Sunday 12 August 2012

OLYMPICS LONDON 2012 NGÀY 12-8-2012




NGÀY 12-8-2012

KẾT QUẢ CHUNG CUỘC
(Xếp Hạng theo HCV)





Xếp Hạng
Quốc Gia & Vùng Lãnh Thổ
Bạc
Đồng
1
46
29
29
104
2
38
27
22
87
3
29
17
19
65
4
24
25
33
82
5
13
8
7
28
6
11
19
14
44
7
11
11
12
34
8
8
9
11
28
9
8
4
5
17
10
7
16
12
35
11
7
14
17
38
12
7
1
5
13
13
6
6
8
20
14
6
5
9
20
15
5
3
6
14
16
5
3
5
13
17
4
5
3
12
18
4
4
4
12
19
4
3
3
10
20
4
0
2
6
21
3
10
4
17
22
3
5
9
17
23
3
5
5
13
24
3
2
1
6
25
3
1
3
7
26
3
1
2
6
27
2
5
2
9
28
2
4
5
11
29
2
4
3
9
30
2
2
6
10
30
2
2
6
10
32
2
2
1
5
33
2
2
0
4
34
2
1
2
5
35
2
1
1
4
36
1
5
12
18
37
1
4
3
8
38
1
3
4
8
39
1
3
3
7
39
1
3
3
7
41
1
1
3
5
42
1
1
2
4
42
1
1
2
4
42
1
1
2
4
45
1
1
1
3
46
1
1
0
2
47
1
0
3
4
47
1
0
3
4
49
1
0
1
2
50
1
0
0
1
50
1
0
0
1
50
1
0
0
1
50
1
0
0
1
50
1
0
0
1
55
0
2
4
6
56
0
2
3
5
57
0
2
1
3
58
0
2
0
2
59
0
1
3
4
60
0
1
2
3
60
0
1
2
3
60
0
1
2
3
63
0
1
1
2
63
0
1
1
2
63
0
1
1
2
63
0
1
1
2
63
0
1
1
2
63
0
1
1
2
69
0
1
0
1
69
0
1
0
1
69
0
1
0
1
69
0
1
0
1
69
0
1
0
1
69
0
1
0
1
75
0
0
2
2
75
0
0
2
2
75
0
0
2
2
75
0
0
2
2
79
0
0
1
1
79
0
0
1
1
79
0
0
1
1
79
0
0
1
1
79
0
0
1
1
79
0
0
1
1
79
0
0
1
1

----------------------------------------------------------------------------------------
BBC 

Toàn bộ lễ Bế mạc là bản hòa nhạc gồm ba mươi bài hát nổi tiếng nhất của Anh trong vòng năm mươi năm qua, cùng với các màn diễn của 4,000 vũ công.

Đúng 21:30 (giờ địa phương), lễ tiễn cờ các nước tham gia Olympics 2012 bắt đầu, 204 lá cờ tiến vào sân trên nền nhạc giao hưởng da diết và hoành tráng.
22:15: bài hát Imagine và hình ảnh của ca sỹ John Lennon xuất hiện, khán giả cùng hòa trong nền nhạc piano trong sáng, hát về thế giới hòa bình, nơi tất cả hòa làm một.
Ngay sau đó là bài hát Freedom ca ngợi tự do của George Micheal.
Trong số ba mươi bài hát, song hành với phần nhạc chủ đạo của The Beatles là các DJ nổi tiếng, rappers...
Các vận động viên và tình nguyện viên cùng tham gia nhảy múa hết sức vui vẻ.
Olympics London được Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế, Jacques Rogge, cho là đã tổ chức thành công mà không tốn kém, 'Họ (nước Anh) đã thực hiện được lời hứa với chúng tôi cách đây bốn năm.'

Ý kiến khác nhau
Còn dưới đây là những ý kiến khác nhau của một số khán giả theo dõi Olympics.
Lữ Ngọc Tân, Ninh Hạ: Thế vận hội Bắc Kinh lần trước là dịp để chính quyền khoe khoang một cách rất tốn kém. Còn Olympics ở London lần này rất kinh tế, và thực sự là ngày hội thể thao cho cả nước.
Người Bắc Kinh,Montreal, Canada: Thành công của Olympics lần này là sự an toàn; mọi cuộc thi tài diễn ra an toàn cho các vận động viên. Nhưng phần yếu kém là lễ khai mạc, như một buổi hòa nhạc làm người ta buồn ngủ. Truyền thông Phương Tây thì nghi ngờ các vận động viên TQ, nghĩ họ thi đấu siêu việt như thế là nhờ doping. Đây là dịp người Phương Tây lộ rõ bản chất của mình.
Vương,Tứ Xuyên: Lần Olympics này là một sự thất bại vì phá vỡ tinh thần Thế vận hội. Nguyên tắc thi đấu công bằng không có vì họ phân biệt đối xử các vận động viên châu Á, và thiên vị đội Anh. Thật nực cười khi người Anh xưng rằng họ cao thượng.

Từ bbcvietnamese Facebook:
Hoang Huy Nguyen:Chừng nào TQ đạt tỉ lệ khả quan như 1 huy chương trên mỗi triệu dân, hoặc tàm tạm 1 trên 2 triệu hoặc tệ là 1 trên 3 triệu thì may ra...đằng này với thành tích tỉ lệ hiện nay là 1 huy chương đạt được trên 15 triệu dân thì còn lâu lắm mới bằng đc MỸ. Hiện giờ 1 Mỹ bằng 5 TQ, hoặc 1 Canada bằng 7 TQ, hoặc 1 Anh bằng 15 TQ....ước mơ vẫn là ước mơ và sự thật vẫn là sự thật phũ phàng...
Dung Le: Một bên toàn sinh viên đại học chơi thể thao mà lên (Mỹ) với một bên là lò luyện kiểu quân luật (TQ) thì so sao được.
Nguyen Don Thinh: (Nói về VN) Thể thao, tự do, dân chủ, nhân quyền... phần nhiều chịu ảnh hưởng của sức mạnh kinh tế và sự quản lý vĩ mô của một quốc gia. nếu không đạt được sức mạnh kinh tế, không có sự quản lý vĩ mô tốt thì nằm mơ cũng chẳng bao giờ có "huy chương".

