08.08.2012
Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường
Luật Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Giáo sư Allen Weiner, vừa đại diện cho 17 nhà
hoạt động trẻ đang bị giam cầm tại Việt Nam gửi thỉnh nguyện thư lên Ủy ban
Điều tra về Giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc (UNWGAD) trình bày về việc Hà
Nội bắt giữ bất hợp pháp, giam giữ kéo dài các nhà hoạt động này và đề nghị cơ
quan của Liên hiệp quốc kêu gọi Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức.
17 người trẻ này bị bắt từ tháng 7 năm 2011, bị cáo buộc vi phạm các điều luật hình sự về ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’và ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau khi họ tham gia các hoạt động cổ võ cho nhân quyền, công lý, chống lại những sự đàn áp, bất công. Họ là những thanh niên Công giáo và Tin lành, những nhà hoạt động tích cực tham gia các công tác thiện nguyện xã hội.
17 người trẻ này bị bắt từ tháng 7 năm 2011, bị cáo buộc vi phạm các điều luật hình sự về ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’và ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau khi họ tham gia các hoạt động cổ võ cho nhân quyền, công lý, chống lại những sự đàn áp, bất công. Họ là những thanh niên Công giáo và Tin lành, những nhà hoạt động tích cực tham gia các công tác thiện nguyện xã hội.
Nghe: 17 nhà hoạt động trẻ bị giam và nhân quyền Việt Nam
Vì sao trường hợp của các nhà hoạt động trẻ ở Việt Nam đánh động sự quan tâm của giới chuyên môn quốc tế?
Một giáo sư luật của một đại học danh tiếng trên thế giới
đại diện cho 17 thanh niên này đệ đơn lên cơ quan bảo vệ nhân quyền của Liên
hiệp quốc có ý nghĩa như thế nào?
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, Giáo sư
Weiner cho biết.
Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và
Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Giáo sư Allen Weiner
Giáo sư Weiner: Tôi đại diện cho 17 thanh niên này. Vụ việc của họ
được các tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước đưa tới tôi. Những người trẻ
này thuộc một nhóm các nhà hoạt động viết bài trên các trang blog cá nhân, là
các nhà báo công dân phản ánh thực trạng xã hội, và họ bị chính quyền bắt vì
các hoạt động đó. Đa số họ là thanh niên Công giáo thuộc Dòng Chúa Cứu thế Việt
Nam.
Trà Mi: Điều gì đã khiến ông thay mặt họ đệ trình thỉnh nguyện thư lên cơ quan chuyên điều tra về giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc?
Giáo sư Weiner: Tôi thường được yêu cầu tham gia vào các trường hợp liên quan tới các cáo buộc về vi phạm nhân quyền. Vụ việc của 17 thanh niên này chẳng hạn, người ta nói họ bị vi phạm nhân quyền trong khi chính quyền cho rằng họ đã phạm pháp. Đó là điều khiến tôi chú ý ở chỗ là trường hợp của họ quá rõ ràng, thậm chí từ những luận điệu của nhà nước Việt Nam đưa ra cũng cho thấy rằng những người trẻ này đã có các hoạt động thể hiện quan điểm chính trị và sự phản đối ôn hòa, vốn được hiến pháp quy định. Nhà nước Việt Nam không nói những người này âm mưu đặt bom hay có hành vi bạo động gì cả. Chính những gì chính quyền Việt Nam nói cho thấy 17 thanh niên này đã thực hành quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ quan điểm chính trị, nói lên những điều chỉ trích chính quyền Việt Nam. Cho nên, vụ việc của họ rõ ràng liên quan đến quyền tự do thể hiện quan điểm chính trị và quyền tự do lập hội được bảo đảm trong các quy định nhân quyền của quốc tế. Và xin nhấn mạnh rằng đây không phải là các quy định mà thế giới bên ngoài hay Tây phương áp đặt lên Việt Nam, mà đây là các quy định mà chính Việt Nam tự chấp thuận khi trở thành thành viên ký kết vào Công ước quốc tế về quyền dân sự và quyền chính trị của công dân. Việt Nam đã đồng ý với thế giới rằng tất cả mọi người dân đều có quyền được tự do bày tỏ quan điểm chính trị và tự do lập hội. Và những gì đang diễn ra cho thấy Việt Nam đang vi phạm cam kết của chính mình và vi phạm nhân quyền của các nhà hoạt động này. Vì vậy, vụ việc của 17 thanh niên này là một trường hợp quá rõ ràng, khiến tôi khó lòng từ chối không lên tiếng.
