26.08.2012
Ở bài trước, tôi đã chứng minh tính
chính trị của ngôn ngữ từ chính bản chất của ngôn ngữ. Tính chính trị ấy cũng
thể hiện rất rõ qua cách loài người hành xử với ngôn ngữ. Cái gọi là “loài
người” ấy có thể được nhìn từ ba phạm vi khác nhau: quốc tế, quốc gia và liên
cá nhân (interpersonal).
Trong bài này, tôi xin đề cập đến phạm vi quốc tế trước.
Trên thế giới hiện nay, 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất hiện nay là: tiếng Quan Thoại, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hindi (ở Bắc và Trung Ấn Độ), tiếng Ả Rập, tiếng Bengali (ở Bangladesh và Đông Ấn), tiếng Nga, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nhật, tiếng Đức và tiếng Pháp.
Tuy nhiên, cách phân bậc dựa theo người nói như vậy không có ý nghĩa gì nhiều: Nó chỉ tùy thuộc vào dân số. Nước càng đông dân, vị trí tiếng nói của nó càng cao. Ví dụ, tiếng Việt, ai cũng biết, chưa có vị thế gì trên thế giới cả, nhưng vẫn đứng trong danh sách 15 ngôn ngữ được nói nhiều nhất. Trong bảng danh sách kể trên, hai thứ tiếng Hindi và Bengali cũng không có ảnh hưởng gì ngoài Ấn Độ và Bangladesh. Tất cả, từ tiếng Việt đến tiếng Hindi và tiếng Bengali, dù có đông người nói, vẫn không phải là ngôn ngữ quốc tế.
Một số nhà ngôn ngữ chia ngôn ngữ quốc tế (international language) thành hai loại: liên ngữ (interlingual) và nội ngữ (intralingual). Liên ngữ là một ngôn ngữ được học và được sử dụng ở nhiều quốc như một ngôn ngữ thứ hai – hoặc ngoại ngữ - bên cạnh tiếng mẻ đẻ của họ (ví dụ tiếng Anh ở phần lớn các quốc gia trên thế giới), trong khi nội ngữ một ngôn ngữ được xem như ngôn ngữ thứ nhất ở nhiều quốc gia khác nhau (ví dụ tiếng Đức ở Đức, Áo, Thụy Sĩ và Liechtenstein) (1). Tính quốc tế của liên ngữ, do đó, cao hơn hẳn nội ngữ. Cái gọi là liên ngữ quốc tế có nhiều mức độ khác nhau. Cao nhất là ngôn ngữ phổ thông (universal language).
Trong bài này, tôi xin đề cập đến phạm vi quốc tế trước.
Trên thế giới hiện nay, 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất hiện nay là: tiếng Quan Thoại, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hindi (ở Bắc và Trung Ấn Độ), tiếng Ả Rập, tiếng Bengali (ở Bangladesh và Đông Ấn), tiếng Nga, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nhật, tiếng Đức và tiếng Pháp.
Tuy nhiên, cách phân bậc dựa theo người nói như vậy không có ý nghĩa gì nhiều: Nó chỉ tùy thuộc vào dân số. Nước càng đông dân, vị trí tiếng nói của nó càng cao. Ví dụ, tiếng Việt, ai cũng biết, chưa có vị thế gì trên thế giới cả, nhưng vẫn đứng trong danh sách 15 ngôn ngữ được nói nhiều nhất. Trong bảng danh sách kể trên, hai thứ tiếng Hindi và Bengali cũng không có ảnh hưởng gì ngoài Ấn Độ và Bangladesh. Tất cả, từ tiếng Việt đến tiếng Hindi và tiếng Bengali, dù có đông người nói, vẫn không phải là ngôn ngữ quốc tế.
