cảnh sát đàn áp.
Đấy là sự khác biệt giữa một xứ sở tự do và một xứ sở độc tài toàn trị".
Dù biết nhà nước Việt Nam không nương tay với những người biểu tình chống Trung
Quốc tại Hà Nội và Sài gòn, nhưng anh Trần văn Bé Tư vẫn ao ước được một lần,
cùng người dân trong nước xuống đường phản đối sự xâm lăng của phương Bắc:
"Nếu mình không lên tiếng thì người ngoại quốc họ không biết đâu! Mình
phải lên tiếng. Lên tiếng thì giúp được trong nước. Trong nước đi biểu tình thì
bị giam cầm, bị bịt miệng thì đâu có ai biết. Tôi thấy rất là giận dữ (với công
an) mà rất là thương đồng bào trong nước. Mình cũng mong có cơ hội về đi biểu
tình với đồng bào trong nước, cho dù họ bắt mình mình cũng chịu nữa..."
REUTERS/Tyrone
Siu
Mai Vân (RFI)
Trong thời gian trước đây, Trung Quốc là một trong những điểm đến được ưa
chuộng của người Việt Nam. Thế nhưng sau một loạt những hành vi gây hấn càng
lúc càng gay gắt của Bắc Kinh tại Biển Đông, gây nên một tình trạng căng thẳng,
lượng người Việt Nam qua Trung Quốc đã giảm hẳn, kể cả đối với các du khách
thuần túy lẫn những du khách – doanh nhân, muốn kết hợp du lịch với việc thăm
dò cơ hội làm ăn trên một thị trường được cho là rất hấp dẫn.
Theo ghi nhận của báo chí trong nước, riêng trong ba tháng hè năm nay, lượng du
khách Việt Nam đăng ký tour đi Trung Quốc đã giảm đáng kể. Thống kê về số khách
Việt Nam đi du lịch tại Trung Quốc không được tiết lộ, nhưng theo tờ báo mạng
trong nước Vnexpress ngày 31/07/2012, số lượng du khách Việt Nam đi Trung Quốc
trong hai tháng 6 và 7 vừa qua đã giảm từ 20% đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng một nhận xét với Vnexpress, báo An ninh Thủ đô xuất bản tại Hà Nội ngày 15
tháng 07 cũng thẩm định : « Nhiều công ty lữ hành đang chứng kiến sự sụt
giảm của lượng khách Việt Nam đặt tour tới Trung Quốc ».
Điểm đáng nói là hiện tượng sụt giảm này chủ yếu liên quan đến các tuyến tại
lục địa Trung Quốc, trong lúc các tour đến các « đặc khu » của Trung Quốc như
Hồng Kông hay Macao vẫn như cũ, thậm chí còn tăng.
Đối với một giới chức trong ngành du lịch Việt Nam được Vnexpress trích dẫn,
lượng du khách Việt Nam đi Trung Quốc giảm sụt là điều « bình thường », trong
bối cảnh kinh tế khó khăn, giá tour không phải là rẻ, phí visa của Trung Quốc -
60 đô la - khá cao, thủ tục nhập cảnh ngày càng phức tạp.
Nguyên nhân kinh tế tuy nhiên chỉ là một, vì khách du lịch Việt Nam, theo các
công ty lữ hành được ký giả hai tờ báo trên phỏng vấn, vẫn sẵn sàng bỏ tiền đi
những nơi khác, Hồng Kông, Ma Cao hoặc là Hàn Quốc, Nhật Bản…, những điểm đến
còn cao giá hơn Trung Quốc.
Theo hầu hết các nhà quan sát, nguyên nhân quan trọng hơn mang tính chất tâm
lý, thậm chí chính trị : tình hình căng thẳng trên Biển Đông đã khiến người
Việt Nam « tẩy chay » Trung Quốc, vì mất hẳn cảm tình với người láng giềng hung
hăng, hay vì e ngại sự cố nẩy sinh khi đang ở nước này. Chi tiết đáng chú ý
trong chiều hướng này được Vnexpress nêu lên là ghi nhận của một viên chức công
ty du lịch Saigon Tourist : « Lượng khách giảm tập trung tại các đoàn sử dụng
ngân sách nhà nước ».
