Thursday 2 August 2012

OLYMPICS LONDON 2012 NGÀY THỨ 6 (2-8-2012)




NGÀY THỨ 6  (2-8-2012)

KẾT QUẢ ĐẾN NGÀY THỨ 6 (2-8-2012)





Xếp Hạng
Quốc Gia & Vùng Lãnh Thổ
Bạc  
Đồng
1
18
11
5
34
2
18
9
10
37
3
7
2
5
14
4
6
4
6
16
5
5
6
4
15
6
4
8
5
17
7
4
5
2
11
8
4
0
1
5
9
3
6
8
17
10
3
0
0
3
10
3
0
0
3
12
2
6
11
19
13
2
1
3
6
14
2
1
2
5
15
2
0
4
6
16
1
7
3
11
17
1
3
2
6
18
1
1
2
4
19
1
0
2
3
20
1
0
1
2
21
1
0
0
1
21
1
0
0
1
21
1
0
0
1
24
0
3
1
4
25
0
2
5
7
26
0
2
1
3
26
0
2
1
3
28
0
2
0
2
29
0
1
1
2
29
0
1
1
2
29
0
1
1
2
29
0
1
1
2
29
0
1
1
2
29
0
1
1
2
35
0
1
0
1
35
0
1
0
1
35
0
1
0
1
35
0
1
0
1
35
0
1
0
1
40
0
0
3
3
41
0
0
1
1
41
0
0
1
1
41
0
0
1
1
41
0
0
1
1
41
0
0
1
1
41
0
0
1
1
41
0
0
1
1
41
0
0
1
1
41
0
0
1
1


Người Việt Online  -  Thursday, August 02, 2012 7:09:04 PM
LONDON (NV) -Hôm Thứ Năm, 2 Tháng Tám, ngày tranh tài thứ 6 ở Thế Vận Hội London, lần đầu tiên Hoa Kỳ vượt qua Trung Quốc về tổng số huy chương và ngang bằng về số huy chương vàng.
Hoa Kỳ có tổng cộng 37 huy chương, gồm 18 vàng, 9 bạc, 10 đồng. Trung Quốc có 34 huy chương, gồm 18 vàng, 11 bạc, 5 đồng.
Tuy vậy, theo bảng xếp hạng của Tổ Chức Thế Vận Hội Quốc Tế (IOC), Trung Quốc vẫn đứng nhất, vì có 11 huy chương bạc, trong khi Hoa Kỳ chỉ đứng nhì, với 9 huy chương bạc. Về huy chương đồng, Hoa Kỳ được 10, trong khi Trung Quốc có 5.
Nam Hàn xếp hàng thứ ba tính theo số huy chương vàng: 7 vàng, 2 bạc, 5 đồng. Tuy nhiên, nếu tính tổng số, Nam Hàn chỉ có 14 huy chương, kém Nhật (19 huy chương), Nga (17 huy chương), Ðức (17 huy chương), Pháp (16 huy chương) và Anh (15 huy chương).
Cho đến nay, mới có 49 quốc gia chiếm được ít nhất một huy chương, 155 nước hay lãnh thổ khác - trong đó có Việt Nam - chưa giành được huy chương nào.
Những thành tích đáng chú ý khác trong ngày là:
-Kayla Harisson chiếm huy chương vàng Judo nữ hạng 78 kg. Ðây cũng là huy chương đầu tiên của Hoa Kỳ trong lịch sử Thế Vận Hội cho bộ môn judo. Gemma Gibbons, 26 tuổi, thua Harisson 2-0 ở trận chung kết, được huy chương bạc và là huy chương đầu tiên về Judo của Anh trong12 năm.
Kayla Harrison, 22 tuổi, sinh quán Middletown, Ohio, từng đoạt huy chương vàng giải Vô Ðịch Judo Thế Giới năm 2010 tại Tokyo và giải Vô Ðịch Judo Liên Mỹ Châu tại Guatemala năm 2011, và huy chương đồng giải thế giới năm 2011 ở Paris và giải Liên Mỹ Châu ở San Salvador năm 2010. Bà mẹ của cô cũng là một võ sĩ Judo đai đen. Harrison tập Judo từ khi 6 tuổi và vô địch Hoa Kỳ năm 15 tuổi. Năm 2008, Harrison chuyển từ hạng 63kg sang hạng 78kg cho đến nay.
-Về phía nam, Tagir Khaibulaev của Nga chiếm huy chương vàng Judo hạng 100 kg và Tuvshinbayar của Mông Cổ được huy chương bạc.
-Trong môn thể dục toàn năng nữ, Gabrielle Douglas của Hoa Kỳ huy chương vàng; Victoria Komova của Nga huy chương bạc và Aliya Mustafina cũng của Nga huy chương đồng. Douglas, 16 tuổi, vẫn có biệt danh là “con sóc,” vượt điểm các đối thủ trong môn nhảy vault (qua ngựa gỗ).
-Michael Phelps chiếm huy chương vàng bơi 200 mét hỗn hợp cá nhân. Ðây là huy chương vàng thứ 16 trong tổng số 20 huy chương anh đoạt được qua ba kỳ Thế Vận Hội, nhiều nhất trong lịch sử Thế Vận Hội. (HC)

