Gareth Evans
Bài dịch của Trang La
BS Hồ Hải hiệu đính & ghi chú
Thứ
năm, ngày 02 tháng tám năm 2012
Bài viết của ông Gareth Evans, cựu Bộ trưởng ngoại giao Úc
trong 8 năm và Chủ tịch danh dự của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International
Crisis Group), hiện là hiệu trưởng danh dự của ĐH Quốc gia Úc (ANU) và đồng chủ
tịch của Trung tâm toàn cầu về Trách nhiệm bảo vệ. Là một Ngoại trưởng, ông đã
đi đầu trong việc nối lại mối quan hệ của Úc với Trung Hoa, Ấn Độ và Indonesia,
trong khi thắt chặt thêm mối liên minh với Hoa Kỳ, và hỗ trợ việc thành lập
diễn đàn an ninh APEC và ASEAN. Ông cũng giữ vai trò lãnh đạo trong việc đem
lại hòa bình ở Campuchia và đàm phán Công ước quốc tế về Vũ khí hóa học, và là
người đứng đầu xây dựng khung học thuyết “trách nhiệm bảo vệ” của Liên Hợp
quốc.
CANBERRA - Vùng biển Đông (bài dịch
sẽ sử dụng từ biển Đông thay vì biển Nam Trung Hoa) - được quan tâm lâu nay,
cùng với eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên, là một trong ba điểm nóng của
khu vực Đông Á - lại dậy sóng một lần nữa. Tuyên bố của Trung Hoa về việc triển
khai quân tới quần đảo Trường Sa trong vòng một tháng tới thể hiện sự ngang
nhiên cạnh tranh chủ quyền, sự hiện diện của hải quân Trung Hoa trong khu vực
tranh chấp trở nên rõ ràng hơn, và Trung Hoa đã làm chia rẽ Hiệp hội các nước
Đông Nam Á (ASEAN), nó đã làm cho việc các bộ trưởng ngoại giao của các nước
trong khu vực không thể thống nhất về một thông cáo, điều mà chưa hề xảy ra
trong 45 năm qua.
Vấn đề này đã gay gắt từ lâu - tương
tự như việc bố trí quân đội và đấu tranh ngoại giao từ 2009 tới giữa 2011. Một
điều đáng lưu tâm nho nhỏ: trải dài từ Singapore tới Đài Loan, vùng biển Đông
là đường biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, với một phần ba lưu lượng vận
chuyển hàng hải của thế giới quá cảnh qua đây.
Nhiều quốc gia lân cận tuyên bố chủ quyền
nhiều hơn đối với nhiều khu vực của biển Đông - và có xu hướng đẩy các tuyên bố
này trở nên quyết liệt - hơn là bất cứ vùng hải phận tương tự nào khác. Và bây
giờ nó được xem như một nơi thử nghiệm chủ chốt cho cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ,
với việc Trung Hoa bành trướng thêm vây cánh, và Mỹ cố gắng cắt bỏ những vây
cánh đó để duy trì vị thế số một của mình trong khu vực và trên phạm vi toàn
cầu.
Các vấn đề pháp lý và chính trị đi
kèm với cuộc cạnh tranh giành chủ quyền lãnh thổ - và tài nguyên biển, tài
nguyên năng lượng, và các quyền hàng hải đi kèm với chúng - là vấn đề phức tạp
đau đầu. Các sử gia tương lai có lẽ sẽ nhắc tới vấn đề của Biển Đông giống như
Lord Palmerston(1) đã nói về vấn đề Schleswig - Holstein(2) trong thế kỷ 19:
“Chỉ có ba người hiểu được nó. Một đã chết, một bị điên và người thứ ba là tôi
- và tôi thì quên rồi.”
Vấn đề lãnh thổ cốt lõi hiện nạy đang
xoay quanh lợi ích của nhà nước Trung Hoa – thể hiện qua việc phân chia ranh
giới không chính xác trong bản đồ “chín đường gián đoạn” (đường lưỡi bò) năm
2009 – trong gần như toàn bộ biển Đông. Tuyên bố của đường lưỡi bò bao gồm cả
bốn quần đảo đang tranh chấp: Quần đảo Hoàng Sa ở phía tây bắc, vốn được tuyên
bố chủ quyền bởi cả Việt Nam; bãi đá Macclesfield, bãi đá ngầm Scarborough Reef
ở phía bắc, được tuyên bố chủ quyền bởi cả Phillipin; và quần đảo Trường Sa ở
phía Nam (rất nhiều tuyên bố chủ quyền từ cả Việt Nam, Phillipin, Malaysia và
Brunei, giữa từng quốc gia và giữa các quốc gia với Trung Hoa).