Từ BBC News:
Sheila Coleman: Các vận động viên đã làm tất cả một cách tốt nhất, và một số được huy chương, nhưng may là không phải đều của Trung Quốc etc. BBC thì làm thất vọng vì có nhiều cuộc nói chuyện, và camera đặt xa khi VĐV chạy chẳng hạn, chỉ có các lời bình là cho thấy chuyện đi đang diễn ra. Nay Coe (Sebastian Coe, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Olympics của Anh), lại sẽ lo chuyện để lại di sản? sau vụ làm loạn chuyện bán vé, khiến hàng nghìn ghế bị bỏ trống? Thật là 'thưởng cho thất bại'.
Michduncg: Thật tuyệt vời, tôi rất vui là chúng ta đã có Thế vận hội, và thật tự hào là làm kịp, tất choáng vì các sự kiện, và cũng cảm động trước nỗ lực của những người tham gia. Tôi có đến London để đắm mình vào không khí tuyệt vời đó, và hóa ra, với tôi điều ngạc nhiên nhất là [người Anh chúng ta] lại dùng hệ đo lường thập phân [trong Olympics], chúng ta nói về mét, kilogram và km và không ai chuyển đổi [sang hệ Anh]. Thật là một nước Anh hiện đại.

Những ngôi sao Olympics trong đó có Greg Rutherford của Anh và Tirunesh Dibaba của Ethiopia vừa qua đã ủng hộ chiến dịch chống lại tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở các nước nghèo.
Các vận động viên đã viết một là thư gửi lên thủ tướng Anh David Cameron trước “Hội nghị nạn đói” tại Downing Street.
Trong bức thư, họ thúc giục thủ tướng đăt vấn đề lên ưu tiên hàng đầu trong thời gian Anh Quốc làm chủ tọa khối G8 trong năm tới.
Ông Cameron nói ông đang rất quyết tâm trong việc đẩy mạnh sự hỗ trợ của nước Anh trong việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em trên toàn cầu.

Cơ hội tuyệt vời
Bức thư này, được lập ra bởi tổ chức từ thiện “Cứu lấy Trẻ em”, cũng đã được kí bởi vận động viên bộ môn thể dục dụng cụ của Anh Louis Smith và Gemma Gibbons của môn Judo, cùng với một số người khác.
Những dòng đầu của thư viết rằng: “Trong lúc những nhà lãnh đạo thế giới tập trung tại London và hàng tỉ đôi mắt đang hướng về nước Anh, Thế vận hội Olympics là một cơ hội tuyệt vời để thay đổi số phận của hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới.”
“Cả thế giới đang nhìn về London 2012. Di sản lớn nhất mà Thế vận hội có thể để lại đó là một thế giới mà những trẻ em khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt có thể phát huy tối đa những tiềm năng trong cuộc đời mình.”

Brandan Cox, giám đốc mảng chính sách của “Cứu lấy Trẻ em” cho biết, hội nghị là một dịp để mang đến cho London một “cơ hội để lại một di sản lâu đời và quan trọng nhất của Olympics từ trước đến giờ.”
Ông nói “Nạn đói đang lan dọc khắp Châu Phi, là điều chúng ta có thể giải quyết và ngăn ngừa được, tuy nhiên cần có sự thay đổi trong cách nghĩ.”
“Điều đó có nghĩa là nhìn vào những nguyên nhân, không chỉ là triệu chứng, để đẩy vấn đề này lên cao trong các chủ đề chính trị.”
Hội nghị vào ngày Chủ Nhật sẽ có sự tham dự của các chính trị gia từ Brazil, Kenya, Bangladesh, India và Ireland.
Cùng tham dự sẽ là các huyền thoại thể thao như vận động viên bộ môn điền kinh Haile Gebrselassie và bộ môn bóng đá Pele.
Nước Anh vừa thông qua một khoản 120 triệu bảng cho việc nghiên cứu giống lúa không bị hạn hán ảnh hưởng đồng thời thúc dục các công ty đa quốc gia tham gia vào công cuộc chống nạn đói chung.

Sự thật phũ phàng
Ông Camera đang hi vong sẽ có được sự tham gia của các nước khác cũng như các thành viên hội nghị đến từ khu vực tư doanh để giúp ngăn ngừa 25 triệu trẻ em dưới năm tuổi bị còi cọc từ đây đến trước Thế vận hội 2016 tại Brazil.
Ông cũng dự định sẽ nói trong lúc khai mạc hội nghị vào Chủ nhật, ngày cuối cùng của Olympics :”Trong lúc người người trên thế giới đang theo dõi hoặc thi đấu tại Thế vận hội, vẫn còn tồn tại một thế giới nữa nơi trẻ em không đủ ăn và không thể có một sự khởi đầu cuộc sống mà các em xứng đáng được nhận.”
“Đó là một thảm kịch đối với các em, cũng như một thảm kịch đối với xã hội mà các em đang sống. Những đứa trẻ có thể lớn lên trở thành bác sĩ, nông dân, kĩ sư, doanh nhân hoặc những vận động viên Olympics đang bị bỏ lai phía sau.”
“Chúng ta có trách nhiệm giải quyết vấn đề này. Nhưng có một thực tế phũ phàng rằng trong lúc chúng ta đã bước những bước dài trong một thập kỉ qua trong các vấn đề như giáo dục, tỉ lệ suy dinh dưỡng đang ngày càng gia tăng. Tôi khẳng định rằng nước Anh sẽ giúp thay đổi điều này.”

