Sunday, 5 August 2012

OLYMPICS LONDON 2012 NGÀY 5-8-2012




NGÀY 5-8-2012


KẾT QUẢ ĐẾN NGÀY 5-8-2012
(Xếp hạng theo HCV)





Xếp Hạng
Quốc gia & Vùng lãnh thổ
Bạc
Đồng
1
30
17
14
61
2
28
14
18
60
3
16
11
10
37
4
10
4
6
20
5
8
8
9
25
6
6
5
3
14
7
6
0
0
6
8
5
10
7
22
9
4
16
15
35
10
4
1
3
8
11
4
0
1
5
12
3
1
4
8
13
3
1
0
4
14
3
0
4
7
15
2
12
13
27
16
2
4
2
8
16
2
4
2
8
18
2
2
3
7
19
2
2
1
5
20
2
1
1
4
20
2
1
1
4
22
2
0
5
7
23
2
0
1
3
24
1
12
7
20
25
1
3
6
10
26
1
3
1
5
27
1
3
0
4
28
1
2
2
5
29
1
1
5
7
30
1
1
2
4
31
1
1
0
2
31
1
1
0
2
33
1
0
1
2
33
1
0
1
2
35
1
0
0
1
35
1
0
0
1
37
0
3
2
5
38
0
3
1
4
39
0
2
1
3
40
0
1
3
4
41
0
1
2
3
41
0
1
2
3
43
0
1
1
2
43
0
1
1
2
43
0
1
1
2
43
0
1
1
2
43
0
1
1
2
43
0
1
1
2
49
0
1
0
1
49
0
1
0
1
49
0
1
0
1
49
0
1
0
1
49
0
1
0
1
54
0
0
2
2
54
0
0
2
2
56
0
0
1
1
56
0
0
1
1
56
0
0
1
1
56
0
0
1
1
56
0
0
1
1
56
0
0
1
1

-----------------------------------------------------


BBC 


Cuối tuần thi đấu đầu tiên của Thế vận hội mùa hè, các môn điền kinh được đông đảo khán giả theo dõi, song trận chung kết đơn nam giữa hai kỳ phùng địch thủ Andy Murray và Roger Federer khiến cả nước Anh nín thở.
Về số huy chương đoạt được Mỹ và Trung Quốc thay nhau hoán đổi vị trí dẫn đầu bảng, tranh nhau hơn kém từng chiếc huy chương trong từng giờ, từng ngày thi đấu.
Trong khi đó nước chủ nhà Anh, tuy bị hai nước đứng đầu bỏ xa tới hơn chục chiếc huy chương vàng, vẫn tự hào chiếm giữ vị trí số ba vì các vận động viên đã đánh dấu mốc lịch sử mới cho thể thao Anh.
Ngày thi đấu thứ 8 được toàn nước Anh gọi ‘là ngày Olympics tuyệt nhất’ khi có tới 6 HCV được trao cho người Anh, tính từ năm 1908.
Thành tích vàng của Anh chủ yếu ở các môn chèo thuyền và đua xe đạp trong nhà, còn hơn 70% số HCV của Mỹ thuộc về lĩnh vực bơi lội, trong khi đương kim Trung Quốc lại có vẻ đồng đều hơn ở các môn khác nhau.
Điểm tin hai ngày cuối tuần Olympics, chiến thắng nổi bật nhất có lẽ là trận 'đáp thù' của Andy Murray với Roger Federer trong trận chung kết quần vợt đơn nam Olympic, với ba séc trắng và Murray đem lại chiếc HCV cho Anh Quốc.
Trần Định mang về cho Trung Quốc HCV môn đi bộ 20km nam, vốn không phải là mặt mạnh của thể thao nước này.
Bóng đá nam Hàn Quốc đánh bại tuyển Anh bằng penalty với tỷ số 5-4 vào tối hôm qua, thứ Bảy.
Bù lại cho bóng đá, Anh tự hào khi Mo Farah là vận động viên điền kinh đầu tiên của Anh giành HCV ở cự ly 10,000m nam.
Thi nhảy xa, Greg Rutherford của Anh ăn mừng chiến thắng với huy chương vàng khi thực hiện cú bật xa tới 8.31m.
Olympics 2012 cũng đánh dấu mốc lịch sử khi vận động viên cụt chân đầu tiên thi đấu chính thức ở Olympics, Oscar Pistorius về nhì trên đường đua 400m nam.
Cô gái vàng của Anh, Jessica Ennis, phá kỷ lục của chính mình trong thi đấu bảy môn phối hợp.
‘Người chạy nhanh nhất hành tinh' Usain Bolt của Jamaica xuất hiện ở đường đua 100m. Anh về nhất ở vòng đấu loại với thành tích 10 giây 09.
Trong khi Anh chiếm được huy chương ở môn quần vợt nam, Mỹ lại giành giải vàng cho quần vợt đơn nữ với Serena Williams.
Trong kỳ thử doping vừa qua của Ủy ban Olympic, một vận động viên đua xe đạp của Nga và vận động viên điền kinh Colombia bị phát hiện dương tính.
Cho tới nay Việt Nam vẫn chưa có huy chương nào, liệu vận động viên đi bộ Nguyễn Thị Thanh Phúc và hai vận động viên Taekwondo có mang lại tự hào cho Việt Nam trong tuần tới?