Nỗi bất bình trước Trung Quốc tăng, du lịch đi Trung Quốc giảm
Tình hình du khách Việt Nam tẩy chay Trung Quốc đã được nhà báo Thanh Thảo tại
Việt Nam xác nhận. Trả lời RFI, ông cho biết là xu hướng giảm ghi nhận trong
hai tháng 6 và 7 vừa qua vẫn tiếp tục, chủ yếu là do việc người Việt Nam càng
lúc càng bất bình trước thái độ hung hãn của Trung Quốc đối với Việt Nam ngoài
Biển Đông.
« Lâu nay người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc rất nhiều. Đây là chuyện phổ
biến vì Trung Quốc có những điểm du lịch hấp dẫn du khách, không chỉ Việt Nam
mà cả quốc tế. Nói chung, Việt Nam với Trung Quốc có những điểm tương đồng về
văn hóa, về lịch sử phát triển... Nhiều địa điểm ở Trung Quốc cũng được người
Việt Nam biết qua sách vở và những hình thức khác… Người Việt thấy là đi du
lịch qua Trung Quốc cũng dễ dàng và gần gụi.
Nhưng đấy là chuyện đã qua. Còn hiện tại thì chuyện đi du lịch Trung Quốc
giảm, trước hết do xuất phát từ tình cảm dân tộc. Qua những thái độ của Trung Quốc
đối với Việt Nam từ nhiều năm nay, và nhất là trong thời gian vừa qua, đã gây
ra sự phẫn nộ, làm người Việt Nam bình thường cảm thấy khó chịu đối với Trung
Quốc, do đó chuyện người ta không thích đi Trung Quốc nữa cũng là chuyện dễ
hiểu.
Tôi nghĩ là nếu Trung Quốc cứ tiếp tục cái đà này với Việt Nam, thì lượng
người Việt đi Trung Quốc sẽ càng ngày càng giảm đi.
Tình cảm dân tộc là nguyên nhân chính, cộng thêm một số nguyên nhân nữa cũng
quan trọng, chẳng hạn như là qua các thông tin, người ta biết là ở Trung Quốc
thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, thậm chị độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe
con người. Người Việt Nam nghe thấy Trung Quốc như thế thì họ cũng sợ, có cảm
giác không an toàn.
Cái cảm giác không an toàn về mặt thực phẩm đó lại kéo theo một tâm lý không
an toàn khác. Khi thấy Trung Quốc đối xử với Việt Nam như thế (ở Biển Đông),
thì người ta lại sợ là qua du lịch Trung Quốc lại phải hứng chịu cái gì đó mà
họ không biết, và chính cái không biết đó đã ngăn cản họ, khiến họ không muốn
đi.
Ngoài tình cảm dân tộc bị tổn thương là nguyên nhân chính, sự lo ngại về an
toàn thực phẩm là nguyên nhân lớn, còn có thể có một nguyên nhân nữa là khi đi
Trung Quốc hiện nay, các thủ tục không còn dễ dàng như trước nữa. Tất cả các
yếu tố đó cộng lại khiến người ta suy nghĩ lại, và khi đã suy nghĩ lại thì
người ta quyết định không đi nữa.
Đơn giản thế thôi, và (khi không đi Trung Quốc) thì người ta chọn phương án
đi du lịch trong nước, cũng có nhiều địa điểm khiến người ta thích thú…, hoặc
đi một số nước Đông Nam Á, giá cũng rẻ, như Thái Lan, Mã Lai, Singapore… »
Hành động thô bạo của Trung Quốc trên Biển Đông làm xuất hiện tâm lý "bài
Trung Quốc"
Riêng đối với ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Dã ngoại Lửa Việt ở Thành phố
Hồ Chí Minh, sự kiện ngày càng có nhiều người Việt không đi du lịch Trung Quốc
nữa là một trong những biểu hiện của tâm lý bài Trung Quốc đang ngày càng mạnh
thêm tại Việt Nam sau các hành động quá đáng của chính quyền Trung Quốc đối với
Việt Nam ngoài Biển Đông. Trả lời Thụy My, ông xác định :
« Theo truyền thông cho biết, lượng khách qua lại giữa 2 nước giảm sụt. Về
phiá Trung Quốc, tôi không nắm tình hình, nhưng về phiá Việt Nam, phải nói là
sau khi nhà cầm quyền Trung Quốc có một số chủ trương can thiệp một cách thô
bạo, uy hiếp các nước láng giềng - trong đó có Việt Nam - trên Biển Đông, thì
hình thành tâm lý ít nhiều bài Trung Quốc trong cộng đồng người dân Việt Nam.
