Trọng Nghĩa - RFI
Thứ ba 28 Tháng
Tám 2012
Dù đã được giới quan sát chờ đợi từ lâu, nhưng mãi tới tối hôm qua 27/08/2012, quyết định cải tổ nội các của Tổng thống Miến Điện Thein
Sein mới được chính thức loan báo. Đây là một cuộc cải tổ được đánh giá là khá mạnh mẽ, với nhiều nhân vật theo
xu hướng cách tân được cử vào những vị trí then chốt trong
chính quyền, thay thế các nhân vật nổi tiếng là bảo thủ. Quyết định cải tổ nội các được đưa ra
sau nhiều dấu hiệu căng thẳng giữa phe chủ trương cải cách và phe bảo thủ chống lại việc thay đổi quá nhanh.
Theo giới phân tích, ý muốn đẩy mạnh tiến trình cải cách đất nước của Tổng thống Thein Sein được thể hiện qua việc bốn bộ trưởng quan trọng được đề bạt vào văn phòng tổng thống, một động thái
nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ ban hành các biện pháp cải cách, đặc biệt trong hai lãnh vực thiết yếu là kinh tế và giải quyết tranh chấp giữa các sắc tộc.
Những người vừa được đề bạt bao gồm ông Aung Min, Bộ trưởng Bộ Hỏa xa, vốn đã đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc đàm phán việc ngưng bắn với các lực lượng nổi dậy thuộc các sắc dân thiểu số ở Miến Điện. Ngoài ra còn có Bộ trưởng Tài chính Hla Tun và Bộ trưởng Công nghiệp Soe Thein, hai gương mặt then chốt trong việc cải tổ kinh tế.
Trong chiều ngược lại, một trong những gương mặt bảo thủ tiêu biểu đã bị gạt qua một bên trong cuộc cải tổ nội các. Đó là ông Kyaw San, rất thân cận cựu lãnh đạo Miến Điện Than
Shwe, và từng giữ chiếc ghế Bộ trưởng Thông tin trong một thời gian dài. Ông bị xuống cấp, chuyển qua làm Bộ trưởng đặc trách hợp tác xã, một chức vụ có thể bị dẹp bỏ một cách dễ dàng.
Bộ trưởng Lao động trước đây, Aung Kyi, người từng đặc trách liên lạc với bà Aung San Suu Kyi thời bà còn bị quản thúc, sẽ thay thế ông Kyaw San. Quyết định này đã được phe đối lập Miến Điện rất hoan nghênh.
Theo chuyên gia Miến Điện Aung Naing Oo, thuộc Viện Phát triển Vahu do người Miến Điện lưu vong thành lập ở Thái Lan, việc «
tập trung các bộ trưởng chủ trương cải cách vào văn phòng tổng thống là một dấu hiệu cho thấy là ông Thein Sein muốn tăng tốc độ nhân một đợt cải cách thứ hai. »
Giáo sư Pháp Renaud Egreteau, giảng dạy tại Đại học Hồng Kông, cũng đánh giá : « Khi quy tụ quanh mình những người thân cận và những cựu sĩ quan trung thành, ông Thein Sein đang thành lập một nội các nhỏ bên trong một chính phủ rộng lớn hơn... Điều này sẽ cho phép ông tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực cải tổ, đặc biệt trong kinh tế và các vấn đề sắc tộc ».
Xin nhắc lại từ khi lên làm Tổng thống Miến Điện vào năm ngoái, ông Thein
Sein đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách mạnh mẽ bất ngờ, như trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị, cho phép lãnh tụ đối lập Aung San
Suu Kyi vào Quốc hội, trong cuộc bầu cử bổ sung, cởi trói dần dần cho ngành báo chí….
Thế nhưng, theo giới quan sát, các tiến bộ trên bình diện lập pháp lại chậm hơn, do cuộc đấu tranh quyền lực giữa Phủ Tổng thống và Quốc hội.
Tháng Sáu vừa qua, Tổng thống Thein Sein đã cam kết đặt kinh tế vào trọng tâm đợt cải cách sắp tới của ông, với mục tiêu đạt mức tăng trưởng 7,7%
trong năm năm sắp tới đây bằng cách thu hút đầu tư ngoại quốc. Thế nhưng, bộ luật đầu tư nước ngoài, yếu tố then chốt trong chính sách mới lại bị trì hoãn ở Quốc hội.
Theo ông Sean Turnell, thuộc Đại học Macquarie ở Sydney, bộ luật về đầu tư nước ngoài, đã vấp phải sự chống đối từ những nhóm đặc quyền tại Miến Điện từ thời chế độ quân sự, không muốn thấy quyền lợi của mình bị mất đi.
Đối với giới chuyên gia phân tích, việc tập trung quyền lực trong tay chính phủ mà ông Thein Sein vừa tiến hành là nhằm đẩy nhanh
việc thông qua các luật lệ đang bị ngăn chặn tại Quốc hội.
Cuộc cải tổ nội các cũng đưa vào chính phủ một số người thuộc xã hội dân sự, trong đó có một người được cử là cố vấn kinh tế, một vai trò rất quan trọng. Các nhà quan sát xem đấy là một dấu hiệu khác cho thấy là Miến Điện ngày càng mở cửa thêm trong địa hạt chính trị.