-----------------------------------------------------------------------------------------------------
RFI 

Hôm nay 12/08/2012, Olympic Luân Đôn khép li sau hơn hai tun thi đu đy hào hng và quyết lit ca hơn 10 nghìn vn đng viên đến t 204 nước và vùng lãnh th trên thế gii. Vương quc Anh đã t chc thành công m mãn k Thế vn hi mùa hè ln th 30, biến Olympic thc s tr thành mt ngày hi th thao « truyn cm hng cho mt thế h » như khu hiu ca Olympic Luân Đôn.
Gn mt nghìn b huy chương, trong đó có 302 huy chương vàng đã được trao cho các đng viên thi đu 26 môn th thao. V thành tích, đoàn M dn đu vượt trên đoàn Trung Quc. Xếp th ba là nước ch nhà Anh Quc, th tư là Nga, Hàn Quc t v trí th 7 k Olympic Bc Kinh 2008 đã vươn lên th 5. Pháp cũng tiến t th 10 lên xếp hng 7 sau Đc. Đã có 87 trong tng s 204 đoàn giành ít nht mt huy chương ti Olympic Luân Đôn.
Mc dù có mt s s c nh trong thi đu, nhưng 16 ngày qua hơn 10 nghìn vn đng viên đã trình din nhng màn so tài hp dn nht đ đem li cho hàng t người hâm m th thao trên khp hành tinh nhng cung bc cm xúc khác nhau, cùng nhng gic mơ chinh phc đnh cao .
Ti nay Luân Đôn tm bit các đoàn vn đng viên và du khách đến t khp nơi trên thế gii bng mt bui l bế mc ha hn đy màu sc và âm hưởng cũng đm cht Anh không kém bui l khai mc. L bế mc bt đu vào 20 gi (GMT) và kéo dài trong 2 gi 45 phút trước khi lá c Olympic được chuyn giao cho Rio de Janeiro, thành ph s đăng cai Olympic mùa hè 2016.
Chúng ta đến vi Luân Đôn vi phn tường trình ca thông tín viên Lê Hi:
Nghe (06:47)  :  Thông tín viên Lê Hi - Luân Đôn   12/08/2012
Olympic Luân Đôn, ngày hi th thao ln còn đ li nhng n tượng mnh
Sau hơn hai tun đy hào hng vi các môn thi đu, còn vài gi na là kết thúc l bế mc thế vn hi Olympic Luân Đôn, ngn đuc s tt và lá c s được chuyn giao cho ban t chc Rio de Janeiro.
n tượng mnh nht đi vi người hâm m th thao trên thế gii sau gii đu này chc chn s là nhng k lc thế gii được lp ra nhiu b môn - mt hin tượng l vì xưa nay mc đ thi đu Olympics thường thua kém các cuc thi chuyên nghip. Vy mà trong cuc thi bơi người xem tha h được xem nhng k lc thế gii mi được xác lp trong b bơi mi va được khai mc ca Luân Đôn, mà n tượng nht là ngôi sao tr Trung Quc Dip Thi Văn.
Các b môn đin kinh cũng vy, nht là các cuc chy đua và đi tuyn Jamaica. Mà ngay t ngày đu thi đu chính thc thì đi tuyn bn cung ca Hàn Quc đã m hàng vi hai k lc thế gii mi.
Rt nhiu k tích đã được to ra trong nhng ngày hè tuyt đp va qua Luân Đôn. Đi chy đua ca Bahamas git huy chương vàng trước s ngơ ngác ca các ngôi sao M vn t trước đến nay vn luôn thng tr đường đua tc đ. Người ta thy các vn đng viên t các nước nghèo vươn lên trên đường chy, như git nước mt chiến thng sau 5.000m chy ca Meseret Defar người Ethiopia, hay cô đng hương Tiki Gelana gii vit dã b xô ngã rách chân gia đường vn đng dy đot huy chương vàng.
Vn đng viên tàn tt người Nam Phi Oscar Pistorius ln đu tiên được thi đu vi người bình thường. C già 71 tui người Nht Bn Hiroshi Hoketsu trong môn cưỡi nga đi vào lch s vi danh hiu vn đng viên Olympics nhiu tui nht. Khán gi người Anh thì hài lòng vi huy chương vàng tennis trên sân c Wimbledon, Andy Murray thng áp đo Federer ch vài tun sau ngày khóc nc n vì thua vn trên sân này trong gii đu chuyên nghip.
Tính ra thì sau vài ngày đu thp thm ch đi, cui cùng trn mưa huy chương cũng đ xung cho công tp luyn ca đi tuyn Anh và cơn khát tường thut ca gii truyn thông và mong đi ca các nhà tài tr. Bưu đin hoàng gia Anh ngay lp tc c người đi sơn li nhng thùng thư màu đ gn nhà các vn đng viên va đt huy chương thành nhũ bc, nhũ vàng và nhũ đng như huy chương h va giành được. Có th nói s kin Olympic Luân Đôn 2012 là mt l hi hoàn ho cho c người dân Anh trên khp mi min đt nước, ln cho du khách quc tế t hi v London xem thi đu.
Olympic Luân Đôn : Truyn cm hng cho mt thế h
Tuy nhiên, đó ch là nhng kết qu người ta có th nhìn thy ngay lp tc, còn mc tiêu dài hn hơn ca Olympic Luân Đôn 2012 thì còn phi ch thêm có l t 15 đến 20 năm na. Bi vì nếu quí v chú ý s thy ngay t logo, cách viết ch và trang trí cũng như là trình bày các môn thi đu đu nhm chung vào mt thông đip, đó là đng viên thế h tr.
Nếu quí v vào trang nhà ca Thế vn hi năm nay đa ch là london2012.com thì s thy ngay dòng ch màu tím bên cnh logo ca gii đu bng tiếng Anh: Inspire a generation, tc là truyn cm hng cho mt thế h. Mc tiêu đó được th hin rt rõ qua các chương trình tường thut mi ngày cùng lúc trên kênh s 3 cùng vi mt hoc hai ca đài truyn hình quc gia Anh.
Cu tin đo Gary Lineker cùng nhiu vn đng viên ni tiếng khác nay đã ngh hưu thay phiên nhau xut hin v trí dn chương trình, và mi nhiu đng nghip đã gii ngh t đ mi b môn th thao v studio ca đài đt ngay trong công viên Olympic đ bình lun, phân tích tình hung, và đc bit nht là mi chính các ngôi sao va đt huy chương lên chương trình thi s đ to s hng thú cho khán gi truyn hình, và k vng vào mt thế h tr nước Anh s quan tâm hơn đến th thao.
Khu nhà tôi nhng ngày qua cũng ging nhiu nơi khác trên nước Anh, có các nhóm hun luyn viên th thao được đa phương và các tp đoàn siêu th tài tr đem dng c ra khuyến khích tr em ra công viên tp luyn, hay đơn gin là chy nhy chơi đùa đ tăng cường vn đng. Mt không khí th thao đang hin hu rt rõ tng khu ph nh ca nước Anh này.
Vn đ là người ta s tiếp tc duy trì và phát trin ra sao đ không ch s có thêm nhiu huy chương trong các gii đu sau, mà còn giúp dân tc Anh tr nên khe mnh, cường tráng và đy tinh thn th thao thượng võ. Và mt vn đ ln hơn na là liu thông đip v chuyn to hng khi th thao cho thế h tr ca Olympic Luân Đôn 2012 s được chuyn ti đến được thêm quc gia nào trên thế gii, qua nhng bài tường thut hay phóng s truyn hình ta đi khp mi nơi, trong đó có Vit Nam.
L bế mc trong âm hưởng đm cht Anh
Trước mt, người ta được biết đêm bế mc cũng s đy n tượng. S không phi là mt đêm nhc theo kiu thông thường, nhưng khán gi cũng s không phi cn nhiu hiu biết v nước Anh như khi xem hot cnh đêm khai mc, vì đo din Kim Gavin là người chuyên t chc các show nhc trên sân vn đng cho boys band Take That.
Theo tiết l thì khán gi s được nhìn ngm nước Anh qua làn điu âm nhc, vi nhng ngôi sao đc sc nht trong lch s. Nếu ni dung cuc nói chuyn trên t nht báo The Guardian là chun xác thì nhng ai tng hâm m mt ngôi sao nhc nh Anh quc, t Spice Girls cho đến Pet Shop Boys, Annie Lennox hay George Michael đu s gp thn tượng ca mình trong đêm nay.
Nhưng có mt điu mà khán gi truyn hình s không th cm nhn hết được như nhng ai có mt trên sân, bi vì máy quay phim ch có th tp trung vào mt góc quay. Trong khi chương trình ca nhc s không có riêng mt sân khu nào c mà cùng lúc s din ra khp mi nơi, vi mi khán gi trên sân đu là mt thành viên tham gia cùng vi 4.100 din viên chính.
Các đi tuyn cũng không diu hành mà cùng lúc đ vào sân không theo th t, s khiến khung cnh càng thêm náo nhit. Đnh cao s là vũ điu samba trong chương trình trao c Olympic t Luân Đôn sang Rio de Janeiro, thành ph ca Brazil đăng cai t chc Thế vn hi 2016.
Th thao Vit Nam trng tay Olympic Luân Đôn
Sau 8 kỳ tham d Olympic mùa hè, th thao Vit Nam mi ch dành được 2 huy chương bc, mt ca Trn Hiếu Ngân môn Taekwondo ti Sydney 2000 và mt ca Hoàng Anh Tun ni dung c t ti Bc Kinh 2008. Ti Olympic Luân Đôn 2012, đoàn Vit Nam có mười tám vn đng viên tham d thi đu 11 ni dung.
Đến Luân Đôn vi s lượng đông nht t trước đến nay bng vé chính thc, th thao Vit Nam vn le lói hy vng s có được ít nht mt tm huy chương. Tuy nhiên sân chơi Olympic vn còn quá sc vi các vn đng viên Vit Nam. Có th h đã thi đu hết mình, vượt lên chính bn thân nhưng trình đ vn còn khong cách khá xa so vi các đi th ti đu trường Olympic.
Hu hết các vn đng viên ca Vit Nam đu b loi ngay t ngày thi đu đu tiên. Vic th thao Vit Nam trng tay ti Olympic Luân Đôn không có gì là bt ng, nhưng nó cũng đ li nhng băn khoăn suy nghĩ cho nhng ai tâm huyết vi th thao Vit Nam.
Th thao Ch nht phng vn phóng viên th thao Huy Tường ti thành ph H Chí Minh, sau khi nim hy vng huy chương cui cùng ca th thao Vit Nam là võ sĩ taekwondo Chu Hoàng Diu Linh b tht bi ngay trn đu tiên ngày hôm qua, khi đi mt vi ht ging s 6 người Đc Fromm Helena.
Nghe (04:43)  :  Phóng viên thể thao Huy Tưởng - TPCHM   12/08/2012

