Friday, 3 August 2012

OLYMPICS LONDON 2012 NGÀY 3-8-2012




NGÀY 3-8-2012







XẾP HẠNG
QUỐC GIA & VÙNG LÃNH THỔ
BẠC 
ĐỒNG
1
21
10
12
43
2
20
13
9
42
3
9
2
5
16
4
8
6
8
22
5
8
5
6
19
6
5
9
6
20
7
4
5
3
12
8
4
0
1
5
9
4
0
0
4
10
3
12
8
23
11
3
1
0
4
12
3
0
3
6
13
2
8
11
21
14
2
2
1
5
15
2
1
3
6
16
2
1
2
5
17
2
1
1
4
18
2
0
4
6
19
1
9
4
14
20
1
4
2
7
21
1
1
4
6
22
1
1
2
4
23
1
0
2
3
24
1
0
0
1
24
1
0
0
1
24
1
0
0
1
24
1
0
0
1
28
0
3
1
4
29
0
2
5
7
30
0
2
1
3
30
0
2
1
3
32
0
2
0
2
32
0
2
0
2
34
0
1
2
3
35
0
1
1
2
35
0
1
1
2
35
0
1
1
2
35
0
1
1
2
35
0
1
1
2
35
0
1
1
2
41
0
1
0
1
41
0
1
0
1
41
0
1
0
1
41
0
1
0
1
45
0
0
3
3
46
0
0
1
1
46
0
0
1
1
46
0
0
1
1
46
0
0
1
1
46
0
0
1
1
46
0
0
1
1
46
0
0
1
1
46
0
0
1
1
46
0
0
1
1

-------------------------------------------------------------
BBC 

Các đoàn thể thao tại Olympics London 2012 bước sang ngày thi đấu thứ bảy hôm 3/8, với các lực sỹ tham gia 24 môn đấu và dự tranh 22 bộ huy chương.
Ngày thứ Sáu là một ngày tâm điểm của điền kinh, đặc biệt ở nội dung bảy môn phối hợp, tuyển Anh chờ đợi sự tỏa sáng của nữ vận động viên Jessica Ennis, người có thành tích hàng đầu thế giới, xếp trên các đối thủ khác đến từ Canada, Mỹ, Đức, Ý.
Ở môn chạy 400 mét nữ, ngôi sao Olympics của Anh, Christine Ohuruogu bảo vệ chức đương kim vô địch của mình tại sân điền kinh ở Excel, London.
Hôm nay cũng là tròn một tuần Olympics London khai mạc, tính tới thời điểm cận trưa ngày thi đấu chính thức thứ bảy, đã có 285 huy chương các loại được trao và 46 kỷ lục được phá.
Tính trung bình như các vận động viên nhận 47 huy chương và phá gần 8 kỷ lục mỗi ngày.
Người trẻ tuổi nhất đoạt huy chương là một lực sỹ 15 tuổi giành huy chương bạc môn nhảy cầu đến từ Mexico, còn người lớn tuổi nhất giành huy chương là vận động viên đua ngựa 56 tuổi, Mark Todd, huy chương đồng, người New Zealand.
Qua ngày thi đấu thứ bảy của Olympics, Trung Quốc (18 HCV, tống số 34 huy chương các loại), Mỹ (18 HCV, tổng số 37), Hàn Quốc (7 HCV, tổng số 14) và Pháp (6 HCV, tổng số 16) là các đội thường xuyên có tên trên Tốp 5 đội đứng đầu.
Tuy nhiên chỉ thua kém 2 huy chương bạc, tuyển Mỹ đứng thứ nhì đang gây sức ép mạnh lên đoàn Trung Quốc khi giành số huy chương vàng cân bằng với đội dẫn đầu.
'Tuyển Anh khởi sắc'
Lần đầu tiên tuyển Anh với 5 huy chương vàng và tổng số 15 huy chương các loại, đã lọt vào Tốp 10 và đã có lúc lọt vào bảng năm đội dẫn đầu, sau hai ngày liền liên tiếp đoạt được cả 5 HCV qua các môn từ đua thuyền, tới xe đạp đường dài cho tới xe đạp trong nhà.
Thứ Bảy và Chủ Nhật, Olympics bước sang tuần thi đấu thứ hai, trong đó các nội dung điền kinh thu hút sự chú ý của giới hâm mộ thể thao trong số hàng chục môn đấu hấp dẫn khác như thể dục nghệ thuật, bóng đá, tennis, bơi lội...
Ở đường đua xanh, Michael Phelps đã giành được 20 huy chương Olympic các loại, trong đó, hôm thứ Năm, anh đã tự giành một huy chương vàng trực tiếp khi vượt qua đồng hương Ryan Lochte ở cự ly 200 mét hỗn hợp nam.
Tuyển Anh cũng tiếp tục đặt hy vọng nâng cao thành tích toàn đoàn khi nữ kình ngư Rebecca Adlington bảo vệ thành tích đương kim vô địch của mình ở cự ly 800 mét tự do.
Tuyển Việt Nam vẫn chưa có huy chương nào, và có thể sẽ phải chờ đợi tới ngày 8/8 khi hai vận động viên Huỳnh Châu và Diệu Linh bước vào thi đấu ở các nội dung Taekwondo 58 kg nam và 67 kg nữ để cải thiện thành tích.
Vụ các nữ vận động viên cầu lông Trung Quốc bị ngưng thi đấu hiện khiến người ta phải nhìn lại niềm ám ảnh săn huy chương vàng Olympic của Trung Quốc.
Một chuyện bên lề Thế vận hội, võ sĩ judo giành huy chương bạc đầu tiên cho tuyển Judo Anh, Gemma Gibbons khi thắng đối thủ Pháp hôm thứ Năm ở hạng cân 78 kg, đã khóc và thầm nói 'Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm".
Mẹ của Gemma đã qua đời vì bệnh máu trắng từ năm 2004 sau nhiều năm động viên con gái của bà bền tập luyện môn đấu này.


------------------------------
RFI 

Ti Thế vn hi Luân Đôn hôm nay 03/08/2012, nếu có mt nhân vt n nào đáng chú ý nht, thì đó chính là Wodjan Ali Seraj Abdulrahim Shaherkani. Không ch vì cô là n vn đng viên đu tiên ca Rp Xê Út tham gia thế vn hi, mà còn là vì n võ sĩ nhu đo này đã ra thi đu vi khăn trùm đu - trông ging mũ bơi hơn là khăn chong Hi giáo-
Cô gái Rp Xê Út 16 tui đã b đi th Porto Rica Melissa Mojica h đo ván ch trong vòng 88 giây, nhưng cô đã ri sàn đu trong tiếng v tay ca khán gi, trước khi bt khóc trong vòng tay ca b.
Sau trn đu, Shaherkani cám ơn các ng h viên, nói rng cô rt vinh d được tham gia Thế vn hi và s tiếp tc tp nhu đo
Đoàn Rp Xê Út đã đòi là các n vn đng viên ca h khi thi đu phi được đi khăn trùm đu, điu mà Liên đoàn nhu đo quc tế cm vì lý do an toàn. Cui cùng, Liên đoàn nhu đo quc tế và đoàn Rp Xê Út đã đi đến mt tha hip là chiếc khăn đi đu ca n võ sĩ nhu đo nói trên s có hình dáng gn nh ging mũ ca các vn đng viên bơi li.
V bơi li, ti hôm qua 02/08/2012, vn đng viên M Michael Phepls đã giành được chiếc huy chương vàng cá nhân đu tiên ti Thế vn hi Luân Đôn 2012, tc là chiếc huy chương vàng Thế vn th 20 ca anh, mt k lc tuyt đi. Anh đã v đích trước các đi th khác trong cuc thi chung kết 200 mét bơi hn hp, như đã tng đot chc vô đch ni dung thi đu này Thế vn hi Athenes 2004 và Bc Kinh 2008, tr thành vn đng viên bơi li nam đu tiên trong lch s giành 3 huy chương vàng ba k Thế vn liên tiếp trong cùng mt ni dung thi đu.
Cũng ln đu tiên hôm qua, mt n vn đng viên da đen, Gabrielle Douglas, 16 tui, người M đã đot huy chương vàng th dc toàn năng, huy chương đt giá nht trong các môn th dc. Trước đó 2 ngày, Douglas cũng đã giành huy chương vàng trong cuc thi th dc đng đi.
Trong khi đó, Trung Quc vn chiếm thế thượng phong trong b môn bóng bàn. Trong hai ngày th tư và th năm, các đu th Trung Quc đã giành được hai huy chương vàng đơn nam và đơn n và hôm nay rt có kh năng đot luôn c hai huy chương vàng đôi nam và đôi n.

Tuy chính quyn Bc Triu Tiên đã cho m rng phát sóng các cuc thi đu Thế vn lên đến năm tiếng đng h mi ngày so vi trước đây ch có mười lăm phút, nhưng nhiu người vn không xem truyn hình được do thiếu đin trm trng. Mt t báo mng Seoul ngày 03/08/2012 cho biết như trên.
Người đng đu ca đoàn truyn thông Bc Triu Tiên ti Luân Đôn nói rng, sau thành công bt ng ca các vn đng viên Bc Triu Tiên ti Olympic ln này, Bình Nhưỡng đã cho tăng thi lượng phát sóng truyn hình.
Sau by ngày thi đu, quc gia nghèo khó vi 24 triu dân đã giành được bn huy chương vàng ba huy chương vàng c t và mt cho judo cùng vi mt huy chương đng, đng th tám trong bng tng sp v huy chương.
Thành công trên đây nhanh chóng gây ra s vui mng tt đ và c mt làn sóng nhng cuc đin thoi chúc mng đến B Th thao, theo như hãng thông tn nhà nước Bc Triu Tiên trong tun này.
Thế nhưng nhiu người dân Bc Triu Tiên b l dp xem các cuc thi đu Thế vn do ngun đin tht thường. Daily NK, mt t báo mng ca nhng người Bc Triu Tiên t nn điu hành ti Seoul cho biết, do Bc Triu Tiên thiếu đin trm trng, nên « ch mt t l rt nh cư dân có th xem được Olympic ».
T nhiu năm qua, Bc Triu Tiên vn luôn b thiếu đin. Tuy nhiên mt người nước ngoài sng ti th đô Bình Nhưỡng, nơi đy đ phương tin nht vì là b mt đ trưng ra vi thế gii, nói vi AFP là k t tháng Tư ngun đin cung ng nói chung rt tt. Mt s người dân đa phương cho biết h đã xem được trn đu gia đi tuyn bóng đá n Bc Triu Tiên vi đi Pháp, trong đó đi Bc Triu Tiên thua 5-0.

-----------------------------------
RFA  

Không phải lực sĩ nào cũng mê tín, nhưng cũng chẳng phải lực sĩ nào cũng… không mê tín.
Điều đó từng xảy ra ở những cuộc tranh tài thuôc mọi đẳng cấp, từ cấp thành phố cho đến tiểu bang, từ cấp quốc gia cho đến cấp quốc tế. Và đương nhiên, chuyện mê tín dị đoan cũng được nói tới ngay tại Olympic London 2012.
Mê tín hay thói quen?
Chuyện bắt đầu từ cô cầu thủ Laura Unsworth của nước chủ nhà, một trong những cầu thủ hockey 24 tuổi vừa nổi tiếng vì tài năng vừa nổi tiếng là người… mê tín. Chính cô thú nhận với báo chí là mỗi khi cùng các bạn đồng đội ra sân tranh tài “tôi phải vào cầu tiêu ngồi ít nhất 3 lần”: lần đầu “trước khi vào phòng thay áo”, lần thứ nhì “trước lúc ra sân tập nhẹ để làm quen với sân cỏ” và lần thứ 3 “trước khi cùng đồng đội xếp hàng theo trọng tài ra sân chính thức thi đấu”.
Không chỉ mê tín, cô còn bắt các bạn đồng đội cũng phải mê tín theo, hoặc chấp nhận ý kiến cô đưa ra “để tránh xui xẻo cho cả đội”. Một trong những nữ cầu thủ phải gật đầu chiều theo ý của người bạn tin dị đoan là cô Ashleigh Ball xinh đẹp có mái tóc quăn tít dài tới giữa lưng. “Con bạn tôi mà chải tóc thẳng là thế nào đội cũng thua hoặc vất vả mới cầm được chiến thắng” thành ra trước các trận đấu, “tôi cấm nó không được đến tiệm chải tóc, bắt nó phải để quăn tự nhiên”.
Laura Unsworth không phải là cô lực sĩ duy nhất tin dị đoan của hội. Một cô khác tên là Alex Danson, trước khi trận banh bắt đầu bao giờ cũng phải cầm cây gậy đánh banh quay đủ 15 vòng, vì “số 15 hạp với tôi”, theo như lời cô nói. Thoạt đầu khi thấy cô bạn đồng đội cầm cây gậy quay vòng vòng “ai ai cũng ngạc nhiên, thắc mắc không hiểu con khỉ này làm trò trống gì”, nhưng dần dần sau đó ai cũng hiểu là cô bạn của mình đang “phù phép” để cho đội tuyển “thêm may mắn, nên chẳng ai thắc mắc nữa”. Nên nhớ: không biết có phải vì có cô Laura Unsworth “ngồi cầu tiêu 3 lần” và cô Alex Danson “quay cây gậy đánh banh 15 lần” hay không, nhưng đội tuyển hockey nữ của Vương Quốc Anh thắng cả 3 trận vòng loại, đang đứng đầu danh sách những đội có nhiều triển vọng mang huy chương vàng về cho Xứ Sương Mù.
Trong đội tuyển bóng đá nữ của Anh cũng có nhiều cầu thủ mê tín, chẳng hạn như cô Kim Little bao giờ cũng đi vớ chân trái trước chân phải, trong khi cô Kelly Smith luôn luôn là người cuối cùng rời khỏi phòng thay áo. Một nữ lực sĩ khác của Anh Quốc là cô Jessica Ennis cũng nổi tiếng là người mê tín dị đoan. Cô này đại diện nước Anh dự tranh môn “heptathlon” -tức phải qua 7 cuộc thi gồm nhảy rào 100 mét, nhảy xa, ném tạ, ném lao, nhảy cao, chạy 200 mét và chạy 800 mét-, bao giờ trong túi xách cũng có cái thước dây được gọi là “sợi dây may mắn”.
Cô dùng cái thước này vào mục đích gì? Xin thưa: cô dùng để đo xem chỗ nào là chỗ “hên”, sau đó đứng ngay chỗ “hên” để thi thố tài năng cho các bô môn nhảy xa, nhảy cao, ném tạ và ném lao (3 môn thi nhảy rào, chạy 200 mét và chạy 800 mét phải đứng ngay ở vạch quy định dành cho các lực sĩ). Chính chiếc thước thần này -cộng với tài nghệ sẵn có- đã giúp cô Jessica Ennis tự tin hơn trong các cuộc thi, bằng chứng là cô 2 lần phá kỷ lục Âu Châu, chỉ thua đối thủ tài ba đang giữ kỷ lục thế giới Hylias Fountain của Hoa Kỳ.
Không chỉ các nữ lực sĩ Anh Quốc tin dị đoan, mà các lực sĩ nam nữ của những nước khác cũng tin dị đoan không kém Người đẹp bơi lội Stephanie Rice của Australia được xem là lực sĩ mất nhiều thì giờ nhất… cho dị đoan: phải vung tay 8 lần (gồm 4 lần quay tay về phía trước, sau đó là 4 lần quay tay về phía sau), kế đến là đưa tay lên sờ chiếc mũ cao su che mái tóc 4 lần, và kết thúc bằng 4 lần sờ kính đeo mắt. Lực sĩ bơi lội Hoa Kỳ Brendan Hansen (mới chiếm huy chương đồng 200 mét bơi sải) bao giờ cũng nhúng tay trái xuống nước trước khi tranh tài, lực sĩ điền kinh Hunter Kemper “ngày mai tranh tài, tối nay phải ăn một miếng pizza” để lấy hên.
Hai nữ lực sĩ Kelci Bryant and Abby Johnston còn lạ hơn: đi đâu cũng mang theo con vịt nhựa mầu vàng để lấy hên, và biết đâu chính nhờ con vịt nhựa này mà 2 cô đã chiếm chiếc huy chương bạc đầu tiên cho Hoa Kỳ ở môn “synchronized diving” toàn đội. Ở bên nam, lực sĩ Tom Daley đi đâu cũng mang theo con khỉ bằng nhựa mầu vàng để lấy có may mắn, nhưng rất tiếc anh không thành công ở bể bơi Olympic London 2012.
Ngay chính những lực sĩ lừng danh thế giới cũng tin dị đoan. Hình ảnh cả thế giới đều thấy là trước khi dự cuộc đua, kình ngư Michael Phelps luôn luôn làm 2 động tác sau đây: trước hết là đưa tay tháo tai nghe, sau đó là vươn vai vùng tay 3 lần ra phía trước. Hai chị em nhà Williams cũng vậy: cô chị Venus khi ra sân bao giờ cũng đi chân trái trước chân phải, cô em Serena luôn luôn đập banh xuống đất 5 lần trước khi giao banh.
Kết quả mới nhất: Michael Phelps vừa lấy thêm được 1 huy chương vàng, tổng cộng có cả thảy 20 chiếc huy chương (gồm 16 vàng, 2 bạc, 2 đồng); chị em nhà Williams cũng vừa chiến thắng để vào bán kết đôi nữ.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

--------------------------------------

Người hâm mộ tại Thế vận hội London 2012 hôm thứ 6 đã chứng kiến lịch sử, khi một số nước lần đầu tiên cử các nữ vận động viên tham gia các môn thi đấu.
Khán giả đã vỗ tay tán thưởng vận động viên Wojdan Ali Seraj Abdulrahim Shahrkhani của Ả rập Saudi, khi cô bước vào sàn đấu môn judo, trở thành nữ vận động viên đầu tiên của nước này thi đấu tại một kỳ Thế vận hội.
Cô Shahrkhani đội một chiếc mũ trùm chặt đầu màu đen thay cho một chiếc khăn choàng đầu truyền thống. Nhưng trận đấu không kéo dài. Cô bị vận động viên Puerto Rico Melissa Mojica đánh bại trong vòng 82 giây.
Trong khi đó, vận động viên Noor Hussain al-Malki đã làm nên lịch sử khi trở thành nữ vận động viên đầu tiên của Qatar thi đấu ở bộ môn điền kinh, trong nội dung 100 mét chạy nước rút. Cô dường như bị thương ở chân và không thể hoàn thành thi đấu.
Nữ vận động viên duy nhất của Afghanistan là Tahmina Kohistani, cũng thi đấu ở cự ly 100 mét, và về cuối cùng nhưng với thời gian tốt nhất của cô là 14.42 giây.
Vận động viên Dana Abdul Razak của Iraq đứng ở vị trí thứ hai trong vòng loại 100 mét nữ, và lọt vào vòng tiếp theo.
Hôm nay, vận động viên bơi lội người Mỹ Michael Phelps sẽ có cơ hội thêm huy chương vào kỷ lục Olympic của mình. Anh sẽ thi đấu giành huy chương vàng ở cự ly 100 mét bơi bướm nam. Trước đó, anh đã trở thành vận động viên giành nhiều huy chương nhất của Olympic với 20 huy chương.
*
Các nhà quan sát nói rằng các cáo buộc về việc sử dụng chất doping đối với một ngôi sao bơi lội trẻ của Trung Quốc là chương mới nhất trong cuộc đối đầu đôi khi đã trở nên căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Sau 6 ngày tranh tài tại Olympic, Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang có một cuộc đua sít sao để giành số huy chương vàng nhiều nhất, với mỗi nước tính tới giờ đã giành được 18 huy chương vàng.
Một trong những câu chuyện nổi đình đám nhất là sự thành công, những lời chỉ trích sau đó, đối với vận động viên bơi lội Diệp Thi Văn. Màn trình diễn gây chấn động của vận động viên 16 tuổi người Trung Quốc đã đem về cho cô hai huy chương vàng cả trong các môn bơi cự ly 200 mét lẫn 400 mét dành cho nữ.
Theo huấn luyện viên hàng đầu của Hoa Kỳ John Leonard, việc phá kỷ lục thế giới cùa cô Diệp hôm thứ Bảy tuần qua là “không thể tin nổi” và “đáng quan ngại.”
Lời bình luận của ông phản ánh quan ngại của nhiều người am hiểu về việc sử dụng doping của các vận động viên Trung Quốc trong quá khứ. Tuy nhiên, sự phỏng đoán này đã châm ngòi cho một làn sóng chỉ trích từ truyền thông Trung Quốc.
Một bài bình luận của Tân Hoa Xã nói rằng cáo buộc sử dụng doping đối với cô Diệp, người đã vượt qua các cuộc kiểm tra chất cấm, là kết quả của một “định kiến ngoan cố” bởi truyền thông phương Tây những người “thực hiện đủ mọi cách để bêu riếu thành tích của các vận động viên Trung Quốc.”
Nhưng báo này nói rằng vấn đề này còn lớn hơn là sự đối đầu trong thể thao. Bài báo viết rằng phương Tây “bực tức vì sự trỗi dậy của Trung Quốc” và không sẵn lòng công nhận rằng Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Bài báo viết tiếp, “chừng nào mà Trung Quốc đạt được tiến bộ trong khoa học, công nghệ, kinh tế cũng như phát triển xã hội, phương Tây sẽ còn bận rộn dựng chuyện về việc ‘gian dối’ hay ‘vi phạm qui định quốc tế,’” một ám chỉ rõ ràng tới sự tranh cãi gần đây giữa Washington và Bắc Kinh về một loạt vấn đề kinh tế và thương mại.
Ông Phil Lutton, một phóng viên cho báo Brisbane Times của Australia nói rằng Bắc Kinh, phía vẫn coi các kỳ đại hội thể thao là một dấu hiệu quan trọng để chứng tỏ sự tiến bộ của họ trên trường quốc tế, đã đầu tư rất nhiều trong những năm gần đây để đảm bảo rằng họ trở thành một cường quốc về thể thao toàn cầu.
Vì vậy ông cho rằng việc các vận động viên Trung Quốc như cô Diệp đạt được nhiều thành công trong đại hội Olympic lần này không phải là điều đáng ngạc nhiên.
Ông Lutton nói rằng “Trung Quốc đã rót vô số tài nguyên sau Olympic Bắc Kinh vào các chương trình thể dục thể thao. Ta có thể thấy họ thống lĩnh một loạt các bộ môn tại Olympic, như cử tạ, và bơi lội cũng là một trong số những môn đó.
Ông Lutton nói tiếp rằng ông thấy một sự đối đầu thể thao đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng giống như cuộc đối đầu hồi thập niên 1970 và 1980 giữa Hoa Kỳ và Liên Xô cũ vốn đã phản ánh Cuộc Chiến tranh Lạnh.
Ông Lutton nói rằng trong khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đặc biệt xuất sắc ở những môn thể thao khác nhau, dẫn đến rất ít các cuộc đối đầu trực tiếp, sự cạnh tranh đã giúp cho đại hội thể thao trở nên sôi động hơn, đặc biệt là trong các cuộc thi bơi lội.
Ông cho rằng đó là một cuộc đối đầu tốt, và chúng ta cần những cuộc đối đầu tốt trong bơi lội và thể thao. Ðiều đó chỉ làm tăng thêm sự hấp dẫn cho những gì đang diễn ra xung quanh bể bơi Olympic.


--------------------------------------

Hôm nay (03/08), các cuộc đua tranh giành huy chương vàng sẽ tiếp tục. Môn bóng đã nữ sẽ bắt đầu vòng tứ kết từ lúc 18h (VTV6 sẽ phát trực tiếp).
Dưới đây là tổng hợp các nội dung thi đấu hấp dẫn ngày hôm nay:
- Điền kinh: Sẽ diễn ra từ khoảng 16h, bảy môn phối hợp nữ, 100m nữ, 400m nữ (18h) và 1.500m nam (2h05 ngày 4/8).
- Cầu lông: 15h hôm nay sẽ diễn ra các trận đấu bán kết nội dung đơn nữ và đơn nam sẽ được chiếu lúc 19h30. Trận chung kết nội dung đôi nam – nữ sẽ khai mạc vào 21h.
- Bóng rổ nữ: Các trận vòng bảng giữa Nga – Australia (17h15), Brazil – Canada (20h30), Thổ Nhĩ Kỳ – Trung Quốc (22h45), Anh – Pháp (2h ngày 4-8), CH Czech – Mỹ (4h15 ngày 4-8).
- Bóng chuyền nữ: Các trận đấu vòng bảng giữa Brazil – Trung Quốc (15h30), Nhật – Nga (17h30), Mỹ – Serbia (2h ngày 4-8).
- Bơi lội: Tâm điểm sẽ là cự ly ngắn 50m tự do nữ (16h) và 100m bướm nam (1h38 ngày 4/8), 50m tự do nam (2h10 ngày 4/8). Michael Phelps cùng đồng đội sẽ bắt đầu chiến dịch tìm vàng ở nội dung tiếp sức 4x100m hỗn hợp (17h50). Đây được xem là cơ hội để Michael Phelps tiếp tục kéo dài thành tích đạt kỷ lục huy chương tại các kỳ Olympic.
- Bóng đá nữ: Trận tứ kết giữa Thụy Điển – Pháp (trực tiếp trên VTV6 lúc 18h), Mỹ – New Zealand(trực tiếp trên VTV6 lúc 20h30), Brazil – Nhật (trực tiếp trên VTV6 lúc 23h), Anh – Canada (trực tiếp trên VTV2 lúc 1h30 ngày 4/8).

Tirunesh Dibaba trở thành VĐV đầu tiên giành huy chương vàng điền kinh Olympic 2012 khi bảo vệ thành công chức vô địch nội dung chạy 10.000 m nữ.
Dibaba bắt đầu tăng tốc bứt phá khi nhóm dẫn đầu cách đích khoảng 500 m. VĐV người Ethiopia này dễ dàng thoát khỏi sự đeo bám của hai đối thủ người Kenya, Sally Kipyego và Vivian Cheruiyot, để về nhất với thành tích 30 phút 20 giây 76.
Chiến thắng đầu tay ở London 2012 đã giúp Dibaba có được huy chương vàng Olympic thứ ba trong sự nghiệp, viết tiếp thành công ở nội dung chạy 5.000 m và 10.000 m tại Bắc Kinh 2008. Ấn tượng hơn, ngôi sao 26 tuổi là VĐV nữ đầu tiên lập được thành tích này.
Thứ sáu tới, Dibaba sẽ có cơ hội bảo vệ chức vô địch và giành huy chương vàng thứ hai khi tham gia nội dung 5.000 m.
Trong cuộc đua tối qua, sau 4.000 m đầu với tốc độ trung bình 74 giây một vòng, Kipyego bắt đầu vượt lên cùng nhóm dẫn đầu. Khi khoảng cách chỉ còn khoảng 2.400 m, Werknesh Kidane, đồng đội của Dibaba, bất ngờ vượt lên trong khi nhóm dẫn đầu chỉ còn 4 VĐV chia đều cho hai quốc gia Ethiopia và Kenya.
Dibaba đã thể hiện bản lĩnh của một nhà vô địch trong 500 m cuối. Sau khi Kidane rớt lại phía sau và Kipyego vượt lên, ngôi sao 26 tuổi tung cú nước rút mạnh mẽ để cán đích với khoảng cách 30 m so với người về nhì.
Đặc biệt, ở vòng cuối, Dibaba chỉ chạy hết 62 giây, không cho đối thủ người Kenya có cơ hội soán ngôi vô địch.
Thúy An


--------------------------------


Tại vòng loại cuộc thi Olympic về bắn súng ngắn tốc độ cự li 25 mét, vận động viên Nga Alexey Klimov đã phá kỷ lục thế giới của chính mình. Theo kết quả sáu loạt bắn, anh ghi 592 điểm, vượt thành tích trước đây của mình là 591 điểm, được lập năm 2006. Vòng loại thứ hai sẽ kết thúc vào tối ngày thứ Sáu và sáu vận động viên sẽ vào chung kết.

-----------------------------------------




No comments:

Post a Comment

View My Stats