Joe De Capua - VOA
25.08.2012
Tuần tới, từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 8
là Tuần lễ Nước Thế giới, và chủ đề của năm nay là Nước và An ninh Lương thực.
Khoảng 2.500 viên chức, các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học sẽ tụ
tập tại Stockholm, Thụy Điển, để tham dự cuộc họp hàng năm lớn nhất về những
vấn đề phát triển nước.
Ông Jens Berggren, Giám đốc Tuần lễ Nước Thế giới tại Viện Nước Quốc tế Stockholm nói khi đề cập đến nước thì đây là một vấn đề cung và cầu.
“Liên Hiệp Quốc đã đánh giá là vào năm 2030 mức cầu toàn thế giới về nước sẽ vượt quá mức cung 40%.”
Ông Berggren nói thêm là mặc dù hiện nay có đủ nước cho mọi người nhưng nhiều nguồn nước bị phí phạm.
“Nhiều phúc trình cho thấy là chúng ta rất hoang phí. Chúng ta phí phạm một số lượng lớn nước trong lương thực chúng ta sản xuất, và chúng ta cũng phí phạm một lượng lớn lương thực chúng ta sản xuất. Do đó có đến 50% lương thực sản xuất trên thế giới không đến được người tiêu dùng, nhưng hoặc mất trên đồng ruộng hay phí phạm trong quá trình đến tay người tiêu dùng.”
Ông Berggren cho biết phí phạm lương thực được so sánh với phí phạm nước vì cần rất nhiều nước để sản xuất thức ăn của chúng ta.
“Tại nhiều quốc gia đang phát triển, thiếu các kho chứa có nghĩa là chúng ta phí phạm nhiều lương thực sản xuất trên đồng ruộng. Lương thực bị thối rửa, bị mất mát. Thiếu những hạ tầng cơ sở, như đường xá, có nghĩa là lương thực không được chuyên chở một cách an toàn. Và tại nhiều cộng đồng phương Tây chúng ta mất nhiều nước chứa trong lương thực bằng cách vứt lương thực đi.”
Ông Berggren nói hàng năm có khoảng 300 tỉ đô la lương thực bị người tiêu dùng tại Hoa Kỳ và Tây Âu vứt đi.
“Chúng ta cũng hoang phí lương thực trong hệ thống cung cấp nước của chúng ta. Có nhiều rò rỉ trong hệ thống cung cấp nước nội địa có thể được sửa chữa dễ dàng. Chúng ta cũng phí phạm nước bằng những phương pháp tưới tiêu không đúng cách. Thay vì tưới nước cho cây với một số lượng vừa phải và đúng thời điểm, chúng ta lại làm ngập cả cánh đồng. Và đôi khi ngay cả lúa cũng được trồng trên những sa mạc với lượng nước bốc hơi nhiều tại những cánh đồng này. Do đó có một số phương cách làm chúng ta mất nhiều nước.”
Ông Berggren nói thêm là dù có sự mất mát khổng lồ lương thực và nước, vẫn có những kiến thức có thể sử dụng được để đảm bảo an ninh lương thực và nước.
“Có nhiều kỹ thuật quản lý và những công nghệ và nhiều việc chúng ta cần để chỉnh sửa lại vấn đề này, có thể tìm thấy trên các kệ tủ, hay trong các cuốn sách đã được viết ra. Vấn đề là chưa được thi hành trên thực tế. Và tôi tin đó là vì bởi một lý do nào đó, những nhà hoạch định chính sách và công chúng không thực sự ý thức được vấn đề nước đang gặp phải.”
Tuy nhiên ông Berggren nói một cuộc thăm dò các nhà lãnh đạo kinh doanh mới đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy những người này ý thức được rộng rãi sự cần thiết bảo vệ và gìn giữ nước. Ông nói một trong những mục tiêu của Tuần lễ Nước Thế giới là nâng cao nhận thức toàn cầu về vấn đề này.
Ông Jens Berggren, Giám đốc Tuần lễ Nước Thế giới tại Viện Nước Quốc tế Stockholm nói khi đề cập đến nước thì đây là một vấn đề cung và cầu.
“Liên Hiệp Quốc đã đánh giá là vào năm 2030 mức cầu toàn thế giới về nước sẽ vượt quá mức cung 40%.”
Ông Berggren nói thêm là mặc dù hiện nay có đủ nước cho mọi người nhưng nhiều nguồn nước bị phí phạm.
“Nhiều phúc trình cho thấy là chúng ta rất hoang phí. Chúng ta phí phạm một số lượng lớn nước trong lương thực chúng ta sản xuất, và chúng ta cũng phí phạm một lượng lớn lương thực chúng ta sản xuất. Do đó có đến 50% lương thực sản xuất trên thế giới không đến được người tiêu dùng, nhưng hoặc mất trên đồng ruộng hay phí phạm trong quá trình đến tay người tiêu dùng.”
Ông Berggren cho biết phí phạm lương thực được so sánh với phí phạm nước vì cần rất nhiều nước để sản xuất thức ăn của chúng ta.
“Tại nhiều quốc gia đang phát triển, thiếu các kho chứa có nghĩa là chúng ta phí phạm nhiều lương thực sản xuất trên đồng ruộng. Lương thực bị thối rửa, bị mất mát. Thiếu những hạ tầng cơ sở, như đường xá, có nghĩa là lương thực không được chuyên chở một cách an toàn. Và tại nhiều cộng đồng phương Tây chúng ta mất nhiều nước chứa trong lương thực bằng cách vứt lương thực đi.”
Ông Berggren nói hàng năm có khoảng 300 tỉ đô la lương thực bị người tiêu dùng tại Hoa Kỳ và Tây Âu vứt đi.
“Chúng ta cũng hoang phí lương thực trong hệ thống cung cấp nước của chúng ta. Có nhiều rò rỉ trong hệ thống cung cấp nước nội địa có thể được sửa chữa dễ dàng. Chúng ta cũng phí phạm nước bằng những phương pháp tưới tiêu không đúng cách. Thay vì tưới nước cho cây với một số lượng vừa phải và đúng thời điểm, chúng ta lại làm ngập cả cánh đồng. Và đôi khi ngay cả lúa cũng được trồng trên những sa mạc với lượng nước bốc hơi nhiều tại những cánh đồng này. Do đó có một số phương cách làm chúng ta mất nhiều nước.”
Ông Berggren nói thêm là dù có sự mất mát khổng lồ lương thực và nước, vẫn có những kiến thức có thể sử dụng được để đảm bảo an ninh lương thực và nước.
“Có nhiều kỹ thuật quản lý và những công nghệ và nhiều việc chúng ta cần để chỉnh sửa lại vấn đề này, có thể tìm thấy trên các kệ tủ, hay trong các cuốn sách đã được viết ra. Vấn đề là chưa được thi hành trên thực tế. Và tôi tin đó là vì bởi một lý do nào đó, những nhà hoạch định chính sách và công chúng không thực sự ý thức được vấn đề nước đang gặp phải.”
Tuy nhiên ông Berggren nói một cuộc thăm dò các nhà lãnh đạo kinh doanh mới đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy những người này ý thức được rộng rãi sự cần thiết bảo vệ và gìn giữ nước. Ông nói một trong những mục tiêu của Tuần lễ Nước Thế giới là nâng cao nhận thức toàn cầu về vấn đề này.
No comments:
Post a Comment