BBC
Cập nhật: 15:46 GMT -
thứ sáu, 31 tháng 8, 2012
Tiến sỹ Jonathan Pincus, cố vấn chương trình
Việt Nam của trường Havard Kennedy, đã có bài viết với tựa đề "Đợt trấn
áp của Việt Nam sẽ đi xa tới đâu?" trên trang blog Beyond Brics của
báo Financial Times.
BBCVietnamese.com
xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết này
Thị
trường tài chính của Việt Nam biến động mạnh tuần trước sau vụ bắt hai doanh
nhân có tiếng tăm liên quan đến Ngân hàng thương mại Á Châu (ACB), một trong
những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.
Nguyễn Đức Kiên, người đồng sáng
lập ACB và hiện vẫn đóng vai trò cổ đông bị bắt tại Hà Nội vào ngày 20/8.
Ba
công ty mà ông Kiên sở hữu bị cho là đã mua chứng khoán ngân hàng bằng các
khoản vốn sử dụng cho đầu tư bất động sản.
Ông
Kiên được xem là người nổi tiếng tại Việt Nam với tư cách chủ của Câu lạc bộ
bóng đá Hà Nội và đồng thời là chủ của công ty đang vận hành giải bóng đá trong
nước.
Ông
Kiên cũng được biết đến như là một người thân cận với phe của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng.
Lý Xuân Hải, người từ nhiệm vị
trí giám đốc điều hành ACB vào ngày 23/8, bị bắt trong cùng ngày vì tội
"vi phạm quy định Nhà nước về quản lý kinh tế".
Trấn áp trên diện rộng
Tin
đồn nổi lên ở Việt Nam rằng những vụ bắt bớ có liên quan đến xung đột chính trị
phía bên trong Đảng Cộng sản và bằng chứng được tích lũy đang chỉ ra rằng một
cuộc thanh lọc trên diện rộng với những sai phạm của các tập đoàn đang được
tiến hành.
Những
dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi đi kèm với vụ bắt ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch của Tập đoàn đóng tàu bị phá sản của Nhà
nước vào năm 2010, Vinashin.
Ông
Bình và tám lãnh đạo khác của Vinashin bị buộc tội đã sử dụng trái phép nguồn
vốn Nhà nước vào hồi đầu năm này.
Vào
tháng Năm, cảnh sát công bố lệnh bắt ông Dương
Chí Dũng, Chủ tịch của Tập đoàn đóng tàu thua lỗ của Nhà nước Vinalines.
Mặc
dù ông Dũng vẫn chưa bị bắt, chín lãnh đạo khác của Vinalines đã bị bắt và buộc
tội sử dụng trái phép nguồn vốn Nhà nước.
Giới
báo chí liên tục đưa tin về việc những nhà tài phiệt kém nổi tiếng hơn bị bắt,
thường với tội danh vi phạm quy định ngành ngân hàng hoặc những sai phạm khác.
Tin
đồn cũng xoay quanh vụ bắt bớ những lãnh đạo nổi tiếng của các tập đoàn khác.
Rõ
ràng là không hề thiếu ứng cử viên ở đây.
Quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam cực
kỳ yếu kém, và không ở đâu yếu kém bằng ngành ngân hàng.
Những
người chủ ngân hàng đầu tư vào các ngân hàng nhỏ hơn và hàng loạt các quỹ cũng
như các công ty đầu tư cho các doanh nghiệp liên quan vay nợ và thậm chí đươc quản
lý trực tiếp bởi các cổ đông ngân hàng.
Một
số tập đoàn Nhà nước đã chiếm vị trí trong các ngân hàng cổ phần hoặc tự mở
ngân hàng riêng của mình và hướng các khoản vay về công ty con của mình.
Không
thiếu những 'ứng cử viên' cho danh sách thành phần sai phạm trong quản lý kinh
tế của Chính phủ Việt Nam
Một
trong những số này là các công ty cổ phần hợp tác mà ít nhất là chịu quản lý
một phần bởi những lãnh đạo của Tập đoàn Nhà nước.
Sự
sở hữu chéo và những khoản vay có liên quan đến nhau đã đóng góp trực tiếp vào
tăng trưởng tín dụng bất thưởng của Việt Nam, cũng như tỷ lệ khối nợ xấu cao
ngất.
Chất
lượng của vốn ngân hàng cũng là một điều đáng nghi vấn., vì những người chủ
ngân hàng có những sở hữu và khoản vay ngầm từ chính quyền để đạt được yêu cầu
vốn.
Một
số những Tập đoàn Nhà nước đang bơi trong nợ.
Dựa
theo thống kê của Bộ Tài Chính, nợ tại Tập đoàn điện EVN đã vượt qua mức 12,5
tỷ đôla trong năm 2010, thống kê gần nhất được công khai.
Tập
đoàn xây dựng Sông Đà cũng đã báo cáo khoản nợ gấp chín lần giá trị tài sản
trong cùng năm.
Hiện
tại, Tập đoàn Sông Đà đang tiến hành tái cơ cấu với sự hậu thuẫn qua các khoản
tiền được bơm vào từ Ngân hàng phát triển Á Châu.
Những
ứng cử viên còn có Petrolimex,
tập đoàn độc quyền về xăng dầu, và Tập đoàn phát triển Nhà và Đô thị.
Không hợp lý
Những
tập đoàn Nhà nước ngập nợ và không sinh lời mang rắc rối đến cho các ngân hàng
cho vay, vốn hầu hết là những ngân hàng thương mại của Nhà nước. Khi bụi đã
được phủ sạch, họ cần đươc tái huy động vốn.
Vì
vậy, Chính phủ có rất nhiều lý do để làm sạch ngành ngân hàng, cho dù điều này
có nghĩa là đánh động các thế lực trong thị trường tài chính.
Cũng
không bất ngờ khi động thái đầu tiên của Chính phủ, đó là đưa vấn đề ra dưới
dạng xử lý pháp luật, dù gì đi nữa đây vẫn là một Chính phủ đóng vai trò đặc vụ
kiểm soát nền kinh tế ở các cấp Trung ương cho đến cấp tỉnh.
Tuy
nhiên chỉ tội phạm hóa sự vi phạm đối với quy định ngành ngân hàng làm dấy lên
hai giả thiết không hợp lý đối với Việt Nam:
Thứ
nhất, điều này dựa trên giả thiết rằng Chính phủ, hoặc các cơ quan chính phủ
không hề dính líu đến, hoặc ít nhất là ngấm ngầm liên quan đến trong việc xây
dựng những mối quan hệ bất hợp pháp giữa các tổ chức tài chính và những hoạt
động bất hợp pháp khác.
Thứ
hai, điều này có nghĩa là việc vi phạm không được liệt vào đặc thù của những tổ
chức tài chính lớn và nhỏ, đồng thời cho rằng những sai phạm có thể diễn ra mà
không ảnh hưởng đến sự vận hành của cả hệ thống. Điều này có thể là quá lạc
quan.
Minh
bạch và đáng tin cậy là hai yếu tố chính trong việc xác định và giảm sai phạm
ngành ngân hàng cũng như rủi ro trong hệ thống.
Việc
xem những vấn đề này là như là vấn đề an ninh quốc gia sẽ không giúp thực hiện
được những mục tiêu nói trên.
Câu
hỏi ở đây là việc liệu có hay không các cử tri trong chính phủ ủng hộ sự thống
kê nghiêm ngặt hơn, các chuẩn mực báo cáo cao hơn, cũng như việc liệu hệ thống
báo chí lợi hại của Việt Nam có được bật đèn xanh để báo cáo tham nhũng ở cả
khu vực tư doanh và quốc doanh hay không.
No comments:
Post a Comment