05.08.2012
Trong
nước mới đây, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được đánh trống khua chiêng ầm ỹ bởi
một số nhân vật có máu mặt trong giới văn thi sĩ quốc nội. Họ đang “hợp đồng
tác chiến” đánh bóng tên tuổi của nhà thơ này lên tận chín tầng mây, như một
hiện tượng tương tự trường hợp Nguyễn Huy Thiệp trước đây. Có điều khác là nếu
nhà văn Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng với lời ca tụng bao nhiêu thì nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều lại nhận được những lời tung hô quá đáng đến mức kệch cỡm bấy
nhiêu. Nhà văn trước là xứng đáng vì ông mở đầu cách viết mới mẻ với đề tài
“phạm húy” cùng văn phong “sắc cạnh lạnh lùng”chưa hề có trước kia, sau việc
“mở trói” nhờ cuộc đổi mới của cố tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn
Văn Linh. Còn nói kệch cỡm đối với nhà thơ sau là vì cách phê bình thậm xưng
đến mức nịnh bợ thơ ông phó chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam của một số người tổ
chức và tham gia tọa đàm khoa học “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang
Thiều”.[1] Đây là cuộc hội thảo với các ngôn từ “đao to
búa lớn” mà chính nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo vốn hiếm gây ồn ào cũng
phải viết “Tôi không thích cái tên hội thảo đó. Nó to tát quá. Hình như thời
nay người ta thích to tát. Khen chê cũng to tát. Muốn gắn cái nho nhỏ với cái
to tát. Theo tôi thì chỉ nên trưng cái pano vừa vừa ‘Toạ đàm thơ NQT’ cũng chả
sao”. Rồi ông nhắc lại nhận định của ông từ trước nhưng đến nay vẫn còn giá
trị là “Thiều làm thơ không có bài dở nhưng cũng không có bài nào thật hay”.
Nguyễn Trọng Tạo nói rất đúng. Làm như thơ Việt Nam hiện đại chẳng đáng kể gì
nếu không gắn tên nhà thơ Nguyễn Quang Thiều vào đó hay sao?[2]
Cuộc
hội thảo đã làm một số văn thi sĩ phân chia làm hai phe : bênh và chống. Trong
số tâng bốc có những khuôn mặt cán bộ thuộc Hội Nhà Văn như chủ tịch Hữu Thỉnh,
ủy viên hội đồng lý luận phê bình văn học Chu Văn Sơn và trưởng ban lý luận phê
bình Nguyễn Chí Hoan, còn Viện Văn Học là viện trưởng Nguyễn Đăng Điệp v.v...
Cũng có nhà phê bình đứng “chân ngoài chân trong” là Đỗ Quyên (Canada). Đúng
như một dàn “hợp xướng” hay nói khác đi, có đủ ban bệ chính thống từ trung ương
đến địa phương, để tuyên truyền rằng có một nhà thơ lớn của thời đại nhờ đảng
Cộng Sản Việt Nam... hóa phép một hạt bụi mới được lấp lánh ánh sáng của đảng![3]
Trong
số những bài đánh giá thơ Nguyễn Quang Thiều thì bài viết của nhà thơ kiêm phê
bình gia Inrasara là thuyết phục nhất vì quan điểm duy lý chừng mực của ông.
Tiếc là bài nhận định này ông cho đăng trên blog của mình
và trang Tiền Vệ,
chứ không đọc trong cuộc hội thảo.[4] Theo Inrasara, sở dĩ thơ Nguyễn Quang Thiều nổi
bật lên gần đây là vì “hoàn cảnh lịch sử”. Ông viết “Chẳng những đề
cao mà là tụng ca, tụng ca thành một cao trào bất bình thường đến gây dị nghị”.
Hay một đoạn trích dẫn khác “Dẫu sao, dù chê bôi, tụng ca hay dị nghị, dù đa
số ít nhiều vì hệ quả của ‘hoàn cảnh xã hội’. Rất đặc trưng Việt Nam.” Ông
đã nói thẳng ra : “Và ít nhà phê bình không ngần ngại nhét vào trong tay anh
‘lá cờ đầu’ cách tân thơ Việt. Chính tại đây xảy ra nỗi nhầm lẫn lớn : nhầm lẫn
của lịch sử. Thủ phạm vẫn là ‘hoàn cảnh xã hội’“. Nhà thơ Inrasara đã chứng
minh nhầm lẫn này tiếp theo sau đó.
Thẳng
thừng hơn, nhà thơ Hoàng Hưng trong ý kiến phản hồi bài trên của Inrasara có
viết “Thêm nữa, tư duy’phò chính thống’ từ chổ ‘phò quan điểm chính thống’
(của đảng) đã và đang ‘diễn biến’ thành ‘phò các vị có địa vị chính thống’”.
