NGÀY 10-8-2012
KẾT QUẢ ĐẾN NGÀY
10-8-2012
(Xếp
Hạng theo HCV)
Xếp
Hạng
|
Quốc
Gia & Vùng Lãnh Thổ
|
Bạc
|
Đồng
|
||
1
|
41
|
26
|
27
|
94
|
|
2
|
37
|
25
|
19
|
81
|
|
3
|
25
|
15
|
17
|
57
|
|
4
|
15
|
21
|
27
|
63
|
|
5
|
13
|
7
|
7
|
27
|
|
6
|
10
|
18
|
14
|
42
|
|
7
|
9
|
9
|
12
|
30
|
|
8
|
8
|
4
|
3
|
15
|
|
9
|
7
|
14
|
10
|
31
|
|
10
|
7
|
6
|
8
|
21
|
|
11
|
6
|
5
|
8
|
19
|
|
12
|
6
|
0
|
4
|
10
|
|
13
|
5
|
14
|
16
|
35
|
|
14
|
4
|
5
|
1
|
10
|
|
15
|
4
|
3
|
5
|
12
|
|
16
|
4
|
0
|
2
|
6
|
|
17
|
3
|
4
|
3
|
10
|
|
18
|
3
|
3
|
4
|
10
|
|
18
|
3
|
3
|
4
|
10
|
|
20
|
3
|
1
|
9
|
13
|
|
21
|
3
|
1
|
1
|
5
|
|
22
|
3
|
0
|
3
|
6
|
|
23
|
2
|
8
|
3
|
13
|
|
24
|
2
|
5
|
2
|
9
|
|
25
|
2
|
4
|
3
|
9
|
|
26
|
2
|
3
|
3
|
8
|
|
26
|
2
|
3
|
3
|
8
|
|
28
|
2
|
2
|
8
|
12
|
|
29
|
2
|
2
|
6
|
10
|
|
30
|
2
|
2
|
1
|
5
|
|
31
|
2
|
1
|
1
|
4
|
|
32
|
2
|
1
|
0
|
3
|
|
33
|
1
|
5
|
11
|
17
|
|
34
|
1
|
3
|
4
|
8
|
|
35
|
1
|
3
|
3
|
7
|
|
36
|
1
|
2
|
1
|
4
|
|
37
|
1
|
1
|
2
|
4
|
|
37
|
1
|
1
|
2
|
4
|
|
39
|
1
|
1
|
1
|
3
|
|
39
|
1
|
1
|
1
|
3
|
|
41
|
1
|
1
|
0
|
2
|
|
42
|
1
|
0
|
3
|
4
|
|
43
|
1
|
0
|
2
|
3
|
|
44
|
1
|
0
|
1
|
2
|
|
45
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
45
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
45
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
45
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
49
|
0
|
3
|
2
|
5
|
|
50
|
0
|
2
|
5
|
7
|
|
51
|
0
|
2
|
0
|
2
|
|
52
|
0
|
1
|
3
|
4
|
|
52
|
0
|
1
|
3
|
4
|
|
52
|
0
|
1
|
3
|
4
|
|
55
|
0
|
1
|
2
|
3
|
|
55
|
0
|
1
|
2
|
3
|
|
57
|
0
|
1
|
1
|
2
|
|
57
|
0
|
1
|
1
|
2
|
|
57
|
0
|
1
|
1
|
2
|
|
57
|
0
|
1
|
1
|
2
|
|
57
|
0
|
1
|
1
|
2
|
|
57
|
0
|
1
|
1
|
2
|
|
57
|
0
|
1
|
1
|
2
|
|
64
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
64
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
64
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
64
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
64
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
69
|
0
|
0
|
3
|
3
|
|
70
|
0
|
0
|
2
|
2
|
|
70
|
0
|
0
|
2
|
2
|
|
70
|
0
|
0
|
2
|
2
|
|
70
|
0
|
0
|
2
|
2
|
|
70
|
0
|
0
|
2
|
2
|
|
75
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
75
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
75
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
75
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
75
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
75
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
75
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
75
|
0
|
0
|
1
|
1
|
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày thi đấu thứ
14 của Olympics London 2012, nữ võ sỹ Taekwondo Chu Hoàng Diệu Linh của Việt
Nam thua đậm trước võ sỹ người Đức Helena Fromm ở vòng 1/32 hạng cân dưới 67
kg.
Diệu Linh đã nỗ
lực hết sức nhưng võ sỹ người Đức, đứng hạng sáu thế giới, tỏ ra quá mạnh và đã
hạ Diệu Linh với tỷ số 13-1.
Linh ghi được
một điểm ở đầu hiệp hiệp hai, sau khi bị dẫn 0-3 ở hiệp đầu.
Fromm tỏ ra có
nền thể lực tốt hơn, lại có thể hình cao hơn võ sỹ Việt Nam, đã liên tục chủ
động tấn công.
Diệu Linh hơn
một lần nằm sàn, nhưng đều gượng dậy sau khi bị dẫn 7-1 ở hiệp hai.