Trà Mi: Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam nói các nhà hoạt động này việc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’, gây phương hại cho an ninh quốc gia. Giáo sư có phản hồi như thế nào?
Giáo sư Weiner: Câu trả lời là nếu anh chỉ trích chính quyền và điều đó khiến dân chúng muốn có một chính quyền khác thì đây là một hình thức của quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị và quyền tự do lập hội, được bảo vệ và bảo đảm theo luật quốc tế. Những gì mà chính quyền Việt Nam đang làm cho thấy chỉ vì không thích các quan điểm chỉ trích các chính sách của nhà nước, và thay vì giải quyết vấn đề, đáp ứng yêu cầu của người dân đòi được dân chủ hơn, thì nhà nước lại dùng quyền lực để bắt bớ họ. Luật quốc tế không cho phép làm như thế.
Trà Mi: Như ông biết, luật Việt Nam có những quy định không cho phép ‘tuyên truyền chống nhà nước’ và Hà Nội thường nói là mỗi quốc gia có luật lệ riêng phù hợp với đặc điểm riêng của mình.
Giáo sư Weiner: Đó là điều họ hay nói mà thực chất họ nói là chúng tôi sẽ dùng luật của chúng tôi theo kiểu mà bất kỳ cá nhân nào cầm quyền muốn nó thế nào thì nó sẽ thế ấy. Đây là một hệ thống hoàn toàn trái ngược với một nhà nước pháp quyền. Xin nhắc lại Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự bảo đảm quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do lập hội. Đã là thành viên của công ước, anh không thể nói ừ thì chúng tôi có các nghĩa vụ cam kết với công ước đấy, nhưng chúng tôi ứng dụng khác với những nơi khác, theo luật riêng của chúng tôi. Dựa trên luật nội bộ để vi phạm các nghĩa vụ cam kết theo luật quốc tế là điều không thể chấp nhận. Điều này sẽ làm cho việc tham gia hiệp ước quốc tế trở nên vô nghĩa. Việt Nam một khi đã nhất trí với luật quốc tế thì không thể dựa trên luật nội bộ của mình nữa nếu luật của họ không phù hợp với các quy định về nhân quyền của quốc tế. Hơn nữa, Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị và tự do lập hội. Cho nên, tôi cho rằng các luật lệ mà Việt Nam dựa vào để buộc tội những người thực thi các quyền này như điều 79 hay 88 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ hay ‘tuyên truyền chống nhà nước’ là các điều luật vô hạn, với câu chữ mơ hồ, không phù hợp với một nhà nước pháp quyền. Vì những điều khoản vô hạn này cơ bản là cho phép nhà nước có quyền có thể bắt bất kỳ ai bất cứ lúc nào chỉ vì chính quyền không thích nghe chỉ trích, bắt mà không cần truy tố, không cần đưa ra xét xử, không cho phép họ được tiếp xúc với luật sư. Đó là một nhà nước độc tài không phù hợp với pháp trị.
Trà Mi: Một Giáo sư luật, Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu thuộc Trường Luật Đại học danh tiếng Stanford của Hoa Kỳ đứng ra đại diện cho 17 nhà hoạt động trẻ Việt Nam đệ đơn lên cơ quan bảo vệ nhân quyền của Liên hiệp quốc. Điều này có ý nghĩa như thế nào? Câu trả lời của Giáo sư ra sao?
Giáo sư Weiner: Tôi là một người am hiểu về luật quốc tế. Tôi nghiên cứu và làm việc về luật quốc tế. Tôi cống hiến cả đời mình tìm hiểu về luật quốc tế. Tôi nhìn vào các trường hợp bị bắt giữ này tại Việt Nam và rõ ràng rằng đây là những vi phạm nhân quyền, vi phạm luật quốc tế. Những người như tôi, giảng dạy và nghiên cứu về luật quốc tế cũng phải có nghĩa vụ tìm cách đánh động sự lưu tâm của các chính phủ và tổ chức quốc tế đối với các trường hợp vi phạm những cam kết với quốc tế như chính phủ Việt Nam đang làm.