[5]
Để
bác bỏ những luận điệu có tính dự đoán của Đỗ Quyên khi ông này tự tin suy diễn
rằng “Thơ Nguyễn Quang Thiều vì con người, vì quê hương, vì trách nhiệm công
dân với làng với nước, vì bổn phận làm người trên trái đất”, nhà phê bình
Inrasara lập luận “Nguyễn Quang Thiều không thể không né tránh các vấn đề
thời sự nổi cộm, cái khả năng va chạm cơ chế mà anh là một bộ phận không rời”.
Ông mạnh mẽ lên án “Tuyệt đại đa số nhà thơ chính thống Việt Nam. đã chạy
trốn thời sự nóng bỏng tác động đến toàn xã hội là sự kiện Trường Sa - Hoàng
Sa”. Và ông khẳng định “Chỉ khi được phép, họ mới ồ ạt làm thơ yêu
nước”. [6]
Trong
mục đích vạch ra sự thiếu sót cố ý trong những người tâng bốc Nguyễn Quang Thiều,
Inrasara nói thẳng là ngay những nhà thơ miền Nam (sau 1975) cũng đi trước
Nguyễn Quang Thiều. Điển hình như Nguyễn Quốc Chánh với Đêm mặt trời mọc
(1990) hay Trần Tiến Dũng với Khối động (1997) và Hiện (2000). Lý
do là thơ Nguyễn Quang Thiều “không hậu hiện đại. Không và không thể” trong khi
hai nhà thơ trên đã thử nghiệm dòng thơ hậu hiện đại. Đó là chưa kể sau này còn
có nhóm Mở Miệng với Bùi Chát, Lý Đợi. Nhà thơ Inrasara không cả nể, mà viết
rằng “Hiện tượng thơ Sài Gòn. Nó hoàn toàn khác với thơ cách tân ở miền Bắc.
Khác từ tâm thế, thái độ và sinh hoạt, khác đến giọng điệu lẫn thủ pháp nghệ
thuật”. Họ có thái độ phản kháng truyền thống, ôn hòa hay mạnh mẽ.[7]
Buồn
cười là trong số những người ‘phò’ Nguyễn Quang Thiều có cảnh ‘trống đánh xuôi
kèn thổi ngược” giữa hai tác giả sau. Nguyễn Đăng Điệp cho rằng “Với những
bứt phá mạnh mẽ của Nguyễn Quang Thiều, ý thức cách tân về lối viết trở nên
thường trực và riết róng” thì trái lại Đỗ Quyên nhận định khó hiểu “tác
giả làm thơ trước, cách tân sau” hay ví von dễ dãi theo kiểu xe cộ lưu
thông “không cầm đèn chạy trước ô tô thơ”. Có đời nào xây nhà trước
nhưng chưa gọi là mới mà sau đó lại “làm mới” thì mới gọi cách tân sao? Có ai
xây nhà kỳ quái vậy nhỉ (vì không xây mới từ đầu)? Còn vô lý nữa là khi ví với
cách “không cầm đèn chạy trước ô tô thơ”. Như thế, cả hai cách so sánh
đều là chưa cách tân, chứ cách tân cái kiểu gì mà lại đi sau, không chịu đi
trước? Thật ra, đó chỉ là một câu lủng củng gây khó hiểu của Đỗ Quyên!
Để
đáp trả những tiếng phèng la ỏm tỏi trên, nhà thơ kiêm phê bình gia (ưa nói
thẳng) Trần Mạnh Hảo cũng đã phải vận dụng hết “mười thành công lực” lâu nay
của ông để phản bác lại, theo cách “tiếng hát át tiếng bom” của miền Bắc thời
chiến tranh vậy (?). Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã phản pháo lại bài phê bình rườm
rà của Đỗ Quyên “Thi pháp Nguyễn
Quang Thiều” bằng bài viết “Khi ông Đỗ Quyên
gọi hồn thơ ‘Tân con cóc’ của Nguyễn Quang Thiều”. Chỉ qua nhan
đề, người ta cũng biết ông Hảo muốn chê thơ ông Thiều là dở! Trong bài này, tôi
chỉ đồng ý với nhận định hợp lý của ông Hảo đối với thơ ông Thiều, chứ không
đồng ý cho lắm về sự ác cảm của ông Hảo đến mức dị ứng đối với sự đột phá trong
nghệ thuật sáng tạo thi ca. Thật ra, sự ‘tả xung hữu đột’ trong phê bình của họ
Trần là đáng hoan nghênh vì ông không nể nang ai cả nhưng đáng tiếc là ông lại
đi quá đà! Xét kỹ, thơ ông Thiều cũng từa tựa như thơ dịch thì đúng một phần
nào vì sự lạm dụng từ ngữ trùng lặp lạc điệu, không cần thiết, đọc lên có vẻ
ngô nghê và nghe như tác giả không biết làm sinh động cú pháp! Điển hình như
những câu thơ sau đây :
Ngáp
ngủ đã đêm qua
chưởi
tục đã đêm qua
gạ
gẫm làm tình đã đêm qua
âm
hộ đã đêm qua
dương
vật đã đêm qua!