Ủy ban Olympic Nhật đưa thiếu niên là nạn nhân sống sót sau thảm họa Fukushima dự Olympics, mong giúp các em vượt qua đau buồn.

Trong số khán giả đi xem Olympics, có một số là thiếu niên Nhật bản đến từ Tohoku, Fukushima.
Nhà cửa, trường học, và cả người thân trong gia đình đã bị cướp đi khỏi cuộc sống của các em, vì trận động đất và sóng thần tại Nhật hồi tháng Ba năm ngoái.
Phóng viên James Fletcher của BBC phỏng vấn Noritake và Toma tại khu nhà Nhật Bản ở London.

------------------------------------------------------------------------------------------------
RFI 


-----------------------------------------------------------------------------------------------------
RFA  

Hôm nay là ngày thứ 9 của cuộc tranh tài, London sẽ nóng lên với 21 bộ môn thi đấu nhưng trọng điểm sẽ là cuộc thi chung kết của môn 100 mét nước rút và người thắng giải có thể trở thành người chạy nhanh nhất hành tinh.
Trên đường phố London, người ta cũng sẽ nhìn thấy cuộc đua marathon nữ và tại sân Wimbledon, thế giới sẽ thấy lại trận chung kết mới diễn ra cách đây 4 tuần lễ khi Andy Murray của Anh và Roger Federer của Thụy Sĩ xách vợt ra sân tranh huy chương vàng.
Vũ Hoàng: Vũ Hoàng đã có anh Nguyễn Khanh ở đầu dây điện thoại, xin chào anh, sao câu chuyện London hôm nay có gì đặc biệt?
Nguyễn Khanh: Một lần nữa từ Olympic London 2012, tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả và chào bạn Vũ Hoàng. Không biết quý thính giả và bạn nghĩ gì về những cuộc tranh tài ở bể bơi Olympic ngày hôm qua, nhưng tôi muốn nhắc lại lời của một nhà báo bạn đến từ Hàn Quốc. Anh bảo là mỗi một Olympic có những điểm thật đặc biệt xảy ra, và với anh, điểm đặc biệt nhất của London 2012 là Hoa Kỳ làm chủ bể bơi, nhưng quốc gia chủ nhà lại làm chủ sông hồ. Ý anh muốn nói là các vận động viên bơi lội của Mỹ chiếm hết huy chương này tới huy chương khác, nhưng ở các cuộc thi như chèo thuyền, bơi thuyền, thì phần thắng lại nghiêng về phía đoàn vận động viên của nước Anh.
Tối hôm qua khi cuộc tranh tài cuối cùng trong ngày kết thúc, Hoa Kỳ đứng đầu bảng xếp hạng với 26 vàng, 13 bạc và 15 đồng, thứ nhì là Trung Quốc với 25 vàng vàng 16 bạc và 12 chiếc huy chương đồng. Nước chủ nhà vẫn đứng hạng 3 với 14 huy chương vàng, và có thể nói là họ càng ngày càng tiến gần đến đích sẽ có ít nhất 20 chiếc huy chương vàng, có thể còn đi xa hơn nữa, chiếm tới 25 chiếc. Với đà hiện nay và với trận mưa huy chương ngày hôm qua, điều này là điều có thể xảy ra. Nam Hàn cũng vẫn giữ vị trí hạng tư trong bảng xếp hạng và Pháp cầm ngôi vị thứ năm. Đoàn vận động viên Bắc Hàn hầu như không tạo được thành tích gì nổi bật trong vài ngày vừa rồi, nhưng với 4 chiếc huy chương vàng lấy được trong những ngày đầu, họ vẫn đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng.
Về danh sách những vận động viên thành công ở Olympic London, đến giờ bảng xếp hạng vẫn là 5 vận động viên Mỹ, trong đó Michael Phelps và Missy Franklin mỗi người trên cổ đeo 4 huy chương vàng, kế đến là Alisson Schmitt và Dana Vollmer mỗi người tươi cười với 3 chiếc, về thứ 5 là Ryan Lochte với 2 chiếc.
Cũng phải thưa thêm cùng quý thính giả là số quốc gia lấy được huy chương đã lên đến 52 nước, có 65 kỷ lục thế giới bị phá vỡ, và bây giờ xin trở lại với bạn Vũ Hoàng ở Washington D.C.
