“Tôi nên từ bỏ đảng Cộng sản sớm hơn,” Gorbachev
Jonathan Steele
Jonathan Steele
Trà Mi lược dịch
10-08-2012
Cựu
Chủ tịch Liên Xô nhìn lại vai trò của mình trong sự sụp đổ của Liên Xô cách đây
20 năm trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ The Guardian
Các chính trị gia hiếm khi nhận lỗi, nhưng Mikhail Sergeyevich Gorbachev luôn luôn là người của lớp khác. Vì vậy, không ngạc nhiên, khi nhìn lại sáu năm hỗn loạn lãnh đạo Liên Xô, ông sẵn sàng để kể lại những lỗi lầm ông đã phạm phải.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ The Guardian, ông đã kể ra ít nhất năm lỗi lầm của mình. Những lỗi lầm này không chỉ đưa đến sự sụp đổ của chính ông cách đây 20 năm, mà còn mang lại sự sụp đổ của Liên Xô và đem lại nền kinh tế tự do không kiểm soát đã biến một số người Nga thành tỷ phú trong khi đưa hàng triệu người khác vào cảnh đói nghèo.
Các chính trị gia hiếm khi nhận lỗi, nhưng Mikhail Sergeyevich Gorbachev luôn luôn là người của lớp khác. Vì vậy, không ngạc nhiên, khi nhìn lại sáu năm hỗn loạn lãnh đạo Liên Xô, ông sẵn sàng để kể lại những lỗi lầm ông đã phạm phải.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ The Guardian, ông đã kể ra ít nhất năm lỗi lầm của mình. Những lỗi lầm này không chỉ đưa đến sự sụp đổ của chính ông cách đây 20 năm, mà còn mang lại sự sụp đổ của Liên Xô và đem lại nền kinh tế tự do không kiểm soát đã biến một số người Nga thành tỷ phú trong khi đưa hàng triệu người khác vào cảnh đói nghèo.
Gorbachev trông có vẻ thoải mái, vui vẻ, nhưng thỉnh thoảng vẫn
còn nét cay đắng, đặc biệt khi nói đến kẻ thù không đội trời chung, Boris
Yeltsin, hoặc khi ông mô tả lại những kẻ âm mưu đảo chánh đã quản thúc ông tại
gia ở Crimea trong cuộc đảo chính thất bại 20 năm trước.
“Họ muốn chọc tức tôi để gây chiến và ngay cả một cuộc đấu súng và có thể đã dẫn đến cái chết của tôi,” ông nói.
Khi được hỏi những điều hối tiếc nhất, ông trả lời không do dự: “Thực tế là tôi đã cố gắng quá lâu để đổi mới đảng Cộng sản.” Ông đã nên từ chức vào tháng 4 năm 1991, Gorbachev nói, và thành lập một đảng dân chủ để đổi mới vì Cộng sản đã chận đứng tất cả các thay đổi cần thiết.
Nhận định này sẽ được các sử gia quan tâm đặc biệt vì đây là lần đầu tiên Gorbachev công nhận rằng ông đã nên rời bỏ Đảng Cộng sản vài tháng trước khi có cuộc đảo chính tháng 8 năm 1991. Trong cuốn hồi ký, xuất bản vào năm 1995, ông đã không nói đến điều này.
Vào mùa xuân năm 1991, Gorbachev đã bị kẹt giữa hai xu hướng mạnh làm ông khó cựa quậy được. Một bên là nhóm bảo thủ và phản động trong đảng đã luôn cố gắng để đảo ngược chính sách của ông, một bên là nhóm cấp tiến, những người muốn lập một hệ thống đa đảng và đưa đất nước theo hướng đổi mới [kinh tế] thị trường.
Cuộc đụng độ xảy ra tại một phiên họp của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản vào tháng 4 năm 1991. Tại một cuộc họp Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản, một số diễn giả kêu gọi tuyên bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng lại việc kiểm duyệt. Theo hồi ký của ông, Gorbachev đã phản ứng mạnh: “Mỵ dân như thế đủ rồi. Tôi từ chức.”
Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, ông giải thích những gì đã xảy ra một cách chi tiết: “Bộ Chính trị [cơ quan quyết định cao nhất trong ủy ban trung ương] đã đi vào một cuộc họp ba giờ mà không có tôi; tôi được biết họ chỉ trích tôi và thảo luận lan man. Ba tiếng đồng hồ sau họ mời tôi trở lại và yêu cầu tôi rút lại đơn từ chức của tôi. Trong thời gian đó nhóm người ủng hộ tôi trong Ủy ban Trung ương đã lập ra một danh sách và hơn một trăm người ủng hộ ý tưởng lập ra một đảng mới.”
Khi Ủy ban Trung ương tiếp tục phiên họp, khung cảnh đã dịu lại, Gorbachev rút lời từ chức của ông và không ai muốn biểu quyết vấn đề này. (Ngay cả khi đã từ chức khỏi Đảng, ông sẽ vẫn là Chủ tịch Xô Viết). Trong hồi ký của ông, Gorbachev đã viết, “Hôm nay tôi thường tự hỏi liệu tôi đã nên quyết đòi từ chức Tổng Bí thư. Một quyết định như vậy cũng có thể thích hợp hơn cho cá nhân tôi. Nhưng tôi lại cảm thấy tôi không có quyền ‘từ bỏ đảng’.” Đảng Cộng sản đã cai trị nước Nga từ năm 1917 và thật khó cho bất cứ ai ở Nga, nhất là một quan chức với toàn bộ sự nghiệp của mình là người làm việc cho Đảng, có thể tưởng tượng Đảng sẽ không còn quyền lực.
Ngày nay, nghi ngờ của Gorbachev đã biến mất. “Tôi nghĩ rằng tôi nên dùng cơ hội đó để thành lập một đảng mới và khẳng định sự từ chức với đảng Cộng sản. Điều này đã trở thành một lực cản về mặt cải cách mặc dù nó đã đưa đến đổi mới. Nhưng tất cả họ đều nghĩ rằng những đổi mới chỉ cần có vẻ bề ngoài. Họ nghĩ rằng sơn mặt tiền là đủ, khi thực sự vẫn còn đầy lộn xộn bên trong tòa nhà cũ.”
Hối tiếc thứ hai của ông, ông nói rằng ông đã không bắt đầu đổi mới Liên Xô và trao nhiều quyền hơn cho 15 nước cộng hòa trong liên bang sớm hơn. Đến lúc ông bắt đầu suy nghĩ về việc tạo ra một liên bang cởi mở hơn vào năm 1991 thì ba nước Baltic đã tuyên bố độc lập. Máu đã chảy ở Lithuania và Azerbaijan ở vùng Caucasus. Dưới quyền lãnh đạo đầy tham vọng của Boris Yeltsin, Nga, nước cộng hòa lớn nhất, phô diễn sức mạnh của mình và đòi quyền kiểm soát ngân sách của Liên Xô nhiều hơn. Một số nhà phân tích nói rằng toàn bộ hệ thống của Liên Xô không thể đổi mới và bất kỳ thay đổi nào cũng sẽ dẫn đến một quá trình chuyển đổi ngày càng mạnh và không thể ngăn cản được. Đó là điều không thể tránh khỏi, theo phân tích này, thì Gorbachev đã hoàn toàn mất quyền kiểm soát.
Một phần vì cá tính hào phóng, và hạnh với phúc cuộc sống gia đình (cho đến khi vợ của ông là Raisa Maximovna qua đời vì bệnh bạch cầu năm 1999), Gorbachev vẫn còn là một người lạc quan. Thất bại không làm ông cay đắng hay trở thành hoài nghi. Ông lập luận rằng tất cả các vấn đề Liên Xô đã nằm trên biên của giải đáp cho đến khi cuộc đảo chính tháng 8 năm 1991 kéo các lực lượng cạnh tranh vào một sôi nổi mới.
