Người Việt
Wednesday,
August 29, 2012 8:10:38 PM
Vụ
anh Nguyễn Công Nhựt trong đồn công an Bến Cát
BÌNH DƯƠNG (NV) -“Cơ quan điều tra Viện
KSND Tối Cao cho rằng anh Nhựt không bị tra tấn, anh chết là do tự treo cổ vì
ân hận đã làm trái quy trình công ty dẫn đến sản phẩm lốp xe bị mất cắp và lo
sợ bị tù tội.”
Báo
Người Lao Ðộng ngày Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012 có hai bản tin liên quan đến cuộc
điều tra của “Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao” về cái chết của Nguyễn Công Nhựt
tại trụ sở công an huyện Bến Cát-tỉnh Bình Dương đã viết cơ quan nói trên kết
luận như vậy, không khác các cuộc điều tra trước đây của công an tỉnh.
Tất
cả các kết luận này của phía nhà cầm quyền rập khuôn như nhau và hoàn toàn trái
ngược với những dấu vết nhục hình dẫn đến cái chết của nạn nhân mà mẹ và vợ nạn
nhân tố cáo.
Nguyễn
Công Nhựt, theo báo cáo của công an huyện Bến Cát, đã “tình nguyện” đến rồi ở
lại trụ sở công an Bến Cát ngày 21 tháng 4, 2011 để “hỗ trợ điều tra vụ mất lốp
xe” của công ty Kumho mà ông là quản lý kho. Vì vậy ông được “bố trí nơi ăn ở”
nhưng vợ nạn nhân được thông báo anh “tự tử” và chết ngày 25 tháng 4, 2011.
Trong
thời gian Nguyễn Công Nhựt “tình nguyện” ở tại trụ sở công an Bến Cát, vợ nạn
nhân không được cho gặp chồng lại còn bị Nguyễn Thành Phú, một trong 3 điều tra
viên vụ án “gạ tình” rủ đến “nhà nghỉ” và bán tài sản để gỡ tội cho chồng.
Những
gì nhìn thấy trên thi thể nạn nhân Nguyễn Công Nhật cho thấy “một bên đầu gối
bị sưng lên to như quả chanh, trên ngực có hai vết bầm tím to, bộ hạ bị trầy da
bì diện rộng, dương vật bị máu chảy, hai hố chậu xuất hiện 2 vết màu xanh lục
diện rộng, màu xanh lúc trong quá trình bị thối rữa...”
Bà
Thái Thị Lượm, mẹ nạn nhân Nhựt, cũng cho hay một bác sĩ khám nghiệm pháp y nói
với bà là “trên cơ thể Nhựt bị bầm tím nhiều nơi, hai tinh hoàn bị dập và quần
soóc anh Nhựt đang mặc thì đẫm máu đã bị kiến bâu nhiều.”
Ðó
là những dấu hiệu nhục hình “ngoại lực từ bên ngoài” mà 3 cán bộ công an điều
tra của công an huyện Bến Cát “tác động” dẫn đến cái chết oan khuất của Nguyễn
Công Nhựt có thể dễ dàng kết luận. Nhưng từ địa phương tới trung ương, tất cả
các lời kết luận từ phía nhà cầm quyền đều hoàn toàn nói Nhựt đã “tự tử.”
Sau
nhiều lần khiếu nại, tố cáo và đòi điều tra truy tố những người đã gây ra cái
chết của chồng ở Bình Dương không có kết quả, bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền đã ra
tận Hà Nội hơn chục lần để tố cáo và đòi công lý cho chồng ở nhiều cơ quan khác
nhau tại cấp trung ương. Với sự trợ giúp pháp lý của Luật Sư Trần Ðình Triển,
bà đã nộp đơn thư khiếu nại và tố cáo lần thứ 11 ngày 18 tháng 11, 2011 tại
“Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.”
Theo
bản tin báo Người Lao Ðộng, để xác định nguyên nhân anh Nhựt chết, “Cơ quan
điều tra Viện KSND Tối Cao đã quyết định trưng cầu Viện Pháp Y Quân Ðội-Bộ Quốc
Phòng giám định lại hồ sơ khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.” Ðể rồi,
kết luận cũng vẫn chỉ là Nguyễn Công Nhựt chết do “tự tử vì ân hận và lo sợ.”
Chứng
cứ được phía công an Bến Cát dẫn ra là bức thư gửi vợ trước khi “tự tử” nói
rằng anh hối hận “làm trái quy trình xuất lốp xe của công ty, vô tình tạo điều
kiện cho các đối tượng trong công ty câu kết trộm cắp lốp xe.”
Nhưng
bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền đưa bút tích với nét chữ viết của chồng để chứng minh
chữ viết trong thư “tuyệt mệnh” là thư giả, nét chữ khác. Cũng như vụ “tự tử”
chỉ là dựng hiện trường giả nhằm che đậy cho hành động giết người của công an
huyện Bến Cát.
“Một
lần nữa tôi khẳng định chồng tôi không tự tử vì sợ tội, bởi anh chẳng có tội gì
để mà sợ. Nếu là tình nguyện hợp tác điều tra, sao công an tịch thu điện thoại
của anh không cho gọi về gia đình, đến giờ vẫn chưa trả cho tôi? VKSND Tối Cao
kết luận nhiều vấn đề chưa được chính xác, tôi sẽ kiến nghị lên thủ tướng chính
phủ và Quốc Hội làm rõ vấn đề này.” Báo Người Lao Ðộng dẫn lời bà Nguyễn Thị
Thanh Tuyền bình luận về cái bản “kết luận” của “Cơ quan điều tra Viện Kiểm Sát
Nhân Dân Tối Cao.”
Trong
bản kết luận này, chỉ thấy nhẹ nhàng trách cứ công an Bến Cát “lưu giữ anh Nhựt
tại công an Bến Cát là nhằm bảo vệ người tố giác tội phạm và thuận lợi cho quá
trình điều tra” là “không có cơ sở.” Bởi vì việc lưu giữ 5 ngày “không có lệnh
tạm giữ, tạm giam, không thông báo cho VKSND huyện Bến Cát là hình thức câu
lưu, hạn chế quyền tự do của công dân là việc làm chưa đúng quy định của pháp
luật.”
Từ
sự trách cứ nhẹ nhàng kiểu phủ bênh phủ huyện bênh huyện này, cơ quan “tối cao”
vừa nói “quyết định không khởi tố vụ án hình sự về tội ‘Bắt giữ người trái pháp
luật’ nhưng kiến nghị giám đốc công an tỉnh Bình Dương tổ chức kiểm điểm, xử lý
các vi phạm của lãnh đạo, điều tra viên, cán bộ công an huyện Bến Cát theo đúng
quy định của pháp luật và thông báo rút kinh nghiệm chung trong toàn lực lượng
công an tỉnh Bình Dương để phòng ngừa các vi phạm, tội phạm trong hoạt động tư
pháp.”
Nguyễn Công Nhựt là một trong 9 người
dân bị công an CSVN đánh chết trong khi giam giữ điều tra trong năm 2011. Chỉ
có Nguyễn Văn Ninh, trung tá công an đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng tại bến xe
Giáp Bát, Hà Nội, trước sự chứng kiến của nhiều người là bị án tù nhẹ nhàng,
còn tất cả đều được bao che, thoát tội.
(TN)
No comments:
Post a Comment