Một số nhà ngôn ngữ chia ngôn ngữ quốc tế (international language) thành hai loại: liên ngữ (interlingual) và nội ngữ (intralingual). Liên ngữ là một ngôn ngữ được học và được sử dụng ở nhiều quốc như một ngôn ngữ thứ hai – hoặc ngoại ngữ - bên cạnh tiếng mẻ đẻ của họ (ví dụ tiếng Anh ở phần lớn các quốc gia trên thế giới), trong khi nội ngữ một ngôn ngữ được xem như ngôn ngữ thứ nhất ở nhiều quốc gia khác nhau (ví dụ tiếng Đức ở Đức, Áo, Thụy Sĩ và Liechtenstein) (1). Tính quốc tế của liên ngữ, do đó, cao hơn hẳn nội ngữ. Cái gọi là liên ngữ quốc tế có nhiều mức độ khác nhau. Cao nhất là ngôn ngữ phổ thông (universal language).
Theo Ali A. Mazrui, để được xem là một ngôn
ngữ phổ thông, cần có bốn điều kiện (2):
- được hiểu ít nhất tại 20 quốc gia;
- được sử dụng ít nhất tại 10 quốc gia
như một ngôn ngữ chính thức trong lãnh vực kinh doanh;
- có ít nhất 500 triệu người nói thông
thạo; và
- trải rộng ít nhất trên hai lục địa.
Theo bốn tiêu chuẩn ấy, trên thế giới hiện nay chỉ có ba
ngôn ngữ đáng được gọi là phổ thông: tiếng Anh, tiếng Pháp và phần nào, tiếng
Tây Ban Nha. Tiếng Đức chỉ là
một nội ngữ quốc tế (international intralingual), chỉ phổ biến trong một số
nước nhất định ở châu Âu. Tất cả những thứ tiếng còn lại đều chỉ giới hạn trong
lãnh thổ của họ và nếu ra ngoài, chủ yếu chỉ dừng lại ở các cộng đồng di dân.
Không có quốc gia nào không phải của người Hoa mà lại xem tiếng Quan Thoại (hay
tiếng Hoa nói chung) là ngôn ngữ thứ nhất cả. Ngay tiếng Nga vốn được bành
trướng rất mạnh tại vùng Trung Á dưới chế độ cộng sản, nhưng khi Liên bang Xô
Viết tan rã, các quốc gia Trung Á giành độc lập, ngôn ngữ được xem là chính
thức tại các quốc gia ấy vẫn là tiếng mẹ đẻ của họ. Chứ không phải là tiếng
Nga. Đứng về phương diện phổ thông, hiểu theo nghĩa trên, ngay cả tiếng Bồ Đào
Nha cũng phổ thông hơn tiếng Quan Thoại, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Nhật,
tiếng Hindi và Bengali: ngoài Bồ Đào Nha, nó được sử dụng như một ngôn ngữ thứ
nhất ở Brazil, Mozambique, Angola, Cape Verde, Guinea-Bissau và São Tomé và
Príncipe; và là một trong các ngôn ngữ chính thức (chủ yếu cùng với tiếng bản
địa) ở Macau, East Timor và Equatorial Guinea.
Nhìn vào ba ngôn ngữ được xem là phổ thông nhất thế giới ở trên, chúng ta thấy ngay một số đặc điểm:
Thứ nhất, tất cả đều là ngôn ngữ Âu châu. Từ góc độ lịch sử, điều đó không phải không đáng ngạc nhiên. Xuất phát điểm của ngôn ngữ là ở châu Phi (nơi các di chỉ đầu tiên về con người nguyên thủy được phát hiện). Nhiều nhà khoa học còn dám khẳng định dứt khoát: chính người Phi châu đã phát minh ra ngôn ngữ (3). Vậy mà, lạ, trong các ngôn ngữ phổ thông cũng như khoảng 40 ngôn ngữ được nhiều người nói nhất hiện nay, không có ngôn ngữ nào có gốc gác từ Phi châu cả. Trong các ngôn ngữ phổ thông nhất cũng không có ngôn ngữ nào ở châu Á trong khi châu Á là nơi đông dân nhất, là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, và cũng là nơi đầu tiên biến ngôn ngữ thành thiêng liêng bằng cách dùng chúng để viết những cuốn kinh trong hầu hết các tôn giáo lớn nhất thế giới như kinh Vedas, Bhagavad Gita và Upanishads của Ấn Độ giáo, Tạng Kinh của Phật giáo, Tứ Thư của Nho giáo, Torah của Do Thái giáo, Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo và kinh Qur’an của Hồi giáo. Có điều tất cả các cuốn kinh ấy đều không “cứu” được các ngôn ngữ Á châu. Trừ kinh Qur’an là cuốn kinh duy nhất tồn tại trong hình thức ngôn ngữ nguyên thủy (tiếng Ả Rập; nếu có dịch sang bất cứ thứ tiếng gì khác thì bao giờ nó cũng được in song ngữ, bên cạnh nguyên tác), tất cả các kinh khác đều được lưu hành dưới các bản dịch (đặc biệt Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo, cuốn sách được xem là được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất) hoặc vừa nguyên tác vừa dịch thuật (các kinh Phật).
