Tú Anh - RFI
Thứ hai 06 Tháng
Tám 2012
Cuộc họp mật kéo dài một tháng tại Bắc Đới Hà khai mạc hôm nay trong bối cảnh căng thẳng trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là cuộc họp quan trọng, theo truyền thống chính trị tại Hoa lục, trong khuôn khổ chuẩn bị thay đổi lãnh đạo trong đại hội mùa thu.
Vụ tai tiếng vợ chồng Bạc Hy Lai phản ánh mức độ nghiêm trọng trong tranh chấp quyền lực nội bộ và có thể sẽ làm cho việc sắp xếp nhân sự trong
Ban thường vụ trở thành gay go hơn.
Đài truyền hình Trung Quốc hôm nay cho biết ban lãnh đạo Trung Quốc kể cả ông Tập Cận Bình, người được xem sẽ là lãnh đạo số một tương lai đã đến trung tâm nghỉ hè Bắc Đới Hà, nơi dành riêng cho thành phần cốt cán của chế độ, cách Bắc Kinh 100 cây số về hướng đông. Cuộc họp mật kéo dài một tháng là đặc điểm của đảng Cộng sản Trung Quốc trong lịch trình chuẩn bị thay đổi nhân sự lãnh đạo.
Theo nguồn tin này thì đương kim
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người sẽ lên thay ông Hồ Cẩm Đào, bắt đầu tiếp xúc với « các quan chức và cố vấn chính phủ trong
vấn đề kinh tế ».
Theo AFP thì thành phần lãnh đạo sắp hết nhiệm kỳ và giới lãnh đạo đã về hưu sẽ thương lượng tìm một thỏa hiệp cho danh sách 9 nhân vật có quyền lực định đoạt vận mệnh của Trung Quốc, được gọi là ủy viên « Ban thường vụ Bộ Chính trị ».
Giới quan sát quốc tế nhận định là từ khi xảy ra vụ cách chức Bạc Hy Lai, lãnh đạo tỉnh Trùng Khánh và vụ án quy cho bà vợ của ngôi sao đang lên nhưng bị thất sủng này tội giết người, thì tiến trình chuyển tiếp thế hệ lãnh đạo theo kiểu Trung Quốc gặp rối loạn.
-----------------------------------------
BBC
Cập nhật: 19:16 GMT - thứ hai, 6 tháng 8, 2012
Mưa gió làm bật
gốc nhiều cây liễu và thông trồng dọc các con đường của Bắc Đới Hà, khi giới
lãnh đạo Trung Quốc lần lượt có mặt ở khu nghỉ mát bên bờ biển, bắt đầu từ
hôm thứ Sáu 3/8.
Một số người có
thể xem đây là ẩn dụ về cơn bão mà Đảng Cộng sản đối diện vì bê bối Bạc Hy Lai.
Cựu Bí thư Trùng
Khánh đã có tham vọng được vào Thường vụ Bộ Chính trị ở Hội nghị lần thứ 18,
trước khi bị triệt hạ trong scandal chính trị lớn nhất từ nhiều năm.
Cuộc họp kín tại
Bắc Đới Hà được cho là nơi diễn ra những thương lượng cuối cùng cho cuộc chuyển
giao quyền hành tại Trung Quốc.
Anh hào tụ hội
Kể từ thời Mao
Trạch Đông, lãnh đạo Trung Quốc có truyền thống gặp nhau ở Bắc Đới Hà trong mùa
hè để bàn chuyện chính trị.
Sau khi Hồ Cẩm
Đào trở thành Tổng Bí thư năm 2002, ông chấm dứt việc tổ chức các cuộc họp tại
đây, mặc dù người tiền nhiệm Giang Trạch Dân thích tiến hành thương lượng ở khu
nghỉ mát.
Tuy vậy, theo
các học giả Trung Quốc và một điện tín bị lộ của Bộ Ngoại giao Mỹ, đã diễn ra
cuộc họp quan trọng ở Bắc Đới Hà năm 2007 trước hội nghị 17 của Đảng.
Truyền thông đưa
tin rằng ông Tập Cận Bình, nhân vật dự kiến sẽ làm Chủ tịch nước tương lai
của Trung Quốc, đã có cuộc gặp các chuyên gia và cố vấn tại đây vào Chủ Nhật
ngày 5/8.