Ông Kim Maung Swe, một dân biểu đối lập, chủ tịch Đảng Lực lượng Dân chủ Quốc gia, của các thành viên ly khai khỏi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, công nhận : « Khi mà chúng
tôi thấy có những gương mặt mới, thì chúng tôi có thể xác định rằng đó là một phần của tiến trình cải tổ ».
----------------------------------
Thụy My - RFI
Thứ ba 28 Tháng
Tám 2012
AFP hôm nay 28/08/2012 dẫn nguồn tin từ chính quyền Miến Điện cho biết, Miến Điện đã xóa tên 2.000 người khỏi danh sách đen của cơ quan xuất nhập cảnh, với hy vọng khuyến khích những người Miến Điện đang sinh sống ở nước ngoài tham gia tiến trình cải cách.
Một viên chức Bộ Thông tin giải thích với AFP là : « Những người được xóa tên khỏi danh sách là những công chức đã bỏ đi khỏi Miến Điện từ lâu. Có 6.000 công chức bị ghi tên vào danh sách này, và nay thì 2.000 người đã được xóa tên. Họ có thể tự do trở về nước. Chính phủ sẽ quyết định sau, xem có thể xóa tiếp tên những người khác nữa hay không ».
Nhiều triệu người đã chạy khỏi Miến Điện, đất nước từ đầu thập niên đã bị đặt dưới quyền một tập đoàn quân sự độc tài, tham nhũng và quản lý rất tồi. Rất nhiều trí thức, kỹ sư và những viên chức có trình độ đã ra đi.
Làn sóng di tản đã tăng nhanh sau vụ trấn áp cuộc nổi dậy của sinh viên vào năm 1988, mà đa số nạn nhân là các nhà báo và giáo sư đại học.
Nhưng từ tháng 3/2011, tập đoàn quân sự đã trao lại quyền hành cho cựu tướng lãnh Thein Sein, người đã trở thành một tổng thống cải cách của một chính quyền dân sự. Chế độ mới đã trả tự do cho hàng trăm nhà ly khai, cho phép nhà đối lập Aung San Suu Kyi ứng cử Quốc hội và trở thành dân biểu.
Tháng Năm vừa qua trên báo chí chính thức, ông Thein Sein đã đưa ra lời kêu gọi đến cộng đồng người Miến Điện ở khắp nơi, hứa hẹn sẽ tạo điều kiện cho họ hội nhập vào nền kinh
tế, sau nửa thế kỷ đất nước bị giới quân nhân và các tay sai vơ vét tài nguyên.
--------------------------------------
Thanh Hà - RFI
Thứ ba 28 Tháng
Tám 2012
Trên đây là nhận định của tổ chức Bác sĩ Nhân quyền trong báo cáo vừa công bố ngày 28/08/2012. Theo tổ chức này, bất chấp hiệp ước ngưng bắn giữa chính quyền Miến Điện với phe nổi dậy thuộc sắc tộc Karen, các vụ bạo hành vẫn tiếp diễn.
Căn cứ trên một cuộc điều tra được thực hiện trong thời gian từ tháng Giêng 2011 đến tháng Giêng 2012, một phần ba trên tổng số 665 gia đình được tham khảo ý kiến cho rằng chính quyền Miến Điện tiếp tục uy hiếp thường dân, chủ yếu dưới hình thức cưỡng bức lao động để phục vụ quân đội.
Có 1,3 % các gia đình được tham khảo cho biết là nạn nhân của các vụ cưỡng hiếp và bắt cóc. Quân đội Miến Điện thường xuyên bị tố cáo tuy nhiên tổ chức Bác sĩ Nhân quyền trong buổi họp báo hôm nay cũng nhìn nhận là các thành phần nổi dậy cũng có nhiều vi phạm.
Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền nói trên, dân cư ở các khu vực gần các hầm mỏ, đường ống dẫn khí đốt hay các công trình xây dựng thường bị đe dọa nhiều hơn. Ngay cả khi không còn xung đột, tình trạng cưỡng bức và các vụ chà đạp nhân quyền vẫn xảy ra chủ yếu vì lý do phát triển kinh tế.
AFP nhắc lại người thiểu số thuộc sắc tộc Karen liên tục chống đối chính quyền từ năm 1949. Phần lớn sống tại vùng sát biên giới Thái Lan. Tháng Giêng vừa qua, lực lượng vũ trang Karen KNU đồng ý ký kết một hiệp ước ngưng bắn với Naypyidaw. Hiệp uớc nói trên làm lóe lên tia hy vọng hòa bình. Tuy nhiên theo lời một thành viên đã đóng góp vào báo cáo của tổ chức Bác sĩ Nhân quyền, thỏa thuận ngưng bắn nói trên không bảo đảm đem lại hòa bình một cách lâu dài và không bảo đảm cải thiện tình trạng nhân quyền cho
người dân Karen.
điêu khắc chân mày ở đâu đẹp
ReplyDeletephun môi vi chạm
phun moi vi cham
cấy chân mày
cay chan may
cấy chân mày nam
cay chan may nam
cấy chân mày nữ
cay chan may nu
phun mày tán bột