Đức
Tâm – RFI
Thứ tư 22 Tháng
Tám 2012
Hiện nay, băng ở Bắc Cực đang tan nhanh với tốc độ gây ngạc nhiên và diện tích băng ở đây có thể giảm xuống đến mức thấp nhất chỉ trong vài tuần.
Theo ông Mark Serreze, giám đốc Trung tâm Dữ liệu về băng thuộc đại học Colorado, Hoa Kỳ, được AFP trích dẫn, thì
nếu như tốc độ tan băng hiện nay đột ngột dừng lại, theo ảnh chụp từ vệ tinh, diện tích băng đã xuống tới mức rất thấp. Thế nhưng, băng còn tiếp tục tan chảy hai tuần nữa, do vậy, tốc độ tan băng sẽ lên tới mức kỷ lục.
Vẫn theo chuyên gia này, kể từ năm 2007 đến nay, không có các hiện tượng khí hậu đặc biệt nào để có thể giải thích cho việc tan băng nhanh đến như vậy. Trong năm 2007, diện tích băng tại Bắc Cực chỉ còn là 4,25 triệu km vuông.
Một số nhà khoa học nêu giả thuyết : Một trong những yếu tố làm tăng tốc độ tan chảy băng là trận bão ở Bắc Cực hồi đầu tháng Tám. Tuy nhiên, ông Serreze nhận định là trận bão có tác động ít và mức độ tan chảy băng trong năm nay rất đáng chú ý vì không có những yếu tố thời tiết đặc biệt như đã từng xẩy ra trong năm 2007.
Theo chuyên gia này, tốc độ tan chảy băng có thể liên quan đến hai hiện tượng : Nhiệt độ trong bầu khí quyền tăng đi kèm với việc nước biển cũng nóng lên. Trong khi đó, nhiệt độ trên trái đất có xu hướng tăng làm cho những tảng băng hình thành trong mùa xuân vừa qua khá mỏng, do
vậy, chúng bị tan chảy nhanh trong mùa hè này.
Đầu tháng Tám, cơ quan theo dõi môi trường Nga
Roshydromet cũng cho biết là tốc độ tan băng ở Bắc Cực lên tới mức kỷ lục. Nhiều nghiên cứu dự báo là diện tích băng tại đây có thể biến mất hoàn toàn trong những thập niên tới.
Hậu quả của việc tan băng ở Bắc Cực không chỉ liên quan đến môi trường mà còn đặt ra các vấn đề địa chính trị của khu vực này : Đó là nguồn nhiên liệu và việc khai
mở các tuyến đường hàng hải mới.
Năm quốc gia có vị trí liền kề Bắc Cực là Nga, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Hoa Kỳ. Nhưng một số nước khác cũng rất quan tâm đến nơi này. Vừa qua, Trung Quốc cho tàu phá băng Tuyết Long (Xuelong), đi từ Thái Bình Dương qua Bắc Cực, để đến Đại Tây Dương. Tuyến đường này ngắn hơn 40% so với hải trình hiện nay.
Egill Thor Nielsson, một nhà khoa học
Iceland tham gia cuộc thám hiểm dự báo là Trung Quốc sẽ rất quan tâm đến tuyến đường này bởi việc lưu thông khá dễ dàng.
Tuy nhiên, hiện tượng tan băng ở Bắc Cực ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống của cư dân tại đây và giới khoa học cảnh báo những hậu quả tiêu cực đối với phần còn lại của trái đất : Băng Bắc Cực có tác dụng phản quang, giữ cho Trái đất không bị nóng lên.
Chuyên gia Serreze còn nêu ra
giả thuyết là việc băng Bắc Cực tan chảy nhanh có thể là nguyên nhân gây ra các trận bão lớn ở Hoa Kỳ trong những năm qua bởi vì nó làm thay đổi nhiệt độ trên trái đất.
Cũng trong thời gian qua, nhiệt độ ở nhiều nơi trên trái đất lại tăng cao đến mức đáng ngạc nhiên. Theo Cơ quan
nghiên cứu Khí quyển và Đại Dương Quốc gia Mỹ, trong tháng Bẩy, nhiệt độ trên lãnh thổ Hoa Kỳ cao hơn mức trung bình trong thế kỷ 20 là 1,8°C độ C.
Đa số các nhà khoa học cho rằng việc phát thải khí Carbon của các hoạt động công nghiệp là nguyên nhân hâm nóng trái đất. Nhiều quốc gia đang nỗ lực kiểm soát mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, còn tại Hoa Kỳ, một số dân biểu lại phản bác luận điểm của các nhà khoa học.
kk
No comments:
Post a Comment