Tân Hoa Xã nói
buổi họp mặt vào Chủ Nhật được tham dự bởi “những chuyên gia tiếng tăm và các
nhân tài khác” trong đó có các giáo sư, nghệ sĩ và phi hành gia vũ trụ.
Tân Hoa Xã tiết
lộ thêm các tên lãnh đạo có mặt ở đây, gồm bà Lưu Diên Đông, ông Lý Nguyên
Triều, Lệnh Kế Hoa, Mã Khải.
Trong số này,
Trưởng Ban Tổ Chức Trung ương Lý Nguyên Triều được xem chắc chắn sẽ lọt vào
Thường vụ Bộ Chính trị.
Một số nhà quan
sát nói bà Lưu Diên Đông, Ủy viên Quốc vụ, cũng có thể là ứng viên bất ngờ.
Bảy hay chín
ghế?
Một vấn đề quan
trọng Đảng Cộng sản đang bàn là có nên giảm số thành viên Thường vụ Bộ Chính
trị từ chín xuống bảy ghế, như đã từng có trước năm 2002.
Việc cắt giảm số
ghế có thể cản đà thăng tiến của một số người không được xem là ứng viên hàng
đầu như Uông Dương, Bí thư tỉnh Quảng Đông.
Một số chính
khách cũng được cho là đang chạy đua gồm Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn, Bí thư
thành ủy Thượng Hải Du Chính Thanh, Phó Thủ tướng Trương Đức Giang, Trưởng Ban
Tuyên truyền Trung ương Lưu Vân Sơn và Bí thư Thành ủy Thiên Tân Trương Cao Lệ.
Ông Tập Cận Bình
chắc chắn sẽ thành Tổng Bí thư, nhưng nhiều người nói có thể ông Hồ Cẩm Đào sẽ
vẫn đứng đầu Quân ủy Trung ương thêm hai năm, giống người tiền nhiệm Giang
Trạch Dân.
Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường được trông đợi sẽ kế nhiệm Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Theo giới quan
sát, từ thời Hồ Cẩm Đào, hệ thống cũ theo kiểu “Đại lãnh tụ” đã được thay bằng
cơ chế mang tính tập thể, để các thành viên Thường vụ Bộ Chính trị thương lượng
với nhau.
Tờ Financial
Times cho rằng những ứng viên quá nổi bật về chính sách hay có lý lịch “hơi lạ”
đến giờ này đã mất cơ hội lọt vào ban lãnh đạo cao nhất.
Sau khi giới
chóp bu quyết định xong tên các lãnh đạo mới, danh sách sẽ được gửi cho các
thành viên Bộ Chính trị.
Đại biểu dự hội
nghị 18 cũng có thể có cơ hội bầu thử để bảo đảm việc chọn lựa chung cuộc diễn
ra suôn sẻ.
Nhân viên khách
sạn địa phương nói với Financial Times rằng họ được cho biết cuộc họp kéo dài
đến giữa tháng Tám.
Khép lại vụ Bạc
Hy Lai?
Giới lãnh đạo
đương nhiệm và cựu lãnh đạo ở Bắc Đới Hà dự kiến cũng sẽ bàn cách khép lại bê
bối Bạc Hy Lai.
Sự sa cơ của ông
này đem lại tiết lộ hiếm hoi về mâu thuẫn trong Đảng, và nay Đảng cố gắng thể
hiện hình ảnh đoàn kết.
Vợ ông Bạc, Cốc
Khai Lai, sẽ ra tòa hôm thứ Năm vì vụ giết ông Neil Heywood, một doanh nhân
người Anh, theo Tân Hoa Xã.
Sứ quán Anh xác
nhận Trung Quốc sẽ cho phép hai nhà ngoại giao Anh được dự phiên tòa .
Gần như chắc
chắn bà Cốc Khai Lai sẽ bị tuyên có tội. Nhưng cách đưa ra bằng chứng và mức án
có thể giúp người ta biết giới chóp bu sẽ xử lý chính ông Bạc thế nào.
Tờ Wall Street
Journal nói thách thức cho Đảng là tìm ra cách trừng phạt ông Bạc – và vô hiệu
hóa ông – mà khiến công chúng ở Trung Quốc thấy tin tưởng được.
Các bài liên quan
No comments:
Post a Comment