Cụ thể không cho biểu tình thì họ tụ tập những nhóm nhỏ để phản đối, mặc áo
phản đối, có khẩu hiệu phản đối, rỉ tai nhau không dùng hàng Trung Quốc… Một số
nơi thề là không đi du lịch Trung Quốc, đưa ra một thái độ dứt khoát, không đưa
khách sang Trung Quốc, hoặc không nhận khách Trung Quốc qua. Một số nhà báo nói
là họ cũng hạn chế viết bài, thông tin về Trung Quốc.
Đó là thái độ phản kháng công dân của một nước nhỏ vì cái nước láng giềng
bên cạnh có những hành động uy hiếp, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Thật lòng
mà nói thì không phải người Trung Quốc nào cũng như thế, đó chỉ là nhà nước
Trung Quốc, còn người dân Trung Quốc họ cũng bình tĩnh, muốn hai bên quan hệ
hữu hảo với nhau.
Gần đây thôi khi Trung Quốc xua 23.000 tàu đánh cá qua vét cạn nguồn tài
nguyên Biển Đông, và có một số hành động cụ thể khác, (điều đó) làm gia tăng
tâm lý bài Hoa trong cộng đồng nhân dân Việt Nam. Càng ngày người ta càng có
thái độ tiêu cực đối với Trung Quốc, từ hàng hóa cho tới chuyện chính sách hay
là chuyện một con người cụ thể.
Trung Quốc có văn hóa lâu đời, thắng cảnh đẹp và phải đi nhiều lần vì đất
nước rộng lớn, cảnh quá đẹp, không ai chối cãi. Thậm chi khi có những xung đột
về biên giới, nhỏ nhỏ thôi, thì ngươì ta vẫn bất chấp, vẫn đi Trung Quốc. Nhưng
mà gần đây, càng ngày nhà nước Trung Quốc càng có nhũng hành động lấn tới thì
có thể nói là khó mà chấp nhận.
Tôi còn nhớ cách đây hai năm, gần hai năm, có cái sự kiện mà sau đó bị phản
ứng ngay : Chính phủ Trung Quốc vào Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức gặp gỡ các
doanh nghiệp, họp báo để giới thiệu về tiềm năng tỉnh Vân Nam. Khi họ vào nhà
mình, họ là khách, mình là chủ nhà, họ gặp gỡ các đối tác để nói chuyện, nhưng
tới lúc họ về rồi mình mới phát hiện là tài liệu họ đưa có nguyên đường lưỡi
bò. Phải nói là họ quá đáng ! »
"Tôi thấy ngán ngẩm vì những sự kiện sau này của Trung Quốc"
Không phải chỉ có du khách thuần túy là tẩy chay Trung Quốc. Ngay cả giới doanh
nhân cũng không còn muốn giao du với Trung Quốc nữa, cho dù nước láng giềng
khổng lồ này không thiếu cơ hội làm ăn. Trả lời Trọng Nghĩa, một doanh nhân tại
Thành phố Hồ Chí Minh cho biết :
« Tôi đã đi qua Trung Quốc một vài lần… Trước đây, tôi không hề biết Trung
Quốc, tôi qua đó với mục tiêu chính là để tìm cơ hội trong cái công việc của
mình, cũng như là tìm hiểu về lịch sử đất nước, gần như là một cách kết hợp với
du lịch.