Đảng Cộng sản đã đến lúc dự thảo một chương trình mới vào tháng 11 năm 1991. Quốc hội đã thông qua một “kế hoạch chống khủng hoảng” để đẩy mạnh cải cách kinh tế. 12 nước cộng hòa của Liên Xô vẫn còn sau khi các Baltics tách ra đã chấp nhận các văn bản của một hiệp ước mới sẽ cho họ có quyền tự chủ chính trị và kinh tế hơn trong khi việc quốc phòng, ngoại giao vẫn thuộc chính phủ Xô Viết. Hiệp ước đã được chuẩn bị ký kết vào ngày 20 tháng 8.
“Lúc này tôi đã làm một sai lầm. Tôi đã đi nghỉ mát. Tôi có thể không cần 10 ngày nghỉ ... Tôi đã sẵn sàng bay tới Moscow để ký hiệp ước,” ông nói. Nhưng vào ngày 18 tháng 8, một nhóm người không được mời đã đến. “Tôi nhấc điện thoại và hỏi những họ là ai và ai đã gời họ đến, nhưng không có đường giây. Điện thoại của tôi đã bị cắt đứt.”
Gorbachev là với vợ, con gái Irina và gia đình cô trong một biệt thự của chính phủ ở Foros trên bờ Biển Đen. Tòa nhà được canh gác ba ngày cho đến khi cuộc đảo chính sụp đổ vì sức đề kháng của Yeltsin, chia rẽ ở trong quân đội, và bất đồng nội bộ giữa các nhóm đảo chánh tất cả đều là các Bộ trưởng, quan chức cao cấp của đảng Cộng sản.
Gorbachev mạnh mẽ bác bỏ thuyết cho rằng ông đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chánh. “Mọi người đã sai khi cho rằng Gorbachev vẫn còn có thông tin liên lạc và ông đã tổ chức tất cả mọi thứ. Họ nói rằng Gorbachev nghĩ rằng ông sẽ trở thành người chiến thắng, dù bất cứ điều gì đã xảy ra. Volys, hoàn toàn vô lý,” Gorbachev nói. “Những người này muốn lật đổ lãnh đạo và giữ lại hệ thống cũ. Đó là những gì họ muốn. Họ yêu cầu tôi viết một tuyên bố yêu cầu được giải nhiệm Chủ tịch vì vì bệnh tật.”
Raisa Maximovna giữ một cuốn nhật ký trong thời gian quản gia đình bị quản thúc tại gia. Trong đó, bà thông báo rằng Gorbachev đã cảnh cáo nhóm lính gác là ông sẽ có “biện pháp cực đoan” nếu liên lạc với thế giới bên ngoài không được khôi phục.
Đây là cú tháu cáy, Gorbachev nói với tôi. “Đó là một phần của thủ đoạn của tôi ... Tôi chỉ muốn gây áp lực với họ, nhưng tôi muốn tránh khiêu khích họ ... biện pháp cực đoan của tôi là ngoại giao và chính trị. Tôi đã có thể thắng trí bọn họ. Nếu không có thay đổi tại Moscow, tôi đã không biết phải làm gì. Nhưng tại Moscow, người dân phản đối. Họ được Yeltsin dẫn đầu và đây là lý do tại sao chúng tôi phải ghi công và trao quyền cho Yeltsin. Yeltsin đã làm đúng.”
Là một trong những phóng viên của The Guardian Moscow trong cuộc đảo chính, tôi nhắc với Gorbachev, rằng Yeltsin kêu gọi tổng đình công đã không ai chịu nghe và nhiều người Nga trong tuyệt vọng, cảm thấy cuộc đảo chính sẽ thành công. Các thế hệ lớn tuổi nhớ nhóm bảo thủ ngày trước đã dễ dàng loại bỏ Khrushchev và mang thời đại của gột rửa Stalin đến kết thúc vào năm 1964. Tôi hỏi Gorbachev điều gì sẽ xảy ra nếu nhóm đảo chính đã bắt Yeltsin cũng như Gorbachev ngay lúc đầu. Họ có thể đã giành được chiến thắng?