Trà Mi: Điều gì có thể xảy ra sau khi đơn thỉnh nguyện này được gửi tới Liên hiệp quốc, thưa Giáo sư?
Giáo sư Weiner: Sau khi Ủy ban UNWGAD nhận được thỉnh nguyện thư, họ sẽ chuyển cho Việt Nam và Việt Nam có cơ hội hồi đáp và đưa ra bình luận. Trong trường hợp Việt Nam chịu phản hồi, với tư cách là người đại diện cho 17 thanh niên đứng đơn, tôi sẽ có cơ hội phản hồi về hồi đáp của Việt Nam. Uỷ ban UNWGAD sẽ xem xét phản hồi của cả đôi bên xem có đưa ra quyết định rằng những vụ bắt bớ này là vi phạm luật quốc tế về nhân quyền hay không. Nếu họ quyết định là đây là những sự bắt bớ tùy tiện, vi phạm luật quốc tế, thì họ sẽ kêu gọi Việt Nam phải tuân thủ luật quốc tế, nghĩa là phóng thích các thanh niên này.
Trà Mi: Còn trong trường hợp Việt Nam không phản hồi thì sao, thưa Giáo sư?
Giáo sư Weiner: Trong quá khứ đã có vài trường hợp Việt Nam không làm theo kêu gọi của Ủy ban UNWGAD. Đúng là quyết định của Ủy ban UNWGAD không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng nó phản ánh đánh giá của một tổ chức gồm các chuyên gia độc lập và có quyền hạn về các cam kết của Việt Nam. Dĩ nhiên tôi mong cơ quan của Liên hiệp quốc này bảo cho Việt Nam biết rằng họ không tuân thủ các trách nhiệm với quốc tế để Việt Nam cố gắng cải thiện. Nhưng nếu Việt Nam không phản hồi thì tôi mong rằng cộng đồng quốc tế, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ quốc tế sẽ nhìn vào đánh giá của Ủy ban UNWGAD mà tăng áp lực với Hà Nội để thuyết phục họ phải tuân thủ cam kết. Mong rằng các nước có mối quan hệ quan trọng với Việt Nam như Hoa Kỳ chẳng hạn, sẽ cho Việt Nam thấy họ không sẵn sàng cải thiện quan hệ kinh tế với Việt Nam khi mà một cơ quan của Liên hiệp quốc đã đánh giá rằng Hà Nội bắt bớ công dân tùy tiện chỉ vì các công dân này đã thực thi các nhân quyền căn bản, những điều mà thế giới cho rằng mọi người đều có quyền được hưởng.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn Giáo sư Weiner đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Vừa rồi là Giáo sư Allen Weiner, Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford (Hoa Kỳ), người đệ nạp thỉnh nguyện thư lên Ủy ban Điều tra về Giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc cho 17 nhà hoạt động trẻ đang bị giam cầm tại Việt Nam, kêu gọi trả tự do cho họ ngay lập tức.
Các bạn muốn chia sẻ quan điểm, xin vui lòng gửi vào mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.
Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của bạn, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS và PODCAST miễn phí với Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngay từ trang chính www.voatiengviet.com.
Tạp chí Thanh Niên xin chân thành cảm ơn, hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong buổi phát thanh 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật mỗi tuần trên đài VOA.
Trà Mi: Điều gì đã khiến ông thay mặt họ đệ trình thỉnh nguyện thư lên cơ quan chuyên điều tra về giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc?