Chiến dch vn đng nhân quyn ca các hip hi thin nguyn Hàn Quc ti Luân Đôn gây bt bình cho Bình Nhưỡng.y ban hòa bình thng nht Triu Tiên, mt cơ quan ngoi vi ca đng Cng sn Bc Triu Tiên, ch trích Seoul li dng Thế vn Hi đ « tuyên truyn bôi l » chế đ min Bc.
Seoul đã mang đến Luân Đôn mt « bn h lưu cn bã xã hi đ phc v chính sách đi đu vi nước Cng hòa Nhân dân Triu Tiên ». Trên đây là nguyên văn li công kích phn ánh s bt bình ca Bình Nhưỡng trước các cuc vn đng công lun Anh và du khách quc tế tham d Thế vn hi Luân Đôn quan tâm đến tình trng đàn áp nhân quyn trong chế đ Kim Jong Un.
Hình nh tri ci to, tr con thiếu ăn và nhng chng c t cáo chế đ áp bc k lc ti Bc Triu Tiên mà các nhà hot đng nhân quyn treo trên đường ph Luân Đôn b Bình Nhưỡng xem là th đon « vu khng và khiêu khích » ca chính quyn « bo th Seoul » và là vi phm tinh thn « cao thượng » ca Thế Vn Hi.
Bn tin ca cơ quan mang tên « y ban hòa bình thng nht Triu Tiên » lp lun rng có rt nhiu nước thù nghch vi Bc Triu Tiên đã phi « hoan nghênh thành tích ca các vn đng viên Bc Triu Tiên biu dương sc mnh quc gia và lòng kính yêu lãnh đo ti cao ».
Theo AFP, y ban tuyên truyn này, hi tháng By đã mt ln đe da trng pht nng nhng công dân đào thoát.
Vào nhng ngày đu Thế Vn Hi, báo chí Bình Nhưỡng chào mng các huy chương vàng đu tiên vi lp lun : « Vn đng viên đt được thành tích cao là do lòng yêu thương ca đng chí ti cao Kim Jong Un và lãnh t ti cao Kim Jong Il làm đng lc thúc đy ».
Trong bng xếp hng ngày th 15, Bc Triu Tiên được 4 huy chương vàng, 2 huy chương đng, đng hng th 16. Hàn Quc vi 27 huy chương đ loi gm 13 vàng, 7 bc, 7 đng , đng hng 4 sau Hoa K, Trung Quc và Anh Quc.

---------------------------------------------------------------------------------------------------
RFA  

Hôm nay là ngày cuối cùng của những cuộc thi đấu, các vận động viên cùng với Ban Tổ Chức đang sửa soạn cho buổi lễ bế mạc sẽ diễn ra tối hôm nay, và sau đó, lá cờ thế vận sẽ được trao cho thành phố Rio de Janeiro, nơi được chọn đăng cai Olympic 2016.
Ngày cuối cùng
Vũ Hoàng:  đã có anh Nguyễn Khanh ở đầu giây, câu hỏi đầu tiên xin gửi đến anh là kết quả những cuộc tranh tài đã đến đâu rồi, anh sửa soạn rời London hay chưa?
Nguyễn Khanh: Từ London, tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả và chào bạn Vũ Hoàng.
Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, cuộc gặp nào cũng có lúc phải chia tay, và tất cả mọi người đang có mặt tại London đều biết điều đó, biết chỉ trong ít giờ đồng hồ nữa ngọn đuốc thiêng thế vận không còn cháy sáng trên bầu trời thành phố, mọi chú ý sẽ được dồn cho Olympic Rio 2016. Nói cách khác, tất cả mọi người đều sẵn sàng để nói lời chia tay và hẹn gặp lại nhau 4 năm sau ở Brazil.
Nhưng trong thời gian chờ đợi buổi lễ bế mạc, những cuộc tranh tài vẫn diễn ra trong ngày cuối cùng của Olympic London 2016. Tổng cộng có 15 chiếc huy chương vàng được trao cho 10 bộ môn thi đấu trong ngày hôm nay, và theo truyền thống của Olympic, chiếc huy chương vàng môn chạy marathon sẽ là chiếc huy chương cuối cùng được trao, chừng nửa giờ sau đó chương trình lễ bế mạc sẽ bắt đầu. Cuộc đua này đang diễn ra và mọi người đều tin các vận động viên của Kenya và Ethiopia sẽ tranh nhau chiếc huy chương cuối cùng của Olympic London 2012.
Ngoài marathon, cuộc đua xe đạp vượt đồi núi cũng là một trong những cuộc đua đáng chú ý, bên cạnh cuộc tranh tài của môn bóng chuyền nam giữa Liên Bang Nga và Brazil, hay trận chung kết môn “handball” giữa Thụy Điển và Pháp. Nhưng chiếc vé khó kiếm nhất của ngày thi đấu cuối cùng chắc chắn sẽ là chiếc vé trận chung kết bóng rổ giữa đội “Dream Team” của Mỹ với Tây Ban Nha. Tuyển Hoa Kỳ quy tụ những cầu thủ bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới, nhưng đối thủ của họ cũng chẳng phải là vừa, trong đó có cả 2 anh em nhà Gasol đang khoác áo của những hội bóng rổ nhà nghề ở Mỹ. Hôm qua, anh Pau Gasol có nói với báo chí là anh biết không dễ thắng tuyển Mỹ, nhưng anh cũng bảo là tuyển Mỹ đừng vội nghĩ sẽ thắng tuyển Tây Ban Nha một cách dễ dàng.
Đó là những gì sẽ diễn ra ở các sân vận động London trong ngày hôm nay, trước khi chúng ta chia tay với Olympic 2012.
Đội chủ nhà thành công
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Nguyễn Khanh với những thông tin liên quan đến ngày cuối cùng của Olympic London 2012.
Một số sự kiện thể thao xảy ra ngày hôm qua cũng đáng được nói tới, chẳng hạn như đội chạy đua của Jamaica gồm những vận động viên chạy nhanh nhất thế giới đã lấy huy chương vàng môn chạy tiếp sức 400 mét, vận động viên Mo Farah của Anh Quốc là người cầm cả 2 chiếc huy chương vàng điền kinh 5,000 mét và 10,000 mét, đội tuyển U-23 của Brazil vẫn chưa thành công ở Olympic, thua đội tuyển Mexico 2-1 trong trận chung kết. Ở môn nhảy ván 10 mét, vô địch thế giới Qui Bo của Trung Quốc không bảo vệ được ngai vàng, thua Tom Daily của Xứ Sương Mù trong cuộc thi được xem là sôi nổi nhất nhì ở bể bơi Olympic London 2012.
Về danh sách những nước đã lấy được huy chương thì thưa quý thính giả, tính đến khi cuộc tranh tài cuối cùng ngày hôm qua kết thúc thì Hoa Kỳ là nước dẫn đầu với 44 huy chương vàng, 29 huy chương bạc và 29 huy chương đồng. Về nhì là Trung Quốc với 38 chiếc huy chương vàng, và đứng thứ ba trong bảng xếp hạng vẫn là nước chủ nhà. Với Châu Á-Thái Bình Dương thì còn có Nam Hàn đứng hạng 5, Australia về hạng 10 và ngay sau đó ở hạng 11 của bảng xếp hạng là Nhật Bản.
Chỉ dựa vào danh sách những nước lấy được huy chương, Vũ Hoàng cho rằng thành công nhất là Hoa Kỳ với ngôi đầu bảng và vượt cả ước mong sẽ chiếm ít nhất 100 chiếc huy chương ở London. Hiện giờ tổng số huy chương Hoa Kỳ có được là 102 chiếc, trong khi Trung Quốc mới có 87 chiếc. Với quốc gia chủ nhà thì rõ ràng, với 62 chiếc đủ loại trong đó có 28 chiếc huy chương vàng, họ đã đạt được mục tiêu đề ra, hay nói đúng hơn là họ bỏ rất xa mục tiêu đề ra, và điều đó chứng tỏ cho chúng ta thấy trong một vài kỳ Olympic gần đây, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Anh chia nhau 3 vị trí cao nhất. Anh Khanh có đồng ý với nhận xét mà Vũ Hoàng vừa trình bày hay không?
Nguyễn Khanh: Điều bạn Vũ Hoàng nói không sai, và đó cũng là điều anh em nhà báo chúng tôi bảo với nhau ngay tại Trung Tâm Báo Chí London. Rõ ràng thành công lớn nhất kỳ này là đoàn vận động viên Anh Quốc, với thành tích cá nhân, thành tích toàn đội và với tổng số huy chương họ đạt được ngay ở sân nhà và với khán giả nhà. Tôi còn nhớ lúc mới tới London, nghe các nhà báo Anh Quốc đặt chỉ tiêu là 25 chiếc huy chương vàng, bây giờ đã có chiếc thứ 28 cầm trong tay; mong lấy được 50 chiếc đủ loại, bây giờ đã có tới 62 chiếc.
Nhưng London thành công nhiều bao nhiêu thì mọi người lại đâm lo cho Brazil bấy nhiêu. Lo đây không phải nỗi lo cho việc tổ chức, mà là lo cho thành tích mà đoàn vận động viên quốc gia chủ nhà sẽ tạo được vào năm 2016. Trong danh sách và tính đến tối hôm qua, Brazil đang đứng ở vị trí thứ 21 với 3 vàng, 4 bạc và 8 đồng, không biết trong 4 năm tới làm sao họ có thể nằm trong danh sách 10 quốc gia chiếm được nhiều huy chương nhất.
Lúc nãy anh Vũ Hoàng có nói đến trận chung kết bóng đá nam giữa Mexico và Brazil, kết quả là Brazil thua 2-1. Khi nói tới bóng đá thì phải nói tới Brazil, do đó, trận banh trưa ngày hôm qua ở sân Wembley là trận banh mọi người đều theo dõi, và khi ra về ai ai cũng thắc mắc tại sao thần may mắn vẫn chưa đến với Brazil. Họ nhiều lần cầm cúp vô địch World Cup, nhưng đã 3 lần vào tới chung kết mà vẫn chưa chạm tay với chiếc huy chương vàng Olympic. Hồi 1984 họ thua Pháp 2-0, đến Olympic 1988 thua Liên Sô 2-1 và lần này thua Mexico 2-1.
Vũ Hoàng: Trở lại với lễ bế mạc tối nay ở London, không biết anh Khanh có nghe được tin tức gì về chương trình buổi lễ không?
Nguyễn Khanh: Nghe thì có nghe, nhưng không có nhiều. Bao giờ cũng thế, Ban Tổ Chức Olympic luôn luôn giấu kín chi tiết lễ khai mạc và bế mạc vì muốn dành sự ngạc nhiên cho mọi người. Trong 24 giờ qua anh em nhà báo chúng tôi chỉ nghe thấy tin nói thế giới sẽ được xem một chương trình âm nhạc tuyệt vời, đi thật sát với chủ đề “Nghệ Thuật Âm Nhạc Anh Quốc” mà đạo diễn David Arnold dàn dựng.
Tôi được nghe nói là có 3,800 diễn viên, cùng với 380 em học sinh đóng vai phụ diễn cho 30 ca khúc khác nhau. Có The Spice Girls, có One Direction, có Kate Bush, có Tinie Tempah…, đó là những gì cánh nhà báo chúng tôi ghi nhận được.
Nhớ gì nhất?
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối xin đặt ra với anh Khanh. Khi rời London, anh sẽ nhớ gì nhất?
Nguyễn Khanh: Rất khó cho tôi để trả lời anh Vũ Hoàng, lý do là có quá nhiều cái nhất mà tôi sẽ đem theo khi rời London, khi chia tay với Olympic 2012. Tinh thần thượng võ của khán giả đứng nhất, các cuộc tranh tài cũng đứng nhất, sự tiếp đón niềm nở, rất lịch thiệp của người dân Anh cũng đứng nhất, sự giúp đỡ của các đồng nghiệp dành cho tôi cũng đứng nhất. Thời tiết cũng nhất, món ăn cũng nhất, thành ra tôi có quá nhiều cái nhất để mang theo về Washington D.C.
Vũ Hoàng: Nhưng chắc chắn phải có một kỷ niệm mà anh sẽ nhớ mãi chứ?
Nguyễn Khanh: Một thì không, mà nhiều thì chắc có, thí dụ như chuyện gặp kình ngư Michael Phelps để nghe anh chính thức loan báo giải nghệ, được tiếp xúc với cả 2 ông thị trưởng London và Rio để hỏi về kinh nghiệm mà họ chia sẻ với nhau khi tổ chức Olympic.
Nhưng có lẽ kỷ niệm mà tôi nhớ nhất là cô vận động viên Carol Huỳnh của Canada không chỉ cho phép tôi cầm chiếc huy chương mà còn cho tôi cắn chiếc huy chương cô lấy được ở London. Thú thật với anh là tối hôm đó tôi không ngủ được, vì nhìn tận mắt chiếc huy chương Olympic đã khó, được cầm chiếc huy chương trong tay thì đương nhiên khó hơn, đã thế lại còn được cho phép cắn chiếc huy chương như các vận động viên vẫn làm khi họ thắng cuộc thì quả đó là chuyện không ngờ, đến giờ khi kể lại cho anh và quý thính giả nghe, tôi vẫn nghĩ là mình đang sống trong mơ.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Khanh cho buổi nói chuyện hôm nay để kết thúc chương trình thể thao đặc biệt về Olympic London 2012. Xin chào tạm biệt anh ở đây.
Nguyễn Khanh: Cũng xin chào tạm biệt quý thính giả, chào tạm biệt London và chúng ta hẹn gặp lại nhau ở Rio 2016.


Hình : BTV Nguyễn Khanh đang cắn chiếc huy chương của vận động viên Carol Huỳnh của Canada. Photo captured from youtube.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày cuối của của các tranh tài thể dục thể thao tại Olympic London đã kết thúc, và Hoa Kỳ đoạt được 104 huy chương trong đó có 46 huy chương vàng, đứng đầu bảng tổng sắp hạng về cả tổng số huy chương lẫn huy chương vàng.
Trung Quốc đứng thứ nhì với 87 huy chương trong đó có 38 huy chương vàng.
Anh đứng thứ 3 về số huy chương vàng, hơn Nga 5 chiếc, nhưng Nga đứng thứ 3 về tổng số huy chương, và vì vậy trên bảng tổng sắp hạng Anh đứng thứ 4.
Các ngôi sao nhạc pop của Anh - sẽ góp phần làm sôi động lễ bế mạc, được đặt tên là “Bản Giao Hưởng của Âm Nhạc Nước Anh”- trong đó có Adele, Elton John, George Michael, Annie Lennox và the Pet Shop Boys, sẽ trình diễn trước 80.000 khán giả.
Brazil, nước tổ chức Olympic 2016, sẽ có màn trình diễn với trống, vũ công và phụ nữ trong những trang phục lễ hội.
Sự kiện gây ngạc nhiên nhất trong ngày cuối của cuộc tranh tài là vận động viên Stephen Kiprotich của Uganda đoạt huy chương vàng trong môn chạy marathon, và cũng chiếc huy chương vàng đầu tiên cho Uganda từ 40 năm qua.
Kiprotich đã vượt lên dẫn đầu cuộc đua qua các đường phố London trong khoảng 5 kilomét cuối và giữ vững vị trí này cho tới mức đến. Anh hoàn tất cuộc tranh tài trong 2 giờ 8 phút 1 giây, 26 giây trước vận động viên giành huy chương bạc Abel Kirui của Kenya. Huy chương đồng về tay một vận động viên Kenya khác là Wilson Kipsang Kiprotich.
Trong cuộc tranh tài môn bóng rổ nam, đội được gọi là Dream Team của Mỹ, đánh bại đội của Tây Ban Nha với tỉ số 107 – 100, đoạt chiếc huy chương vàng. Nga, hạ đội Argentina, chiếm huy chương đồng.

Cuộc tranh tài 5 môn phối hợp hiện đại nữ, là cuộc thi cuối kết thúc 17 ngày tranh tài thể dục thể thao Olympic 2012. Kết quả là vận động Laura Asadauskaite của Lithuania chiếm huy chương vàng và huy chương bạc về tay Samantha Murray của Anh.

Stephen Kiprotich, vận động viên của Uganda, đoạt huy chương vàng trong môn chạy marathon nam hôm Chủ nhật, trong khi Olympic London 2012 đang gần đến giờ bế mạc.
Mọi người đã tưởng rằng vận động viên của Kenya và Ethiopia sẽ tranh chiếc huy chương của cuộc đua marathon xuyên qua đường phố London. Nhưng Kiprotich của Uganda đã vượt lên dẫn đầu cuộc đua. Kiprotich hoàn tất cuộc tranh tài trong 2 giờ 8 phút 1 giây, 26 giây trước vận động viên giành huy chương bạc Abel Kirui của Kenya. Huy chương đồng về tay một vận động viên Kenya khác là Wilson Kipsang Kiprotich.
Trong môn bóng rổ nam, đội được gọi là Dream Team của Mỹ, đánh bại đội của Tây Ban Nha với tỉ số 107 – 100, đoạt chiếc huy chương vàng. Nga, hạ đội Argentina, chiếm huy chương đồng.
Cuộc tranh tài 5 môn phối hợp hiện đại nữ, sẽ là cuộc thi cuối kết thúc 17 ngày tranh tài thể dục thể thao Olympic 2012.
Với phần lớn các cuộc tranh tài đã hoàn tất hôm Chủ nhật, Hoa Kỳ dẫn đầu với 46 huy chương vàng và với tổng số 104 huy chương. Trung Quốc về nhì với tổng cộng 87 huy chương trong đó có 38 huy chương vàng. Nga đứng hàng 3 về tổng số huy chương. Tính về số huy chương Anh đứng hàng 4 nhưng tính về huy chương vàng thì Anh nhiều hơn Nga.
Lễ bế mạc đang được quảng cáo như “ Một Bản Giao Hưởng của Âm Nhạc Nước Anh” nêu bật một trong những bản sắc văn hóa của Anh được truyền đạt sinh động nhất. Trong số các nghệ sĩ sẽ xuất hiện trong buổi lễ bế mạc kéo dài 3 tiếng đồng hồ sẽ có Adele, Elton John, George Michael, Annie Lennox, và Pet Shop Boys.
Brazil, nước tổ chức Olympic 2016, sẽ có màn trình diễn với trống, vũ công và phụ nữ trong những trang phục lễ hội.

Các cuộc thi đấu trong ngày cuối cùng của Thế vận hội 2012 đang diễn ra, vận động viên Stephen Kiprotich của Uganda đã bất ngờ đoạt được huy chương vàng trong giải đua marathon nam.
Cuộc đua hôm nay đã được dự kiến là một cuộc đối đấu giữa các vận động viên Kenya và Ethiopia. Tuy nhiên, vận động viên Kiprotich đã tăng tốc độ, qua mặt đối thủ tại dặm thứ 23 để dẫn trước trong cuộc đua.

Anh Kiprotic hoàn tất cuộc đua trong 2 giờ, 8 phút, và 1 giây, 26 giây trước vận động viên về nhì, là Abel Kirui của Kenya, người đoạt huy chương bạc. Một người Kenya khác, anh Wilson Kipsang Kiprotich, giành huy chương đồng.
Đại diện cho đội tuyển Mỹ, Mebrahtom Keflezighi, ra đời ở Eritrea, là vận động viên về thứ tư.
Đội bóng rổ mang biệt danh là “Dream Team ” của bóng rổ Mỹ đang kiếm thêm một huy chương vàng hôm chủ nhật trong cuộc thi đấu với Tây Ban Nha, như hồi năm 2008 khi Hoa Kỳ đánh bại Tây Ban Nha 118-107 trong trận chung kết ở Bắc Kinh.
Cuộc thi 5 môn phối hợp nữ là sự kiện cuối cùng để chấm dứt lễ hội hoành tráng kéo dài 17 ngày của làng thể thao quốc tế.
Sau các cuộc thi đấu hôm thứ bảy, các vận động viên Mỹ đứng đầu bảng tổng sắp với 44 huy chương vàng, với tổng cộng là 102 huy chương.
Về nhì là Trung Quốc với 38 huy chương vàng, tổng cộng 87 huy chương.
Nga đứng ở vị trí thứ ba về tổng số huy chương, và nước Anh, xếp hạng tư trên bảng tổng sắp, mặc dù nước chủ nhà đoạt được nhiều huy chương vàng hơn Nga.
Lễ bế mạc hứa hẹn sẽ rất hoành tráng, và sẽ là một lễ hội âm nhạc nêu bật một trong những lĩnh vực xuất khẩu văn hóa mạnh nhất của vương quốc Anh.
Các nghệ sĩ dự kiến sẽ xuất hiện trong buổi lễ bế mạc kéo dài ba tiếng đồng hồ gồm có: Adele, Elton John, George Michael, Annie Lennox, và ban nhạc Pet Shop Boys.
Brazil, nước sẽ đăng cai Olympic 2016, sẽ có một buổi trình diễn theo phong cách Rio, với trống, vũ công và nhiều phụ nữ trang phục lộng lẫy theo truyền thống lễ hội carnival.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong thời khắc cuối cùng củaThế vận hội London 2012, nước chủ nhà Anh tiếp tục ghi thêm dấu ấn trong tâm trí mỗi vận động viên và khán giả bằng màn trình diễn pháo hoa lung linh sắc màu và hoành tráng.

Sân Olympic một lần nữa lại biến thành một sân khấu khổng lồ, lung linh, huyền ảo dưới những màn ánh sáng rực rỡ và chứng kiến màn chia tay lưu luyến tại lễ bế mạc Thế vận hội 2012.
5 tiếng đồng hồ sau khi VĐV cuối cùng hoàn tất phần thi đấu, lễ bế mạc Olympic 2012 được tổ chức trên sân vận động Olympic, nơi cách đây 17 ngày đã diễn ra lễ khai mạc gây ấn tượng mạnh với thế giới.
Không còn thảm cỏ xanh non cùng khung cảnh làng quê Anh, đêm 12/8 sân vận động Olympic hiện ra với một sân khấu được thiết kế theo hình quốc kỳ Anh với những danh lam thắng cảnh đặc trưng của London như tháp đồng hồ Big Ben, Tháp London, cầu London, bánh xe khổng lồ London Eyes... cùng những chiếc xe ô tô. Tất cả được trang trí bên ngoài bằng những tờ báo, như một lời giới thiệu với thế giới về thói quen đọc báo hàng ngày truyền thống của người London.
Lễ bế mạc sử dụng âm nhạc làm phương tiện truyền tải tinh thần, kết nối mọi người và những bài hát từ đơn giản, mộc mạc đến những bản phối hoành tráng đã liên tiếp được trình bày, vừa là  biểu diễn, vừa chuyển tiếp giữa các phần của buổi lễ.
Khung cảnh London nhộn nhịp xe cộ đi lại đã mở đầu lễ khai mạc trong phần đầu với tên gọi "Giờ cao điểm". Sau những ca khúc và màn trình diễn mở màn, lễ bế mạc đã có giây phút chùng xuống khi phóng sự ghi lại những giọt nước mắt thất vọng vì thất bại, sung sướng vì chiến thắng và uất ức vì bị thua oan, như một lời tổng kết chân thực về những cảm xúc đã xuất hiện trong 17 ngày diễn ra Thế vận hội.
Chỉ một lúc sau đó, khi những đoàn VĐV bắt đầu di chuyển xuống sân, người ta lại bắt gặp hàng nghìn khuôn mặt rạng rỡ nụ cười, như thể chứng minh với cả thế giới họ đều là những người chiến thắng sau khi đã trải qua một cuộc hành trình chuẩn bị dài 4 năm và kết thúc bằng việc thể hiện hết mình ở London.
Những giờ phút cảm động thứ hai đã đến ngay sau đó khi ca khúc "Imagine" do các em nhỏ Anh hát, tiếp theo đó là giọng ca và hình ảnh của cố ca sĩ John Lennon xuất hiện qua màn hình lớn đặt trên sân Olympic đã khuấy động một ước mơ thế giới hòa bình và hòa làm một.
Trong giây phút ấy, tất cả mọi đều trở nên mơ mộng như John Lennon và Olympic - nơi thể thao cũng là sứ giả của tình hữu nghị, hòa bình, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới - đã biến ước mơ của John từ trí tưởng tượng trở thành sự thật.
Chương trình tiếp diễn với những màn trình diễn nghệ thuật đỉnh cao của các người mẫu hàng đầu và ca sĩ nổi tiếng Anh quốc. Gây hào hứng nhất là màn tái xuất của Spice Girls trên 5 chiếc xe taxi, là sự xuất hiện của ban nhạc Queen với trích đoạn một phần biểu diễn live của cố ca sĩ Freddie Mercury phát qua màn hình và phần solo guitare tuyệt đỉnh của Brian May. Vị khách mời Jessie J cùng các thành viên còn lại của Queen đốt nóng sân vận động với ca khúc "We will rock you".
Olympic 2012 đã thành công tốt đẹp. Trong giờ phút chia tay, chủ nhà London trao lại lá cờ Olympic cho Brazil - chủ nhà của kỳ Thế vận hội 2016. Vua bóng đá Pele đã xuất hiện trong nghi lễ đặc biệt này để nhận cờ và sự chuyển giao Olympic lại cho Rio de Janeiro.
Nhân dịp này, Trưởng ban tổ chức Olympic 2012 Sebastian Coe khẳng định nước Anh vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành tốt vai trò chủ nhà. Ông nhận định: "Khi cơ hội đến, nước Anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Jacques Rogge đã tuyên bố bế mạc Thế vận hội. Đây là kỳ Olympic cuối cùng ông tham dự với vai trò Chủ tịch IOC.
Ban nhạc Take That kéo bầu không khí lúc sôi động, lúc trang trọng trên sân Olympic trở về với những cảm xúc thăng hoa và da diết với ca khúc "Rule the world". Đúng lúc này đài lửa đại hội chuẩn bị nghi lễ tắt lửa. Sau màn biểu diễn của các nghệ sĩ ballet Hoàng gia, chùm hoa lửa từ từ tỏa ra thành một đóa hoa lớn trên mặt đất. Sau đó, 204 đài hoa lửa nhỏ đã từ từ tắt. Mỗi bông hoa vẫn giữ trọn tinh thần Olympic này sẽ được tặng lại cho mỗi đoàn như một món quà đầy cảm hứng từ nước Anh.
Người Anh tổ chức Olympic 2012 với tinh thần "Olympic cho mọi người" và chủ nhà hy vọng đài lửa nhỏ sẽ tiếp tục thắp lên nguồn hứng khởi với Olympic để rồi tất cả sẽ lại tụ hội ở Rio de Janeiro vào năm 2016.
Tạm biệt Olympic 2012, nước Anh lại bắt tay chuẩn bị tổ chức Paralympic sau hai tuần nữa.


-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong đêm Chủ nhật sang ngày thứ Hai sẽ diễn ra lễ bế mạc Thế vận hội Olympic XXX ở London. Các nhà tổ chức hứa hẹn rằng bế mạc Thế vận hội sẽ không kém phần đáng nhớ so với lễ khai mạc độc đáo. Nhận trọng trách mang lá quốc kỳ Nga tại lễ bế mạc Thế vận hội Olympic là người duy nhất trong lịch sử môn bơi lội đồng bộ 5 lần trở thành vô địch Olympic - nữ vận động viên Anastasia Davydova. Ở London, đội tuyển quốc gia Nga đã thi đấu tốt hơn so với bốn năm trước ở Bắc Kinh. Trong vốn giải thưởng của đội Nga có 82 huy chương - 24 huy chương vàng, 25 huy chương bạc và 33 huy chương đồng. Trong ngày cuối cùng của Thế vận hội Olympic, Nga đã giành được giải vàng trong cuộc thi đồng đội nhiều thể loại về thể dục nghệ thuật, quyền Anh và bóng chuyền. Lần đầu tiên trong lịch sử đội tuyển quốc gia Nga nhận huy chương đồng về môn thi đấu bóng rổ.

Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã không cho phép cầu thủ Park Chung Wu của đội tuyển Hàn Quốc dự lễ trao giải thưởng thi đấu bóng đá Olympic. Tổ chức đã thông qua quyết định như vậy sau khi Park Chung Wu phô trương với toàn thế giới tấm áp-phích với nội dung xì-căng-đan chính trị qua dòng chữ "Tokto là lãnh thổ của chúng tôi". Vụ việc xảy ra hôm thứ Sáu ở cuối trận đấu cùng đội Nhật Bản để tranh giành vị trí thứ ba, trong đó các đại diện Hàn Quốc đã thắng với tỷ số 2-0. Đảo Tokto (tên tiếng Nhật là Takeshima) nằm ở phía tây trong vùng biển Nhật Bản, là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. IOC quyết định rằng tuyên bố của Park Chung Wu có thể làm hỏng mối quan hệ giữa hai nước, và thông báo bắt đầu cuộc điều tra chính thức về sự kiện này. Các nhà tổ chức hy vọng rằng ban lãnh đạo Hàn Quốc cũng sẽ có biện pháp trừng phạt cầu thủ quá khích vi phạm chuẩn mực Olympic, - như evrospor.ru đưa tin.








No comments:

Post a Comment

View My Stats