Vào hiệp 3, Linh
nỗ lực vượt qua chấn thương ở đầu gối, lưng và háng, áp sát đối phương để tìm
điểm, nhưng Fromm di chuyển khôn ngoan, kín kẽ và tận dụng tốt sơ hở của Linh
khi lao vào kiếm điểm, để ghi liên tục 6 điểm nữa.
Diệu Linh bị ngã
xuống sàn lần thứ tư, và ở pha ra đòn cuối cùng, võ sỹ Đức đã tung thêm cú đá
trúng mặt thứ ba, ấn định tỷ số là 13/1 nghiêng về Fromm.
Sau thất bại này, hy vọng tìm lại huy chương của thể thao
Việt Nam tại Olympics có thể phải chờ tới Rio de Janeiro 2016, mặc dù về hình
thức vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Thanh Phúc còn tham dự nội dung đi bộ
cự ly 20 km.
'Ngất ngây chiến
thắng'
Đội tuyển Vương
quốc Anh đang ngất ngây với hai chiếc huy chương vàng mà hai nữ võ sỹ xinh đẹp Nicola
Adams và Jade Jones mang về ở hai môn boxing và taekwondo.
Nicola Adams
(phải) giành HCV cho boxing nữ tại Olympics
Nicola Adams
đã giành HCV sau khi đánh bại hai lần vô địch thế giới Nhiêm Sán Sán của Trung Quốc với tỷ số cách biệt 16-7 ở trận chung
kết boxing nữ đầu tiên trong lịch sử Olympics, ở hạng ruồi dưới 51 kg.
Ngay sau chiến
thắng, nữ võ sỹ 29 tuổi, sinh trưởng ở Leeds, cho truyền thông hay cô hướng tới
bảo vệ chức vô địch ở Rio 4 năm nữa.
Còn cô gái vàng,
Jade Jones sinh tại xứ Wales đã vô
địch hạng cân dưới 57 kg và đem lại tấm huy vàng đầu tiên cho Taekwondo nữ của
Anh.
Nữ võ sỹ 22 tuổi
đang sinh sống ở Manchester đã hạ Tằng
Lịch Sinh của Đài Loan với tỷ số 10-6 để cùng Adams giúp tuyển Anh có tấm
huy chương vàng thứ 24 và 25.
Tuyển Anh tiếp
tục gặt huy chương vàng
Tia sét điền
kinh Usain Bolt của Jamaica bảo vệ
thành công chức vô địch Olympics và đoạt huy chương vàng thứ hai của anh ở cự
ly chạy nước rút 200m với thành tích 19 giây 32. Tuyển Jamaica ẵm chọn cả 3 huy
chương ở môn này.
Sau khi về đích,
Usain Bolt, người đoạt 2 huy chương vàng ở London kỳ này tỏ ra hài hước nhưng
tự hào nói: "Tôi là huyền thoại vĩ đại nhất của thế giới... vẫn còn đang
sống !!!"
Tuyển bóng đá nữ Hoa Kỳ vào thứ Năm thắng Nhật Bản 2-1 trong
trận chung kết và trả được món nợ ở chung kết World Cup mùa hè năm ngoái.
Đây là tấm huy
chương vàng Olympics bóng đá nữ thứ tư trong lịch sử mà đội bóng nữ Hoa Kỳ
giành được và trận đấu cũng đạt kỷ lục về số lượng khán giả theo dõi một trận
chung kết bóng đá nữ với hơn 8 vạn người tới sân Wembley ở London.
Ngày 10/8, Olympics London bước vào
ngày thi đấu thứ 14, và ba ngày trước khi bế mạc, trên bảng tổng sắp huy chương, hai cuộc ganh
đua nội bộ ở tốp 5 diễn ra quyết liệt.
Hoa Kỳ và Trung
Quốc ganh đua vị trí dẫn đầu, với Hoa Kỳ nay đã có 90 huy chương các loại,
trong đó có 39 vàng xếp trên Trung Quốc, tổng số 81 nhưng có ít hơn 2 HCV.
Nga muốn chắc
chân vị trí thứ tư trên Hàn Quốc, và nay đã có 58 HC các loại, trong đó có 13
vàng so với Hàn Quốc có tổng số 25 chiếc, trong đó có 12 vàng.
Tuyển Anh, cho
tới chiều ngày thứ Sáu đứng vững vị trí thứ Ba, cao hơn ở Bắc Kinh 2008 một
bậc, khi sở hữu 56 HC, trong đó có 25 chiếc vàng.
Ngoài cơn sốt về
huy chương vàng của đội chủ nhà Anh, người ta có vẻ không để ý tới cuộc tranh
tài khốc liệt ở chặng cuối để phân định nước nào đứng đầu bảng.
Hoa Kỳ và Trung
Quốc đang tranh giành từng huy chương để khẳng định vị trí thống lĩnh.
Cách đây bốn năm
tại Bắc Kinh, quốc gia đông dân nhất hành tinh đã đứng đầu với 51 huy chương
vàng, cách xa Hoa Kỳ, chỉ giành được 36.
Người Mỹ hy vọng
đó chỉ là hiện tượng xảy ra một lần mà thôi trong bối cảnh lợi thế của nước
đăng cai Thế Vận hội.