(Đến nơi) thì mình cảm thấy đó đúng là một nơi tiềm tàng nhiều thứ để mà
mình có thể phát triển trong lãnh vực làm việc. Nhưng trong quá trình đó, chúng
tôi cũng thấy có nhiều cơ hội, nhưng rủi ro cũng lớn, nhưng nếu nắm bắt được
thì có thể phát triển hoạt động của bản thân công việc của mình.
(Nhưng mà hiện nay, nhìn về Trung Quốc) theo tôi, cũng như qua trao đổi với
những người chung quanh mình, bản thân tôi thấy ngán ngẩm vì những sự kiện sau
này của Trung Quốc đối xử với mọi người, làm cho tâm lý của tụi tôi không còn
thích Trung Quốc nữa !
Tại vì cơ hội phải đi với những điều kiện nào đó phù hợp, trong khuôn khổ
nào đó, chứ mình liều lĩnh, mình rủi ro tìm cơ hội ở một nơi mà người ta tự cho
là kẻ trên ban cho kẻ dưới thì tụi tôi không cần, mà du lịch tụi tôi cũng không
muốn. Tâm lý của người Việt bây giờ, nói thẳng ra là bài Trung Quốc, trên mọi
phương diện. »
"Trong tour gần 30 người, lúc ra sân bay còn đúng 10 người..."
Ngay cả những người đang có quan hệ làm ăn với Trung Quốc cũng không tránh khỏi
e ngại trước tình hình căng thẳng hiện nay nhất là việc giao thương trên vùng
biên giới phái Bắc. Một doanh nhân khác ở Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận :
« Theo tôi các diễn biến trên đấy cũng làm cho người ta e ngại rằng là nếu
như về sau có xẩy ra căng thẳng giữa hai bên, biên giới khó khăn, chuyện mua
bán sẽ lôi thôi.
Hiện nay thì công nghiệp Việt Nam mua máy móc của Trung Quốc nhiều lắm, mua
máy móc thì phải mua phụ tùng bảo trì. Bây giờ nếu sự qua lại bị khó khăn thì
rất căng thằng trong chuyện tổ chức sản xuất, thì người ta cũng có e ngại.
Một ví dụ cụ thể là - cũng không hẳn là do tình hình căng thẳng - phiá Trung
Quốc, có lẽ hơi giống Việt Nam, là họ có một số quy định về luật lệ, thay đổi
nhanh quá, chẳng hạn như là vừa rồi, hàng hóa ở biên giới bị ách tắc lại là vì
Trung Quốc có một số quy định mới, kiẻm tra các thông số kỹ thuật này nọ để
xuất nhập hàng. Thì hàng về kỹ thuật tự nhiên bị ách tắc lại.
Không rõ là có phải do chuyện Biển Đông không, nhưng mà đã có tình trạng như
vậy. Và tự nhiên là Trung Quốc có những quy định mới gây ách tắc mà không báo
trước, đùng một cái đưa quy định đó ra, gây xáo trộn ở biên giới.
Còn du lịch thì đúng là bị ảnh hưởng rất ghê gớm. Nói một cách cụ thể là bây
giờ các tour du lịch đi Trung Quốc giảm rất nhiều. Vừa rồi vợ con tôi đi du
lịch, đầu tháng 8, trong tour là gần 30 người, nhưng lúc ra sân bay còn đúng 10
người. Gần 2/3 nhóm, họ bỏ vì họ nghe tin, họ sợ, họ bỏ. Nhưng chuyến đi không
có vấn đề gì, vẫn vui vẻ.
Nếu so sánh thì bây giờ (du lịch đi Trung Quốc) sụt giảm nhiều so với thời
trước. Bạn bè tôi làm công ty du lịch họ nói rằng là bắt đầu từ khi có chuyện
(Biển Đông) đó là các tour đi Trung Quốc sụt hẳn một cách rõ rệt. Và cụ thể là
người ta đã mua rồi mà người ta còn bỏ ».
Về khả năng tình hình bình thường trở lại, giới quan sát cho rằng phải chờ ít
nhất đến cuối năm, sau khi đảng Cộng sản họp xong Đại hội. Có điều là với tham
vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, mà Việt Nam được cho là nạn nhân số
một, tình cảm của người Việt đối với Trung Quốc sẽ còn gặp thêm nhiều thử
thách.