Người chạy nhanh nhất hành tinh
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Khanh cho bản đúc kết vừa rồi. Anh cũng biết mọi chú ý sẽ được dành cho cuộc thi chạy nước rút 100 mét diễn ra tối hôm nay ở London. Anh có thể cho quý thính giả biết sơ qua về cuộc thi của những người chạy nhanh nhất hành tinh được không?
Nguyễn Khanh: Không phải chỉ mình tôi mà hầu hết các anh em nhà báo đang tác nghiệp ở London đều nghĩ đây là cuộc tranh tài giữa Hoa Kỳ và Jamaica. Phía Hoa Kỳ có Tyson Gay, bên Jamaica được đại diện bởi 3 vận động viên là Usain Bolt, Yohan Blake và Asafa Powell. Nếu đi xa hơn, đây là cuộc thi giữa Usain Bolt và đồng đội là Yohan Blake.
Usain Bolt nổi tiếng sau cuộc đua tại Bắc Kinh 2008 với thành tích 9.69 giây, mang danh hiệu “người chạy nhanh nhất hành tinh” và là vận động viên được nói đến nhiều nhất. Một năm sau đó ở cuộc thi tại Rome, anh làm được điều không ai có thể ngờ: tự phá vỡ kỷ lục của chính mình, tạo thành tích mới chỉ có 9.58 giây đồng hồ. Nhưng từ đó tới giờ Usain Bolt không thắng thêm được giải nào, đồng thời 2 lần thua đồng đội là anh Yohan Blake ở những cuộc thi cấp quốc gia trên đường tiến về London 2012. Đặc điểm của Yohan Blake là chạy nước rút ở 20 mét cuối cùng trên đường đua, và bứt phá đầy bất ngờ của anh đã giúp anh thật sự trở thành đối thủ của Bolt.
Vũ Hoàng: Tyson Gay của Hoa Kỳ thì sao? Liệu người chạy nhanh nhất nước Mỹ có thể qua mặt được 2 vận động viên chạy nhanh nhất Jamaica không?
Nguyễn Khanh: Tôi không dám vội nói là không, vì mọi bất ngờ đều có thể xảy ra trên sân vận động, nhưng phải nói là khá khó. Tyson Gay là một trong những vận động viên kinh nghiệm nhất của cả 2 môn chạy 100 mét và 200 mét, nhưng đồng thời cũng là người kém may mắn nhất: anh bị thương ở bắp chân khi dự thi tại Bắc Kinh 2008, đến London với thành tích 9.86 giây tạo được trong cuộc thi năm nay chưa đủ để có thể qua mặt những lực sĩ tài ba của Jamaica.
Tôi biết bạn Vũ Hoàng thế nào cũng bảo đừng quên Tyson Gay thắng cuộc đua điền kinh tại Paris trước khi lên đường sang London phó hội, đó là điều tốt, tạo thêm khí thế cho anh vận động viên Hoa Kỳ khi ra sân tranh tài ở London. Tôi tin Tyson Gay có triển vọng lấy huy chương, nhưng hầu như không có nhiều hy vọng sẽ lãnh huy chương vàng.
Vũ Hoàng: Hoa Kỳ đang dẫn đầu bảng xếp hạng các nước có huy chương, anh dự đoán bảng xếp hạng này có thay đổi trong vòng 24 hay 48 giờ sắp đến hay không?
Nguyễn Khanh: Tôi nghĩ là có. Lý do là số bộ môn thi đấu mà các vận động viên Mỹ ở kèo trên bắt đầu ngày một ít đi, và tôi không thấy Hoa Kỳ có hy vọng gì nhiều ở môn boxing, là bộ môn từng được xem là kho vàng của nước Mỹ. Nhưng như đã nói với anh từ ngày đầu tiên, tôi tin rằng cuối cùng Hoa Kỳ sẽ thành công ở London 2012.
Vũ Hoàng: Đoàn vận động viên Việt Nam thì sao?
Nguyễn Khanh: Theo tôi, vẫn còn hy vọng nhưng không nhiều lắm đâu. Có lẽ chỉ còn Diệu Linh và Huỳnh Châu ở môn taekwondo. Diệu Linh thi đấu hạng 67 cân, còn anh Huỳnh Châu thi đấu ở hạng 56 cân. Nói đến đây, tôi chợt nhớ là anh Marcel Nguyễn của đoàn Đức cũng ra sân trở lại, hy vọng lấy thêm chiếc huy chương thứ nhì.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Nguyễn Khanh, hẹn gặp lại anh cũng giờ này ngày mai.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved

Các vận động viên chạy nhanh nhất thế giới đã gặp nhau hồi chiều hôm thứ Bảy ở Olympic London 2012 để dự cuộc thi 100 mét nước rút.
Sau hai vòng đầu, những người thắng cuộc sẽ gặp lại nhau vào tối hôm nay để tranh bán kết và sau đó là cuộc thi chung kết sẽ diễn ra.
Vận động viên nào sẽ mang danh hiệu “người chạy nhanh nhất hành tinh” sau cuộc đua tối hôm nay? Những người có tên dưới đây được xem là những vận động viên nhiều triển vọng đoạt huy chương vàng nhất:
Usain Bolt (Jamaica, 25 tuổi): nổi tiếng sau cuộc đua tại Bắc Kinh 2008 với thành tích 9.69 giây, mang danh hiệu “người chạy nhanh nhất hành tinh” và là vận động viên được nói đến nhiều nhất. Một năm sau đó ở cuộc thi tại Rome, anh làm được điều không ai có thể ngờ: tự phá vỡ kỷ lục của chính mình, tạo thành tích mới chỉ có 9.58 giây đồng hồ. Nhưng từ đó tới giờ Usain Bolt không thắng thêm được giải nào, đồng thời 2 lần thua đồng đội là anh Yohan Blake ở những cuộc thi cấp quốc gia trên đường tiến về London 2012. Giới đánh đề ở London chọn Bolt đứng đầu bảng, các bình luận gia cũng tin rằng Usain Bolt vẫn chạy nhanh như sao xẹt, nhưng tình hình có lẽ không được sáng sủa như ở Bắc Kinh 4 năm trước đây.
Yohan Blake (Jamaica, 22 tuổi): được mọi người chú ý đến vì thắng Usain Bolt, anh khởi đầu sự nghiệp với danh hiệu vận động viên trẻ tuổi nhất thế giới chạy 100 mét mà không mất 10 giây đồng hồ (tạo được cách đây 3 năm lúc mới 19 tuổi). Là người chạy nhanh nhất của năm nay (9.75 giây ở cuộc thi tại Kingston hồi đầu tháng Sáu), nhưng vì chỉ hơn Usain Bolt có 1/100 giây khiến những người ủng hộ anh lo ngại, cho rằng vẫn chưa đủ để đảm bảo anh sẽ thành công tại London 2012. Đặc điểm của Yohan Blake: chạy nước rút ở 20 mét cuối cùng trên đường đua.
Tyson Gay (Hoa Kỳ, 29 tuổi): được xem là một trong những vận động viên kinh nghiệm nhất của cả 2 môn chạy 100 mét và 200 mét, nhưng đồng thời cũng là người kém may mắn nhất: anh bị thương ở bắp chân khi dự thi tại Bắc Kinh 2008, thành tích 9.86 giây tạo được trong cuộc thi năm nay chưa đủ để có thể qua mặt những lực sĩ tài ba của Jamaica (cũng là thành tích kém nhất của anh nếu tính từ năm 2005 đến nay). Điểm đáng nói: thắng cuộc đua điền kinh tại Paris trước khi lên đường sang London phó hội. Được dự đoán có triển vọng lấy huy chương, nhưng hầu như không có nhiều hy vọng sẽ lãnh huy chương vàng.