Cựu lãnh đạo Liên Xô cho biết, câu hỏi giả thuyết ít có giá trị. Cân bằng lực lượng như vậy nên cuộc đảo chính đã bị tiêu diệt bất kỳ nhóm đảo chính đã làm gì. Nhóm âm mưu đảo chính đã bối rối vì sức đề kháng và từ chối từ chức Chủ tịch của Gorbachev. Ông cũng chỉ ra rằng các lực lượng đặc biệt đã nổi loạn khi được lệnh xông vào Nhà Trắng nơi Yeltsin đã được hàng ngàn người ủng hộ bao quanh.
Gorbachev liệt kê một số thành tựu ông tự hào nhất, bắt đầu với một từ: “Perestroika.”
Có nghĩa là tái cấu trúc, perestroika là chương trình cải cách hệ thống chính trị và kinh tế của Liên Xô do Gorbachev thiết lập ngay sau khi ông lên nắm quyền vào tháng 3 năm 1985. Nhưng nó cũng liên quan đến việc cơ cấu lại các quan hệ quốc tế về giải trừ vũ khí hạt nhân, từ chối can thiệp tại nước ngoài và công nhận rằng các siêu cường cũng đang sống chung trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia là một hòn đảo hay nên hành động đơn phương.
Chính sách mới không-can-thiệp của Liên Xô cho phép các mước Đông Âu có thể thay đổi chế độ nội bộ bằng phương tiện hòa bình. “Những gì chúng tôi đã có thể đạt được trong nước và trên trường quốc tế có tầm quan trọng rất lớn. Nó xác định trước các sự kiện đi đến sự kết thúc chiến tranh lạnh, chuyển hướng tới một trật tự thế giới mới, và mặc dù tất cả mọi thứ, đẩy phong trào dần dần đi từ một nhà nước độc tài toàn trị một nền dân chủ.”
Gorbachev đã không bao giờ hòa giải được với chín năm quyền lực của Yeltsin mà ông xem như là một thời gian hỗn loạn. Ông cũng không ưng thỏa thuận của Yeltsin với các nhà lãnh đạo Ukraine và Belarus tuyên bố Liên Xô đã chết trong tháng 12 năm 1991. Ông nghĩ mình đã nên loại Yeltsin ra khỏi chính trường vài năm trước khi Yeltsin trở thành một đối thủ trực tiếp. “Tôi đã có thể quá tự do và dân chủ trong ứng xử với Yeltsin. Đáng lẽ tôi đã nên gửi ông ấy đi làm Đại sứ tại Vương quốc Anh hoặc có thể làm Đại sứ tại một thuộc địa cũ của Anh,” ông nói.
Ông ca ngợi Putin khôi phục lại sự ổn định ban đầu cho đến khoảng năm 2006. Mặc dù Putin đã sử dụng một số phương pháp độc tài, chấp nhận được trong quan điểm của Gorbachev. “Nhưng sau đó đến khi tôi thấy ông ấy thay đổi hệ thống bầu cử, bãi bỏ các cuộc bầu cử thống đốc vùng của Nga và loại bỏ các khu vực bầu cử chỉ có một dân biểu. Có khoảng 20 thay đổi mà tôi không thể ủng hộ,” ông nói thêm.
Khi cuộc phỏng vấn một giờ gần kết thúc, tôi đã yêu cầu cựu Chủ tịch Liên Xô nói về sự thay đổi ở Trung Quốc, nhà nước cộng sản lớn nhất thế giới hiện nay. Gorbachev có quan điểm dài của lịch sử nhưng chắc chắn rằng đổi mới ở đó là điều không thể tránh khỏi. Bất kỳ đề nghị nào cho rằng ông đã nên đi theo Trung Quốc bằng cách bắt đầu với cải cách kinh tế hơn là đổi mới chính trị là sai, ông nói.
“Không có gì có thể xảy ra tại Liên Xô đã nếu chúng tôi đã làm như thế [đổi mới kinh tế trước khi đổi mới chính trị]. Người dân đã bị cô lập hoàn toàn trong mọi quyết định. Đất nước của chúng tôi là một giai đoạn phát triển khác với Trung Quốc và với chúng tôi, để giải quyết vấn đề, chúng tôi đã phải liên quan đến người dân.”
“Ông [nhà báo] có nghĩ rằng Trung Quốc sẽ có thể để tránh những lựa chọn khó khăn tương tự tại một thời điểm trong tương lai? Sẽ đến lúc họ sẽ phải có quyết định thay đổi chính trị và họ đã đến gần thời điểm đó.”
Gorbachev kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của mình vào tháng Ba năm nay ở London tại một buổi dạ tiệc tại Royal Albert Hall, do Kevin Spacey và Sharon Stone tổ chức. Một mảng các ca sĩ lập dị, đã trình diễn cho Gorbachev, như Shirley Bassey, Paul Anka, Melanie C cũng như các ban nhạc rock, Scorpions, của Đức, ban nhạc phương Tây thứ hai chơi ở Liên Xô.
“Họ muốn chọc tức tôi để gây chiến và ngay cả một cuộc đấu súng và có thể đã dẫn đến cái chết của tôi,” ông nói.
Khi được hỏi những điều hối tiếc nhất, ông trả lời không do dự: “Thực tế là tôi đã cố gắng quá lâu để đổi mới đảng Cộng sản.” Ông đã nên từ chức vào tháng 4 năm 1991, Gorbachev nói, và thành lập một đảng dân chủ để đổi mới vì Cộng sản đã chận đứng tất cả các thay đổi cần thiết.
Nhận định này sẽ được các sử gia quan tâm đặc biệt vì đây là lần đầu tiên Gorbachev công nhận rằng ông đã nên rời bỏ Đảng Cộng sản vài tháng trước khi có cuộc đảo chính tháng 8 năm 1991. Trong cuốn hồi ký, xuất bản vào năm 1995, ông đã không nói đến điều này.
Vào mùa xuân năm 1991, Gorbachev đã bị kẹt giữa hai xu hướng mạnh làm ông khó cựa quậy được. Một bên là nhóm bảo thủ và phản động trong đảng đã luôn cố gắng để đảo ngược chính sách của ông, một bên là nhóm cấp tiến, những người muốn lập một hệ thống đa đảng và đưa đất nước theo hướng đổi mới [kinh tế] thị trường.
Cuộc đụng độ xảy ra tại một phiên họp của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản vào tháng 4 năm 1991. Tại một cuộc họp Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản, một số diễn giả kêu gọi tuyên bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng lại việc kiểm duyệt. Theo hồi ký của ông, Gorbachev đã phản ứng mạnh: “Mỵ dân như thế đủ rồi. Tôi từ chức.”
Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, ông giải thích những gì đã xảy ra một cách chi tiết: “Bộ Chính trị [cơ quan quyết định cao nhất trong ủy ban trung ương] đã đi vào một cuộc họp ba giờ mà không có tôi; tôi được biết họ chỉ trích tôi và thảo luận lan man. Ba tiếng đồng hồ sau họ mời tôi trở lại và yêu cầu tôi rút lại đơn từ chức của tôi. Trong thời gian đó nhóm người ủng hộ tôi trong Ủy ban Trung ương đã lập ra một danh sách và hơn một trăm người ủng hộ ý tưởng lập ra một đảng mới.”
Khi Ủy ban Trung ương tiếp tục phiên họp, khung cảnh đã dịu lại, Gorbachev rút lời từ chức của ông và không ai muốn biểu quyết vấn đề này. (Ngay cả khi đã từ chức khỏi Đảng, ông sẽ vẫn là Chủ tịch Xô Viết). Trong hồi ký của ông, Gorbachev đã viết, “Hôm nay tôi thường tự hỏi liệu tôi đã nên quyết đòi từ chức Tổng Bí thư. Một quyết định như vậy cũng có thể thích hợp hơn cho cá nhân tôi. Nhưng tôi lại cảm thấy tôi không có quyền ‘từ bỏ đảng’.” Đảng Cộng sản đã cai trị nước Nga từ năm 1917 và thật khó cho bất cứ ai ở Nga, nhất là một quan chức với toàn bộ sự nghiệp của mình là người làm việc cho Đảng, có thể tưởng tượng Đảng sẽ không còn quyền lực.