Điểm Tin Thứ Năm 30.08.12
Ngoại
trưởng Mỹ đến châu Á bàn về Biển Đông (Dân Việt) - Hãng tin AFP ngày
29.8 dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết trong chuyến công du châu Á sắp tới của
Ngoại trưởng Mỹ, mục tiêu hàng đầu sẽ là thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở
Biển Đông (COC).
Vụ
Vinashin: Viện KS đề nghị giữ nguyên mức án (Dân Việt) - Hôm qua (29.8),
phiên xét xử phúc thẩm vụ án án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu
thủy Việt Nam (Vinashin) bước sang ngày thứ 2.
‘Làm
lại thôi chứ có gì đâu’ (ĐV) - “Sao lại không làm lại được. Chúng tôi
vừa mới xuống kiểm tra. Các chân tảng… của chùa vẫn còn nguyên. Gỗ thì vẫn thế
thôi. Làm lại thôi chứ có gì đâu”.
KHỞI
TỐ VỤ ÁN: TẠI CHÙA TRĂM GIAN? (Kha Trà Phương) - “Kẻ nào vì mục
đích cá nhân phá hoại di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, kẻ đó sẽ
bị pháp luật trừng phạt và bị nhân dân nguyền rủa”.
Thuộc
bài (Đào Tuấn) -
“Điều nực cười là hiện nay người dân không phải chờ đọc báo hay TV đưa tin mới
biết xăng dầu tăng giá. Họ chỉ cần ra đường thấy cây xăng đóng cửa là biết
chuyện gì sắp xảy ra. Người dân đã quá ‘thuộc bài’. Việc vi phạm hết lần này
đến lần khác diễn ra mặc các lời tuyên bố đang là một lời nhạo báng uy quyền
của các cơ quan quản lý nhà nước”.
Liên
hoan Venise : Mùa săn Sư tử vàng chính thức mở màn (RFI) - Hôm nay
29/08/2012, là ngày khai mạc chính thức của liên hoan điện ảnh quốc tế Venise
lần thứ 69. Trong vòng 10 ngày liên tục, từ đây cho đến ngày 08/09/2012, liên
hoan phim Venise trình chiếu hơn 70 tác phẩm đủ loại, trong đó có 18 bộ phim đi
tranh giải Sư tử vàng. Các nước châu Á tham gia với ba tác phẩm.
Ông
Putin lợi dụng quyền thế, làm giàu cá nhân (RFI) - Đối lập Nga tố
cáo ông Putin lạm dụng quyền thế, làm giàu cá nhân. Tranh chấp chủ quyền biển
đảo leo thang giữa Bắc Kinh và Tokyo, trong khi tinh thần bài Hoa hay bài Nhật
dâng cao trong dư luận của cả hai nước. Về văn hóa, liên hoan quốc tế điện ảnh
Venise chính thức khai mạc hôm nay (29/08/2012). Đó là các chủ đề nổi bật báo
chí Pháp trong ngày.
Bão
Isaac đổ bộ vào bờ biển Louisiana (VOA) - Bão Isaac đã đổ những cơn mưa lớn
và đập vào phía bắc Vịnh Mexico ở Mỹ với những cơn gió mạnh, trong khi từ từ
tiến vào bờ và thổi về phía New Orleans
Lỗ
hổng đã 67 năm (VOA) - Trong 67 năm nay, cho đến ngày hôm nay, đất nước ta,
nhân dân ta trong đời sống thực tế đang thiếu cái gì nhất?
Olympic
Việt Nam (VOA)
- Chả biết bao giờ Việt Nam mới giành được vài cái huy chương nhỉ? Huy chương
đồng cũng được
Đất
Việt chuyển sang báo tuần (BBC) - Tổng Biên tập báo Đất Việt cho hay
từ tháng Chín, tờ báo này sẽ chuyển từ báo ngày sang báo tuần vì
'thay đổi về sản xuất'.
