BBC
Cập nhật: 22:33 GMT - thứ hai, 6 tháng 8, 2012
Thủ tướng Syria
chạy khỏi đất nước hôm thứ Hai 6/8, lên án “chính thể khủng bố” của Tổng thống
Bashar al-Assad.
Người phát ngôn
của ông Riad Hijab nói với hãng tin AP ông đã định ly khai hai tháng trước, vào
lúc Tổng thống đề nghị giao ông chức Thủ tướng với tối hậu thư “Nhận lấy hay là
chết”.
Ông Hijab, 46
tuổi, là người từ thành phố phía đông Deir al-Zour, nơi cũng nằm trong tầm ảnh
hưởng của phe nổi dậy.
Giống như hầu
hết các nhân vật đào tẩu đến nay, Hijab theo dòng Hồi giáo Sunni chiếm đa số ở
Syria.
Sự thoát ly của
ông đặt giả thiết là khối Sunni – từ lâu là trụ cột của chính thể - có thể ngày
càng bất mãn với chính sách cứng rắn của tổng thống đại diện cho cộng đồng
người Alawite chiếm thiểu số ở Syria.
Nhân vật trung
thành
Người phát ngôn
cho ông nói với hãng tin AP tại Amman, Jordan: “Tay tội phạm Assad ép ông làm
thủ tướng và buộc ông chấp nhận.”
“Hắn bảo: ‘Nhận
lấy chức vụ, nếu không sẽ bị giết’.”
Người phát ngôn,
Mohammad Otari, cho hay Hijab và gia đình đang ở Amman và dự kiến sẽ bay sang
Qatar.
“Ông xem mình là
người lính của cuộc cách mạng,” viên trợ lý nói.
Mặc dù vui mừng
vì bằng chứng rằng đang có mâu thuẫn nơi cung đình ở Damascus, có vẻ chưa nhiều
người trong phe nổi dậy xem Hijab là đồng minh, vì hàng chục năm phục vụ chính
thể của ông.
Riad Hijab có bằng
tiến sĩ ngành nông nghiệp, và leo cao trong đảng cầm quyền nhờ sự trung thành.
Ông được giao
chức thống đốc tỉnh Latakia tháng Hai năm 2011, một tháng sau khi xảy ra các
cuộc biểu tình đòi cải cách.
Hai tháng sau,
ông trở thành bộ trưởng nông nghiệp và được phong làm thủ tướng ngày 6/6, một
tháng sau cuộc bầu cử quốc hội mà phe đối lập tẩy chay.
Dẫu vậy, việc
Hijab đào tẩu là thêm cú đánh vào Assad sau khi một loạt viên tướng và đại sứ
đào ngũ.
Từ Washington,
thư ký báo chí Nhà Trắng, Jay Carney, nói “chính thể Assad đang sụp đổ từ bên
trong”.
Ngoại trưởng
Pháp nói đây là bằng chứng “một chính thể đang để mất ủng hộ vì lựa chọn bạo
lực vũ trang”.
Truyền hình nhà
nước Syria nói Hijab đã bị cách chức, và Omar Ghalawanji, từng giữ chức phó thủ
tướng, được bổ nhiệm lãnh đạo nội các.
Ngoại giao bế
tắc
Sự tê liệt ở Hội
đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã khiến đặc phái viên về Syria, ông Kofi Annan,
quyết định không tiếp tục công việc khi hết hạn.
Trong khi đó,
phe nổi dậy đã làm các chuyên gia quân sự ngạc nhiên khi đang giữ được thành
phố Aleppo bất chấp máy bay quân chính phủ đánh bom.
Trong bối cảnh
này, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang thay đổi toan tính, theo hãng
tin AP.
Trước đây,
Washington đã hy vọng chứng kiến ngừng bắn và rồi ông Assad tự nguyện ra đi.
Nhưng nay người
ta đang nói về khả năng quân nổi dậy chiến thắng, hoặc những người trung thành
của Tổng thống sẽ đứng lên lật đổ chính thể khi thấy gió xoay chiều.
Washington đã
giảm bớt ủng hộ dành cho kế hoạch của Kofi Annan, từng được cả Mỹ và Nga ủng hộ
hồi tháng Sáu.
Kế hoạch đó muốn
thành lập một chính phủ tạm thời với các thành viên thuộc cả chính quyền Assad
và phe nổi dậy.
Sự dàn xếp này
bị nhiều người trong phe nổi dậy bác bỏ, và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ
Patrick Ventrell hôm 6/8 chỉ còn gọi nó là “căn bản để có một khung làm việc
tốt”.
Ông này nói một
chính phủ tạm thời cần được lựa chọn bởi phe đối lập và “những tàn dư của chính
thể không thấm máu trên tay” – tức là loại trừ Assad và các quan chức cao cấp.
Dường như Hoa Kỳ
đang miễn cưỡng chấp nhận rằng một Syria hậu Assad sẽ phức tạp hơn là kế hoạch
sáu điểm của Kofi Annan.
Giới
chức Mỹ
nói về “sự hạ cánh mềm”, tránh khoảng trống quyền lực như Iraq thời hậu Saddam
Hussein.
Nhưng không ai
rõ thời đại hậu Assad sẽ đến khi nào và với giá nào.
Đa số các đánh
giá cho rằng Tổng thống Assad sẽ tử thủ tại Damascus.
Những người khác
lại dự đoán tàn quân chính phủ có thể rồi sẽ rút về cứ địa của người Alawite ở
miền tây bắc.
Cả hai tình
huống này đều sẽ chứng kiến máu đổ.
Các bài liên quan
-----------------------------------------------------------
Tú Anh - RFI
Thứ hai 06 Tháng Tám 2012
Thủ tướng Syria, ông Riad Hijab và hai Bộ trưởng đã chạy sang Jordanie tham gia vào phong trào đối lập. Chính quyền Damas hôm nay 06/08/2012 gián tiếp xác nhận tin này. Cùng lúc, một tướng không quân và nhiều sĩ quan cấp tá vượt biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ, nâng tổng số tướng lãnh Syria từ bỏ chế độ lên đến 31 vị.
Phải chăng chế độ Syria đã rệu rã ? Cùng một lúc, Thủ tướng, hai Bộ trưởng, và hàng loạt sĩ quan cao cấp bỏ rơi
Tổng thống Al Assad.
Hôm nay, trên đài Al-Jazeera của Qatar, ông Mohamed Otri, phát ngôn viên của Thủ tướng Syria
Riad Hijab cho biết: « Thủ tướng cùng với mười nhân vật thân cận và toàn bộ gia đình đang ở một nơi an
toàn ». Trong một thông cáo, nhân vật được Tổng thống Al Assad bổ nhiệm Thủ tướng cách nay hai tháng tuyên bố: « Tôi rời bỏ
một chế độ giết hại dân lành, một chế độ diệt chủng để gia nhập hàng ngũ đối lập, làm một người lính chiến ».
Theo đài truyền hình Qatar thì Thủ tướng Syria đang tị nạn tại
Jordanie.
Trong khi đó thì đài truyền hình nhà nước Syria thông tin vắn tắt là ông Riad Hijab bị cách chức Thủ tướng, và Phó thủ tướng Omar
Ghalawanji được khẩn cấp bổ nhiệm xử lý thường vụ.
Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Syria tức liên minh đối lập, Abdel Basset
Sayda, nhận định đây là dấu hiệu chế độ Al Assad « tan rã ».
Cũng trong ngày hôm nay, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, tướng không quân Mohammad Ahmad Fares
, phi hành gia đầu tiên của Syria cùng với 10 sĩ quan cao cấp vượt biên sang Thổ Nhĩ Kỳ. Đây và viên tướng thứ 31 đào thoát.
Quân đội Syria Tự do, lực lượng võ trang của đối lập, cho biết thêm ba sĩ quan an ninh chính trị cấp đại tá, trong đó có hai người thuộc bộ
tộc của Phó tổng thống Farouk al- Chareh chạy sang Jordanie. Tại Damas, Bộ trưởng Nội
vụ xác nhận đài truyền hình nhà nước bị khủng bố bằng bom.
Các sự kiện trên đây xẩy ra vào lúc quân đội trung thành với Al Assad tập trung 20 ngàn quân, chuẩn bị đánh vào Alep, thành trì của phe nổi dậy.
No comments:
Post a Comment