Thứ hai, cả ba ngôn ngữ phổ thông nhất ấy đều gắn liền với chủ nghĩa thực dân, nếu không muốn nói, chúng trở thành phổ thông chủ yếu là bằng con đường thực dân hóa.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, đế quốc Anh đã mang quân đi chinh phạt thiên hạ. Vào đầu thế kỷ 20, đế quốc Anh chiếm một diện tích hơn 33 triệu cây số vuông, tức khoảng một phần tư diện tích trái đất, với dân số lên đến 450 triệu, khoảng một phần năm dân số cả thế giới lúc ấy. Nó rộng và lớn đến độ người Anh tự hào là mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc của họ. Từ giữa thế kỷ 20, sau đệ nhị thế chiến, Anh dần dần mất gần hết các thuộc địa. Nhưng ngay sau đó, họ kịp hình thành Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth of Nations) bao gồm 16 quốc gia khác nhau, ở đó, tiếng Anh vẫn giữ được địa vị nếu không độc tôn thì cũng chính yếu.
Pháp cũng vậy. Cũng, từ thế kỷ 17, bắt đầu cuộc viễn chinh từ châu Á sang châu Phi và Bắc Mỹ, cũng xây dựng được một đế quốc có lúc rộng đến 13 triệu cây số vuông, chiếm gần một phần mười diện tích địa cầu, chỉ đứng sau Anh. Ở đâu Pháp cũng biến tiếng Pháp thành ngôn ngữ chính thức. Sau này, Pháp cũng mất gần hết các thuộc địa nhưng vai trò của tiếng Pháp vẫn còn khá mạnh trong khối nói tiếng Pháp (Francophone, bao gồm Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Congo, Guinea, Luxembourg, Monaco, Rwanda, Senegal, Togo, Vanuatu, một phần Bỉ, một phần Thụy Sĩ, một phần Canada, v.v.).
So với đế quốc Anh và đế quốc Pháp, đế quốc Tây Ban Nha xuất hiện sớm hơn, ngay từ thế kỷ 15. Đến thế kỷ 17, Tây Ban Nha trở thành đế quốc lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Gót chân của họ ngang dọc từ châu Âu sang châu Á, châu Phi và châu Mỹ, đặc biệt ở Nam Mỹ và Trung Mỹ. Từ thế kỷ 19, đế quốc Tây Ban Nha bắt đầu suy sụp, và từ giữa thế kỷ 20, mất gần hết các thuộc địa. Tuy chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha ra đi, tiếng Tây Ban Nha vẫn ở lại và, cho đến nay, vẫn là ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia độc lập: Boliva, Colombia, Costa Rica, Cuba, Ecuador, El Salvador, Equatorial Guinea, Guatemata, Honduras, Panama, Paraguay, Peru, Venezuela; và bán chính thức ở nhiều quốc gia khác: Argentina, Chile, Dominican Republic, Mexico, Nicaragua và Uraguay.