Giáo sư Weiner: Tôi thường được yêu cầu tham gia vào các trường hợp liên quan tới các cáo buộc về vi phạm nhân quyền. Vụ việc của 17 thanh niên này chẳng hạn, người ta nói họ bị vi phạm nhân quyền trong khi chính quyền cho rằng họ đã phạm pháp. Đó là điều khiến tôi chú ý ở chỗ là trường hợp của họ quá rõ ràng, thậm chí từ những luận điệu của nhà nước Việt Nam đưa ra cũng cho thấy rằng những người trẻ này đã có các hoạt động thể hiện quan điểm chính trị và sự phản đối ôn hòa, vốn được hiến pháp quy định. Nhà nước Việt Nam không nói những người này âm mưu đặt bom hay có hành vi bạo động gì cả. Chính những gì chính quyền Việt Nam nói cho thấy 17 thanh niên này đã thực hành quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ quan điểm chính trị, nói lên những điều chỉ trích chính quyền Việt Nam. Cho nên, vụ việc của họ rõ ràng liên quan đến quyền tự do thể hiện quan điểm chính trị và quyền tự do lập hội được bảo đảm trong các quy định nhân quyền của quốc tế. Và xin nhấn mạnh rằng đây không phải là các quy định mà thế giới bên ngoài hay Tây phương áp đặt lên Việt Nam, mà đây là các quy định mà chính Việt Nam tự chấp thuận khi trở thành thành viên ký kết vào Công ước quốc tế về quyền dân sự và quyền chính trị của công dân. Việt Nam đã đồng ý với thế giới rằng tất cả mọi người dân đều có quyền được tự do bày tỏ quan điểm chính trị và tự do lập hội. Và những gì đang diễn ra cho thấy Việt Nam đang vi phạm cam kết của chính mình và vi phạm nhân quyền của các nhà hoạt động này. Vì vậy, vụ việc của 17 thanh niên này là một trường hợp quá rõ ràng, khiến tôi khó lòng từ chối không lên tiếng.
Trà Mi: Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam nói các nhà hoạt động này việc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’, gây phương hại cho an ninh quốc gia. Giáo sư có phản hồi như thế nào?
Giáo sư Weiner: Câu trả lời là nếu anh chỉ trích chính quyền và điều đó khiến dân chúng muốn có một chính quyền khác thì đây là một hình thức của quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị và quyền tự do lập hội, được bảo vệ và bảo đảm theo luật quốc tế. Những gì mà chính quyền Việt Nam đang làm cho thấy chỉ vì không thích các quan điểm chỉ trích các chính sách của nhà nước, và thay vì giải quyết vấn đề, đáp ứng yêu cầu của người dân đòi được dân chủ hơn, thì nhà nước lại dùng quyền lực để bắt bớ họ. Luật quốc tế không cho phép làm như thế.
Trà Mi: Như ông biết, luật Việt Nam có những quy định không cho phép ‘tuyên truyền chống nhà nước’ và Hà Nội thường nói là mỗi quốc gia có luật lệ riêng phù hợp với đặc điểm riêng của mình.
Giáo sư Weiner: Đó là điều họ hay nói mà thực chất họ nói là chúng tôi sẽ dùng luật của chúng tôi theo kiểu mà bất kỳ cá nhân nào cầm quyền muốn nó thế nào thì nó sẽ thế ấy. Đây là một hệ thống hoàn toàn trái ngược với một nhà nước pháp quyền. Xin nhắc lại Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự bảo đảm quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do lập hội. Đã là thành viên của công ước, anh không thể nói ừ thì chúng tôi có các nghĩa vụ cam kết với công ước đấy, nhưng chúng tôi ứng dụng khác với những nơi khác, theo luật riêng của chúng tôi. Dựa trên luật nội bộ để vi phạm các nghĩa vụ cam kết theo luật quốc tế là điều không thể chấp nhận. Điều này sẽ làm cho việc tham gia hiệp ước quốc tế trở nên vô nghĩa. Việt Nam một khi đã nhất trí với luật quốc tế thì không thể dựa trên luật nội bộ của mình nữa nếu luật của họ không phù hợp với các quy định về nhân quyền của quốc tế. Hơn nữa, Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị và tự do lập hội. Cho nên, tôi cho rằng các luật lệ mà Việt Nam dựa vào để buộc tội những người thực thi các quyền này như điều 79 hay 88 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ hay ‘tuyên truyền chống nhà nước’ là các điều luật vô hạn, với câu chữ mơ hồ, không phù hợp với một nhà nước pháp quyền. Vì những điều khoản vô hạn này cơ bản là cho phép nhà nước có quyền có thể bắt bất kỳ ai bất cứ lúc nào chỉ vì chính quyền không thích nghe chỉ trích, bắt mà không cần truy tố, không cần đưa ra xét xử, không cho phép họ được tiếp xúc với luật sư. Đó là một nhà nước độc tài không phù hợp với pháp trị.
Trà Mi: Một Giáo sư luật, Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu thuộc Trường Luật Đại học danh tiếng Stanford của Hoa Kỳ đứng ra đại diện cho 17 nhà hoạt động trẻ Việt Nam đệ đơn lên cơ quan bảo vệ nhân quyền của Liên hiệp quốc. Điều này có ý nghĩa như thế nào? Câu trả lời của Giáo sư ra sao?
Giáo sư Weiner: Tôi là một người am hiểu về luật quốc tế. Tôi nghiên cứu và làm việc về luật quốc tế. Tôi cống hiến cả đời mình tìm hiểu về luật quốc tế. Tôi nhìn vào các trường hợp bị bắt giữ này tại Việt Nam và rõ ràng rằng đây là những vi phạm nhân quyền, vi phạm luật quốc tế. Những người như tôi, giảng dạy và nghiên cứu về luật quốc tế cũng phải có nghĩa vụ tìm cách đánh động sự lưu tâm của các chính phủ và tổ chức quốc tế đối với các trường hợp vi phạm những cam kết với quốc tế như chính phủ Việt Nam đang làm.
Trà Mi: Điều gì có thể xảy ra sau khi đơn thỉnh nguyện này được gửi tới Liên hiệp quốc, thưa Giáo sư?
Giáo sư Weiner: Sau khi Ủy ban UNWGAD nhận được thỉnh nguyện thư, họ sẽ chuyển cho Việt Nam và Việt Nam có cơ hội hồi đáp và đưa ra bình luận. Trong trường hợp Việt Nam chịu phản hồi, với tư cách là người đại diện cho 17 thanh niên đứng đơn, tôi sẽ có cơ hội phản hồi về hồi đáp của Việt Nam. Uỷ ban UNWGAD sẽ xem xét phản hồi của cả đôi bên xem có đưa ra quyết định rằng những vụ bắt bớ này là vi phạm luật quốc tế về nhân quyền hay không. Nếu họ quyết định là đây là những sự bắt bớ tùy tiện, vi phạm luật quốc tế, thì họ sẽ kêu gọi Việt Nam phải tuân thủ luật quốc tế, nghĩa là phóng thích các thanh niên này.
Trà Mi: Còn trong trường hợp Việt Nam không phản hồi thì sao, thưa Giáo sư?
Giáo sư Weiner: Trong quá khứ đã có vài trường hợp Việt Nam không làm theo kêu gọi của Ủy ban UNWGAD. Đúng là quyết định của Ủy ban UNWGAD không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng nó phản ánh đánh giá của một tổ chức gồm các chuyên gia độc lập và có quyền hạn về các cam kết của Việt Nam. Dĩ nhiên tôi mong cơ quan của Liên hiệp quốc này bảo cho Việt Nam biết rằng họ không tuân thủ các trách nhiệm với quốc tế để Việt Nam cố gắng cải thiện. Nhưng nếu Việt Nam không phản hồi thì tôi mong rằng cộng đồng quốc tế, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ quốc tế sẽ nhìn vào đánh giá của Ủy ban UNWGAD mà tăng áp lực với Hà Nội để thuyết phục họ phải tuân thủ cam kết. Mong rằng các nước có mối quan hệ quan trọng với Việt Nam như Hoa Kỳ chẳng hạn, sẽ cho Việt Nam thấy họ không sẵn sàng cải thiện quan hệ kinh tế với Việt Nam khi mà một cơ quan của Liên hiệp quốc đã đánh giá rằng Hà Nội bắt bớ công dân tùy tiện chỉ vì các công dân này đã thực thi các nhân quyền căn bản, những điều mà thế giới cho rằng mọi người đều có quyền được hưởng.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn Giáo sư Weiner đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Vừa rồi là Giáo sư Allen Weiner, Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford (Hoa Kỳ), người đệ nạp thỉnh nguyện thư lên Ủy ban Điều tra về Giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc cho 17 nhà hoạt động trẻ đang bị giam cầm tại Việt Nam, kêu gọi trả tự do cho họ ngay lập tức.
Các bạn muốn chia sẻ quan điểm, xin vui lòng gửi vào mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.
Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của bạn, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS và PODCAST miễn phí với Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngay từ trang chính www.voatiengviet.com.
Tạp chí Thanh Niên xin chân thành cảm ơn, hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong buổi phát thanh 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật mỗi tuần trên đài VOA.
Tin liên hệ :
No comments:
Post a Comment