Bốn năm sau tại
London, dường như hy vọng đó đang có vấn đề.
Không giống như
các nước khác (và đặc biệt là Ủy ban Olympics Quốc tế), Hoa Kỳ đếm tổng số huy
chương chứ không tính huy chương vàng làm thước đo thành công thể thao.
Vấn đề là ở chỗ
Trung Quốc cũng đang ganh đua sát nút.
Vậy Trung Quốc
có thể vượt qua được Hoa Kỳ hay không?
Có những môn như
bóng bàn, nhảy cầu, cầu lông, thể dục là mảng Trung Quốc luôn đứng đầu.
Nhưng trong một
thập niên qua và trong giai đoạn tiền Thế Vận Hội Bắc Kinh, giới chức thể thao
Trung Quốc đã nhắm vào các môn ít nước tranh tài hơn.
Cử tạ nữ là một
ví dụ điển hình. Nay họ theo đuổi cả các môn nước nào cũng muốn tranh tài như
bơi và điền kinh. Thậm chí đua thuyền cũng được Trung Quốc để mắt tới.
Điều thú vị đối
cuộc đua Mỹ Trung là ở chỗ lịch sử đọ sức cũng chưa phải từ lâu.
Trung Quốc không
tranh tài trong thế vận hội mùa hè trong ba thập niên sau khi có tranh cãi với
Ủy ban Olympics Quốc tế về chủ đề Đài Loan.
Tự hào dân tộc
Đội Trung Quốc
mới quay lại đường đua vào năm 1984 và trong bảy Thế Vận Hội họ đã chuyển dịch
từ vị trí "có thành phần tham gia" tới đoàn thi đấu thể thao mạnh
nhất hành tinh.
Trung Quốc với
dân số khổng lồ đã giúp thu lượm được nhiều tài năng. Nhưng có những yếu tố
khác nữa.
Giới chỉ trích
nói rằng chế độ luyện tập khắc khổ cho vận động viên Olympics trẻ là việc làm
quá đà.
Ngay cả huấn
luyện viên bơi của Hoa Kỳ, John Leonard đã đi thêm bước nữa khi nghi ngờ các
tài năng mới như vận động viên đoạt hai huy chương vàng bơi lội của Trung Quốc
là Diệp Thi Văn.
Ám ảnh về chuyện
Trung Quốc dùng doping trong quá khứ cũng là một phần. Tuy nhiên ám ảnh đó cũng
thể hiện phần nào lo ngại của Hoa Kỳ trước sự hiện diện hùng mạnh của Trung
Quốc.
Tất nhiên cũng
cần phải nói rằng không hề có bằng chứng nào khác để nói Diệp Thi Văn làm điều
gì sai trái ngoài việc bơi với tốc độ quá nhanh ở độ tuổi trẻ của mình.
Khi thiếu niên
Katie Ledecky của Hoa Kỳ thắng Rebecca Adlington một cách dễ dàng ở môn bơi tự
do 800m thì cũng chẳng thấy lời qua tiếng lại gì trong làng Olympics.
Ai cũng ghi nhận
về thực tế về phong độ thi đấu tuyệt hảo ở nội dung khó nhất này.
Thực ra bơi là
môn Hoa Kỳ thành công hơn cả tại Thế Vận Hội lần này.
Michael Phelps và
Missy Franklin đã mở đường cho đoàn Mỹ với 16 huy chương giành được trong tổng
số 33 huy chương vàng để cạnh tranh.
Hoa Kỳ cũng dẫn
đầu về điền kinh và bóng rổ cũng nhiều triển vọng đoạt huy chương vàng Olympic
lần thứ 14.
Sau thắng lợi tứ
kết trước Australia vào hôm thứ Tư, Kobe Bryant, tay bóng rổ được trả lương hậu
hĩnh nhất trong giải bóng NBA, nói rằng lên được vị trí đầu bảng về huy chương
tại Olympics là niềm tự hào lớn cho đất nước.
Anh nói thêm là
"Họ (Trung Quốc) thi đấu tốt ở mọi Thế vận hội và chúng tôi đang cố gắng
hết mình để lên được vị trí đầu bảng.
Bạn sẽ thấy hãnh
diện, và khi đất nước đạt ở vị trí đầu thì thật là mở mày mở mặt"
Sau khi Liên Xô
tan rã, Hoa Kỳ có thể hy vọng đạt vị trí đầu về thể thao trong nhiều thập niên.
Sự thành công của
thể thao Trung Quốc có nghĩa rằng họ không thể chủ quan.
Chàng trai vận động viên Đức với nửa dòng máu Việt trả lời phỏng vấn tại
BBC.
Ngày 9/8, Marcel Nguyễn, vận
động viên hai lần đạt huy chương bạc bộ môn thể dục dụng cụ tại thế vận hội
Olympics 2012 tại London đã có cuộc phỏng vấn tại Studio của BBC.
Trả lời phỏng vấn BBC, Marcel cho biết rất vui mừng và
bất ngờ khi đạt được thành tích nói trên tại Olympics
Anh nói đã đam mê bộ môn thể dục dụng cụ từ bé nhờ mẹ
định hướng.