Justin Gatlin (Hoa Kỳ, 30 tuổi): vận động viên lớn tuổi nhất trong số những vận động viên điền kinh tên tuổi nhất của thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là tài nghệ anh đang đi xuống. Từng đoạt huy chương vàng ở Athens 2004, Gatlin là lực sĩ chạy nhanh nhất của nước Mỹ hiện giờ (9.80 giây). Chiến thắng ở Doha hồi đầu năm nay và thành công tạo được trong cuộc thi dành chỗ đại diện cho Hoa Kỳ dự Olympic London chứng tỏ Justin Gatlin vẫn còn khả năng thi đấu, nhưng chuyện lấy được huy chương hay tạo kỷ lục thế giới là chuyện khá xa vời.
Asafa Powell (Jamaica, 29 tuổi): 2 lần chiếm huy chương đồng ở Giải Điền Kinh Thế Giới và một lần lấy huy chương vàng ở Giải Liên Hiệp Anh là những điểm son của vận động viên từng giữ kỷ lục thế giới trước khi bị Usain Bolt phá vỡ. Là một trong bộ tam Jamaica dự cuộc đua 100 mét nước rút, anh vận động viên 29 tuổi này vẫn được xem là người có khả năng thi đấu, nhưng sức chạy của anh khó có thể qua mặt được những vận động viên trẻ tuổi hơn, khỏe hơn và nhanh hơn.
Keston Bledman (Trinidad&Tobago, 24 tuổi): vận động viên mới tạo bất ngờ hồi đầu tháng Sáu năm nay khi đoạt giải vô địch quốc gia để đứng đầu danh sách đi dự cuộc đua ở London 2012. Khán giả phải ngạc nhiên khi thấy anh qua mặt Richard Thompson (từng chiếm huy chương bạc ở Bắc Kinh 2008), nhưng thành tích 9.86 giây vẫn chưa đủ để anh có thể lấy được huy chương khi phải tranh tài với Usain Bolt, Yohan Blake hoặc Tyson Gay.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Usain Bolt, vận động viên của Jamaica đã bảo vệ thành công danh hiệu Olympic về môn chạy nước rút 100 mét, sau khi giành thắng lợi và đồng thời lập kỷ lục Olympic mới của bộ môn này khi kết thúc cuộc đua 100 mét trong 9,63 giây.
Đây là một trong những kết quả tranh tài được nhiều người dự đoán tại Olympic London, Bolt đoạt huy chương vàng như đã làm tại Olympic Bắc Kinh năm 2008. Đồng đội của anh, vận động viên Jamaica Yohan Blake, chiếm huy chương bạc, huy chương đồng về tay vận động viên Mỹ Justin Gatlin.
Vận động viên Ethiopia Tiki Gelana đoạt huy chương vàng trong môn đua marathon nữ, diễn ra trên những con đường ướt mưa của London.
Gelana hoàn tất cuộc đua trong 2 giờ 23 phút 7 giây, lập kỷ lục Olympic mới về đua marathon. Huy chương bạc về tay vận động viên Priscah Jeptoo, của Kenya, đến sau Gelana 5 giây, và Tatyana Petrova Arkhipova của Nga nhận huy chương đồng.
Hai chị em Serena và Venus Williams, vận động viên Mỹ đoạt huy chương vàng trong cuộc tranh tài quần vợt đôi nữ, với đối thủ Andrea HlavackovaLucie Hradecka của Cộng hòa Czech.
Serena đã đoạt được huy chương vàng trong cuộc tranh tài đơn nữ hôm thứ Bảy.
Về cuộc tranh tài quần vợt đơn nam Andy Murray của Anh đánh bại vận động viên Roger Federer của Thụy Sĩ đoạt huy chương vàng.
Trung Quốc hiện đang dẫn đầu số huy chương tiếp theo sau là Hoa Kỳ và Anh quốc.


--------------------------------------------------------------------------------------------------

Không nằm ngoài dự đoán khi phần thi chung kết 100m nam là cuộc đua giữa bộ đôi Jamaica, Usain Bolt và Yohan Blake.
Bolt chỉ là người xuất phát nhanh thứ 5 nhưng là người có cú bứt tốc tốt nhất trong chặng đường chạy để cán đích với thành tích 9 giây 63. Đây cũng là kỷ lục Olympic mới và là thành tích tốt thứ hai trên thế giới ở cự ly này.
Người nắm giữ kỷ lục thế giới ở nội dung 100m không ai khác cũng chính là Bolt. Ngôi sao người Jamaica chỉ mất 9 giây 58 để về nhất tại giải vô địch điền kinh thế giới năm 2009 tại Berlin.
Nhà đương kim vô địch thế giới và là đồng hương của Bolt, Yohan Blake về thứ hai với thành tích 9 giây 75. Đây cũng là thành tích tốt nhất của Blake từ trước đến nay nhưng nó không đủ giúp VĐV 22 tuổi vượt qua được đàn anh của mình. Nhà cựu vô địch Olympic 2004 của Mỹ, Justin Gatlin đứng thứ ba khi chạm mốc 9 giây 79.
Trong số 8 VĐV chạy chung kết 100m thì có 7 người đạt thành tích dưới 10 giây. Đáng tiếc nhất là trường hợp của Asafa Powell. Nhà vô địch Olympic người Jamaica này gặp một chấn thương ngay trước thềm chung kết và chỉ có thể về cuối cùng khi chạy hết 11 giây 99.
Phát biểu sau khi lập kỷ lục Olympic, Bolt cho biết anh hoàn toàn tự tin vào một chiến thắng trước khi bước vào tranh tài ở cự ly sở trường này.
"Tôi rất hạnh phúc. Tôi đã cảm thấy mình có thể về nhất khi chạy những bước đầu tiên", ngôi sao Jamaica nói với kênh BBC. "Tôi đã xuất phát không tốt nhưng phần còn lại mới là chìa khóa cho chiến thắng."
"Huấn luyện viên của tôi nói rằng hãy quên đi vạch xuất phát bởi đích cuối cùng mới là nơi tôi thống trị. Do đó tôi đã thôi lo lắng và bắt đầu bứt tốc."
Đây là HCV thứ hai của Jamaica ở bộ môn điền kinh. Vào ngày hôm qua, quốc gia này đã có tấm HCV ở cự ly 100m nữ của Shelly Pryce.

Giành ba HCV trong tổng số sáu nội dung chung kết điền kinh diễn ra hôm qua, đoàn Anh đã có một ngày vui lớn ở Thế vận hội năm nay.
Mở màn cho ngày vàng của Anh chính là VĐV nhảy xa nam, Greg Rutherford. Vượt qua ứng cử viên số một người Australia, Mitchell Watt, Rutherford giành HCV khi đạt thành tích 8,31 mét. Watt chỉ xếp thứ hai khi nhảy được 8,12 mét và người giành vị trí thứ ba là Will Claye của Mỹ.
Mohamed Farah là người Anh thứ hai giành HCV trong ngày hôm qua khi cán đích ở vị trí số một nội dung 10.000 mét nam. VĐV có gốc Somali này hoàn thành phần thi của mình trong 27:30.42 (27 phút 30 giây 42). Galen Rupp của Mỹ về thứ hai và Tariku Bekele đoàn Ethiopia đứng thứ ba.
Vất vả hơn so với hai đồng nghiệp nam, Jessica Ennis phải mất hai ngày liên tiếp để hoàn thành các bài thi ở nội dung điền kinh nữ tổng hợp. Cô gái người Anh trải qua 7 nội dung thi gồm 100m vượt rào, nhảy cao, ném tạ, chạy 200m, nhảy xa, ném lao và cuối cùng là chạy 800m. Tổng số điểm của Jessica sau các phần thi này là 6955, vượt qua người xếp thứ hai Lilli Schwarzkopf khi VĐV Đức chỉ giành được 6649 điểm. Nhận HCĐ là Chernova Tatyana thuộc đoàn Nga.
Bên cạnh chiến thắng của các VĐV chủ nhà, không thể bỏ qua thành tích ấn tượng của Shelly-Ann Fraser-Pryce. Cô gái đến từ Jamaica đã bảo vệ thành công tấm HCV cự ly 100m mà mình đạt được ở Olympic 2008. Shelly về nhất với thành tích 10 giây 75. Carmelita Jeter của Mỹ về thứ hai và Veronica Campbell-Brown thuộc Jamaica xếp thứ ba.
Trong hai nội dung chung kết còn lại đáng chú ý là chiếc HCV đi bộ 20 km của nam VĐV người Trung Quốc, Chen Ding. Thành tích của Chen là 1 giờ 18 phút 46 giây và nó giúp anh phá kỷ lục Olympic tại nội dung này. Giành HCB là Erick Barrondo của Guatemala và một VĐV Trung Quốc khác là Wang Zhen nhận HCĐ.
Ở phần thi ném đĩa nữ, lực sỹ Sandra Perkovic đã mang vinh quang về cho đoàn Croatia khi giành HCV với thành tích 69,11 mét. Xếp sau cô là Darya Pishchalnikova của Nga và Li Yanfeng thuộc đoàn Trung Quốc.

Ngày hôm nay (-5/08), xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã bắt đầu tranh tài nội dung 50m súng ngắn nam Olympic 2012. Dù không được đánh giá cao nhưng anh đã thể hiện sự nỗ lực khi xém chút xíu nữa giành huy chương đồng (kém người xếp hạng 3 chỉ 0,1 điểm).
Tham dự vòng loại nội dung này có 38 xạ thủ đến từ các nước. 8 xạ thủ có số điểm cao nhất sẽ giành vé vào VCK. Ở loạt bắn 10 viên đầu tiên, Hoàng Xuân Vinh thi đấu tốt khi giành được 94 điểm. Ở loạt bắn thứ 2 và 3, Hoàng Xuân Vinh cho thấy sự ổn định khi giành số điểm cao 95 và 96. Tuy nhiên, ở 2 loạt bắn sau đó, xạ thủ của Việt Nam chỉ đạt số điểm khá thấp là 92. Điều đáng mừng là ở loạt bắn thứ 6 mang tính quyết định, Hoàng Xuân Vinh đã thi đấu tập trung để giành được 94 điểm. Kết quả này giúp Hoàng Xuân Vinh có được 563 điểm ở vòng loại, xếp thứ 4, kém người dẫn đầu là xạ thủ người Hàn Quốc 6 điểm.
Trong trận chung kết, Hoàng Xuân Vinh đã đạt được thành tích khá cao với tổng cộng 95,5 điểm/10 loạt súng, chỉ kém thành tích của 2 vận động viên Jongoh Sin (Hàn Quốc – đã giành HCV – 100 điểm) và Giuseppe Giordano (Italia – 97 điểm). Tuy nhiên, do thành tích ở vòng loại thấp hơn Choi Young Rae (Hàn Quốc) và Zhiwei Wang (Trung Quốc), xạ thủ Việt Nam chỉ cán đích ở vị trí thứ 4 với tổng số điểm là 658,5 điểm, chỉ kém 0,1 điểm so với VĐV giành HCĐ, Zhiwei Wang (Trung Quốc).
Đây là thất bại đáng tiếc của Hoàng Xuân Vinh và của thể thao Việt Nam nói chung. Trước đó, tại nội dung 10m súng ngắn nhanh, xạ thủ người Hà Nội đạt thành tích 582 điểm, xếp hạng 9 chung cuộc, chỉ kém ba tay súng xếp trên mình đúng 1 điểm và để lỡ cơ hội lọt vào danh sách 8 người giành quyền vào thi đấu chung kết.
Kể từ lần đầu tiên tham dự Thế vận hội vào năm 1952, Đoàn thể thao Việt Nam mới chỉ có 2 lần vinh dự giành huy chương. Đó là thành tích đã đi vào lịch sử của nữ võ sĩ Taekwondo Trần Hiếu Ngân (Olympic Sidney 2000) và nam lực sĩ cử tạ Hoàng Anh Tuấn (Olympic Bắc Kinh 2008).
Hai tấm huy chương bạc đó đã trở thành động lực phấn đấu của Đoàn thể thao Việt Nam tại kì Thế vận hội năm nay. Tuy nhiên, qua 8 ngày tranh tài, Đoàn TTVN vẫn chưa hiện thực hóa giấc mơ. Sau thất bại thứ 2 của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, đoàn thể thao nước ta chỉ còn trông đợi vào 2 võ sĩ Taekwondo Lê Huỳnh Châu và Chu Hoàng Diệu Linh.



No comments:

Post a Comment

View My Stats