Sáp
nhập Habubank vào SHB (BBC) - Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội,
lao đao vì cho Vinashin vay, đã chính thức sáp nhập vào SHB.
Y
án với ông Phan Ngọc Tuấn (BBC) - Tòa phúc thẩm Ninh Thuận giữ nguyên
bản án 5 năm tù giam vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN đối với
nhà truyền đạo.
Thi
guitar ảo tại Phần Lan (BBC) - Justin “Nordic Thunder” Howard từ Hoa Kỳ
đã giành chiến thắng trong cuộc thi guitar ảo quốc tế lần thứ 17, năm nay tổ
chức ở Phần Lan.
Anh
hùng hay phản bội? (BBC) - Một viên tướng lừng danh của Ba Lan nay bị cáo buộc
là 'cộng tác viên của công an cộng sản'.
BYD
predicts dismal Q3 results (Washington Post) - BYD Ltd remains
cautious about its third-quarter outlook and has forecast a steep profit fall
of as much as 95 percent for the first three quarters.
Ford
readies Lincoln launch in China by 2014 (Washington Post) - Ford Motor Co
will launch its Lincoln brand in China within two years as it races to catch up
with rivals in the world's largest auto market and home to a growing number of
luxury buyers.
Pretty
puppies primp and pout (Washington Post) - A pet dog beauty contest was held
on August 25 at the Wangfujing Shopping Center, Chengdu, Sichuan province.
There were 16 candidates, coming with their owners to compete from all over the
country.
Lake
cleanup pays off big with tourist dividends (Washington Post) - From January to
June, the water quality in the Erhai Lake remained above the minimum standard
for drinking water - not an easy feat for a lake adjacent to a county with
almost 300,000 residents.
New
semester, big business (Washington Post) - As the summer holiday draws to an
end and a new academic year approaches, spending on school supplies is creates
a boosted "school-opening economy".
Revival of
floral water sprays (Washington Post) - Need to cool down or chase away
irritating bugs in summer? Chinese women have a beautifully scented secret
weapon.
2nd
Changchun Aviation Open Day kicks off (Washington Post) - The 2nd Changchun
Aviation Open Day started in the city Sunday. Performances given by 3
aerobatics teams and 2 parachuting teams attracted more than 10,000 spectators.
Wanted:
Cowboys in China (Washington Post) - More foreign horse breakers have been
moseying into China in recent years as horse riding becomes increasingly
popular.
Hear, hear!
(Washington Post)
- 'Hearing dogs' are a new concept in China but good training and their
benefits to those with hearing loss should make them acceptable.
The more
you give, the more you receive (Washington Post) - Before leaving
for Cambodia to do voluntary work, Li Kaiwen thought she was going to a poor
country to offer her help. But, that was only half the story.
4 dead
after typhoon sinks boats in ROK waters (Washington Post) - South Korean
coast guard officials work to rescue trapped Chinese crew members from capsized
fishing boats in waters off Jeju Island of South Korea on Aug 28, 2012.
Old farmers
form folk band (Washington Post) - Elders Jiang Xinglong, Chen Shida, Dai
Bisheng and Chen Shifan, sing a folk mountain song in the field in Yaozu, the
Yao ethnic town in Longhui county, Central China's Hunan province on Aug 25,
2012.
47 killed
in two traffic accidents (Washington Post) - Two traffic
accidents claimed the lives of 47 people on Sunday, renewing concerns over the
safety of overnight buses and vans carrying children.
Female
panda born in Sichuan (Washington Post) - A female panda cub was born in the
Chengdu Research Base of Giant Panda Breeding in Sichuan province in the wee
hours of Aug 25.
Improved
Taiwan arms deal mooted (Washington Post) - A Romney administration may
consider providing more advanced weapons to Taiwan to maintain strong US
military capabilities in the Asia-Pacific region.
Clinton
visit raises concerns (Washington Post) - US Secretary of State Hillary
Clinton's expected visit this week to the Cook Islands in the South Pacific has
raised geo-political concerns over competition among major powers in the
region.
Typhoon
Bolaven to land in NE China (Washington Post) - Typhoon Bolaven
is expected to make landfall in northeast China's Liaoning province on Tuesday,
the meteorological center of the city of Shenyang said Monday.
Wen
(Washington Post)
- Premier Wen Jiabao said China should carry out targeted efforts to steady
export growth so the country can hopefully meet this year's development goals.
Senior
Chinese military officials visit Pentagon (Washington Post) - Amid the
territorial tensions in Northeast Asia, a senior US defense official told the
visiting Chinese military guests that the Pentagon's Asia-Pacific pivot does
not target at China.
Chinese
military officials visit Pentagon (Washington Post) - Amid the
territorial tensions in Northeast Asia, a senior US defense official told the
visiting Chinese military guests that the Pentagon's Asia-Pacific pivot does
not target at China.
Nền
Văn Hóa Nhậu? (VietBao) - Bạn có bao giờ nghĩ rằng chúng ta là những người
ưa nhậu? Vậy mà dưới mắt nhiều người ngoại quốc, hình ảnh đàn ông Việt Nam ưa
nhậu lại là ấn tượng khó quên của họ.
Tuyển
Tập “Văn Hóa Gì?” Của Trần Văn Giang (VietBao) - Đó là một cuốn
sách nên tìm đọc, nên lưu giữ. Không chỉ vì Trần Văn Giang là một người viết có
tài, nhưng cũng vì không mấy ai trình bày sắc bén được như tác giả về một “nền
văn hóa” đa dạng như thế ở quê nhà: đó là văn hóa chạy, văn hóa tham nhũng, văn
hóa ru ngủ,
Tiếng
Nói Không Biên Giới: Vài Nét Về Tuổi Trẻ Âu Châu Ngày Nay (VietBao) - Tuổi trẻ của
các thành phố lớn trên khắp thế giới đều có thứ tiếng nói của chúng nói riêng
với nhau trong đời sống riêng của chúng ngoài tiếng nói phổ thông của dân tộc.
Tuổi trẻ ở Paris, ở Toulouse, ở La-mã, ở Luân-đôn hay Bá-linh, …nói với nhau
thứ tiếng nói của chúng ở từng địa phương để trao đổi với nhau.
Vai
Trò Lãnh Đạo Thế Giới Của Mỹ Sau Nhiệm Kỳ I Của Tổng Thống Barack Obama
(VietBao)
- Nhìn vào mái tóc điểm sương của Tổng thống Obama, cử tri Mỹ ai cũng phải
ngậm ngùi nhớ lại mái tóc còn xanh thuở nào của ông chỉ cách đây chưa đầy 4
năm. Những người ái mộ ông thật xao xuyến khi thấy những thống kê Hoa Kỳ báo
trước cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới là những thử thách lớn
cho Tổng thống Barack Obama.
Sơn
Điền Nguyễn Viết Khánh: Ông Già Và Tivi (VietBao) - “Ông già và
Biển cả” của văn hào Ernest Hemingway ấn hành năm 1962 là một người nghèo khổ
nhưng không chút buồn nản trước mọi hoàn cảnh; lấy biển khơi làm lẽ sống; còn
các ông già ở Mỹ thì sống cô đơn, không phải lo về sinh sống mà lại có một nỗi buồn
ray rứt thật khó tả vì các ông thấy sự sống của các ông đã bắt đầu ra đi bằng
những bước chậm rãi.
Tình
Trạng Lãnh Đạm Giữa Cha Mẹ Và Con Cái Thời Nay (VietBao) - Sự thay đổi
của kỹ thuật ngày nay đã khiến vai trò làm cha mẹ khó khăn hơn hay dễ dàng hơn?
Tình cảm giữa cha mẹ và con cái, ngày càng mật thiết hay đã trở nên vô cảm?
Những câu hỏi này có làm bạn ưu tư, có làm bạn băn khoăn khi gọi con, chúng
tảng lờ?
Tiffany
Au: Phụ Nữ VN Tị Nạn Ứng Cử DB Tiểu Bang Hawaii (VietBao) - HONOLULU –
Ngay khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc thì một cuộc bỏ nước ra đi của hàng trăm
ngàn người bằng những chiếc thuyền nhỏ trốn khỏi sự cai trị của cộng sản, nhiều
người trong số đó đã đối diện với trận bão bệnh tật, đói khát và chết chóc trên
biển cả, mà không được nhìn thấy tự do.
Vũ
Khí Mỹ Thương Vụ Kỷ Lục (VietBao) - Thương vụ vũ khí Hoa Kỳ bán cho nước
khác trong năm ngoáí đã tăng vọt để tới 66.3 tỷ đôla, gấp ba lần thương vụ năm
2010 là 21.4 tỷ đôla, theo báo New York Times.
Nhiều
Người Biểu Tình Phản Đối Trước Đại Hội Đảng CH Ở Tampa (VietBao) - TAMPA - Trong
khi mây đen của mưa bao phủ trung tâm thành phố Tampa, cư dân Michael Purchner
từ Mississippi đến để phản đối đại hội của đảng CH xác nhận anh cảm thấy hoang
mang với hiện tình kinh tế và hướng giải quyết của 2 đảng.
Mỹ:
Hố Giàu Nghèo Sâu Kỷ Lục 1/4 Thế Kỷ (VietBao) - WASHINGTON -
Trong lúc chênh lệch giàu nghèo mở rộng, đa số dân Mỹ tin rằng khoảng cách ấy
là không tốt cho đất nước, và người giàu nộp thuế quá ít, theo kết quả khảo sát
mới của Pew.
2
Tàu Đánh Cá TQ Bị Bão Đánh, 5 Người Chết, 10 Mất Tích (VietBao) - SEOUL - Bão
Bolaven đánh vào Nam Hàn hôm Thứ Ba với mưa lớn, gió mạnh - biển động đưa 2 tàu
đánh cá của Trung Quốc va vào đá bên ngoài đảo Jeju, phiá nam Nam Hàn - ít nhất
5 người chết và lực lượng duyên phòng Nam Hàn liều mình tiếp cứu những người
sống sót.
Thế
Giới Phải Ăn Chay... (VietBao) - Một bản tin khoa học cho biết, vào
năm 2050 nhân loại có thể bị buộc phải ăn chay. Đó là điều mà các nhà khoa học
Thụy Điển nghiên cứu về nước tin tưởng.
Bắt Ong bầu bán cho TQ, một tội ác (Nguyễn Tường Thụy) - “Có lẽ dân ta
đã quen với cảnh người Tàu vào nước ta như vào chỗ không người rồi. Họ thu mua
bất cứ cái gì mà họ cần (dùng hoặc để phá hoại), và dân ta cứ vét kiệt mà bán:
mèo, móng trâu, rễ hồi, gỗ sưa, ếch, đỉa,… ”.
Con chó chờ miếng ăn thừa! (Nghĩa Nhân) - “Con chó người
trong chúng ta chờ đợi gì trong xã hội lộng giả thành chân khốn kiếp ngập tràn
mỹ từ ngu ngơ ấy? Chúng ta phải chăng chờ đợi lũ con cái lớn lên trong dối trá
và tù ngục hằng thế hệ nối tiếp như một truyền thống sợ hãi tổ tông? Chúng ta chờ
đợi để chấm dứt sợ hãi hay hành động chấm dứt sợ hãi?”
Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 75) (Trần Nhương) - “… có đúng chắc
đồng chí Thống đốc phát biểu thế không? Ông mà dám bịa ra phát biểu bậy bạ như
thế, tui méc Thống đốc là ông chết liền. Thế nghĩa là ông Thống đốc cứ ‘tiếp
máu’ hoài từ tiền thuế của dân để nuôi một con bệnh ung thư giai đoạn cuối, cho
đến khi nào dân trí cao mới ngưng ư?”
phun moi tham my 6d
ReplyDeletephun môi thẩm mỹ 6d
phun moi o dau dep
phun môi ở đâu đẹp
dieu khac phun xam
phun mày tán bột 4d
phun may tan bot 4d
điêu khắc phun thêu
dieu khac phun theu
dieu khac chan may o dau dep