Anh hiện tại có nguyện vọng muốn đi học trong lúc vẫn
tiếp tục theo đuổi bộ môn này.
Marcel cũng cho biết rất muốn được đến thăm Việt Nam
trong điều kiện cho phép.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lần thứ 2 chiến thắng ở Olympic Luân Đôn, Usain Bolt độc chiếm đường đua nước rút của làng điền kinh thế giới. Vận động viên điền kinh người Jamaica trở thành người đầu tiên bảo vệ thành công chức 2 vô địch Olympic ở cự ly 100 m và 200 m.
Tối qua trên đường đua chung kết 200
m, Usain Bolt xuất hiện trước hàng vạn khán giả trên sân vận động tại Luân Đôn giống như một minh tinh điện ảnh bên cạnh các đối thủ là những diễn viên quần chúng. « Tia chớp » Jamaica đã không phụ lòng khán giả hâm mộ. Usain Bolt lại một lần nữa giành danh hiệu vô địch Olympic ở cự ly đua này với thành tích 19 giây 32. Không phá được kỷ lục của chính mình (19’19) tại Bắc Kinh 2008 nhưng Usain Bolt đã lập kỷ lục mới, giành 4 chức vô địch Olympic của cá nhân trong môn điền kinh.
Ngày thi đấu hôm qua là một ngày bội thu của điền kinh
Jamaica. Ở cự ly 200 m nam các vận động viên của đảo quốc giữa biển Caribe đã chiếm trọn bộ huy chương. Tiếp nối Bolt là Yohan Blak với thành tích 19 giây 44, vị trí thứ ba thuộc về vận động viên trẻ Warren Weir, 22 tuổi.
Huy chương đồng thế giới Christophe
Lemaître, niềm hy vọng của điền kinh
Pháp đã không làm nên điều kỳ diệu khi
anh phải về đích thứ 6 với thời gian 20 giây 19. Chistophe Lemaitre đã chuẩn bị rất kỹ cho kỳ Olympic đầu tiên của mình nhưng đáng tiếc anh đã thi đấu không thành công.
Trên đường đua của môn điền kinh tối qua trên sân Olympic Luân Đôn, khán giả còn được chứng kiến sự kiện vận động viên Điền kinh
người Kenya
lập kỷ lục thế giới mới ở cự ly 800 m nam. Anh trờ thành người đầu tiên hạ thời gian chạy ở nội dung thi đấu này xuống 1 phút 41 giây.
Ở môn bóng đá nữ, các tuyển thủ Mỹ đã đăng quang ngôi vô địch Olympic sau khi hạ đội tuyển Nhật Bản bằng tỷ số 2-1. Các nữ cầu thủ Nhật Bản đã chơi một trận xuất sắc nhưng cuối cùng không trụ được trước sức tấn công liên tục, cường độ cao của các cô gái Mỹ. Trong khi đó đội tuyển Pháp cũng không có được tấm huy chương đồng khi phải thúc thủ trước các nữ tuyển thủ Canada 1-0. Bàn thắng của các cầu thủ Canada được ghi ở phú thứ 92, trước tiếng còi kết thúc trận đấu có vài giây đồng hồ.
Bên sân bóng rổ, các nữ tuyển thủ Pháp lại có được chiến công lịch sử. Ha đội tuyển Nga ở bán kết, lần đầu tiên trong lịch sử các nữ tuyển thủ bóng rổ Pháp được vào chung kết Olympic để gặp đội Mỹ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Hôm
nay cuộc tranh tài sẽ bước vào ngày thứ 14 với 18 bộ môn thi đấu. Từ London,
Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ RFA tường thuật những tin tức đáng chú ý về cuộc
đua thể thao lớn nhất thế giới diễn ra mỗi 4 năm một lần.
Nguyễn
Khanh:
từ Olympic London 2012, tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả,
chào các bạn đồng nghiệp ở Washington D.C. và chào anh Thanh Quang.
Cuộc
đua dẫn đầu bảng xếp hạng những nước chiếm huy chương đã có thay đổi đáng chú
ý. Với 39 vàng, 25 bạc và 26 đồng, Hoa Kỳ hiện đang dẫn đầu bảng xếp hạng, về
nhì là Trung Quốc với 37 chiếc huy chương vàng, và đứng thứ 3 là nước chủ nhà
với kỷ lục không ngờ: đã có trong tay 25 chiếc huy chương vàng, vượt xa chỉ
tiêu họ mong đạt được, đồng thời cũng phải nói thêm là tổng số huy chương Vương
Quốc Anh đã lấy được ngay ở sân nhà đã lên đến 52 chiếc, tức cũng vượt qua mức
50 chiếc mà người dân và các vận động viên từng hy vọng sẽ có.