Ngày nay, nghi ngờ của Gorbachev đã biến mất. “Tôi nghĩ rằng tôi nên dùng cơ hội đó để thành lập một đảng mới và khẳng định sự từ chức với đảng Cộng sản. Điều này đã trở thành một lực cản về mặt cải cách mặc dù nó đã đưa đến đổi mới. Nhưng tất cả họ đều nghĩ rằng những đổi mới chỉ cần có vẻ bề ngoài. Họ nghĩ rằng sơn mặt tiền là đủ, khi thực sự vẫn còn đầy lộn xộn bên trong tòa nhà cũ.”
Hối tiếc thứ hai của ông, ông nói rằng ông đã không bắt đầu đổi mới Liên Xô và trao nhiều quyền hơn cho 15 nước cộng hòa trong liên bang sớm hơn. Đến lúc ông bắt đầu suy nghĩ về việc tạo ra một liên bang cởi mở hơn vào năm 1991 thì ba nước Baltic đã tuyên bố độc lập. Máu đã chảy ở Lithuania và Azerbaijan ở vùng Caucasus. Dưới quyền lãnh đạo đầy tham vọng của Boris Yeltsin, Nga, nước cộng hòa lớn nhất, phô diễn sức mạnh của mình và đòi quyền kiểm soát ngân sách của Liên Xô nhiều hơn. Một số nhà phân tích nói rằng toàn bộ hệ thống của Liên Xô không thể đổi mới và bất kỳ thay đổi nào cũng sẽ dẫn đến một quá trình chuyển đổi ngày càng mạnh và không thể ngăn cản được. Đó là điều không thể tránh khỏi, theo phân tích này, thì Gorbachev đã hoàn toàn mất quyền kiểm soát.
Một phần vì cá tính hào phóng, và hạnh với phúc cuộc sống gia đình (cho đến khi vợ của ông là Raisa Maximovna qua đời vì bệnh bạch cầu năm 1999), Gorbachev vẫn còn là một người lạc quan. Thất bại không làm ông cay đắng hay trở thành hoài nghi. Ông lập luận rằng tất cả các vấn đề Liên Xô đã nằm trên biên của giải đáp cho đến khi cuộc đảo chính tháng 8 năm 1991 kéo các lực lượng cạnh tranh vào một sôi nổi mới.
Đảng Cộng sản đã đến lúc dự thảo một chương trình mới vào tháng 11 năm 1991. Quốc hội đã thông qua một “kế hoạch chống khủng hoảng” để đẩy mạnh cải cách kinh tế. 12 nước cộng hòa của Liên Xô vẫn còn sau khi các Baltics tách ra đã chấp nhận các văn bản của một hiệp ước mới sẽ cho họ có quyền tự chủ chính trị và kinh tế hơn trong khi việc quốc phòng, ngoại giao vẫn thuộc chính phủ Xô Viết. Hiệp ước đã được chuẩn bị ký kết vào ngày 20 tháng 8.
“Lúc này tôi đã làm một sai lầm. Tôi đã đi nghỉ mát. Tôi có thể không cần 10 ngày nghỉ ... Tôi đã sẵn sàng bay tới Moscow để ký hiệp ước,” ông nói. Nhưng vào ngày 18 tháng 8, một nhóm người không được mời đã đến. “Tôi nhấc điện thoại và hỏi những họ là ai và ai đã gời họ đến, nhưng không có đường giây. Điện thoại của tôi đã bị cắt đứt.”
Gorbachev là với vợ, con gái Irina và gia đình cô trong một biệt thự của chính phủ ở Foros trên bờ Biển Đen. Tòa nhà được canh gác ba ngày cho đến khi cuộc đảo chính sụp đổ vì sức đề kháng của Yeltsin, chia rẽ ở trong quân đội, và bất đồng nội bộ giữa các nhóm đảo chánh tất cả đều là các Bộ trưởng, quan chức cao cấp của đảng Cộng sản.
Gorbachev mạnh mẽ bác bỏ thuyết cho rằng ông đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chánh. “Mọi người đã sai khi cho rằng Gorbachev vẫn còn có thông tin liên lạc và ông đã tổ chức tất cả mọi thứ. Họ nói rằng Gorbachev nghĩ rằng ông sẽ trở thành người chiến thắng, dù bất cứ điều gì đã xảy ra. Volys, hoàn toàn vô lý,” Gorbachev nói. “Những người này muốn lật đổ lãnh đạo và giữ lại hệ thống cũ. Đó là những gì họ muốn. Họ yêu cầu tôi viết một tuyên bố yêu cầu được giải nhiệm Chủ tịch vì vì bệnh tật.”
Raisa Maximovna giữ một cuốn nhật ký trong thời gian quản gia đình bị quản thúc tại gia. Trong đó, bà thông báo rằng Gorbachev đã cảnh cáo nhóm lính gác là ông sẽ có “biện pháp cực đoan” nếu liên lạc với thế giới bên ngoài không được khôi phục.
Đây là cú tháu cáy, Gorbachev nói với tôi. “Đó là một phần của thủ đoạn của tôi ... Tôi chỉ muốn gây áp lực với họ, nhưng tôi muốn tránh khiêu khích họ ... biện pháp cực đoan của tôi là ngoại giao và chính trị. Tôi đã có thể thắng trí bọn họ. Nếu không có thay đổi tại Moscow, tôi đã không biết phải làm gì. Nhưng tại Moscow, người dân phản đối. Họ được Yeltsin dẫn đầu và đây là lý do tại sao chúng tôi phải ghi công và trao quyền cho Yeltsin. Yeltsin đã làm đúng.”
Là một trong những phóng viên của The Guardian Moscow trong cuộc đảo chính, tôi nhắc với Gorbachev, rằng Yeltsin kêu gọi tổng đình công đã không ai chịu nghe và nhiều người Nga trong tuyệt vọng, cảm thấy cuộc đảo chính sẽ thành công. Các thế hệ lớn tuổi nhớ nhóm bảo thủ ngày trước đã dễ dàng loại bỏ Khrushchev và mang thời đại của gột rửa Stalin đến kết thúc vào năm 1964. Tôi hỏi Gorbachev điều gì sẽ xảy ra nếu nhóm đảo chính đã bắt Yeltsin cũng như Gorbachev ngay lúc đầu. Họ có thể đã giành được chiến thắng?
Cựu lãnh đạo Liên Xô cho biết, câu hỏi giả thuyết ít có giá trị. Cân bằng lực lượng như vậy nên cuộc đảo chính đã bị tiêu diệt bất kỳ nhóm đảo chính đã làm gì. Nhóm âm mưu đảo chính đã bối rối vì sức đề kháng và từ chối từ chức Chủ tịch của Gorbachev. Ông cũng chỉ ra rằng các lực lượng đặc biệt đã nổi loạn khi được lệnh xông vào Nhà Trắng nơi Yeltsin đã được hàng ngàn người ủng hộ bao quanh.
Gorbachev liệt kê một số thành tựu ông tự hào nhất, bắt đầu với một từ: “Perestroika.”
Có nghĩa là tái cấu trúc, perestroika là chương trình cải cách hệ thống chính trị và kinh tế của Liên Xô do Gorbachev thiết lập ngay sau khi ông lên nắm quyền vào tháng 3 năm 1985. Nhưng nó cũng liên quan đến việc cơ cấu lại các quan hệ quốc tế về giải trừ vũ khí hạt nhân, từ chối can thiệp tại nước ngoài và công nhận rằng các siêu cường cũng đang sống chung trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia là một hòn đảo hay nên hành động đơn phương.
Chính sách mới không-can-thiệp của Liên Xô cho phép các mước Đông Âu có thể thay đổi chế độ nội bộ bằng phương tiện hòa bình. “Những gì chúng tôi đã có thể đạt được trong nước và trên trường quốc tế có tầm quan trọng rất lớn. Nó xác định trước các sự kiện đi đến sự kết thúc chiến tranh lạnh, chuyển hướng tới một trật tự thế giới mới, và mặc dù tất cả mọi thứ, đẩy phong trào dần dần đi từ một nhà nước độc tài toàn trị một nền dân chủ.”
Gorbachev đã không bao giờ hòa giải được với chín năm quyền lực của Yeltsin mà ông xem như là một thời gian hỗn loạn. Ông cũng không ưng thỏa thuận của Yeltsin với các nhà lãnh đạo Ukraine và Belarus tuyên bố Liên Xô đã chết trong tháng 12 năm 1991. Ông nghĩ mình đã nên loại Yeltsin ra khỏi chính trường vài năm trước khi Yeltsin trở thành một đối thủ trực tiếp. “Tôi đã có thể quá tự do và dân chủ trong ứng xử với Yeltsin. Đáng lẽ tôi đã nên gửi ông ấy đi làm Đại sứ tại Vương quốc Anh hoặc có thể làm Đại sứ tại một thuộc địa cũ của Anh,” ông nói.
Ông ca ngợi Putin khôi phục lại sự ổn định ban đầu cho đến khoảng năm 2006. Mặc dù Putin đã sử dụng một số phương pháp độc tài, chấp nhận được trong quan điểm của Gorbachev. “Nhưng sau đó đến khi tôi thấy ông ấy thay đổi hệ thống bầu cử, bãi bỏ các cuộc bầu cử thống đốc vùng của Nga và loại bỏ các khu vực bầu cử chỉ có một dân biểu. Có khoảng 20 thay đổi mà tôi không thể ủng hộ,” ông nói thêm.
Khi cuộc phỏng vấn một giờ gần kết thúc, tôi đã yêu cầu cựu Chủ tịch Liên Xô nói về sự thay đổi ở Trung Quốc, nhà nước cộng sản lớn nhất thế giới hiện nay. Gorbachev có quan điểm dài của lịch sử nhưng chắc chắn rằng đổi mới ở đó là điều không thể tránh khỏi. Bất kỳ đề nghị nào cho rằng ông đã nên đi theo Trung Quốc bằng cách bắt đầu với cải cách kinh tế hơn là đổi mới chính trị là sai, ông nói.
“Không có gì có thể xảy ra tại Liên Xô đã nếu chúng tôi đã làm như thế [đổi mới kinh tế trước khi đổi mới chính trị]. Người dân đã bị cô lập hoàn toàn trong mọi quyết định. Đất nước của chúng tôi là một giai đoạn phát triển khác với Trung Quốc và với chúng tôi, để giải quyết vấn đề, chúng tôi đã phải liên quan đến người dân.”
“Ông [nhà báo] có nghĩ rằng Trung Quốc sẽ có thể để tránh những lựa chọn khó khăn tương tự tại một thời điểm trong tương lai? Sẽ đến lúc họ sẽ phải có quyết định thay đổi chính trị và họ đã đến gần thời điểm đó.”
Gorbachev kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của mình vào tháng Ba năm nay ở London tại một buổi dạ tiệc tại Royal Albert Hall, do Kevin Spacey và Sharon Stone tổ chức. Một mảng các ca sĩ lập dị, đã trình diễn cho Gorbachev, như Shirley Bassey, Paul Anka, Melanie C cũng như các ban nhạc rock, Scorpions, của Đức, ban nhạc phương Tây thứ hai chơi ở Liên Xô.
Tuy nhiên, nổi bật nhất là khi Gorbachev hát một bản tình ca Nga trên màn hình lớn. Khán giả đã choáng váng vì độ trong sáng cũng như niềm đam mê trong của giọng hát của ông. Tôi nói tôi không biết ông có thể hát một cách tuyệt vời như thế, và có tài năng tiềm ẩn này.
Gorbachev cười. “Nếu cần tôi sẽ trở thành một ca sĩ nhạc pop,” ông nói. “Raisa thích khi tôi hát.”
© DCVOnline
Nguồn: Mikhail
Gorbachev: I should have abandoned the Communist party earlier.
guardian.co.uk, Tuesday 16 August 2011.
No comments:
Post a Comment