(Lò
mổ)
Đọc
thêm một đoạn trùng lặp nhạt nhẽo đến ngớ ngẩn :
con
đường
con
đường
con
đường
dắt
ta về hồ nước cũ
...
con
đường
con
đường
con
đường
ra
đi từ hồ nước cũ.
(Lễ
tạ)
Cách
dùng điệp ngữ này cũng chẳng có gì mới lạ mà từng được nhà văn nữ Túy Hồng ở
miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) viết qua cuốn Tôi nhìn tôi trên vách và
cũng được nhà thơ Bùi Chát tận dụng sau này để mô tả đến cùng sự đơn điệu
thường xuyên và bất lực không thể nào thoát ra được đời sống chính trị tù hãm ở
Việt Nam lâu nay.
Trở
lại cuộc vinh danh thơ Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Quyên trong tiểu đề “Có hay không
có chủ nghĩa thơ hiện đại Việt Nam” (“Thi pháp Nguyễn
Quang Thiều”) mà Trần Thị Phương
Hoa chê là “Bài viết của Đỗ Quyên cung cấp một cái nhìn lộn
xộn về chủ nghĩa hiện đại”.[8]
Sở
dĩ tác giả trên nói lộn xộn là vì Đỗ Quyên mô tả thơ Thiều như một mớ hổ lốn
pha tạp, gồm có bài hiện sinh, bài thì siêu thực, bài tượng trưng v.v. chỉ ở
mức hiện đại, chứ chưa phải là hậu hiện đại trong ý nghĩa của dòng thơ này.
Mạnh
miệng nhất là bài phê bình thơ của Đặng Thân mà Trần Mạnh Hảo đã phải hỏi thẳng
“Đặng Thân :
Bình thơ hay tấu hài?” nhằm phê phán bài tham luận “Người buông
lưới dệt ánh sáng từ hố thẳm” của tác giả Đặng Thân. Thôi thì đủ
loại ngôn từ khoa đại được Đặng Thân gom hết vào mà nhiệt liệt tán tụng thơ Thiều.
Thế nhưng ai đọc kỹ thì thấy Đặng Thân bình... loạn theo kiểu ‘khen ồn ào, chê
kín đáo’ thơ họ Nguyễn “Nếu có ai đó hỏi hãy nêu hai nhà thơ Việt cần đọc
nhất trong một trăm năm qua, chắc rằng tôi, sau vài hồi cân nhắc cỡ trăm cái
tên, sẽ bảo nên đọc Hàn Mặc Tử “vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất” và Nguyễn
Quang Thiều. Cả hai đều tôn thờ đường lối có định hướng “loạn thần kinh” vì kẻ
trước thì đẻ ra trường thơ loạn, còn kẻ sau thì làm... loạn trường thơ”. [9]
Tiếp
theo sau là Nguyễn Chí Hoan với “Tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ” - thơ Nguyễn Quang Thiều
“không để hiểu mà để tưởng tượng” (Báo Văn Nghệ tết Canh Dần số 6+7+8 -2010,
trang 54). Cùng với Chu Văn Sơn qua “Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng
sử thi tôn giáo”.[10] Cũng chỉ là những tụng ca ngoa ngữ và đại
ngôn!
Ông
chủ tịch Hữu Thỉnh còn chi ly hơn mà phân chia ra thơ cần giải thích và thơ dễ
hiểu không cần giải thích của thơ họ Nguyễn. Ông ca ngợi thơ phó chủ tịch “Nguyễn
Quang Thiều đã có những câu thơ mở ra những vô tận của liên tưởng” hoặc “Nguyễn
Quang Thiều là ‘phù thuỷ’ về liên tưởng”. Và những lời công kênh lên chất
ngất “Điều cuối cùng là anh đã tạo ra được sự ám ảnh : đó mới là cao diệu”. Còn
nữa : “tạo ra từ trường và vực xoáy”. Vẫn thản nhiên mở hết công suất
tán tụng là “Nguyễn Quang Thiều tạo ra môi trường thẩm mỹ mới, khước từ mọi
sự véo von nhễ nhại, du dương tội nghiệp. Nguyễn Quang Thiều huy động tối đa
những ngẫu nhiên. Nguyễn Quang Thiều là người cọng hưởng được cả thông tin, cảm
xúc, tranh luận, bình luận”. [11] Bài phát biểu của Hữu Thỉnh được Nguyễn Đăng
Điệp đồng thanh phụ hoạ “Những nhận xét của nhà thơ Hữu Thỉnh là lời tổng
kết hoàn hảo nhất cho cuộc toạ đàm khoa học “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn
Quang Thiều’”. [12]
Thấy
những hành động tung hứng lên tầng mây xanh Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ vai vế
Vũ Quần Phương không chịu nổi nên phải phê phán qua “Hội chứng yêu thơ cuồng nhiệt và
phong trào bốc thơm lẫn nhau”.[13] Cũng có người như nhà thơ Nguyễn Đăng Trình
hoặc Trần Đình Thu bày tỏ sự bất đồng ý về kịch bản... phong thần cho ông Thiều
mà cơ quan tổ chức hội thảo là Viện Văn Học với ông chủ tịch Hữu Thỉnh đề cao
phó chủ tịch Nguyễn Quang Thiều, hai ông quan nắm quyền cao nhất nhì trong Hội
Nhà Văn Việt Nam.
Nói
thẳng ra, kịch bản này bốc mùi nặng quá. Nói ‘bốc thơm’ như Vũ Quần Phương cũng
chỉ là lời bình nhẹ nhàng có tính vị nể. Cuộc toạ đàm chẳng khác gì một chiến
dịch tuyên truyền với đủ nhân lực và thực hiện theo bài bản lễ “tấn phong thi
hào” cho một nhà thơ là chính Nguyễn Quang Thiều, người đã trịnh trọng giữ vai
trò nổ đại pháo khai mào rằng Việt Nam là một
“cường quốc” về thơ và những người, bất kể thực hay giả mê thơ
ông ta, cũng hăm hở nhảy ùa vào để chứng minh một điều duy nhất rằng thơ Nguyễn
Quang Thiều là tột đỉnh thi ca Việt Nam. Hiện đại! Phải chăng Hội Nhà Văn đang
mặc “áo thụng vái nhau” trong thi phú?
Tuyên
truyền là gì? Là sự phóng đại, có ít xít ra nhiều, ngay cả biến không thành có,
nói láo thay nói thật, đồ dỏm thành đồ giá trị một cách rập ràng đồng nhất bằng
mọi phương tiện và thủ đoạn mình có sẵn! Tại sao? Xin thử lý giải là nhằm mục đích
“ru ngủ” giới văn nghệ sĩ và định hướng dư luận cho họ quên hết hiện thực tình
hình cực kỳ khó khăn về mọi mặt của người dân và sự hung hăng lấn chiếm trắng
trợn biển đảo nước ta của Trung Quốc.
Phan
Đức
(5-8-2012)
--------------
PS: Nếu muốn biết quan
hệ giữa Hội Nhà Văn Việt Nam và Trung Quốc hai năm trước đây ra sao, xin đọc “Em không phải
là nhà văn” của Trang Hạ (Blog Trang Hạ ngày 29-7-2010).[14]
____________
Chú
thích:
[1]Toạ đàm khoa học “Thơ Việt Nam hiện
đại và Nguyễn Quang Thiều” trên tổ chức ở Viện Văn Học (Hà Nội) ngày
28-6-2012.
[3]Lời phát biểu của
Nguyễn Đình Thi lần ra mắt ban chấp hành mới Hội Nhà Văn tháng 3/1983:
“...Chúng ta là những nhà văn nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của
Đảng”.
[8]Trần Thị Phương Hoa,
“Chủ nghĩa hiện
đại như là sự phủ nhận và những tranh luận trong một cuộc thơ”
(báo Văn Hóa Nghệ An).
[10]Trần Mạnh Hảo, “Về một lối phê
bình tùy tiện của PGS-TS Chu Văn Sơn”. Đa số những bài phê bình
của Trần Mạnh Hảo đăng trên nhiều diễn đàn như blog Nguyễn Trọng Tạo hay Đàn
Chim Việt v.v.
[13]Vũ Quần Phương, “Hội chứng yêu thơ cuồng nhiệt và
phong trào bốc thơm lẫn nhau” (Blog Lê Thiếu Nhơn).
[14]Trang Hạ thuật lại
lời của Hữu Thỉnh : “Bác bảo nhỏ, nhưng khốn nỗi kinh phí của nhà nước chỉ
cấp cho các bác để o bế quan hệ với Trung Quốc chứ không phải tiền tỷ hàng năm
để làm văn làm chương với quốc tế nào khác. Cái này nó liên hệ mật thiết tới...
tiền.” (blog Trang Hạ : “Em không phải
là nhà văn”. Ngày 29-7-2010).
No comments:
Post a Comment