Với
thành quả như vậy, người dân Anh đương nhiên vui mừng, trong lúc các vận động
viên Hoa Kỳ cũng hân hoan với thành tích có được và tin tưởng sẽ tiếp tục giữ
vị trí đầu bảng xếp hạng cho đến ngày Olympic 2012 kết thúc. Cũng xin được kể
cùng quý thính giả và anh Thanh Quang một chuyện nhỏ nhưng không kém phần quan
trọng, đó là chuyện liên quan đến câu hỏi đang được đặt ra tại Trung Tâm Báo
Chí London. Câu hỏi đó là chỉ còn 3 ngày nữa thì Olympic bế mạc, liệu từ giờ
đến đó phái đoàn Hoa Kỳ có lấy được chiếc huy chương thứ 100 hay không. Hiện
giờ đã có 90 chiếc, chỉ cần 10 chiếc nữa là đủ. Nói chỉ cần 10 chiếc nhưng quý
thính giả và anh Thanh Quang cũng rõ là lấy được 10 chiếc huy chương ở cuộc
tranh tài Olympic không phải là chuyện dễ làm, nhưng tôi tin là đoàn vận động
viên Hoa Kỳ và người dân Mỹ sáng nay thức dậy đều có chung niềm tin sẽ thành
công, sẽ đạt được con số 100 mà mọi người đang nói tới.
Hôm nay có những
cuộc tranh tài nào đáng chú ý? Như đã thưa cùng quý thính giả, cả thảy có
18 bộ môn thi đấu và sân Olympic Statdium với những cuộc thi điền kinh, bên nam
có môn chạy 1,600 mét tiếp sức, bên nữ là hai cuộc đua 1,500 mét và 5,000 mét.
Trân chung kết hockey nữ giữa Argentina và Hà Lan cũng là trận tranh tài được
mọi người theo dõi, đi kèm với cuộc thi bơi 10,000 mét nam, và vận động viên
đang giữ cúp vô địch thế giới về môn nhảy ván 10 mét là anh Qui Bo của Trung
Quốc sẽ tranh tài với các đối thủ để chiếm chiếc huy chương vàng cho bộ này.
Xin trở lại Washington D.C. với bạn Thanh Quang.
Thanh
Quang:
cám ơn anh Nguyễn Khanh cho những tin tức về các cuộc tranh tài ngày thứ 14 của
Olympic London. Xin nhắc lại cùng quý thính giả là hôm qua, vận động viên Usian
Bolt một lần nữa lại chứng tỏ tài năng của anh khi thắng cuộc đua chạy nước rút
200 mét, qua mặt đồng đội và cũng là đối thủ nặng ký nhất là anh Yohan Blake.
Anh Nguyễn Khanh nghĩ gì về cuộc đua dược cả tỷ người xem này?
Nguyễn
Khanh:
trước hết là tôi mừng cho Usain Bolt. Sau 2 lần thua Yohan Blake ở những cuôc
đua dẫn về London, anh đã chứng tỏ cho mọi người thấy không ai có thể chạy
nhanh hơn anh, xứng đáng với “người chạy nhanh nhất hành tinh” mà anh em báo
chí chúng tôi đặt cho anh. Nhưng sau lời mừng đó là điều mà tôi thấy tiếc, tiếc
ở chỗ Usain Bolt có cơ hội tạo kỷ lục thế giới mà anh không làm. Đó là điều
đáng tiếc.
Thanh
Quang:
tôi hoàn toàn đồng ý với anh Nguyễn Khanh. Cũng như quý thính giả, khi anh em
Ban Việt Ngữ xem cuộc đua này qua màn ảnh truyền hình, ai ai cũng nhìn thấy rõ
hình ảnh khi sắp về tới mức đến, Usian Bolt liếc sang bên trái xem đối thủ
Yohan Blake, và khi biết mình chạy trước ít nhất 2 bước thì anh chạy thong thả
hơn, không còn đi nước rút như lúc đầu. Do đó dù lấy huy chương vàng nhưng rõ
ràng Usian Bolt đã bỏ lỡ cơ hội để tạo kỷ lục thế giới.
Nguyễn
Khanh:
xin tiếp lời anh Thanh Quang để kể một chuyện bên lề liên quan đến Usain Bolt
và cuộc thi ngày hôm qua. Anh em nhà báo chúng tôi ở London nói đùa với nhau
rằng khi biết mình chắc chắn thành công, Usian Bolt không muốn chạy nữa mà muốn
dừng lại để cho mọi người chụp hình, nên anh không tạo kỷ lục thế giới.
Báo
chí có hỏi anh là tại sao không nhấn thêm một bước nữa để lấy kỷ lục thì anh
bảo rằng lúc đó đã bắt đầu mệt, nhưng không ai tin điều đó cả. Anh em chúng tôi
bảo với nhau rằng có lẽ Usain Bolt hài lòng vì đã chứng tỏ cho thế giới thấy
anh vẫn là người chạy nhanh nhất, không cần phải tạo kỷ lục làm gì.
Thanh
Quang:
ngoài chuyện Usain Bolt, hôm qua trận chung kết giữa đội tuyển bóng đá nữ của
Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng đã diễn ra, với kết quả Hoa Kỳ thắng Nhật 2-1 để chiếm
huy chương vàng. Trận banh này được chú ý tới vì một năm trước đây đoàn tuyển
thủ Mỹ đã thua Nhật Bản trong trận chung kết World Cup và từ đó tới giờ ai ai
cũng mong nhìn thấy Nhật và Hoa Kỳ gặp nhau ở chung kết Olympic London 2012.