 

----------------------------------------------------
BBC 

Thứ Năm 2/8, Olympics London bước sang ngày thi đấu thứ sáu với các vận động viên thi đấu 21 môn, dự tranh 18 bộ huy chương.
Đã có 49 đoàn giành được huy chương, 39 kỷ lục bị phá vỡ và 229 huy chương các loại được trao cho các vận động viên và các đoàn.
Dẫn đầu bảng xếp hạng trong tốp 5 đội vẫn là Trung Quốc 17 vàng, tiếp theo là đoàn Mỹ 12 vàng, Nam Hàn vươn lên thứ 3 với 6 vàng, Pháp thứ tư 5 vàng và Bắc Hàn 4 vàng.
Tuyển Đức vươn lên thứ 6 với 3 vàng trên tổng số 13 huy chương các loại, trong đó có một huy chương bạc do động viên Marcel Nguyễn người Đức gốc Việt giành được ở nội dung cá nhân toàn năng thể dục dụng cụ.
Ngày hôm nay, kình ngư Rebecca Adlington của Anh sẽ dự thi ở cự ly sở trường của cô ở trung kết 800 mét tự do, trong khi tay đua xe đạp Chris Hoy sẽ bảo vệ chức 3 chức vô địch Olympics mà anh đạt được ở thế vận hội lần trước khi thi đấu ngày đầu ở Vendrome.
Ngày thứ Năm, đoàn Việt Nam chỉ có vận động viên Nguyễn Thị Anh Viên thi đấu ở môn bơi ngửa 200 mét nữ cùng 31 đối thủ khác ở bốn nhóm.
Cô đứng đầu ở nhóm thi đấu của mình, nhưng xếp thứ 26 trên tổng số 32 vận động viên dự thi và chính thức dừng bước tại Olympics.
Hôm thứ Tư, xạ thủ Lê Thị Hoàng Ngọc của Việt Nam đã chia tay Olympics sau khi xếp hạng 32 trên 39 vận động viên ở nội dung 25 mét súng ngắn với thành tích 574 điểm.
Ở nội dung này, xạ thủ Hàn Quốc, Kim Jangmi giành huy chương vàng với số điểm 591, phá kỷ lục Olympic.
Thứ Tư 1/8 là ngày vui lớn của đoàn Anh, với 2 huy chương vàng giành được, một của cặp Helen Glover và Heather Stanning ở môn thuyền đôi nữ và một cho tay đua xe đạp nam Bradley Wiggins.
Nếu Glover và Stanning là hai "cô gái vàng" hóa giải "cơn khát" huy chương vàng cho đội chủ nhà sau năm ngày này liền mỏi mong chờ đợi, thì tay đua Wiggins, người giành chiến thắng ở cự ly đua 43 km hôm 02 tháng Tám đã ghi tên mình vào lịch sử nước Anh với 7 lần đoạt huy chương qua các kỳ Olympics.
Anh cũng là người trong cùng một năm đã giành được hai thành tích sáng giá là vô địch giải đua quốc tế danh tiếng Tour de France ở Pháp và đoạt huy chương vàng thế vận hội London.
'Chua cay và xấu bụng'
Vụ đội cầu lông nữ Trung Quốc bị loại khỏi Olympics vẫn gây xôn xao dự luận nước này với báo giới nay quay sang chỉ trích các cá nhân liên quan, đặc biệt là các vận động viên.
Đồng thời, vụ việc đặt ra câu hỏi về hệ thống tính điểm thi đấu của liên đoàn cầu lông quốc tế sau khi ngoài Trung Quốc, các cặp Hàn Quốc hay Indonesia cũng thi đấu dưới sức dù được trọng tài và giám sát trận đấu nhắc nhở nhiều lần.
Việc xử lý của Ban tổ chức và quyết định của Ủy ban Olympics quốc tế (IOC) được cho là kịp thời, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng án phạt với bốn cặp đấu bị loại trong vụ scandal 'đánh dưới khả năng' cầu thua để tránh đối thủ mạnh vòng sau của họ, vẫn là nhẹ.
Một vài trong số ý kiến này thậm chí nhắc tới việc IOC cần "cấm thi đấu vĩnh viễn" các vận động viên này để làm gương cho các kỳ Olympics sau.
Còn kình ngư Diệp Thi Văn đoạt kỷ lục thế giới và giành 2 huy chương vàng Olympics London một lần nữa bác bỏ các chỉ trích nghi ngờ rằng cô sử dụng doping.
Cô nói những người phê phán cô là "chua cay và xấu bụng".
Từ Việt Nam, quan chức thể thao, ông Nguyễn Hồng Minh nói với truyền thông trong nước rằng trưởng đoàn Olympics, Lâm Quang Thành đã không xác đáng khi nói Việt Nam đã chuẩn bị hết sức cho Olympics vì theo ông Minh công tác chuẩn bị này còn quá nhiều bất cập.
"Rõ ràng trong kế hoạch của thể thao VN từ đầu năm 2011 ngành thể thao đã không xác định đúng mục tiêu đó là giành huy chương Olympics mà chỉ tập trung giành các nhiều suất tham dự Olympic càng tốt," ông Minh nói với tờ Dân Trí online.
"Xác định như thế và tổ chức để làm thế nào giành được nhiều chỉ tiêu đi vòng loại."
Cuối cùng, chuyện bên lề Olympics, hôm thứ Năm, hàng nghìn khách đi tàu xe và người tham quan Olympics đã gặp vấn đề về giao thông trên đường tới trung tâm Olympics tại Stratford.
Nhiều người đã than phiền vì tới theo dõi các sự kiện thể thao chậm trễ do tàu xe bị tắc nghẽn ở các tuyến chính như Central-line hay nhà ga tàu hỏa Liverpool Street.
Ban tổ chức cho hay trong lúc có một vụ báo động cháy xảy ra ở khu vực Liverpool Street, thì một vụ tai nạn giao thông đã xảy ra làm một người đi xe đạp bị thiệt mạng.
Nạn nhân không phải là vận động viên Thế vận hội, theo xác nhận của Ban tổ chức, đã bị một xe bus phục vụ Olympics va chạm. Sự cố đáng tiếc hiện đang được các giới chức điều tra.

Michael Phelps giành huy chương vàng cá nhân đầu tiên tại Olympics London 2012, cũng là huy chương Olympic thứ 20 của anh.
Kình ngư Mỹ chiến thắng vòng đua 200m hỗn hợp, đánh bại đồng hương Ryan Lochte, người nhận huy chương bạc.
Phelps dẫn trước ngay từ khi bắt đầu vòng đua, và đã có lúc ai nấy tưởng chừng anh sẽ lập kỷ lục thế giới mới nhưng cuối cùng anh đành hài lòng nhận chiếc huy chương vàng Olympic thứ 16 với kết quả 1:54.27.
Phelps cũng là vận động viên bơi lộ́i đầu tiên trên thế giới ba lần giành huy chương vàng Olympic cùng một bộ môn, sau khi đã chiến thắng tại Athens và Bắc Kinh.
Vận động viên Hungary Laszlo Cseh về thứ ba, còn vận động viên Anh James Goddard về thứ bảy.
Goddard, người về đích với kết quả 1:59.05 nói: "Tôi đã rất cố gắng và lưng tôi do vậy rất đau, nhưng cuộc đua quả là một kinh nghiệm tuyệt vời".
Lochte, 27 tuổi, đã bị hụt sức sau khi tham gia vòng đua 200m bơi ngửa chỉ chừng nửa tiếng trước đó.
Anh giành huy chương đồng vòng đua bơi ngửa. Nếu cộng thêm huy chương bạc vòng đua hỗn hợp 200m sau Phelps, Lochte có trong tay hai huy chương vàng trong số năm huy chương các loại khác nhau tại London 2012.
Phelps, 26 tuổi, tới nay đã giành hai huy chương vàng và hai huy chương bạc tại London; anh về trước Lochte trong cuộc đua cuối chỉ có 0,63 giây.
Phelps nói với BBC Sport: "Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gọi điện cho tôi hôm thứ Tư. Thật là thú vị".
"Một người nào đó gọi cho tôi rồi bảo tôi giữ máy vì ông tổng thống muốn nói chuyện với tôi. Ông ấy nói tất cả mọi người đều ủng hộ tôi."
"Thật là đặc biệt, ông ấy còn nói tôi chuyển lời chào tới mẹ tôi."

Hình : Danell Leyva (Mỹ - đồng), Kohei Uchimura (Nhật - vàng) và Marcel Nguyen (Đức - bạc)
Chàng trai gốc Việt đã trở thành vận động viên Đức đầu tiên từ năm 1936 giành được huy chương Olympics ở nội dung toàn năng nam môn thể dục dụng cụ.
Marcel Nguyen, 24 tuổi, đem về chiếc huy chương bạc cho đoàn thể dục dụng cụ Đức hôm 1/8.
“Thật là tuyệt vời. Đây là giấc mơ trở thành sự thật. Tôi rất hạnh phúc khi được mang chiếc huy chương này,” chàng trai sinh ra ở Munich nói.
Anh đã vượt qua sự khởi đầu thiếu sót ở môn nhảy ngựa để đem lại tin mừng cho đội Đức.
'Nghi ngờ bản thân'
Huấn luyện viên Andreas Hirsch gọi phần thi của anh là “đầy ấn tượng” và tỏ ra ngạc nhiên sau phần trình diễn ban đầu thiếu tự tin.
“Marcel là người nghi ngờ bản thân nhất vì cậu ta sợ, đã từng có vài khó khăn và cậu không chắc mình có thể đi tiếp,” ông Hirsch nói.
Bốn năm trước tại Olympics Bắc Kinh, Marcel Nguyen không lọt được vào vòng chung kết cũng ở nội dung toàn năng.
Năm 2011, anh đứng thứ tám ở giải vô địch thế giới.
Anh thừa nhận đôi khi mình thiếu tự tin.
“Tôi là vậy đấy. Tôi đã có sự khởi đầu khó khăn,” anh nói với các phóng viên.
Ở hôm thi hôm 1/8, Marcel nhìn thấy bạn gái trong đám đông ở sân North Greenwich, nhưng anh không rõ mẹ và em gái có vé vào xem hay không.
Tại giải vô địch châu Âu năm nay, Marcel đã giành huy chương vàng ở nội dung xà đơn và kép.
Vận động viên điển trai có hình xăm trên ngực với dòng chữ “Đau đớn chỉ nhất thời, Tự hào là vĩnh viễn.”
Đó là khẩu hiệu giúp anh vượt lên sau khi bị gãy chân ở một cuộc thi hai năm trước.
Nhưng khi đến London, anh được lệnh phải che đi hình xăm vì lo ngại các giám khảo không thích.
Giới chức của Đội cho biết anh sẽ không bị trừ điểm nếu hình xăm không có thông điệp chính trị hay tôn giáo.
Nhưng các thành viên trong đội quyết định cần che đi cho an toàn.
Đội trưởng đội Đức Sven Karge nói: “Chúng tôi cùng cho rằng anh ấy nên che đi vì lý do thẩm mỹ.”
Sinh năm 1987 ở Munich, Marcel có bố người Việt và mẹ người Đức và có tên đầy đủ là Marcel Van Minh Phuc Long Nguyen.
Từ năm bốn tuổi, anh đã làm quen với thể dục dụng cụ và là nhà vô địch giải trẻ Đức ở nội dung xà kép năm 18 tuổi.


------------------------------
RFI 

V bê bi v thái đ thi đu ca các vn đng viên cu lông ti Thế vn hi Luân Đôn hôm qua đã gây làn sóng phn n trong dư lun người hâm m th thao khp nơi trên thế gii đc bit là châu Á, nơi cu lông là mt môn rt ph biến và ưa chung. Chưa đy mt tun nhưng đã có không ít s c xy ra trên đu trường Olympic.

Nghe (07:41)  :  Thông tín viên Lê Hải từ Luân Đôn  02/08/2012


Mc dù án k lut trut quyn thi đu đã được đưa ra vi 8 vn đng viên liên quan, Liên đoàn cu lông quc tế cũng đã lên tiếng xin li và n vô đch thế gii người Trung Quc Ư Dương tuyên b t giã môn cu lông, nhưng hôm nay, trên các din đàn internet nhng nước như Trung Quc, Hàn Quc và Indonesia, hàng triu người đã viết li ch trích thm t nhm vào các vn đng viên chơi xu.
Ti Anh Quc, dư lun th thao còn đi xa hơn gi đây là bê bi ca c ngành cu lông đã tn ti t nhiu năm qua. Nhiu tiếng nói còn đ ngh xem li kh năng đưa môn thi đu này ra khi chương trình thi đu ca Thế vn hi mùa hè. T Luân Đôn thông tín viên Lê Hi cho biết thêm chi tiết :
Làn sóng phn n trước cách chơi phi th thao
V tai tiếng trong gii cu lông Olympics tiếp tc nóng lên vi li tuyên b gii ngh ca vn đng viên Ư Dương ca đi tuyn Trung Quc sau án k lut quc gia buc phi xin li trước công chúng, tiếp ni quyết đnh ca hip hi cu lông thế gii loi c 8 vn đng viên có liên quan ra khi gii Olympics năm nay. V vic n ra trong 2 trn đu vòng loi ca gii đôi n cu lông.
Hai vn đng viên Trung Quc đã nm chc chiếc vé vào vòng trong gii thích rng h mun gi sc nên thi đu kém phong đ, liên tc đánh hng. Trng tài thì cho rng h c tình đánh thua đ khi phi gp đng hương khi xếp bng vòng trong, và khán gi trên sân cũng nghĩ như vy cho nên la ó phn đi. Suy nghĩ phn th thao này không ch lan truyn t cp đôi n Trung Quc sang hai đi th người Hàn Quc mà còn lây sang c mt trn đu khác gia mt đôi n Hàn Quc và đôi n Indonesia.
Hip hi cu lông thế gii ngay lp tc đã hp hi đng k lut và ra quyết đnh loi tt c 8 vn đng viên này ra khi gii. Đó s là bài hc nghiêm khc v thái đ thi đu cho tt c các vn đng viên đang tiếp tc thi đu ti Olympics Luân Đôn 2012. Và mc dù hip hi cu lông quc tế đã xin li, nhưng báo chí vn tiếp tc đt câu hi v tương lai ca môn th thao này trong danh sách thi đu ca gii Olympics 2016 Rio de Janeiro ca Brazil hay không.
Bài bình lun trên t báo Guardian không ch ma mai gi v vic này là Badmingtongate mà còn nói chính hip hi cu lông là người đã gây ra vn nn thi đu dàn xếp kiu như vy. Các t báo M thì còn nng li hơn, như t Los Angeles Times coi v này là cơn chn đng cho tt c gii th thao trên thế gii. Báo USA Today thì nói đây ch là tng băng ni ca thái đ thi đu không hết mình đang rt ph biến rt nhiu nơi và trong các gii nh. Đim đáng chú ý là người ta không nhc my đến yếu t Trung Quc hay châu Á trong v này mà đu nhìn vào vn đ sâu rng hơn là đo đc trong th thao.
Theo đánh giá ca t Telegraph ca Anh, thì thái đ thi đu như vy b coi là xu xa ngang vi vic ăn tin dàn xếp t s. T báo này còn lt li lch s và ch ra nhng v vic ni cm trong vòng 10 năm qua, k c ch đo ca trưởng đoàn Trung Quc Olympics Athens đ tăng cơ hi đot huy chương vàng cho đoàn. Khi nhìn theo góc này thì có th thy rt rõ là năm ngoái các vn đng viên Trung Quc đã b đến 20 trn khi gp đng hương, hoc trng trn b thi đu hoc xin thua gia chng. Tuy nhiên, kiu thi đu này hin nay không ch tn ti riêng trong đi tuyn Trung Quc nhân danh tinh thn dân tc, mà đang lan sang các đi tuyn khác khiến cho hip hi cu lông phi đt mc tiêu x lý hàng đu.
Nhiu rc ri trong thi đu xy ra sau ít ngày thi đu
Sau gn mt tun thi đu, mùa gii thế vn hi năm nay không ch sôi đng vi các chiến thng bt ng mà c nhiu điu tai tiếng. Ch vì đng h bng nhiên trc trc và dng li mt giây mà n kiếm th ca Hàn Quc đã b mt chiến thng vào tay đi th người Đc. Shin A Lam đã ngi l trên sàn đu khóc ròng sut mt tiếng đng h đ khiếu kin, nhưng cui cùng cô b bo v lôi ra khi sân và mt cơ hi vào đu chung kết.
Trong tinh thn kit qu cô cũng nhanh chóng xuôi tay trong trn giành huy chương đng. Hip hi đu kiếm quc tế sau đó có hành đng sa sai bng quyết đnh s trao tng riêng cho cô mt huy chương đc bit trong vài ngày ti như mt li xin li.
T trng tài ca môn quyn anh cũng đang b ch trích mnh. Và đc bit là môn th dc dng c năm nay ghi nhn mt v chiến thng bng khiếu kin. Đi tuyn nam tng hp ca Ukraina mt huy chương đng vì Nht Bn khiếu kin thành công, và ngay c đi tuyn Anh đang vui mng vi v trí s 2 đã phi ngm ngùi nhn huy chương đng vì Nht Bn nh khiếu kin mà được thêm na đim quyết đnh.
Nhưng ban t chc Olympics London 2012 được đánh giá cao như qua vic t chc hp báo ng h cho n vn đng viên bơi li tr tui người Trung Quc, thn đng 16 tui Ye Shiwen, b dư lun đàm tiếu và nghi ng s dng dopping. Có l vn đng viên và khán gi s rt nh khu h bơi này vì nhng kỳ tích ca đi tuyn Trung Quc và hàng lot k lc thế gii được lp đây, mt điu l vì xưa nay trình đ Olympics thường kém hơn các cuc đua khác.
Và tt nhiên, c khán gi M ln dân mê bơi trên thế gii đu s không quên được tng chi tiết nh mi khi quán quân Michael Phelps xut hin. Tng thng Barrack Obama cũng phi lên trang mng Twitter đ gi thông đip đc bit chúc mng người vn đng viên đang gi danh hiu quán quân mi thi đi sau khi anh li thng thêm huy chương th 19 và tiếp tc giành thêm gii thưởng cho màu c sc áo mà anh t hào là quc gia hng đu thế gii.
Nước ch nhà tha mãn vi kết qu dù chm chân
Nhìn sang đi ch nhà thì khán gi bt đu hài lòng vi huy chương vàng đu tiên do đôi n Heather Stanning và Helen Glover giành được sau 2.000 mét chèo thuyn. Vi mt cường quc th thao như Anh quc thì chuyn chm có huy chương cũng khiến truyn thông quc tế đt câu hi và không ít bình lun viên có phn ngm ngùi.
Tương t vy sau ngày thi đu đu tiên đi xe đp đường trường ca Anh không kiếm được gii gì dù mt nhiu công chun b, và bt ng ngày hôm sau n vn đng viên xe đp Lizzie Armistead li đem v huy chương bc trong mt ngày mưa tm tã. Dù sao thì gii chuyên môn cũng biết thc lc ca đi nhà ra sao nên h cũng không kỳ vng nhiu như các phóng viên nước ngoài.
Ngay hôm khai mc th tướng Anh David Cameron cũng nói là không k vng vào huy chương ca đi tuyn bng cơ hi phát trin kinh tế cho Luân Đôn. Tuy nhiên, đó ch là mt cách nói ra v lnh lùng bên ngoài ca người Anh, vì my ngày sau người ta đã thy ông th tướng ngi trên khán đài chăm chú theo dõi môn nhy cu đôi nam, nét mt đăm chiêu khi thy các vn đng viên Đc quá chun xác còn các ngôi sao tr ca Trung Quc quá điêu luyn.
Nếu quí v theo dõi các trn đu qua màn nh nh s luôn thy nhng nhân vt ni tiếng ca nước Anh ngi trên khán đài, mt phn vì h mun qung bá hình nh nước Anh, nhưng mt phn cũng vì mun đến tn nơi c vũ cho màu c sc áo. Khán gi người Anh thì khi phi nói, c Anh áp đo trên khán đài và c bên ngoài na. Rt nhiu người đ v các khu màn nh rng ngoài tri đ cùng xem th thao.
Ngay c th trưởng London Boris Johnson khi mc kt trên đu dây trong mt s kin như vy cũng không quên th hin tính hài hước và nht là không th nào ri mt khi màn hình đang tường thut cuc đua thuyn. Ngay c gia đình hoàng gia cũng không th nào che giu được cm xúc khi cùng kéo nhau đến sân đua nga vượt rào đ ng h tiu thư Zara Phillips, con gái ca công chúa Anne, n k sĩ cũng tng ni tiếng vi các gii đua nga Olympics và người chng cũng là vn đng viên đua nga sáng giá.
Huy chương bc đng đi trên vai cô do chính m trao chc chn s làm vui lòng bà ngoi là n hoàng, cũng ging như đã làm mãn nguyn có đến 20.000 khán gi người Anh trên sân, và c triu người Anh khác qua màn nh truyn hình hay trang nht các báo. Nhìn chung, có th thy đến gi phút này báo chí Anh quc rt hài lòng vi mùa gii năm nay, và ban t chc Olympics London 2012 mãn nguyn đt mc tiêu khiêm tn mà h đã đ ra t nhiu năm trước là đng viên tinh thn th thao cho mt thế h tr người Anh.


-------------------------------------------------------
RFA  


-------------------------------------------------------


Trong khi hàng chục triệu người Mỹ đang dán mắt vào màn ảnh truyền hình để theo dõi Thế Vận Hội London, và giữa lúc cuộc tranh luận chính trị trở nên sôi động hơn trong thời gian dẫn tới các cuộc bầu cử tháng 11, hai nhà lập pháp Mỹ đã đưa ra một đề nghị phối hợp sự ghét bỏ đối với việc đóng thuế với lòng yêu chuộng thể thao - đó là một dự luật sẽ miễn thuế cho các vận động viên nhận giải thưởng khi họ đoạt được huy chương Olympic.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, đại diện bang Florida và dân biểu Blake Farenthold – cả hai đều thuộc Đảng Cộng hòa - đã đưa dự luật này ra trước Thượng viện và Hạ viện hôm thứ Ba.
Ủy ban Thế Vận Hội Hoa Kỳ ấn định gỉai thưởng tiền mặt trị giá 25.000 đô la cho huy chương vàng, 15.000 đô la cho huy chương bạc và 10.000 đô la cho huy chương đồng.
Dự luật Rubio-Farenthold được đưa ra tiếp theo một phúc trình của nhóm bảo thủ “Người Mỹ ủng hộ Cải cách Thuế vụ”, cảnh báo rằng các vận động viên có thể phải đóng thuế tới 9.000 đô la cho mỗi huy chương vàng.
Sau khi đưa ra Luật Bãi bỏ Thuế Olympic, Nghị sĩ Rubio nói:
“Luật thuế vụ của chúng ta là một mớ hỗn độn, phức tạp và phiền toái, thường trừng phạt sự thành công, và sắc thuế áp đặt lên những vận động viên đoạt huy chương Thế Vận Hội là một thí dụ cổ điển về sự điên rồ đó”.
Giới chỉ trích dự luật này, trong đó có báo The Los Angeles Times, chế giễu dự luật miễn thuế Olympic, mô tả đây là “món thịt đỏ ngon lành cho năm bầu cử”, và chê rằng dự luật đó là “một chính sách thuế tệ hại.”


--------------------------------------

Chiều ngày hôm nay (02/08), vận động viên bơi lội duy nhất của đoàn thể thao Việt NamNguyễn Thị Ánh Viên tham gia tranh tài ở nội dung 200m bơi ngửa nữ. Dù về đầu tiên trong lượt 1 nhưng cô vẫn phải chia tay sớm Olympic 2012 do thành tích chi xếp hạng 26/37 vận động viên tham dự.
Tranh tài ở đợt thi loại đầu tiên nội dung 200m ngửa, Ánh Viên được xếp ở đường bơi thứ 4 vì có thành tích đăng ký tốt nhất ở lượt bơi này là 2’13”84, và so kè cùng các tay bơi Hàn Quốc, Colombia, Hungary, Uzbekistan.
Kết quả, nữ kình ngư Việt Nam đã về đích đầu tiên với thành tích 2’13”35. Nội dung này có 5 đợt thi loại, và thành tích trên của Ánh Viên vẫn khá thấp so với các đối thủ khi chỉ xếp thứ 26/37 tay bơi góp mặt. Tuy nhiên có chút an ủi vì xếp hạng ở khu vực châu Á thì Ánh Viên đứng thứ 4, sau 2 tay bơi của Trung Quốc và 1 của VĐV Nhật Bản.
Như vậy, Ánh Viên là tuyển thủ Việt Nam tiếp theo nói lời chia tay London sau Ngọc Tú (judo), Ngân Thương, Hà Thanh, Phước Hưng (TDDC), Quốc Toàn, Nguyễn Thị Thúy (cử tạ), Tiến Minh (cầu lông), Tiến Nhật (đấu kiếm), Hoàng Ngọc (bắn súng).
Trong khi đó, 2 VĐV Phạm Thị Hài – Phạm Thị Thảo (rowing) dù đã bị loại, nhưng vẫn còn tranh xếp hạng vào ngày 4/8. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh sẽ còn thi vào ngày 5/8. Riêng các tuyển thủ của môn vật (1 người), taekwondo (2) và điền kinh (2) sẽ tranh tài trong vài ngày tới.


--------------------------------


Nữ vận động viên cử tạ Kazakhstan, cô Zulfiya Chinshanlo, người đã thiết lập kỷ lục thế giới mới và giành huy chương vàng tại Thế vận hội London, đã có thể góp phần mình vào chiến thắng cho đội tuyển Trung Quốc, nếu như cô không đến Kazakhstan vào năm 2008. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã đưa tin này vào hôm thứ Năm. Theo tin của hãng, nữ vận động viên này tên thật là Triệu Trang Linh (赵常宁), sinh 19 năm trước đây tại tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc. Năm 2008, Cục quản lý thể thao Hồ Nam đã gửi nữ vận động viên trẻ này sang Kazakhstan trong khuôn khổ chương trình giao lưu thể thao theo yêu cầu của đội tuyển điền kinh hạng nặng Kazakhstan về cá nhân cô. Theo "Tân Hoa Xã", khi ấy mặc dù không muốn đi, cuối cùng cô gái Trung Quốc này vẫn phải phục tùng quyết định. Sau khi được đưa vào đội tuyển của Kazakhstan, Triệu Trang Linh đã được đặt tên Kazakhstan. Trong một cuộc phỏng vấn cho “Tân Hoa xã”, cô gái rưng rưng nước mắt khi nhớ lại những buổi tập gian khổ ngày xưa và bảo rằng cô sẽ chẳng có cơ hội nào để đi dự Thế vận hội Olympic nếu ngày ấy cô ở lại đội tuyển quốc gia Trung Quốc. Triệu Trang Linh cũng nói rằng theo hợp đồng đã ký, Thế vận hội lần này sẽ là cuộc thi lần cuối cùng mà cô tham gia dưới lá cờ Kazakhstan. Theo lời nữ tuyển thủ, cô vẫn chưa biết liệu mình sẽ ở lại Kazakhstan hay không, mặc dù hiện nay cô đã có thể nói chút ít bằng tiếng Nga,- "Tân Hoa Xã" cho biết.

Nữ vận động viên nhảy cầu Trung Quốc U Minsya cùng cặp đôi với Hồ Tử (nhảy cầu đôi nữ 3 m ván mềm) sau chiến thắng oanh liệt tại Thế vận hội Olimpic đã nhận được những tin tức khủng khiếp. Hóa ra cha mẹ của cô từ lâu nay đã giấu không cho cô biết về việc ông bà nội ngoại của cô đều đã chết. Ngoài ra, tuyển thủ 17 tuổi U Minsya cũng không hề biết rằng mẹ của cô từ lâu đã phải chiến đấu với căn bệnh khủng khiếp - bác sĩ phát hiện ra bà bị ung thư. Nữ vận động viên này hoàn toàn không biết gì về mọi việc trong một thời gian rất dài. Câu chuyện này gây ra những tranh luận nóng bỏng ở Trung Quốc, nơi thể thao được coi là tài sản quốc gia, báo RBK viết. Các vận động viên điền kinh của quốc gia này thường được đào tạo trong những điều kiện khắc nghiệt và sống xa gia đình. U Minsya bắt đầu được đào tạo vào năm 6 tuổi. Cha cô thừa nhận rằng chiến thắng vinh quang mà con gái ông đạt được tại Thế vận hội là hoàn toàn không dễ dàng. Còn mẹ cô thì cho biết bà thông báo với con gái về bệnh tình của mình chỉ vì căn bệnh đang tạm thời thuyên giảm. Tất cả ông bà nội ngoại của nữ vận động viên đã qua đời hơn một năm trước, tuy nhiên cô không hề biết gì về điều này cho đến khi cô tranh tài và chiến thắng tại Thế vận hội.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thủ đô Anh vào hôm thứ Năm. Tại London, ông sẽ gặp Thủ tướng Anh David Cameron và đến xem cuộc thi Olimpic môn judo . Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết, tại cuộc họp giữa ông Putin và Thủ tướng Cameron sẽ đề cập đến tình hình ở Syria. Trong cuộc gặp mặt với Thủ tướng Anh, hai bên sẽ trao đổi quan điểm về quan hệ song phương, đặc biệt là các vấn đề kinh tế thương mại và hợp tác đầu tư. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã đạt mức 21,2 tỷ đôla. Đây là một con số đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa phản ảnh đầy đủ tiềm năng của hai phía, ông Peskov cho biết. Do đó, Tổng thống Nga và Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Anh sẽ thảo luận về những việc phải làm để sử dụng đầy đủ tiềm năng này. Trong chương trình nghị sự về quan hệ song phương cũng có bàn về khả năng có thể phục hồi hợp tác toàn diện, đã bị gián đoạn từ năm 2007, giữa các cơ quan thực thi pháp luật, trước hết là trong cuộc đấu tranh chống nạn buôn bán ma túy từ Afghanistan. Một trong những lĩnh vực hợp tác là đảm bảo an ninh cho Thế vận hội và các sự kiện thể thao lớn khác.
Cuộc hội đàm giữa ông Putin và ông Cameron sẽ được tổ chức tại công thự lịch sử của các bộ trưởng Anh ở Downing Street, 10. Các nhà lãnh đạo của chính phủ Anh đã sống và làm việc ở đây từ năm 1732. Đặc biệt, Downing Street 10 cũng từng là dinh thự của Winston Churchill và Margaret Thatcher.












No comments:

Post a Comment

View My Stats