Như vậy, nguyên nhân chính khiến ba ngôn ngữ phổ thông nhất hiện nay trở thành phổ thông trên phạm vi toàn cầu là chủ nghĩa thực dân, một yếu tố hoàn toàn có tính chất chính trị. Điều đó cũng dễ hiểu. Mục tiêu quan trọng nhất của chủ nghĩa thực dân là đồng hóa các dân tộc thuộc địa. Có hai bình diện chính để đồng hóa: huyết thống và văn hóa. Trong hai bình diện ấy, việc đồng hóa về văn hóa nhanh và tiện nhất. Cốt lõi và cũng là phương tiện để đồng hóa văn hóa là ngôn ngữ: chủ nghĩa thực dân nào cũng nhắm, trước hết, đến việc đồng hóa ngôn ngữ. Nhưng ở đây lại có sự khác biệt giữa chủ nghĩa thực dân cổ đại và chủ nghĩa thực dân hiện đại: Để thực hiện mưu đồ đồng hóa, chủ nghĩa thực dân cổ đại, từ La Mã đến Trung Quốc, dựa trên văn tự (chữ La Tinh và chữ Hán); các chủ nghĩa thực dân hiện đại, từ Tây Ban Nha, Anh và Pháp, cũng như Bồ Đào Nha trước đó, dựa trên tiếng nói. Văn tự có thể thay thế: khi độc lập, các thuộc địa bỏ văn tự này để dùng văn tự khác, trong khi tiếng nói, một khi đã trở thành tiếng mẹ đẻ, cứ còn mãi, ngay cả khi chủ nghĩa thực dân đã bị đánh đổ và cáo chung.
***
Chú thích:
Nhìn vào ba ngôn ngữ được xem là phổ thông nhất thế giới ở trên, chúng ta thấy ngay một số đặc điểm:
Thứ nhất, tất cả đều là ngôn ngữ Âu châu. Từ góc độ lịch sử, điều đó không phải không đáng ngạc nhiên. Xuất phát điểm của ngôn ngữ là ở châu Phi (nơi các di chỉ đầu tiên về con người nguyên thủy được phát hiện). Nhiều nhà khoa học còn dám khẳng định dứt khoát: chính người Phi châu đã phát minh ra ngôn ngữ (3). Vậy mà, lạ, trong các ngôn ngữ phổ thông cũng như khoảng 40 ngôn ngữ được nhiều người nói nhất hiện nay, không có ngôn ngữ nào có gốc gác từ Phi châu cả. Trong các ngôn ngữ phổ thông nhất cũng không có ngôn ngữ nào ở châu Á trong khi châu Á là nơi đông dân nhất, là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, và cũng là nơi đầu tiên biến ngôn ngữ thành thiêng liêng bằng cách dùng chúng để viết những cuốn kinh trong hầu hết các tôn giáo lớn nhất thế giới như kinh Vedas, Bhagavad Gita và Upanishads của Ấn Độ giáo, Tạng Kinh của Phật giáo, Tứ Thư của Nho giáo, Torah của Do Thái giáo, Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo và kinh Qur’an của Hồi giáo. Có điều tất cả các cuốn kinh ấy đều không “cứu” được các ngôn ngữ Á châu. Trừ kinh Qur’an là cuốn kinh duy nhất tồn tại trong hình thức ngôn ngữ nguyên thủy (tiếng Ả Rập; nếu có dịch sang bất cứ thứ tiếng gì khác thì bao giờ nó cũng được in song ngữ, bên cạnh nguyên tác), tất cả các kinh khác đều được lưu hành dưới các bản dịch (đặc biệt Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo, cuốn sách được xem là được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất) hoặc vừa nguyên tác vừa dịch thuật (các kinh Phật).
Thứ hai, cả ba ngôn ngữ phổ thông nhất ấy đều gắn liền với chủ nghĩa thực dân, nếu không muốn nói, chúng trở thành phổ thông chủ yếu là bằng con đường thực dân hóa.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, đế quốc Anh đã mang quân đi chinh phạt thiên hạ. Vào đầu thế kỷ 20, đế quốc Anh chiếm một diện tích hơn 33 triệu cây số vuông, tức khoảng một phần tư diện tích trái đất, với dân số lên đến 450 triệu, khoảng một phần năm dân số cả thế giới lúc ấy. Nó rộng và lớn đến độ người Anh tự hào là mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc của họ. Từ giữa thế kỷ 20, sau đệ nhị thế chiến, Anh dần dần mất gần hết các thuộc địa. Nhưng ngay sau đó, họ kịp hình thành Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth of Nations) bao gồm 16 quốc gia khác nhau, ở đó, tiếng Anh vẫn giữ được địa vị nếu không độc tôn thì cũng chính yếu.
Pháp cũng vậy. Cũng, từ thế kỷ 17, bắt đầu cuộc viễn chinh từ châu Á sang châu Phi và Bắc Mỹ, cũng xây dựng được một đế quốc có lúc rộng đến 13 triệu cây số vuông, chiếm gần một phần mười diện tích địa cầu, chỉ đứng sau Anh. Ở đâu Pháp cũng biến tiếng Pháp thành ngôn ngữ chính thức. Sau này, Pháp cũng mất gần hết các thuộc địa nhưng vai trò của tiếng Pháp vẫn còn khá mạnh trong khối nói tiếng Pháp (Francophone, bao gồm Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Congo, Guinea, Luxembourg, Monaco, Rwanda, Senegal, Togo, Vanuatu, một phần Bỉ, một phần Thụy Sĩ, một phần Canada, v.v.).
So với đế quốc Anh và đế quốc Pháp, đế quốc Tây Ban Nha xuất hiện sớm hơn, ngay từ thế kỷ 15. Đến thế kỷ 17, Tây Ban Nha trở thành đế quốc lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Gót chân của họ ngang dọc từ châu Âu sang châu Á, châu Phi và châu Mỹ, đặc biệt ở Nam Mỹ và Trung Mỹ. Từ thế kỷ 19, đế quốc Tây Ban Nha bắt đầu suy sụp, và từ giữa thế kỷ 20, mất gần hết các thuộc địa. Tuy chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha ra đi, tiếng Tây Ban Nha vẫn ở lại và, cho đến nay, vẫn là ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia độc lập: Boliva, Colombia, Costa Rica, Cuba, Ecuador, El Salvador, Equatorial Guinea, Guatemata, Honduras, Panama, Paraguay, Peru, Venezuela; và bán chính thức ở nhiều quốc gia khác: Argentina, Chile, Dominican Republic, Mexico, Nicaragua và Uraguay.
Như vậy, nguyên nhân chính khiến ba ngôn ngữ phổ thông nhất hiện nay trở thành phổ thông trên phạm vi toàn cầu là chủ nghĩa thực dân, một yếu tố hoàn toàn có tính chất chính trị. Điều đó cũng dễ hiểu. Mục tiêu quan trọng nhất của chủ nghĩa thực dân là đồng hóa các dân tộc thuộc địa. Có hai bình diện chính để đồng hóa: huyết thống và văn hóa. Trong hai bình diện ấy, việc đồng hóa về văn hóa nhanh và tiện nhất. Cốt lõi và cũng là phương tiện để đồng hóa văn hóa là ngôn ngữ: chủ nghĩa thực dân nào cũng nhắm, trước hết, đến việc đồng hóa ngôn ngữ. Nhưng ở đây lại có sự khác biệt giữa chủ nghĩa thực dân cổ đại và chủ nghĩa thực dân hiện đại: Để thực hiện mưu đồ đồng hóa, chủ nghĩa thực dân cổ đại, từ La Mã đến Trung Quốc, dựa trên văn tự (chữ La Tinh và chữ Hán); các chủ nghĩa thực dân hiện đại, từ Tây Ban Nha, Anh và Pháp, cũng như Bồ Đào Nha trước đó, dựa trên tiếng nói. Văn tự có thể thay thế: khi độc lập, các thuộc địa bỏ văn tự này để dùng văn tự khác, trong khi tiếng nói, một khi đã trở thành tiếng mẹ đẻ, cứ còn mãi, ngay cả khi chủ nghĩa thực dân đã bị đánh đổ và cáo chung.
***
Chú thích:
Xem Máiread Nic
Gcraith (biên tập) (2007), Languae, Power and Identity Politics, New York:
Palgrave, tr. 3.
Ali A. Mazrui,
“The Power of Language and the Politics of Religion”, The Round Table, vol. 97,
N. 394, tháng 2, 2008, tr. 79-97.
Ali A. Mazrui, bài
đã dẫn, tr. 80.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là
blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA
nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment