Hà Văn
Thịnh
29/08/2012
Công
việc nhiều, nhưng chính là… nỗi sợ và sự mệt mỏi không biết nên viết cái gì đã
làm cho tôi im lặng hơi lâu lâu. Vừa đọc xong bài Ai có thể lừa được một siêu lừa của Minh Diện, tôi
như có thêm can đảm để viết những dòng này.
Trước
hết, xin lỗi bạn đọc vì dùng từ quá nặng nề nhưng tôi đã thử tìm các từ thay
thế cho chữ ngu xuẩn như “kém cỏi”, “thiếu trách nhiệm”, “khinh dân”…;
nhưng đều thấy không ổn! Đành phải nhận chân sự việc bằng một từ hơi ù tai và
đau mắt vậy.
Cách
đây vài năm, có một lần GS Nguyễn Huệ Chi email cho tôi đại ý rằng “Thịnh phải
viết nhẹ hơn (ý nói là nên “văn hóa” hơn) bởi cái dốt nát của nhiều vị lãnh đạo
là điều ai cũng biết. Họ không dốt thì việc gì mình phải viết”. Câu nói đó (đại
ý, nhưng xin để trong ngoặc kép cho trân trọng) cứ ám ảnh tôi hoài và, càng
ngày càng thấy đúng. Thấy đúng càng nhiều thì càng chán cho nhân tình thế thái,
đến mức không chịu được nữa thì lại đành phải nói tiếp.
Dẫn chứng về sự ngu xuẩn của không ít người có trách
nhiệm – đã và đang gây ra bao thảm họa trầm kha cho dân tộc thì nhiều vô kể. Chỉ xin dẫn ra vài
sự việc mới xảy ra gần đây (nhân tiện, tôi cũng nhấn mạnh rằng, ngay chữ đầu
tiên của bài này, tôi dùng chữ XIN, sau khi đã cân nhắc chán chê).
Một
ông quan có trách nhiệm cho rằng sau khi trẻ đi học về, chơi cũng không tốt nên
cần phải… học nữa. Nói như thế thì chẳng khác gì không nói thì hơn. Phân phối
giờ học, giờ chơi cho trẻ thế nào cho hợp lý là nguyên tắc tối thượng của hiệu
quả giáo dục, trách nhiệm của quan là chỉ ra cái giải pháp đúng cho điều cần
của thực tiễn xã hội. Chợt nhớ chuyện “trồng con gì và nuôi cây gì” (tôi cố
tình sai): Làm lãnh đạo mà cứ nước đôi, ba phải thì ngay cả kẻ ít chữ nhất cũng
làm được.
Bộ
NN & PTNT vừa đưa ra pháp lệnh thịt sau khi giết mổ chỉ được bán sau 8
giờ trong điều kiện thường. Thế nào là điều kiện nhiệt độ
bình thường? Nắng 40 độ, gió Lào là thường hay 15 độ ngày gió mùa đông bắc ở Hà
Nội là thường? Trâu, bò, lợn thường được giết mổ lúc nửa đêm, chẳng lẽ đến 8
giờ sáng là đem đi tiêu hủy? Ai phân định cho được cái khái niệm trước và sau 8
giờ đồng hồ? Hay đây là cách để bật đèn xanh cho những kẻ muốn trung thành rằng
cứ tiếp tục hành dân, nhận hối lộ; rằng những người có trách nhiệm luôn tìm ra
nhiều cách thức khác nhau để cho sai nha lộng hành, vơ vét; rằng đã có sự bảo
đảm từ một chính quyền vì quan, do quan và của quan?
Ông
Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội kết luận chắc như cua óp ngày rằm rằng “hố tử thần” trên
đường Lê Văn Lương là do mưa bão (!). Cách đây hơn 10 năm, tôi có đọc cho toàn
thể hội đồng chấm thi đại học môn sử nghe đoạn văn với lời dẫn “để sau này có
người làm chứng rằng tôi không bịa”: Đảng ta có rất nhiều sai
lầm nhưng vì khéo che giấu nên ít người biết. Nhưng đôi khi có người cũng biết
nên mới có câu rằng ‘mất mùa đổ tại thiên tai’… Hàng chục năm
trước, một đứa trẻ còn biết tỏng tòng tong đâu là sự thật, sao đến tận bây giờ,
một ông quan có thể ăn nói ngu hết biết như thế? Một con đường, một con đập đều
phải tính toán được mọi tác động của thời tiết, và thậm chí, nếu không lường
được thì phải ghi rõ “Công trình này chỉ chịu được động đất 5 độ Richter…”. Một
trận mưa chưa phải là ghê gớm mà đường thành hố đủ để lấp xác hàng trăm con tru
[trâu] mà cứ xoen xoét vòng vo thì không ngu xuẩn là gì?
Một
trong những đỉnh cao của ngu lâu như con trâu là quan chức ngân hàng, cho rằng
vì trình độ dân trí thấp nên không thể cho phá sản các ngân hàng yếu kém (!)?
Trời hỡi trời! Vậy là dân trí thấp hay quan trí tệ hại? Bởi nếu không dốt nát
và tham lam tại sao lại cho phép và dung dưỡng cho sự yếu kém, mầm tai họa tồn
tại? Nếu thấy yếu kém, thua lỗ hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng vẫn cứ kiên
trì định hướng thì đó là sáng suốt và đỉnh cao, thiên tài sao?...
Cái
tham, cái xuẩn trong kinh tế, xã hội do các ngài dốt nát gây ra gây nên những
hậu quả tức thời trong đời sống; nhưng cái đui mù (hay giả đui mù sau khi nhìn
thấy… tiền) trong quản lý văn hóa thì không thể nào lượng định nổi những tai
họa lâu dài. Ngôi Chùa Trăm Gian
– một trong những báu vật (báo Dân trí gọi là “Ngôi cổ tự tuyệt
bích”) của lịch sử nước nhà đã bị dụ khị hóa bằng hai chữ “làm mới”; để rồi bị
mổ xẻ, bị cắt phá, bị đục bỏ tan tành! Không “làm mới” thì chẳng có tiền trùng
tu, chấn hưng di tích cổ? Bài học của Ngàn Năm Thăng Long còn đó khi người ta
tìm mọi cách để làm mới tất cả mọi thứ có thể thành tiền. Đạo đức văn hóa và
lương tâm nghề nghiệp của những cán bộ trong ngành quản lý văn hóa của Hà Nội
thật thê thảm! Làm sao họ còn đủ tư cách để nói những điều tốt đẹp về đạo đức,
về văn hóa? Xem ra, những đồng tiền mới chảy vào túi các quan luôn cùng chiều
với sự đớn đau của cả giống nòi!
…
Những
nỗi đau bất tận của cánh đồng Việt Nam thời nay chỉ có một nguyên nhân mà thôi:
Sự dốt nát, tham lam, vô văn hóa của không ít quan chức tự cho mình cái quyền
khuynh loát, làm hại cuộc đời của hàng chục triệu con người đã và đang gây ra
những hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn. Tại sao không chịu thấy một thực tế
rằng, một ông chủ gia đình nghèo không thể làm chủ tịch xã, chủ tịch huyện… vì
không thể chăm lo cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của hàng vạn gia đình? Có thời đại nào lại dung dưỡng sự dốt nát để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không?
Nếu
còn có chút lương tri, ý thức vì giống nòi, Tổ Quốc, XIN các vị hãy dừng lại,
bớt đi sự ngu xuẩn cho dân nhờ, cho dân đỡ đau đớn, xót xa. Cảm ơn vô cùng, lắm
lắm…
Huế,
05:30, 28.8.2012
H.V.T.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
---------------------------------------------------------
Minh Diện
Vào
lúc : 14:44 - 27/08/2012
Nhà báo Minh Diện
bày tỏ bức xúc:
"Gần hai mươi năm qua tôi xa làng báo, âm thầm làm một người dân bình
thường. Vừa qua thấy Hoàng Quang Thuận làm nhiều chuyện
quá đáng mà báo chí đã nêu, tôi thử góp một mẩu nhỏ trên trang lethieunhon.com.
Tôi tưởng ông Thuận sẽ tiếp thu, không ngờ ông ta nhắn tin chửi tôi
là kẻ lừa thầy phản bạn! Vì vậy tôi viết tiếp mẩu chuyện
này để mọi người xem ai là kẻ phản bạn lừa
thầy? Điều cần phải nói thêm, đây cũng vẫn chỉ là một trong nhiều chuyện tôi
biết về Hoàng Quang Thuận trong quãng thời gian ông ta làm cố vấn đối ngoại cho
Tăng Minh Phụng. Nếu Hoàng Quang Thuân còn tiếp tục mượn oai hùm
chửi bới và đe dọa tôi cũng như những người đã phê phán ông ta, thì buộc lòng
tôi phải lên tiếng tiếp".
AI CÓ THỂ LỪA ĐƯỢC MỘT
SIÊU LỪA ?
MINH DIỆN
Tôi có người đồng ngũ thời chống Mỹ tên Trạch quê Thanh Hóa - người mà tôi đã sử dụng làm nhân vật Lão Trạch trong chuyện ngắn cùng tên đăng trong Văn Chương Việt.
Một buổi sáng tháng tám năm 1992, Trạch vào nhà tôi với cái dáng liêu xiêu trên đôi nạng gỗ. Trạch kể hai vợ chồng đều là thương binh dồn hết sức nuôi đứa con, bây giờ nó được vào đại học nhưng không có tiền đóng học phí. Tôi đưa cho Trạch một triệu nhưng biết số tiền đó không làm gì được. Suy nghĩ mãi cuối cùng tôi dìu Trạch lên xe và chở đến gặp Tăng Minh Phụng.
Tôi kể cho Tăng Minh Phụng nghe chuyện của chúng tôi. Tăng Minh Phụng im lặng ngồi nghe và lấy khăn chấm nước mắt. Rồi Bảy Phụng mở cặp lấy 10 triệu đồng bỏ vào phong bì trao cho Trạch. Bảy Phụng nói: “Sau này nếu có khó khăn gì thì anh cứ cho em biết. …”
Tôi có người bạn đồng nghiệp là Trần Quang - phóng viên báo Lao Động. Vào một buổi chiều 23 tết, Quang gặp tôi với gương mặt hốc hác và rất buồn. Quang tâm sự vợ bị ung thư giai đoạn cuối đang điều trị tại bệnh viên ung bướu . Quang đã hết lòng lo cho vợ, không muốn phiền đến ai, nhưng bậy giờ khó khăn quá. Tôi bấm máy gọi Tăng Minh Phụng, và sau đó cùng Trần Quang đến văn phòng công ty Minh Phụng.
Tăng Minh Phụng chưa biết mặt Trần Quang và phóng viên Trần Quang chưa viết một bài báo nào về công ty Minh Phụng, nhưng thái độ của Tăng Minh Phụng rất thân tình. Anh lấy một bì thư đã chuẩn bị sẵn sau khi nghe điện thoại của tôi trao cho Trần Quang và nói: “Anh cầm tạm lo cho chị , nếu có khó khăn gì anh cứ nói với em, đứng ngai…”. Trong chiếc bì thư ấy có 6 tờ tín phiếu mệnh giá 5.000.000 đồng. Nhờ ba mươi triệu của Minh Phụng giúp, Trần Quang lo được một phần thuốc thang cho vợ trước lúc chị ấy mất.
Cũng tương tự như Trần Quang là Mai Bá Kiếm- phóng viên báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thân sinh anh Kiếm từ miền Tây lên thành phố điều trị bệnh đã lâu nhưng không qua khỏi. Kiếm gặp tôi và tỏ ra lo lắng không biết chạy đâu ra tiền để đưa cụ về quê an táng. Tôi lại phải gọi Tăng Minh Phụng và cũng với một thái độ hết sức chân tình, Phụng đã trao tận tay Mai Bá Kiếm số tiền 30 triệu đồng với lời chia buồn sâu sắc, mặc dù Bảy Phụng chưa quen Mai Bá Kiếm và Mai Bá Kiếm chưa viết một chữ nào về công ty Minh Phụng…
Ngày Tăng Minh Phụng bị bắt trong vụ án Minh Phụng – Epco, tôi viết ba bài nói lên sự thật là Tăng Minh Phụng có sai trái trong viêc thành lập công ty con để vay tiền nhưng đều trả nợ ngân hàng song phẳng, chưa có món nợ nào quá hạn thanh toán và đặc biệt Tăng Minh Phụng có cuộc sống lành mạnh và tấm lòng từ thiên.
MINH DIỆN
Tôi có người đồng ngũ thời chống Mỹ tên Trạch quê Thanh Hóa - người mà tôi đã sử dụng làm nhân vật Lão Trạch trong chuyện ngắn cùng tên đăng trong Văn Chương Việt.
Một buổi sáng tháng tám năm 1992, Trạch vào nhà tôi với cái dáng liêu xiêu trên đôi nạng gỗ. Trạch kể hai vợ chồng đều là thương binh dồn hết sức nuôi đứa con, bây giờ nó được vào đại học nhưng không có tiền đóng học phí. Tôi đưa cho Trạch một triệu nhưng biết số tiền đó không làm gì được. Suy nghĩ mãi cuối cùng tôi dìu Trạch lên xe và chở đến gặp Tăng Minh Phụng.
Tôi kể cho Tăng Minh Phụng nghe chuyện của chúng tôi. Tăng Minh Phụng im lặng ngồi nghe và lấy khăn chấm nước mắt. Rồi Bảy Phụng mở cặp lấy 10 triệu đồng bỏ vào phong bì trao cho Trạch. Bảy Phụng nói: “Sau này nếu có khó khăn gì thì anh cứ cho em biết. …”
Tôi có người bạn đồng nghiệp là Trần Quang - phóng viên báo Lao Động. Vào một buổi chiều 23 tết, Quang gặp tôi với gương mặt hốc hác và rất buồn. Quang tâm sự vợ bị ung thư giai đoạn cuối đang điều trị tại bệnh viên ung bướu . Quang đã hết lòng lo cho vợ, không muốn phiền đến ai, nhưng bậy giờ khó khăn quá. Tôi bấm máy gọi Tăng Minh Phụng, và sau đó cùng Trần Quang đến văn phòng công ty Minh Phụng.
Tăng Minh Phụng chưa biết mặt Trần Quang và phóng viên Trần Quang chưa viết một bài báo nào về công ty Minh Phụng, nhưng thái độ của Tăng Minh Phụng rất thân tình. Anh lấy một bì thư đã chuẩn bị sẵn sau khi nghe điện thoại của tôi trao cho Trần Quang và nói: “Anh cầm tạm lo cho chị , nếu có khó khăn gì anh cứ nói với em, đứng ngai…”. Trong chiếc bì thư ấy có 6 tờ tín phiếu mệnh giá 5.000.000 đồng. Nhờ ba mươi triệu của Minh Phụng giúp, Trần Quang lo được một phần thuốc thang cho vợ trước lúc chị ấy mất.
Cũng tương tự như Trần Quang là Mai Bá Kiếm- phóng viên báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thân sinh anh Kiếm từ miền Tây lên thành phố điều trị bệnh đã lâu nhưng không qua khỏi. Kiếm gặp tôi và tỏ ra lo lắng không biết chạy đâu ra tiền để đưa cụ về quê an táng. Tôi lại phải gọi Tăng Minh Phụng và cũng với một thái độ hết sức chân tình, Phụng đã trao tận tay Mai Bá Kiếm số tiền 30 triệu đồng với lời chia buồn sâu sắc, mặc dù Bảy Phụng chưa quen Mai Bá Kiếm và Mai Bá Kiếm chưa viết một chữ nào về công ty Minh Phụng…
Ngày Tăng Minh Phụng bị bắt trong vụ án Minh Phụng – Epco, tôi viết ba bài nói lên sự thật là Tăng Minh Phụng có sai trái trong viêc thành lập công ty con để vay tiền nhưng đều trả nợ ngân hàng song phẳng, chưa có món nợ nào quá hạn thanh toán và đặc biệt Tăng Minh Phụng có cuộc sống lành mạnh và tấm lòng từ thiên.
Tôi không ngờ Hoàng Quang Thuận chộp ngay lấy những bài báo của tôi và nói: “Cụ đã đọc những bài báo cùa ông và cụ rất quan tâm đến Bảy Phụng . Bây giờ cụ rất cần những bài báo như vậy , và cả những lá thư để cụ có cơ sở chỉ đạo xem xét vụ án Minh Phụng…”. Cụ mà Hoàng Quang Thuận gọi là ông Đỗ Mười. Hoàng Quang Thuân bảo tôi viết một lá thư cho ông Đỗ Mười, Thuận sẽ chuyển tân tận tay, để góp phần cứu Tăng Minh Phụng. Tôi hỏi làm như vậy có ích không, và đã có ai viết chưa? Thuận nói đó là cơ sở để “cụ” lên tiếng cứu Minh Phụng. Tôi nghĩ đã là bạn bè, hơn nữa đã từng nhờ vả người ta thì phải trả ơn, nhất là lúc người ta gặp hoạn nạn thì phải cứu, dù có bị liên lụy đến bản thân mình. Nghĩ vậy nên tôi viết lá thư kính gửi ông Đỗ Mười với nội dung như mấy bài báo tôi đã viết, khẳng định Tăng Minh Phụng không lừa đảo mà là một doanh nhân trẻ có hoài bão, có lòng từ thiện và nhân cách.Tôi đưa lá thư cho Hoàng Quang Thuận và nói với Thuận, là lá thư này không liên quan đến cơ quan báo chí, cũng không phải đơn thư khiếu nại, mà chỉ là thư riêng cùa cá nhân tôi, nên phải được bảo mật theo luật thư tín, tránh lọt ra ngoài để người ta lợi dụng hại tôi. Thuận nói : “Ông khỏi lo, tôi như người nhà của cụ. Mọi việc tôi sắp đặt trong lòng bàn tay này!”. Nhưng rồi lá thư của tôi đã được đăng trên vài tờ báo , và người ta đặt câu hỏi : “Nhà báo Minh Diện được trả bao nhiêu tiền để viết thư minh oan cho Tăng Minh Phụng?”
Tôi đọc những dòng báo đó khi đang bệnh thập tử nhất sinh không biết giãi bày với ai? Nhà văn Văn Lê đến thăm khuyên nên nín nhịn cho qua đi. Một thời gian sau tình cờ tôi gặp ông Hà Nghiệp – một thư ký của ông Đỗ Mười. Ông Hà Nghiệp khẳng định chẳng có lá thư nào của tôi đến tay ông Đỗ Mười cả. Vậy thì phải chăng Hoàng Quang Thuận bằng con đường nào đó đã chuyển lá thư của tôi cho báo chí để hại tôi, đổi lấy sự yên lành cho mình?
Gần hai mươi năm qua tôi xa làng báo, âm thầm làm một người dân bình thường .Vừa qua thấy Hoàng Quang Thuận làm nhiều chuyện quá đáng mà báo chí đã nêu, tôi thử góp một mẩu nhỏ trên trang lethieunhon.com. Tôi tưởng ông Thuận sẽ tiếp thu , không ngờ ông ta nhắn tin chửi tôi là kẻ lừa thấy phản bạn! Vì vậy tôi viết tiếp mẩu chuyên này để mọi người xem ai là kẻ phản bạn lừa thấy?
Điều cần phải nói thêm , đây cũng vẫn chỉ là một trong nhiều chuyện tôi biết về Hoàng Quang Thuận trong quãng thời gian ông ta làm cố vấn đối ngoại cho Tăng Minh Phụng. Nếu Hoàng Quang Thuân còn tiếp tục mượn oai hùm chửi bới và đe dọa tôi cũng như những người đã phê phán ông ta thì buộc lòng tôi phải lên tiếng tiếp.
No comments:
Post a Comment