Hiện đang có tranh chấp giữa nhiều
bên để chiếm chủ quyền của các quần đảo này càng nhiều càng tốt - trong khi một
số đảo chẳng có gì ngoài đá. Điều này, một phần là do Luật biển của Liên hợp
quốc, đã được tất cả các quốc gia này phê chuẩn, rằng các quốc gia ven biển
được quyền tuyên bố chủ quyền trong vòng 200 dặm biển cho vùng đặc quyền kinh
tế (EEZ) (cho phép đặc quyền khai thác thủy sản và tài nguyên dầu) do chúng có
thể duy trì đời sống kinh tế tự túc. Nếu không, các quốc gia này chỉ có quyền
tuyên bố chủ quyền trong phạm vi 12 hải lý của lãnh hải.
Điều làm tăng thêm mối quan ngại của
khối Asean về ý đồ của Bắc Kinh đó là, ngay cả khi Trung Hoa có thể tuyên bố
chủ quyền một cách hợp lý đối với toàn bộ các quần đảo ở biển Đông, và tất cả
các quần đảo đều có thể sinh sống, thì vùng đặc quyền kinh tế EEZ gắn liền với
các đảo đó không bao gồm các vùng biển nằm trong đường lưỡi bò trong bản đồ năm
2009 mà Trung Hoa đưa ra. Điều này đã gây ra những lo ngại, không phải là vô
căn cứ, rằng Trung Hoa không có ý định hành động tuân thủ những điều khoản quy
định trong Công ước biển, và có lẽ sẽ đưa ra tuyên bố chủ quyền rộng hơn dựa
trên lịch sử.
Một cách thức hợp lý hơn cho thời
gian tới có thể bắt đầu nếu các nước đều bình tĩnh trước hành động khiêu khích
ra bên ngoài của Trung Hoa và lời kêu gọi chủ nghĩa dân tộc cực đoan bên trong.
Chưa có gì đáng báo động từ phía nhà nước cộng sản, bao gồm toàn bộ chính phủ
và đảng cộng sản, qua đó Trung Hoa quyết định hành động triệt để. Thay vào đó,
theo một báo cáo xuất sắc được phát hành vào tháng Tư bởi Nhóm Khủng hoảng Quốc
tế (International Crisis Group), các hành động của Trung Hoa tại biển Đông
trong vòng ba năm qua có vẻ đã nổi lên từ những sự khơi mào không nhất quán của
các ‘diễn viên’ nội địa khác nhau, bao gồm chính quyền địa phương, cơ quan thực
thi pháp luật, các công ty năng lượng thuộc sở hữu nhà nước, và Quân đội giải
phóng nhân dân Trung Hoa(PLA).
Bộ Ngoại giao Trung Hoa hiểu rõ về
những hạn chế trong luật quốc tế hơn bất cứ ai, chưa hề làm gì vượt quá giới
hạn. Nhưng với các hành động của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa và các
hành động khác gần đây, khi quá trình chuyển giao quyền lực của quốc gia này
(gây ra căng thẳng cho nhiều quan chức chủ chốt ở trung ương) sẽ xong xuôi vào
cuối năm nay, đó là lý do để hy vọng rằng trạng thái kiềm chế hơn của Trung Hoa
sẽ được xác lập.
Trung Hoa có thể và nên hạ nhiệt bằng
cách cân nhắc lại các phương sách giảm thiểu rủi ro và gây dựng lòng tin một
cách ôn hòa hơn như đã thỏa thuận với ASEAN năm 2002 - và xây dựng trên nền
tảng đó bộ nguyên tắc ứng xử đa phương mới. Và, càng sớm càng tốt, nó cần phải
được định nghĩa chính xác, với sự tham khảo các nguyên tắc đã được hiểu và chấp
nhận, để biết tuyên bố chủ quyền của họ thực ra tới đâu. Chỉ khi đó lập trường
của nhà nước Trung Hoa mới có được sự tin tưởng - với những nguyên tắc không
phải không hấp dẫn - về thỏa thuận chia sẻ tài nguyên trong khu vực tranh chấp
lãnh thổ mà hiện vẫn còn chờ nghị quyết cuối cùng từ các tuyên bố chủ quyền
cạnh tranh.
Hoa Kỳ, về phần mình, trong khi bào
chữa cho việc tham gia vào việc tuyên bố chủ quyền của ASEAN là nhằm chống lại
hành động quá khích của Trung Hoa trong giai đoạn 2010 - 2011, cần phải cẩn
trọng về việc leo thang ảnh hưởng của mình. Việc quân đội Mỹ “cắm chốt” ở châu
Á đã gây ra sứt mẻ tình cảm với Trung Hoa và việc duy trì quan hệ ngoại giao
cũng khó khăn hơn trong thời kỳ chuyển giao quyền lực. Trong bất cứ sự kiện
nào, mối quan ngại nhà nước của Hoa Kỳ về tự do hàng hải trong khu vực này có
vẻ hơi cường điệu.
Một điểm tích cực, và được hoan
nghênh rộng rãi là, một bước mà Hoa Kỳ có thể tiến tới đó là cuối cùng phê
chuẩn Công ước biển, qua đó các nguyên tắc sẽ buộc phải là nền tảng cho việc
chia sẻ tài nguyên một cách hòa bình - trong vùng biển Đông cũng như ở mọi nơi.
Yêu cầu các bên làm theo lời một bên là điều không tưởng nó cũng như sẽ không
hiệu quả nếu yêu cầu các nước phải tuân theo hành động của một nước.
@Project Syndicate 2012
Ghi chú:
1. Lord Palmerston (20 tháng 10 năm 1784 - 18 tháng 10 năm 1865): là một
chính khách Anh đã từng phục vụ
hai lần làm
Thủ tướng Chính phủ trong giữa thế kỷ 19. Ông được nhớ đến vì chính
sách đối ngoại của Anh thông qua một khoảng thời gian khi Anh đang ở đỉnh cao
quyền lực toàn
cầu. Ông đã từng là Bộ trưởng Ngoại giao và Thủ tướng Chính phủ Anh.
2. Schleswig – Holstein: là 2 vùng
đất của tiểu bang cùng tên đôi hiện là tiểu bang thứ 6 thuộc cực Bắc của Liên
Bang Đức kể từ sau chiến tranh thế giới II. Trước đó, 2 vùng đất này thuộc
tranh chấp giữa 2 quốc gia Đan Mạch và Đức. Dù các lãnh đạo của 2 vùng đất soạn
thảo văn bản pháp luật và xin theo Liên Bang Đức vào năm 1848. Nhưng chiến
tranh đã xảy ra từ năm1848 đến1851
và Đan Mạch đã thắng. Sau đó đến thời kỳ thủ tướng thép Otto von Bismarck - một người đã đưa Đức hùng cường trong thế kỷ XIX - can thiệp và Phổ cùng Áo tuyên chiến với Đan Mạch. Đây là cuộc chiến tranh thứ
hai của Schleswig kết thúc với sự thất bại Đan Mạch. Anh cố gắng để
hòa giải không thành công, và Đan Mạch bị mất Schleswig (miền Bắc và miền Nam
Schleswig), cả Holsteinvào cuộc chiến tháng 11/1863.
Bản đồ vùng Schleswig – Holstein
thuộc Đức hiện nay tiếp giáp với biên giới Đan Mạch
Đến chiến tranh thế giới I, Đức thất
bại thì lực lượng đồng minh lại quyết định tiểu bang này thuộc về Đan Mạch. Năm 1937 Đức quốc xã đã thông qua cái
gọi là Greater Hamburg Act để chiếm vùng này. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai,
tỉnh Schleswig-Holstein nằm dưới sự chiếm đóng của Anh. Ngày 23
tháng tám năm 1946. Chính phủ quân sự bãi bỏ tỉnh và
thiết lập lại chúng như là một vùng đất riêng biệt. Schleswig-Holstein
có quốc hội riêng của mình và chính phủ được đặt tại thành phố Kiel. Tuy nhiên hiện nay thuộc về nước
Đức.
Bài viết liên quan
của tác giả khác:
Bài
viết của chủ blog:
No comments:
Post a Comment