Không biết anh Nguyễn Khanh có điều gì muốn gửi đến quý thính giả nữa hay
không?
Nguyễn
Khanh:
có 2 điều chúng tôi không quên nói tới, đó là chuyện nữ võ sĩ quyền Anh Nicola Adams của nước chủ nhà là nữ võ
sĩ đầu tiên đoạt huy chương vàng của môn boxing nữ, vì đây là lần đầu tiên môn
này được tranh tài ở Olympic. Cũng ngày hôm qua, lực sĩ David Rudisha của Kenya tạo kỷ lục thế giới với thành tích 1 phút
40 giây, chiếm huy chương vàng môn chạy 800 mét. Tính đến giờ phút này thì đây
cũng là kỷ lục duy nhất của môn chạy bộ mà chúng ta có được ở Olympic London
2012.
Thanh
Quang:
xin cám ơn bạn Nguyễn Khanh và hẹn gặp lại bạn giờ này ngày mai, cũng trong
chương trình đặc biệt nói về Olympic London 2012.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Một số hình ảnh tiêu biểu của ngày thứ 14 tại Olympic
London. Phổ biến ngày 10/8/2012.
Vận động viên chạy nước rút Usain Bolt nói rằng anh đã trở thành một “huyền
thoại” sau khi thắng môn chạy 200 mét tại Olympic London, trở thành vận động
viên chạy nước rút đầu tiên đã đoạt huy chương vàng cho cả hai môn 100 mét và
200 mét cho cả hai Olympic liên tiếp. Thông tín viên Selah Hennessy của VOA mời
quý vị đi thăm khu vực Brixton của London, nơi cư trú của một cộng đồng người
Jamaica đông đảo, để xem những người này nghĩ gì.
Tinh thần của người Jamaica tại đây lên cao từ hôm Usain Bolt đoạt huy chương vàng.
Mầu sắc liên quan đến Jamaica thấy ở khắp nơi; từ cờ, mũ, và quần áo, và tại ngôi chợ họp hằng ngày ở Brixton, khuôn mặt tươi cười của Bolt được in trên vô số các áo thun và áp phích lớn.
Hôm thứ Năm, Jamaica giành tất cả các huy chương vàng, bạc, và đồng trong bộ môn chạy đua 200 mét.
Jonathan, người chủ một sạp bán đĩa nhạc ở Brixton, nói đó là điều anh trông đợi từ quê nhà:
“Tất cả chúng tôi đã biết là sẽ chiếm cả ba huy chương. Cho tới nay, theo tôi biết, không ai địch nổi dân Jamaica chúng tôi về môn này.”
Khu Brixton ở phía nam London có một cộng đồng dân Jamaica đông đảo. Những người bỏ xứ ra đi này bắt đầu tới đây khoảng 6 thập niên trước và kể từ đó đã trở thành một lực lượng văn hóa quan trọng của thành phố. Âm nhạc, thời trang, và thức ăn Jamaica đầy rẫy ở đây.
Mới tuần lễ trước, cộng đồng này đã mừng 50 năm ngày độc lập của Jamaica. Đối với họ thắng lợi của Bolt là lớp kem trang trí trên chiếc bánh mừng ngày kỷ niệm.
Tại một tiệm ăn Caribê cuối phố, đầu bếp Martin Roee đang nấu các món Jamaica vào giờ ăn trưa đông đảo thực khách.
Anh nói với đài VOA rằng những thắng lợi Olympic làm cho dân Jamaica ở London lên tinh thần:
“Đó là đặc tính của chúng tôi. Chúng tôi là một dân tộc tự hào. Dù chúng tôi là một nước nhỏ nhưng có cách nào tốt hơn cách này để được nhìn nhận. Thế giới đang theo dõi và chúng tôi đã phá được tất cả mọi kỷ lục. Đó là lý do tại sao tôi rất tự hào là người Jamaica.”
Cô phục vụ Tamica nói chạy là một thứ kết chặt những người dân Jamaica lại với nhau:
“Khi nói đến Jamaica là phải nói đến chạy và chạy nước rút. Một đứa trẻ lớn lên thì mọi đề tài cũng xoay quanh chuyện chạy. Vì Usain Bolt đã đến đây và lập lại thành tích, tất cả những ai nghi ngờ giờ đây nên im tiếng.”
Và khi làm việc đó, anh đã làm cho Olympic 2012 trở thành một dịp đáng ghi nhớ, ít ra thì cũng đáng ghi nhớ cho các bạn đồng hương Jamaica của anh tại London.
Tinh thần của người Jamaica tại đây lên cao từ hôm Usain Bolt đoạt huy chương vàng.
Mầu sắc liên quan đến Jamaica thấy ở khắp nơi; từ cờ, mũ, và quần áo, và tại ngôi chợ họp hằng ngày ở Brixton, khuôn mặt tươi cười của Bolt được in trên vô số các áo thun và áp phích lớn.
Hôm thứ Năm, Jamaica giành tất cả các huy chương vàng, bạc, và đồng trong bộ môn chạy đua 200 mét.
Jonathan, người chủ một sạp bán đĩa nhạc ở Brixton, nói đó là điều anh trông đợi từ quê nhà:
“Tất cả chúng tôi đã biết là sẽ chiếm cả ba huy chương. Cho tới nay, theo tôi biết, không ai địch nổi dân Jamaica chúng tôi về môn này.”
Khu Brixton ở phía nam London có một cộng đồng dân Jamaica đông đảo. Những người bỏ xứ ra đi này bắt đầu tới đây khoảng 6 thập niên trước và kể từ đó đã trở thành một lực lượng văn hóa quan trọng của thành phố. Âm nhạc, thời trang, và thức ăn Jamaica đầy rẫy ở đây.
Mới tuần lễ trước, cộng đồng này đã mừng 50 năm ngày độc lập của Jamaica. Đối với họ thắng lợi của Bolt là lớp kem trang trí trên chiếc bánh mừng ngày kỷ niệm.
Tại một tiệm ăn Caribê cuối phố, đầu bếp Martin Roee đang nấu các món Jamaica vào giờ ăn trưa đông đảo thực khách.
Anh nói với đài VOA rằng những thắng lợi Olympic làm cho dân Jamaica ở London lên tinh thần:
“Đó là đặc tính của chúng tôi. Chúng tôi là một dân tộc tự hào. Dù chúng tôi là một nước nhỏ nhưng có cách nào tốt hơn cách này để được nhìn nhận. Thế giới đang theo dõi và chúng tôi đã phá được tất cả mọi kỷ lục. Đó là lý do tại sao tôi rất tự hào là người Jamaica.”
Cô phục vụ Tamica nói chạy là một thứ kết chặt những người dân Jamaica lại với nhau:
“Khi nói đến Jamaica là phải nói đến chạy và chạy nước rút. Một đứa trẻ lớn lên thì mọi đề tài cũng xoay quanh chuyện chạy. Vì Usain Bolt đã đến đây và lập lại thành tích, tất cả những ai nghi ngờ giờ đây nên im tiếng.”
Và khi làm việc đó, anh đã làm cho Olympic 2012 trở thành một dịp đáng ghi nhớ, ít ra thì cũng đáng ghi nhớ cho các bạn đồng hương Jamaica của anh tại London.
Vận động viên chạy nước rút Usain Bolt
của Jamaica hiện đang chuyển sự chú tâm sang việc giành huy chương vàng thứ ba
của mình tại Olympic London 2012.
Bolt có phần chắc sẽ không tham gia vòng loại cuộc thi chạy tiếp sức nam 4x100 mét, nhưng anh nói anh sẽ trở lại đường đua để giành huy chương vàng trong ngày thứ Bảy, cuộc đua mà các vận động viên người Jamaica được cho là sẽ bảo vệ thành công danh hiệu vô địch năm 2008 của họ.
Chiến thắng tại cuộc thi chạy tiếp sức 4x100 mét sẽ mang đến cho Bolt danh hiệu chưa từng có tại Olympic đó là “hai lần đoạt ba huy chương vàng” sau khi anh liên tiếp giành thắng lợi trong các nội dung 100 và 200 mét.
Bolt có phần chắc sẽ không tham gia vòng loại cuộc thi chạy tiếp sức nam 4x100 mét, nhưng anh nói anh sẽ trở lại đường đua để giành huy chương vàng trong ngày thứ Bảy, cuộc đua mà các vận động viên người Jamaica được cho là sẽ bảo vệ thành công danh hiệu vô địch năm 2008 của họ.
Chiến thắng tại cuộc thi chạy tiếp sức 4x100 mét sẽ mang đến cho Bolt danh hiệu chưa từng có tại Olympic đó là “hai lần đoạt ba huy chương vàng” sau khi anh liên tiếp giành thắng lợi trong các nội dung 100 và 200 mét.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sau khi Lê Huỳnh
Châu thất thủ ở hạng 58kg nam, tới lượt Chu Hoàng Diệu Linh sớm nói lời chia
tay thảm đấu Olympic 2012, chấm dứt cuộc phiêu lưu ngắn ngủi của taekwondo Việt
Nam tại Thế vận hội.
Đã
4 kỳ Olympic trôi qua kể từ lần đầu tiên taekwondo được đưa vào chương trình
thi đấu chính thức của Thế vận hội năm 2000. Đội tuyển Việt Nam luôn có đại
diện dự đủ 4 kỳ Olympic từ 2000-2012. Nhưng năm 2000 vẫn là đỉnh cao nhất của
các võ sĩ Việt Nam với tấm HC bạc của Trần Hiếu Ngân.
Kể
từ đó, taekwondo được toàn thế giới tập trung đầu tư và Việt Nam cũng mất dần
khả năng cạnh tranh trên các đấu trường lớn của châu Á và Olympic. Nếu tại
Olympic 2004, đội tuyển Việt Nam còn có Nguyễn Quốc Huân lọt vào bán kết và
Nguyễn Trọng Cường dừng chân ở tứ kết, thì đến Bắc Kinh 2008, cả hai nữ võ sĩ
Ngọc Trúc và Hoài Thu đều thua toàn diện ở vòng đầu.
Chất
lượng thi đấu của các võ sĩ Việt Nam ở Olympic 2008 đã thành một hồi chuông báo
động. Nhiều kinh nghiệm được rút ra để có sự chuẩn bị tốt hơn cho Olympic 2012,
nhưng kết quả vẫn không thay đổi.
Đáng
kể nhất trong lần chuẩn bị Olympic năm nay là các võ sĩ được đến tập huấn ở một
trong 4 trung tâm mạnh nhất về taekwondo của Hàn Quốc và trải qua thực tế tập
luyện khắc nghiệt giống như các võ sĩ Hàn trong vòng 2 tháng. Trước đợt tập
huấn này, vị trí HLV trưởng cũng được trao cho một trong những HLV giỏi của Hàn
Quốc.
Nhưng
quá trình chuẩn bị lực lượng của taekwondo Việt Nam đã bộc lộ những điểm yếu từ
trước đó.Thể lực của VĐV không đảm bảo khiến hai võ sĩ Lê Huỳnh Châu và Chu
Hoàng Diệu Linh khi sang đến Hàn Quốc phải tập để nâng cao sức mạnh.
Trong khi đó, đúng theo tiến trình chuẩn bị, các võ sĩ quốc tế đã hoàn tất từ
rất lâu giai đoạn tích lũy thể lực và đang tập trung hoàn thiện kỹ chiến thuật.
Trưởng
đoàn taekwondo Trương Ngọc Để trước giờ thi đấu từng nhận định điểm yếu của đội
tuyển dự Olympic lần này chính là yếu tố con người. Đây là một sự thừa nhận
chất lượng các tuyển thủ của Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn Olympic. Thực tế thi
đấu đã chứng minh nhận định này là đúng.
Thất bại cho thấy chương trình chuẩn bị
cho Olympic của taekwondo Việt Nam trong 4 năm qua phá sản và hoàn toàn
lệch hướng bởi không đạt được mục tiêu đào tạo một lứa VĐV mới có nền tảng thể
lực và kỹ thuật tốt.
Taekwondo
Việt Nam đã trải qua 12 năm thất bát. Trong khi đó, Thái Lan bắt đầu tập trung
đầu tư đặc biệt cho taekwondo kể từ năm 2001, sau khi Việt Nam thành công rực
rỡ ở Sydney 2000 và đã ba kỳ Thế vận hội từ năm 2004 đến 2012, họ đều có ít
nhất là 1 HC taekwondo ở mỗi lần tham dự. Tại London 2012, Thái Lan đã giành 1
HC đồng ở môn võ thuật này.
Nội dung tranh huy
chương cuối cùng của môn bơi là marathon 10km cho nam đã có người chiến thắng
là Oussama Mellouli của đoàn Tunisia.
Oussama
Mellouli, người từng giành HCV cự ly 1500m tự do tại Bắc Kinh 2008 là người về
nhất với thành tích 1 giờ 49 phút 55 giây 01. Về ngay sau Mellouli chỉ 3 giây
là Thomas Lurz của Đức. Kình ngư Canada, Richard Weinberger là người
đứng thứ ba.
Chiến
thắng trên đường đua marathon là món quà ngọt ngào dành riêng cho Mellouli khi
anh chỉ giành được tấm HCĐ ở nội dung sở trường là 1500m vào tuần trước. Cách
đây 4 năm, Mellouli trở thành VĐV nam của châu Phi đầu tiên vô địch trên đường
đua xanh tại Olympic. Tại London mùa hè này, kình ngư Tunisia tiếp tục tạo nên
một thành tích ấn tượng đó là có mặt trên bục nhận huy chương tại phần thi
trong nhà và ngoài trời ở một kỳ Olympic.
Phát
biểu sau khi giành được tấm HCV quý giá, Mellouli cho biết: "Tôi không thể
giải thích được điều tuyệt vời này. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể giành
HCV, đây là một trong những thử thách khó khăn nhất trong cuộc đời của
tôi."
Trước
đó một ngày, trong nội dung thi marathon 10km dành cho nữ, kình ngư người
Hungary, Eva Risztov đã về nhất với
thành tích 1 giờ 57 phút 38 giây 02. Đứng sau cô lần lượt là Haley Anderson của Mỹ và Martina Grimaldi của Italy.
Kết
thúc những nội dung tranh tài tại môn bơi, đoàn Mỹ vẫn cho thấy đường đua xanh
là "mỏ vàng" của mình khi giành tới 16 HCV, 9 HCB và 6 HCĐ. Mỹ bỏ xa
đoàn thứ hai là Trung Quốc khi quốc gia này chỉ giành được 5 HCV, 2 HCB và 3
HCĐ.
Với
hai bàn của Park Chu Young và Koo Ja Cheol, Hàn Quốc thắng Nhật Bản 2-0 trong
trận tranh huy chương đồng bóng đá nam Olympic 2012 đêm qua.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment