Robert
W. Merry (*)
Hoàng
Nguyễn
dịch
23/08/2012
“Trung Quốc là mối
đe dọa chiến lược lớn nhất của Hoa Kỳ” và Hoa Kỳ phải làm gì để đối phó với
thách thức ấy? Bài của Robert W. Merry – tiếp theo bài nghị luận của TNS James
Webb mà Bauxite Việt Namđã giới thiệu (ở đây) – đề xuất những chính sách
ngoại giao mà Hoa Kỳ cần thực hiện trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới trước mối
đe dọa từ Trung Quốc. Tuy viết cho độc giả là công chúng Hoa Kỳ, những ý kiến
và đề xuất chính sách này một lần nữa khẳng định thực tế: vấn đề Biển Đông
không phải, và không thể, là chuyện “song phương” giữa Trung Quốc và các nước
láng giềng mà là một vấn đề toàn cầu, một tâm điểm trong mối quan hệ giữa các
cường quốc và do đó đòi hỏi một giải pháp đa phương mang tầm quốc tế.
Hoàng
Nguyễn
----------------------
Bài
nghị luận mới đây của Thượng nghị sĩ James Webb trên báo Wall Street Journal là
lời cảnh báo mạnh mẽ cho người sẽ làm chủ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng sau ngày
đăng quang vào tháng Giêng năm tới, cho dù người đó là Tổng thống Obama trong
nhiệm kỳ thứ hai hoặc đối thủ từ đảng Cộng hòa Mitt Romney trong nhiệm kỳ thứ
nhất.
Ông
Webb, đảng Dân chủ bang Virginia, người sẽ rời chiếc ghế ở Thượng viện sau cuộc
bầu cử vào tháng 11-2012, đã kêu gọi chú ý tới sự lộng hành tăng nhanh chưa
từng thấy của Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền những khu vực rộng bao la
ở châu Á, bao gồm 200 hòn đảo (trong nhiều trường hợp chỉ là những núi đá không
cư trú được nhưng có ý nghĩa về chiến lược) và hai triệu ki-lô-mét vuông mặt
nước.
Ông
Webb viết: “Vì tất cả những mục tiêu thực tế đó, Trung Quốc đã đơn phương quyết
định thôn tính một khu vực từ lục địa Đông Á trải rộng về phía đông xa tới
Philippines và về phía nam gần tới Eo biển Malacca”. Yêu sách lãnh thổ khổng lồ
này, bao gồm gần như toàn bộ vùng Biển Đông, xung đột với yêu sách lãnh thổ của
các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Nhật Bản và
Philippines. Gạt qua một bên những yêu sách đối nghịch này, Trung Quốc đã tạo
ra một đơn vị hành chính mới, gọi là “thành phố Tam Sa” đặt trụ sở tại quần đảo
Hoàng Sa và có quyền báo cáo trực tiếp với chính phủ trung ương ở Bắc Kinh.
Quần
đảo Hoàng Sa cách hơn 200 dặm về phía đông nam điểm cực nam của lãnh thổ Trung
Quốc và trong nhiều thập niên qua Việt Nam đã mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền trên
quần đảo này. Nhưng giờ đây, quần đảo là nơi đặt văn phòng cho khoảng 45 “dân
biểu” Trung Quốc được bổ nhiệm để cai trị thành phố mới, cùng với một ủy ban
thường trực 15 thành viên, 1 thị trưởng và 1 phó thị trưởng. “’Thành phố’ mới
của Trung Quốc rộng gần gấp đôi tổng diện tích đất liền của Việt Nam, Nam Hàn,
Nhật Bản và Philippines cộng lại”, ông Webb viết.
Việc
kiểm soát các tuyến đường biển, quyền đánh bắt cá và trữ lượng khoáng sản khổng
lồ cũng như vấn đề ai sẽ nắm quyền thống trị chiến lược trong khu vực đều đang
bị đe dọa. Có vẻ như Trung Quốc nhất quyết giật khỏi tay Hoa Kỳ quyền thống trị
chiến lược ấy để họ có thể trở thành cường quốc thống trị của khu vực. Khả năng
của Hoa Kỳ từ trước tới nay trong việc duy trì sự ổn định – và từ đó là sự
thịnh vượng – của khu vực sẽ không còn nữa.
Ông
Webb không phải là người đầu tiên đưa ra lời cảnh báo như vậy, nhưng bài nghị
luận của ông nêu bật một thực tế cốt lõi của tấn kịch đang lộ ra – đúng ra là
một tấn kịch đang lộ ra nhanh hơn nhiều so với những gì mà phần lớn người dân
Hoa Kỳ nhận thức được. Châu Á đang nhìn để quyết định xem có phải Hoa Kỳ sẽ
“làm trọn vai trò khó khăn nhưng cần thiết là người bảo đảm sự ổn định ở Đông Á
hay không, liệu khu vực này có sẽ một lần nữa bị thống trị bởi sự hiếu chiến và
hăm dọa hay không”, như ông Webb diễn tả.
Trung
Quốc ngày nay là một sự thách thức địa chính trị quan trọng nhất mà Hoa Kỳ đang
đối mặt. Nhiều năm tháng đã trôi đi kể từ khi Hoa Kỳ lại cần có sự dũng cảm và
sáng tạo sắc bén như bây giờ dưới ánh sáng sự thách đố của Bắc Kinh. Do đó, vị
tổng thống đăng quang năm tới không chỉ phải đối phó với thách thức này mà ông
ta cũng phải chuẩn bị để đất nước sẵn sàng cho thách thức ấy. Điều đó gợi ra
một số nhu cầu bức thiết về chính sách.
Rút
ra khỏi Afghanistan một cách suôn sẻ: Khi lên cầm quyền, Tổng thống Obama
đã nâng cấp sứ mệnh ở Afghanistan, bao hàm cả một nỗ lực chống bạo loạn, nghĩa
là một công cuộc xây dựng quốc gia to lớn. Nhưng kể từ đó, ông đã hạ cấp cái sứ
mệnh này theo một quan niệm gọi là “Afghanistan đủ tốt”. Ý nghĩa chính xác là
gì thì tổng thống chưa bao giờ nói rõ ra, tuy nhiên ông đã nói rằng, đến cuối
năm 2014,Afghanistan sẽ “hoàn toàn chịu trách nhiệm về an ninh của đất nước
họ”.
Dưới
ánh sáng sự thách thức mang tên Trung Quốc, “Afghanistanđủ tốt” sẽ không đủ tốt
nữa. Và một hạn cuối cùng mơ hồ năm 2014, không có thêm lời giải thích rõ ràng
về những nỗ lực nào của Hoa Kỳ sẽ được thực hiện tiếp tục sau thời hạn đó, sẽ
thiếu đi sự trong sáng về chính sách mà đất nước cần. Trong cuốn sách về chính
sách ngoại giao của ông Obama, cuốn “Đối
đầu và Che giấu”, nhà báo David E. Sanger của báo New York Times viết rằng
một thập niên nữa kể từ hôm nay, du khách thăm viếng Afghanistan sẽ nhìn thấy
rất ít dấu vết cuộc thử nghiệm của Hoa Kỳ tại đó – “ngoại trừ những căn cứ và
những thiết bị quân sự”. Dù vậy, trong thực tế, Hoa Kỳ không có nhu cầu đặt
nhiều căn cứ quân sự ở Afghanistan. Al-Qaeda đã bị quét sạch khỏi khu vực này
(dù vẫn là vấn đề ở nơi khác); Taliban không phải là mối đe dọa chính đối với
nước Mỹ; người dân Afghanistan sẽ đi con đường của họ như họ đã đi trong nhiều
thế kỷ qua bất chấp những nỗ lực chinh phục đất nước họ và Hoa Kỳ cũng không đủ
sức duy trì nỗ lực của mình bằng máu, tài sản và sự tập trung.
Dàn
hòa với Nga:
Trong cuốn sách mới ra gần đây của mình “Sự
trả thù của địa lý”, Robert D. Kaplan viết rằng, sở dĩ Trung
Quốc có khả năng triển khai lực lượng ra Thái Bình Dương là vì họ thống trị
được các biên giới trên đất liền vùng Trung Á, “từ Mãn Châu Lý (Manchuria)
ngược chiều kim đồng hồ đến Tây Tạng”. Ông Kaplan giải thích: “Chỉ đơn giản với
cách vươn ra biển theo kiểu hiện nay, Trung Quốc đã thể hiện cái vị trí ưu thế
của mình trên đất liền ở trái tim châu Á”. Tuy nhiên, lợi ích của nước Nga không
phải là để Trung Quốc thanh thản trên vùng biên giới phía tây của mình, gia
tăng ảnh hưởng lên vùng Trung Á và kiểm soát việc khai thác tài nguyên thiên
nhiên quý giá ở đó. Cũng không phải là lợi ích của Hoa Kỳ (hoặc của Nga) khi
nhìn thấy Trung Quốc liều lĩnh trong các đòi hỏi lãnh thổ trong Thái Bình Dương
chỉ vì Bắc Kinh cảm thấy an toàn trên đất liền.
