Sunday, 5 August 2012

KÊU GỌI TẨY CHAY HÀNG TRUNG HOA (Randolf "Randy" S. David)




Randolf "Randy" S. David  

Nguyễn Ngọc Khánh  dịch
BS Hồ Hải hiệu đính
Thứ bảy, ngày 04 tháng tám năm 2012

Bài viết của một công dân Phi Luật Tân. Ông Randolf "Randy" S. David một nhà báo, phát thanh viên chương trình truyền hình nhà xã hội học của Phi Luật Tân. Ông hiện đang là cây bút viết một cột báo hàng tuần cho Philippine Daily Inquirer. Ông là một giáo sư của University of Phillipines, đồng thời là giáo sư danh dự về hội học tại University of the Phillipines Diliman.

Một nhóm người gốc Phi Luật Tân đang sinh sống tại Hoa Kỳ, đã được tập hợp lại bởi nhà lãnh đạo kinh doanh đại tài Loida Nicolas-Lewis và luật sư Ted Laguatan, đã kêu gọi một cuộc tẩy chay hang hóa Trung Hoa như là một cách phản đối hành vi bắt nạt của Trung Hoa trên các vùng tranh chấp ở biển Tây Phi Luật Tân (biển Đông). Họ không bàn về một sự khởi xướng được chính phủ hỗ trợ, mà bàn về sự tẩy chay hoàn toàn do người tiêu dùng dẫn đầu được thúc đẩy bởi lòng yêu nước. Những lời kêu gọi như vậy có khả năng lôi kéo được bất kỳ điều gì với trong nước Phi Luật Tân?

Chúng ta hãy tạm thời gác qua một bên bất kỳ cuộc thảo luận nào về những ảnh hưởng chính trị và kinh tế có thể xảy ra của một phong trào như vậy, và thay vào đó tập trung vào tính khả thi và những tác động xã hội học của nó. Quan điểm của tôi là một sự kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Hoa vào thời điểm này có thể đạt được sự ủng hộ rộng rãi từ công chúng nếu nó được thực hiện bởi những nhân vật công chúng uy tín và các phong trào xã hội. Song tôi ít vọng tưởng rằng một sự kêu gọi như thế sẽ làm giảm sút thói quen người tiêu dùng Phi Luật Tân.

Chỉ có một vài điều có khả năng làm nên sự đoàn kết của một quốc gia, ngoài những thành công của cá nhân người gốc Phi Luật Tân trên trường quốc tế ra. Sức thuyết phục mạnh mẽ nhất của những người của công chúng là một xung đột với quốc gia khác, đặc biệt là với một đế quốc sử dụng sự lớn mạnh để khẳng định sự thống trị của mình lên chúng ta và đe dọa chủ quyền cùng tự do của chúng ta. Người dân ta đã chiến đấu chống lại Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Không phải cường điệu khi nói rằng quốc gia non trẻ Phi Luật Tân đã được sinh ra trong lửa đạn của những cuộc đấu tranh quả cảm chống thực dân.

Do đó không có lí do nào để cho rằng nhân dân Phi Luật Tân không thể đoàn kết chống lại một cường quốc như Trung Hoa nếu cần. Mặc dù trên thực tế phân nửa số người dân Phi Luật Tân có dòng tộc là Trung Hoa, không có sự mai một tình yêu thương giữa những con người Phi Luật Tân và Trung Hoa. Thành kiến ​​chng Trung Hoa thm nhun vào tinh thn dân tc chúng ta. S bt mãn này đã có ngun gc t mt lch s bt hnh. Nó đã tn ti sut nhiu thế kỷ qua, và thực sự được nhắc lại mạnh mẽ vì người Phi Luật Tân gốc Hoa đang giành được uy thế trong nền kinh tế quốc gia.

Do đó, một cách chính xác là một lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Hoa có thể dễ dàng đạt được nhiều người ủng hộ bởi vì, cho dù chúng ta có muốn hay không, nó sẽ xoáy vào cái hố ngăn cách mênh mông của niềm căm phẫn mang tính dân tộc hầu như không được khỏa lấp. Đó là một định kiến có giá trị đối ứng. Chủ nghĩa Sô vanh hiếu chiến mà làm dấy lên tuyên bố của Trung Hoa chống lại Phi Luật Tân trên các phương tiện truyền thông Trung Hoa ngày nay là cùng một kiểu, song bị làm cho tồi tệ hơn bởi các chính trị gia và các nhà lãnh đạo quân sự Trung Hoa, những người lợi dụng những tình cảm trong dân chúng một cách vô trách nhiệm để thúc đẩy nghị trình quyền lực của họ.

Có lẽ sẽ không khó để nhấn mạnh tình trạng kém chất lượng của hàng hóa Trung Hoa, cho dù là chúng ta đang nói về ô tô, xe máy, các công cụ nông nghiệp và công nghiệp, hàng tiêu dùng như đồ gia dụng, quần áo, đồ dùng học tập, và các sản phẩm điện và điện tử của Trung Hoa. Sức lôi cuốn duy nhất của những món hàng là mức giả rẻ mạt của chúng. Người ta không nên tìm kiếm chất lượng, phong cách, độ tin cậy hoặc độ bền ở các sản phẩm của Trung Hoa. Các mặt hàng này hiện đang ở nấc thang thấp nhất trong hệ thống phân cấp của hàng hoá nhập khẩu, thấp hơn nhiều những sản phẩm được sản xuất từ Nhật Bản hoặc Nam Hàn. Người ta mua chúng bởi vì chúng cực kỳ rẻ tiền, cung cấp giá trị tuyệt vời cho các nhóm người có thu nhập thấp, cách mà tập đoàn Mã Lăng(馬陵: Maling) trong những năm đầu là chủ đạo ngành xuất khẩu hàng hóa Trung Hoa cho người nghèo Phi Luật Tân, một phiên bản giá cả phải chăng của thịt hộp giăm bông.

Tuy nhiên, sẽ là không công bằng khi tiêu biểu hóa tất cả các hang hóa Trung Hoa trong những điều kiện này. Bốn năm trước, vợ tôi và tôi quyết định mua một chiếc xe thương hiệu mới của Trung Hoa với thấp hơn 400, 000 pê sô Phi Luật tân. Chúng tôi vẫn còn chiếc xe đó, một chiếc ô tô nhỏ 800 phân khối mà chúng tôi sử dụng nó như một chiếc xe thứ hai cho những cuộc đi chơi ngắn. Một vài bạn bè ở tập đoàn Union Pacific nhìn thấy tôi lái chiếc xe, và, sau khi được đảm bảo rằng nó chạy tốt, đã nhanh chóng tậu một chiếc minis cho chính họ. Vấn đề là sau đó hai năm, nhiều chiếc trong những chiếc minis loại này của Trung Hoa đã bị bỏ đi không dùng đến bởi vì đã không còn những phụ tùng thay thế sẵn có, và tồi tệ hơn, tất cả các trung tâm bảo hành cho thương hiệu Trung Hoa này đã biến mất. May mắn thay cho chúng tôi, một đại lý mới với trung tâm bảo hành riêng của họ đã khai trương chỉ mới một vài tuần trước đây. Tuy nhiên, sự thiệt hại cho danh tiếng của thương hiệu đã đến. Tôi vẫn tin rằng nó là một chiếc xe khá tốt, mặc dù bây giờ tôi do dự khi giới thiệu nó cho bạn bè của tôi.

Một chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Hoa sẽ chắc chắn tấn công vào những hàng hóa mang nhãn hiệu Trung Hoa như chiếc ô tô của tôi. Song tôi ngờ rằng có khi nó sẽ ảnh hưởng đến sự phổ biến của các sản phẩm của Apple tại Hoa Kỳ, chúng được thiết kế ở Hoa Kỳ nhưng được làm tại Trung Hoa. Nhiều loại ô tô và xe máy hãnh diện về các nhãn hiệu đáng tự hào của châu Âu, châu Mỹ, và các nhà sản xuất Nhật Bản hiện nay sử dụng rất nhiều các bộ phận có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nhiều loại giày và trang thiết bị thể thao, cùng các mặt hàng cao cấp với giá cả phải chăng mang nhãn hiệu của các công ty đáng kính toàn cầu luôn luôn được làm tại Trung Hoa. Với thực tế của các chuỗi cung ứng trên toàn thế giới mà hầu như tất cả các sản phẩm mang nhãn hiệu hiện giờ, không còn dễ dàng để xác định những sản phẩm nào được làm ra tại đâu.

Tôi đã lớn lên trong một kỷ nguyên khi mà mục tiêu của việc xây dựng quốc gia khuyến khích chúng tôi dành ưu tiên cho các sản phẩm được làm ra bởi nhân dân của chúng tôi. Tôi vẫn nghĩ rằng những lý tưởng truyền cảm hứng cho nhiều loại hình chủ nghĩa kinh tế dân tộc nên tiếp tục nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết cho việc không ngừng phát triển năng suất sản xuất của nhân dân ta. Tuy nhiên, đồng thời, chúng ta không thể phớt lờ một thực tế là các nền kinh tế ngày nay được kết nối với nhau mà hầu như là một sự đánh lừa dư luận khi trói buộc tên của các quốc gia với những gì là sản phẩm toàn cầu.

Không nghi ngờ gì nữa khi một lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Hoa sẽ thu hút sự chú ý, nhưng có lẽ nó sẽ không làm gì có lợi cho người dân Phi Luật Tân hơn là khuyến khích cuộc thảo luận về mối đe dọa từ Trung Hoa. Nó có thể làm sống lại tinh thần yêu nước trong dân Phi Luật tân bằng cách cung cấp cho họ một cơ hội để xác thực tinh thần yêu nước trong cuộc sống hàng ngày của họ. Nhưng tôi không biết làm thế nào để người ta có thể ngăn chặn được tình cảm phức tạp mà nó sẽ làm cho họ bị trượt dần vào một dạng phá hoại của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Đây là những gì tôi lo sợ, nhiều hơn so với những trả đũa được dự kiến ​​t người láng ging phách li Trung Hoa.


Bài viết liên quan của tác giả khác:

Bài viết của chủ blog:






No comments:

Post a Comment

View My Stats