Như
vậy, nếu Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược lớn nhất của Hoa Kỳ thì một mối
quan hệ vững chắc với Nga lại là một trong những nhu cầu chiến lược lớn nhất.
Đã đến lúc Hoa Kỳ bớt đi nỗi khó chịu của mình trước sự cai trị độc tài và tham
nhũng tràn lan của Nga. Nước Nga dù gây phiền toái đến mấy thì đó cũng không
phải là loại thực thể xấu xa mà Franklin Roosevelt và Winston Churchill đã
chung vai sát cánh trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ Hai. Là một
cường quốc khu vực, nước Nga có những quyền lợi khu vực chính đáng; Hoa Kỳ phải
công nhận những lợi ích này và tích hợp chúng vào nỗ lực của mình nhằm thiết
lập một mối quan hệ bền vững, đôi bên cùng có lợi với nước Nga – một mối quan
hệ mà nếu cần có thể trở nên hữu ích trong bất kỳ cuộc đối đầu nào với Trung
Quốc trong tương lai.
Tránh
chiến tranh với Iran: Hoa Kỳ hiện đang trên con đường đi tới chiến tranh với
Iran và con đường đó lúc đầu được vạch ra bởi Israel – quốc gia đã đưa ra lời
đe dọa tấn công đơn phương vào Iran để gia tăng thái độ của Hoa Kỳ chống lại
nước Cộng hòa Hồi giáo này. Cho đến nay, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu
vẫn tìm cách buộc ông Obama ngăn cản bất kỳ ý định nào của Hoa Kỳ chấp nhận khả
năng Iran có thể có vũ khí hạt nhân (nghĩa là không đưa ra chính sách cản trở).
Điều đó để ngỏ vấn đề liệu Hoa Kỳ có nên cho phép – và liệuIran có chấp nhận –
việc làm giàu uranium ở mức độ thấp chỉ dùng cho mục đích hòa bình hay không.
Netanyahu chống lại một giải pháp như vậy và chưa rõ điều đó có thể mở đường
tiến tới một giải pháp hòa bình cho vấn đề hay không. Nhưng những biện pháp cấm
vận ngặt nghèo hiện hành sẽ không tạo ra được phản ứng mong muốn từIran nếu
phản ứng đó tỏ ra là một nỗi nhục đối vớiIran. Đó là lý do tại sao trong vấn đề
này tư duy của Hoa Kỳ nên hướng tới giải pháp làm giàu uranium với mục đích hòa
bình, cho dù điều đó có nghĩa là một cuộc tuyệt giao công khai với Netanyahu.
Nhân
dân Hoa Kỳ nên tập hợp sau lưng tổng thống trong những tình huống như vậy nếu
tổng thống nói thẳng với người dân về những được mất có liên quan. Các nhà lãnh
đạo Hoa Kỳ không nên vướng vào những vụ giễu võ giương oai theo kiểu báo chí,
được thấy rõ trên bìa tạp chí The
Weekly Standard tuần qua, trên đó in hình nhà lãnh đạo tối cao Iran
Ali Khamenei dưới dòng tít lớn: “Con người nguy hiểm nhất thế giới”. Mối đe dọa
lớn nhất đối với nước Mỹ đang nằm cách người đàn ông này hàng ngàn dặm. Và Hoa
Kỳ cũng không nên tìm kiếm một cuộc đụng độ quân sự với Iran, nếu có thể tránh
được, bởi vì một cuộc xung đột như vậy sẽ phá hủy hoàn toàn nền kinh tế thế
giới và có thể gây bất ổn lan tràn khắp khu vực.
Không
đặt chân lên đất Hồi giáo nữa: Trung Đông đang hỗn loạn và cả khu vực này
đang có nguy cơ mất ổn định vì cuộc nội chiến ởSyria. Những biến cố ở đó có thể
giáng một đòn nặng nề vào các quyền lợi của Hoa Kỳ, của phương Tây và của đa số
các quốc gia công nghiệp còn lại. Một hành động quân sự của Hoa Kỳ thực sự có
thể là cần thiết để ổn định khu vực này nhưng Hoa Kỳ nhất thiết phải làm mọi
chuyện có thể làm được để tránh một hành động như vậy. Một cuộc can thiệp nữa
của Hoa Kỳ vào khu vực này chắc chắn sẽ kích động một phong trào chống đối mạnh
mẽ hơn. Nhưng thủ tọa bàng quan cũng không phải là chính sách thích hợp. Tình
huống hiện nay đòi hỏi những nỗ lực thầm lặng, sáng tạo và khôn khéo, luôn kết
hợp với các thế lực Hồi giáo trong khu vực, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, để tránh
những hậu quả tồi tệ nhất có thể xảy ra và giữ cho tình hình luôn nằm trong tầm
kiểm soát tới mức tối đa. Nên chống lại mạnh mẽ các áp lực đòi Hoa Kỳ phải can
dự vàoSyria trên cơ sở nhân đạo.
Nhu
cầu tăng trưởng kinh tế: Obama chưa phải là vị tổng thống thành
công trong lĩnh vực kinh tế. Tăng trưởng kinh tế diễn ra khá èo uột trong gần
hết nhiệm kỳ tổng thống của ông. Thực trạng này cần được thay đổi ngay lập tức.
Nhưng xử lý vấn đề tăng trưởng mà không làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công rất
đáng ngại của đất nước lại không phải là chuyện dễ. Đó là lý do tại sao nhiệm
kỳ tổng thống kế tiếp cần phải được dành hẳn một cách cần mẫn cho cuộc cải tổ
toàn diện về ngân sách và tài khóa, được thiết kế để xử lý vấn đề chi tiêu
ngoài tầm kiểm soát của liên bang trong lúc thúc đẩy hoạt động kinh tế và tăng
trưởng. Chương trình cải tổ tài khóa sẽ phải được kết hợp với một chương trình
cải tổ toàn diện về thuế khóa, giảm thuế suất đồng thời xóa bỏ một số lượng lớn
các ưu đãi về thuế, bao gồm những ưu đãi mà nhiều thập niên qua vẫn được coi là
những con bò thiêng không ai đụng đến được. Chỉ bằng cách khôi phục sự lành
mạnh về tài khóa thì đất nước mới có thể đương đầu với những thách thức to lớn
như kiểu thách thức đang hiển hiện lù lù ở châu Á. Nhưng tất cả những chuyện
này đòi hỏi sự lãnh đạo của tổng thống phải được ủng hộ rộng rãi, một kiểu lãnh
đạo mà đã lâu chúng ta chưa nhìn thấy.
Như
bài báo của ông Webb trên báo Wall
Street Journal đã làm rõ, ông Obama đã khôn ngoan khi khởi xướng
cuộc “chuyển hướng” sang châu Á. Nhưng sẽ không đủ nếu chỉ chuyển dịch trọng
tâm, tiến hành qua loa chính sách ngoại giao châu Á và đưa ra những lời tuyên
bố. Như ông Webb đã viết, “Vấn đề là liệu Trung Quốc năm 2012 có thực sự mong
muốn giải quyết các vấn đề thông qua các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận hay
không, và liệu Hoa Kỳ năm 2012 có ý chí và khả năng để nhấn mạnh rằng, giải
pháp này là con đường duy nhất đi tới ổn định hay không”.
Nói
một cách chính xác, Hoa Kỳ sẽ đáp ứng thách thức này như thế nào vẫn còn là một
vấn đề bỏ ngỏ. Nó cần có một đường lối ngoại giao khôn khéo, sáng tạo, linh
hoạt và cứng rắn, hòa trộn với sự cương quyết và sự hiểu biết rõ ràng về những
được mất liên quan. Nhưng nó cũng đòi hỏi sự thừa nhận rằng Hoa Kỳ phải tập
trung vào những ưu tiên, phải chấp nhận rằng mình không thể làm mọi việc ở mọi
nơi trên thế giới và phải tránh bị xao lãng trong lúc đối mặt những thử thách
nặng nề nhất bằng đôi mắt tỉnh táo. Trong những ngày tháng này, trong những thử
thách đó, không thử thách nào nặng nề hơn Trung Quốc.
(*)
Robert W. Merry là chủ bút tạp chí The National Interest và tác giả của nhiều tập sách về
lịch sử và chính sách ngoại giao Hoa Kỳ. Cuốn sách gần đây nhất của ông là: “Họ
đứng ở đâu: Các tổng thống Mỹ trong mắt của cử tri và sử gia”.
R.W.M.
Dịch
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment